- 124
- 622 262
HọcHóaTT
United States
Приєднався 25 тра 2020
Thêm một chút với Hóa. Hy vọng có thể giúp các bạn đang muốn làm rõ thêm phần nào đó trong chương trình học môn Hóa.
Bạn có thể đọc các bài viết tại đây: chemjoy-tt.blogspot.com/
Bạn có thể đọc các bài viết tại đây: chemjoy-tt.blogspot.com/
Cơ chế Phản ứng - Cộng Nucleophile và Cộng Electrophile (phần 2/3)
Nội dung video: Chuyên đề Cơ chế Phản ứng - Phần 2/3: Cộng Nucleophile & Electrophile
0:47 Từ bài học cũ: một số kiến thức căn bản cần nhớ.
1:25 Cơ chế phản ứng cộng nucleophile.
4:15 Luyện tập.
5:37 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng halogen X₂.
9:14 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng hydrogen halide HX.
10:55 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng H₂O trong môi trường base.
11:44 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng H₂O trong môi trường acid.
14:17 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: so sánh cộng H₂O trong môi trường base.
15:43 Luyện tập.
_*Ghi chú:*_
Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blogspot.com/
© _Nguyen Trong Tho - 2024_
@HocHoaTT
#chemistry #hoahoc12 #organicchemistry #reactionmechanism #reactionmechanisms #cochephanung #nucleophilicaddition #electrophilicaddition
0:47 Từ bài học cũ: một số kiến thức căn bản cần nhớ.
1:25 Cơ chế phản ứng cộng nucleophile.
4:15 Luyện tập.
5:37 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng halogen X₂.
9:14 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng hydrogen halide HX.
10:55 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng H₂O trong môi trường base.
11:44 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: cộng H₂O trong môi trường acid.
14:17 Cơ chế phản ứng cộng electrophile: so sánh cộng H₂O trong môi trường base.
15:43 Luyện tập.
_*Ghi chú:*_
Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blogspot.com/
© _Nguyen Trong Tho - 2024_
@HocHoaTT
#chemistry #hoahoc12 #organicchemistry #reactionmechanism #reactionmechanisms #cochephanung #nucleophilicaddition #electrophilicaddition
Переглядів: 195
Відео
Cơ chế Phản ứng - Kiến thức Căn bản (1/3)
Переглядів 7324 години тому
Nội dung video: Chuyên đề Cơ chế Phản ứng - Phần 1/3: Kiến thức Căn bản 0:51 Cơ chế phản ứng: Khái niệm. 2:46 Phân cắt dị li và đồng li. 6:39 Mũi tên cong trong cơ chế phản ứng. 9:53 Gốc tự do trong cơ thể. 13:16 Carbocation, carbanion, gốc tự do: bậc và so sánh độ bền. 17:20 Đọc thêm:hiệu ứng cảm và hiệu ứng siêu liên hợp. 24:32 Luyện tập về carbocation, carbanion, và gốc tự do. 27:48 Tác nhân...
Đại cương về Polymer
Переглядів 2,7 тис.21 день тому
Nội dung video: 1208 - Đại cương về Polymer 0:43 Polymer: Khái niệm & Danh pháp. 7:01 Thay hexan-1,6-diamine bằng hexane-1,6-diamine 7:50 Polymer: tính chất vật lí & ứng dụng. 9:04 Polymer: tính chất hóa học. 14:08 Polymer: điều chế. 17:14 Polymer: phân loại. 18:19 Luyện tập. _*Ghi chú*_ 1. Tại 7:01 thay _hexan-1,6-diamine_ bằng _hexane-1,6-diamine_ 2. Giải thích thêm về bài tập 8.14: chemjoy-t...
Protein & Enzyme (Nâng cao)
Переглядів 1,7 тис.Місяць тому
Nội dung video: 1207 - Protein & Enzyme (Nâng cao) 0:43 Protein: đơn giản và phức tạp. 1:45 Protein: Cấu trúc cấp I đến cấp IV. 4:30 Cấu trúc cấp I: giải thích bệnh tế bào hồng cầu hình liềm. 6:06 Protein: tính chất vật lí. 6:46 Protein: tính chất hóa học. 11:30 Protein & Enzyme: vai trò với sự sống. 12:28 Luyện tập. Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blogspot.com/ © _Nguyen Trong Tho - 2024_ @HocHoaT...
Protein & Enzyme (Căn bản)
Переглядів 1,7 тис.Місяць тому
Nội dung video: 1207 - Protein & Enzyme 0:43 Protein: đơn giản và phức tạp. 1:40 Protein: tính chất vật lí. 2:19 Protein: tính chất hóa học. 6:56 Protein & Enzyme: vai trò với sự sống. 7:53 Luyện tập. Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blogspot.com/ © _Nguyen Trong Tho - 2024_ @HocHoaTT #chemistry #hoahoc12 #education #aminogroup #hóahọc12 #protein #enzym #enzymes #enzyme #coagulation
TOTS11: ChemSketch: thiết lập mô hình phân tử β-fructose và tối ưu hóa
Переглядів 365Місяць тому
Để trả lời thắc mắc của các bạn.
Amino Acid & Peptide
Переглядів 8 тис.Місяць тому
Nội dung video: 1206 - Amino Acid & Peptide 0:47 Amino acid: tổng quát. 6:17 Amino acid: phân loại. 11:22 Amino acid: tính chất vật lí. 12:59 Amino acid: sự điện di. 29:46 Amino acid: tính chất hóa học. 35:21 Peptide: cấu tạo. 39:52 Peptide: tính chất hóa học. 35:21 Amine: điều chế và ứng dụng. 42:01 Tóm tắt amine. 44:02 Luyện tập. Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blogspot.com/ © _Nguyen Trong Tho -...
Amine
Переглядів 5 тис.Місяць тому
Nội dung video: 1205 - Amine 0:44 Ôn lại về cấu tạo của nitrogen và sự hình thành ammonia. Dự đoán tính chất ammonia. 3:13 Amine: bậc và phân loại. 4:53 Amine: phổ hồng ngoại IR. 8:08 Amine: đồng phân và tên gọi. 23:48 Amine: từ cấu tạo, dự đoán tính chất vật lí và hóa học. 25:19 Amine: tính chất vật lí 31:12 Amine: tính chất hóa học. 39:25 Amine: điều chế và ứng dụng. 42:01 Tóm tắt amine. 45:3...
Polysaccharides: Tinh bột & Cellulose
Переглядів 4,1 тис.2 місяці тому
Nội dung video: 1203C: Polysaccharide - _*Tinh bột & Cellulose*_ 0:50 Phần ôn. 1:15 Tinh bột: cấu tạo. 4:10 Cellulose: cấu tạo. 4:48 Tinh bột & Cellulose: tính chất vật lý. 5:21 Đọc thêm: Tại sao cellulose dạng sợi và không tan trong nước?. 8:05 Tinh bột & Cellulose: tính chất hóa học. 9:53 Tạo sao tinh bột có tác dụng màu với dung dịch I₂/KI? 14:04 Chuyện bên lề: Tại sao có màu xanh tím? 16:07...
Disaccharides: Saccharose & Maltose
Переглядів 3,9 тис.3 місяці тому
Nội dung video: 1203B: Disaccharide - Saccharose & Maltose _*Lưu ý*_ Một lần nữa: maltose được tạo bởi sự loại nước của hai phân tử α-glucose. Các bạn có thể đọc thêm csac chi tiết liên quan tại đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/tu-glucose-chuyen-thanh-maltose-va-tinh.html Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blogspot.com/ © _Nguyen Trong Tho - 2024_ @HocHoaTT #hoahoc12 #hóahọc12 #sucrose #maltose #c...
Luyện tập về Glucose & Fructose (Monosaccharides)
Переглядів 3 тис.3 місяці тому
Luyện tập về Glucose & Fructose gồm hai phần chính: 1. Các câu hỏi nâng cao để giải thích những đặc điểm về cấu tạo và tính chất các monosaccharides, đồng thời liên hệ với các kiến thức về phổ hồng ngoại và phổ khối. 2. Một số bài tập cần chú ý trong sách. *Ghi chú:* 1. _*Equatorial*_ bond nên dịch là liên kết _*xích đạo*_ (equator: xích đạo) thay vì liên kết _*biên*_ theo một số tài liệu, vì _...
Hoá 10.CHuyên đề 3: Năng Lượng Hoạt Hoá
Переглядів 1,1 тис.3 місяці тому
Nội dung video: Hoá 10.CHuyên đề 3: Năng Lượng Hoạt Hoá 0:41 Va chạm hiệu quả. 1:53 Năng lượng hoạt hoá. 3:07 Phương trình Arrhenius. 4:13 Áp dụng 1: cùng T, khác Ea. 4:58 Áp dụng 2: cùng Ea, khác T. 5:55 Chất xúc tác. 7:47 Luyện tập. Các bạn có thể xem các công thức tính toán từ phương trình Arrhenius ở đây: bit.ly/3XDwnVZ Credit: Music: Kai Engel - Somewhere Else freemusicarchive.org/music/Ka...
Glucose & Fructose (Monosaccharide)
Переглядів 8 тис.4 місяці тому
Nội dung video: Glucose & Fructose (Monosaccharide) 0:46 Từ bài học cũ: ôn phản ứng aldehyde. 3:09 Carbohydrate: công tức chung và phân loại. 6:34 Glucose & Fructose: cấu tạo, giải thích công thức chiếu Fischer. 13:16 Glucose & Fructose: giải thích cấu tạo vòng. 16:33 Glucose & Fructose: trạng thái tự nhiên. 18:02 Glucose: tính chất hóa học. 24:36 Fructose: tính chất hóa học. 27:42 Tóm tắt: cấu...
Xà phòng & chất giặt rửa tổng hợp
Переглядів 6 тис.4 місяці тому
Nội dung video: 1202: Xà phòng & chất giặt rửa tổng hợp 0:55 Xà phòng: tổng quát. 1:34 Xà phòng: cấu tạo. 2:45 Xà phòng: cơ chế của sự giặt rửa. 5:41 Xà phòng: tác dụng hạn chế trong nước cứng. 6:20 Xà phòng: sản xuất từ chất béo. Tách xà phòng & glycerol. 7:17 Học trên mạng: luôn phải tỉnh táo! 10:51 Xà phòng: sản xuất từ sản phẩm dầu mỏ. 11:19 Chất giặt rửa tự nhiên & tổng hợp. Sản xuất dầu g...
Chuyên đề: Hình học phân tử - VSEPR (Hoá học 10)
Переглядів 8784 місяці тому
Nội dung video: Hình học phân tử - VSEPR 0:53 Cách viết công thức Lewis (mở rộng). 5:40 Luyện tập, với CF₄, 7:48 HNO₃ 9:29 PCl₅ 11:44 SF₆ 13:47 C₂H₆ 14:31 C₂H₄ 14:47 C₂H₂ 15:06 Công thức Lewis: nhận xét. 16:22 Hình học phân tử theo VSEPR. 17:45 Áp dụng với CO₂, 18:39 BF₃ 18:58 SO₂ 20:17 CH₄ 20:50 NH₃ 21:40 H₂O 22:20 Tóm tắt bài học & mã QR để tải. 23:22 Luyện tập: công thức Lewis, hình học phân...
Hợp Chất Hữu Cơ và Phổ Hồng Ngoại (IR) [Hóa học 11]
Переглядів 7484 місяці тому
Hợp Chất Hữu Cơ và Phổ Hồng Ngoại (IR) [Hóa học 11]
Nói chuyện học Hóa với các bạn trẻ...
Переглядів 3,3 тис.4 місяці тому
Nói chuyện học Hóa với các bạn trẻ...
Alcohol: Alkanol, Glycerol (Hóa học 11)
Переглядів 2,1 тис.7 місяців тому
Alcohol: Alkanol, Glycerol (Hóa học 11)
Hợp chất carbonyl: Aldehyde & Ketone (Hóa học 11)
Переглядів 12 тис.7 місяців тому
Hợp chất carbonyl: Aldehyde & Ketone (Hóa học 11)
ChemSketch: công thức cấu tạo Saccharose
Переглядів 6598 місяців тому
ChemSketch: công thức cấu tạo Saccharose
Benzene & Hydrocarbon thơm (Hóa học 11)
Переглядів 7 тис.9 місяців тому
Benzene & Hydrocarbon thơm (Hóa học 11)
Dạ thưa thầy, thầy có nói hiện nay polystyrene đã bị cấm sử dụng làm ly, hộp đựng thực phẩm và được thay thế bằng PLA, vậy hộp đựng thực phẩm hiện nay là từ PLA, không phải từ polystyrene nữa ạ? Và làm sao để phân biệt hộp đựng thực phẩm từ PLA với hộp từ polystyrene ạ? Thầy có thể giúp em được không, em cám ơn thầy rất nhiều ạ!
Polystyrene màu trắng, xốp (chính là móp xốp hay thấy trong các thùng đựng máy, dùng để ngăn máy móc bị va đập), không biết bên nhà còn tìm được hay đã không còn nữa? PLA cũng không biết đã được sử dụng hay vẫn còn đang dùng PP thôi? (PP cũng bị chê do tác hại với môi trường) Tôi không biết tình trạng cụ thiể hiện nay nên không thể giúp bạn được. Tuy nhiên, như vừa trả lời một bạn khác, polystyrene tan trong xăng, nên nhận biết tương đối dễ. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi, làm sao để mình làm thí nghiệm về tính tan của Polymer a? Vì em muốn làm 1 thí nghiệm như vậy nhưng vẫn chưa nghĩ ra cách làm nào tối ưu hoá và chuẩn nhất ạ. Em cảm ơn thầy ạ
Đừng tự hù dọa mình bằng những từ "đao to búa lớn" kiểu như "tối ưu hóa" và "chuẩn nhất" vì khái niệm "chuẩn" là rất mơ hồ và hầu hết là không "chuẩn" chút nào đâu! Bạn có thể chỉ cần đơn giản (và không quan tâm đến "chuẩn" 😊 nhé) là: polymer, là một hợp chất hữu cơ, nên có thể tan được trong dung môi hữu cơ. Từ đó, dùng một mẩu móp xốp (tức là polystyrene, các miếng đệm lót màu trắng chống va chạm cho máy móc, hay có trong các thùng máy), cho vào xăng để hòa tan. Thế là rõ. Đồng thời lại thu được một loại keo dán rất tốt nữa chứ!. Thế nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
cảm ơn thầy. chờ đợi từng video của thầy ạ.
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
Thầy ơi cho em hỏi là sao nhìn mà biết là nó bị che khuất ạ
Do ...luyện tập, dần dà sẽ có kinh nghiệm thôi. Chủ yếu là quan sát đường nét phải có của peak theo lý thuyết và so sánh với peak thực nghiệm. Tôi có kinh nghiệm là do thực sự làm việc hằng ngày với phổ trong cả chục năm nên "dễ" hình dung hơn các bạn chút ít. Chúc luôn vui với Hóa.
Video bổ ích. Cảm ơn thầy.
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
Ai thấy quý ko😮
thầy chỉ giúp em cách thiết kế phản ứng nổ hydrogen chloride được ko ạ ( thiết kế trên phần mền nào ? cách sử dụng phần mền?) với ạ , em cảm ơn thầy ạ
Không rõ bạn nói đến phần nào vì không ghi rõ thời điểm. Hãy ghi rõ hơn Chúc luôn vui với Hóa.
hay quá thầy ơi ! mong thầy ra nhiều video để chúng e tham khảo ạ.
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
hay quá ạ
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
Dạ em chào thầy ạ. Thầy ơi, khi nào có bài mới của chương Pin điện hoá và điện phân của 12 ạ?
Còn sớm mà? Khi nào các bạn mới dạy đến bài này?
Em đang ở Thụy điển, đường link thầy cho em tải xuống thì file Example_data_set nó ko còn chạy được. Thầy còn đường link nào khác cho em xin. Em cám ơn thầy
Do có nhiều câu hỏi cũng như trả lời nên tôi không rõ ý bạn là data set nào? Dùng cho vấn đề gì? Bạn cần nói rõ hơn. Mà ở Thụy Điển thì đâu cần bài tiếng Việt nhỉ? Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT em tải phần mềm xuống để xem tính toán và vẽ cấu trúc phân tử, data set drag and drop đó thầy. Em làm theo như clip thầy hướng dẫn mà nó ko co work nên icon nó ko có work. Em ko biết do phần mềm hay do máy em. Học đại học thầy bên này cho slide bài học chứ ko giảng kỹ, nhờ bài của thầy mà em hiểu kỹ hơn. Em học biomedicine nhưng hệ quốc tế nên bài giảng bằng tiếng Anh ko phải tiếng Thụy điển.
Vậy có lẽ bạn cài lại phần mềm xem sao. Cài lại cũng nhanh thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi. Amino acid có tác dụng Na, Na2CO3, Cu(OH)2 như carboxylic acid, hay pu HNO2, dd muối FeCl3 như amine ko ak
Bình thường thì tất nhiên phải tương tự thôi. Tuy nhiên, nếu là α-amino acid thì thực tế đây là các hợp chất sinh học, nên người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh hoá sinh của nó là chính. Còn ai đó, hoặc đâu đó, đề cập hoặc hỏi về những phản ứng đó thì câu trả lời là tương tự, kèm theo hãy mỉm cười vì những câu hỏi ngây ngô như thế. Riêng FeCl₃ thường dùng để nhận biết hợp chất kiểu phenol, hơn là xét với nhóm amino vì phản ứng không đặc trưng. Tuy nhiên, nếu amino acid có mạch bên chứa gốc phenol như tyrosine chẳng hạn, nó sẽ tạo phức có màu đặc trưng với ion Fe³⁺, nghĩa là có phản ứng màu với FeCl₃. Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ thầy cho em hỏi sự đông tụ protein có phụ thuộc vào hình dạng (cầu, sợi) của protein không ạ?
Có chứ. Một câu hỏi thú vị và nếu có thời gian sẽ viết một bài chi tiết trên blog. Ở đây tạm thời vắn tắt như sau: Protein dạng cầu sẽ đông tụ dễ dàng khi thay đôi nhiệt độ, pH hoặc khuấy động, do cấu trúc chặt và dễ tương tác của chúng. Protein dạng sợi thường không đông tụ, nhưng có thể xảy ra sự chuyển đổi cấu trúc, đặc biệt dưới tác dụng nhiệt kéo dài, hoặc tác dộng của enzyme. Một cách đơn giản thì khả năng đông tụ tuỳ thuộc loại protein, trong đó protein dạng cầu dễ bị biến tính và động tụ hơn protein dạng sợi. Tạm đến đây thôi. Nói sâu về cấu trúc thì cần hình vẽ, điều không thể ở đây. Chúc luôn vui với Hóa.
@ dạ em cảm ơn thầy ạ
Thầy ơi, em bị lăn tăn ở chỗ điện tích tương đối, ví dụ em thấy có sách để điện tích 1 hạt p là +1, có sách thì 1+ như trong bài giảng của thầy để là 1+ vậy mình nên lấy cái nào hay cái nào cũng được ạ.
Không có gì để phải lăn tăn cả. Cách viết duy nhất đúng theo IUPAC phải là 1+, tương tự cách ghi điện tích ion, ví dụ Ca²⁺, còn +1, +2, ... là dành để chỉ số oxi hoá. Mà sách nào ghi là +1 vậy nhỉ? Chúc luôn vui với Hóa.
@ hiện tại em đang dạy sách chân trời sáng tạo hoá 10 ghi vậy ạ, từ đó sách có nói thêm về kí hiệu điện tích hạt nhân là +Z (ở bài 3 sách hoá 10 CTST) aj, 2 sách còn lại e có xem bản trên mạng cũng để là +1.
Vậy bạn cứ theo sách giáo khoa trường yêu cầu sử dụng cho yên tâm! Tuy nhiên, khi tôi đọc trong sách Cánh Diều, ở trang 12 và 14 ghi điện tích là -1, +1. Đến bài tập 4 ở trang 20 thì lại ghi *_(điện tích z của các ion đồng vị neon đều bằng 1+)_* . Tôi không đọc lại hai bộ sách kia vì không có thời gian, và cũng vì những lý do khác. Dù sao, sau này khi bạn dạy đến điện tích ion (x+) và số oxi hoá (+x) thì sẽ phải nhấn mạnh lại cho các bạn trẻ như đã nêu thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@ Dạ, em cám ơn thầy. Vì những chia sẻ để em có lòng tin hơn ạ. Chúc thầy và gia đình có nhiều sức khoẻ ạ.
Em cảm ơn Thầy Thọ nhiều lắm ạ! Thầy soạn bài quá hay !
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
Kính nhờ thầy giải đáp cho em 1 thắc mắc dựa vào giá trị thế điện chuẩn có thể thấy H2O có tính oxi hoá mạnh hơn Zn2+, đáng nhẽ H20 điện phân trước mà sao lại là Zn2+ điện phân trước. Em cảm ơn ạ
Bạn cứ xét giá trị thế điện cực chuẩn là giải thích được ngay thôi. Có thể là bạn đọc nhầm giá trị thế điện cực chuẩn chăng? Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn cứ hỏi nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi thầy làm phần pin điện và điện phân đi ạ, em ngóng chờ để đc lĩnh hội nhiều kiến thức sâu và rộng hơn ạ
Còm quá sớm mà bạn. Vả lại, tôi làm video chậm lắm... Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ chào thầy, e muốn hỏi cách thầy làm mắc xích S-S như thế nào ạ? Em muốn làm chuyển động nhưng ko biết.em cảm ơn ạ
Bạn không nói rõ ở thời điểm nào thì không biết trả lời vì tôi dùng rất nhiều cách khác nhau trong cùng một bài. Hãy cụ thể hơn nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ ở 13p40s ạ
Phần này thực hiện hoàn toàn với PowerPoint thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
Phản ứng giữa cellulose và HNO3 xúc tác H2SO4 dd , nếu thay xt bằng HCl có được k thầy. E bị kẹt ở câu hỏi này ạ.
Có thể trả lời ngay, nhưng chắc phải đọc nguyên câu hỏi mới hiểu được "ngữ cảnh", bạn à. Chúc luôn vui với Hóa.
@HocHoaTT dạ chỉ là 1 dạng bài tập câu hỏi đúng sai. Nếu thay H2SO4 đ bằng HCl đ thì phản ứng có diễn ra không
Vậy như trên đã nói tất nhiên là không được rồi vì HCl không chỉ không thể hiện được 2 vai trò của H₂SO₄ đậm đặc (háo nước, tạo NO₂⁺) để diễn ra phản ứng thế electrophile, mà tự nó còn "gây rối" khi thể hiện tính khử khi phản ứng với chất oxi hóa HNO₃. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy cho e hỏi, phát biểu: Các amine đều tác dụng được với acid tạo thành muối. Phát biểu này là đúng hay sai ạ? Vì e thấy amine tác dụng với acid HNO2 đâu có ra muối,
Nhìn sơ qua thì phát biểu trên là ĐÚNG. Rồi nghĩ như bạn đã nghĩ (căn cứ theo nội dung đơn giản của sách giáo khoa) thì thấy KHÔNG ĐÚNG. Song nếu đi vào chi tiết hơn thì lại ĐÚNG, như trình bày trong phần giải thích phản ứng của amine với HNO₂ tại đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/04/amine-cac-bac-phan-ung-voi-hno-trong.html Tóm lại, kiến thức là vô hạn, cái tôi biết thì rất giới hạn, nhưng cũng đủ để nhắc riêng tôi phải cẩn thận với bất kì nội dung nào, dù nhỏ đến đâu, nên thấy ngạc nhiên về không ít nội dung không đáng có vẫn xuất hiện đó đây, kể cả trong sách giáo khoa, một cách rất hồn nhiên... Và cũng rất hồn nhiên khi nhiều bạn trẻ và không trẻ tin theo mà không mảy may nghi ngại. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi! Ở phút 10:10 tên bán hệ thống thay ε - aminocaproic acid thành ω - aminocaproic acid được không ạ thầy, vì dùng ω chỉ chung cho C vị trí cuối mạch như thầy bảo ạ.
Lần này thì bạn lại không kỹ càng chút nào: 1. Tôi ghi rõ: hóa học vẫn bắt buộc ghi thứ tự đúng theo mẫu tự từ α đến ε, chỉ khi nào (1) sau ε, và (2) ở cuối mạch thì mới dùng mẫu tự ω 2. Loại amino acid có nhóm amino ở cuối mạch được gọi là ω-amino acid. Như vậy, ε-aminocaproic acid phải viết là ε, tuy nó thuộc *_loại_* ω-amino acid. Ta cần phân biệt *_tên_* và *_loại_* tựa như metylphenol có tên là cresol không được thay đổi tuy nó thuộc *_loại_* phenol. Hãy xem kỹ và cẩn thận hơn. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy đã có dự định gì sau khi hoàn thành chương trình 12 mới trên kênh HọcHóaTT chưa ạ?
Dự định thì có nhiều, thực hiện được bao nhiêu thì cũng không lường trước được! Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ, Thầy ơi Thầy có thể giải thích vì sao fructose có phản ứng lên men ạ. Có tài liệu cho rằng kg lên men.
Một câu hỏi lặp lại cũng hơi nhiều khiến tôi vừa lo vừa buồn... Vậy vì sao fructose thì cần giải thích mà glucose thì không cần vậy nhỉ? Đúng là fructose bị *_phân biệt đối xử_* quá đáng rồi! Tài liệu nào "cho rằng" fructose không lên men bạn cho tôi biết được không? Về phần giải thích, bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/09/fructose-va-phan-ung-len-men-ruou-co.html Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ, em cám ơn Thầy rất nhiều ! Chúc Thầy nhiều sức khoẻ ạ.
Thầy cho em hỏi trong sgk có viết trong polymamide chứa nhóm chức amide -CO-NH- vậy trong polypeptide nhóm -CO-NH- có gọi là nhóm chức peptide không ạ? em cám ơn thầy
Thuờng tôi thấy chỉ đề cập đến liên kết peptide và tôi cũng không quan tâm. Do kiến thức có hạn nên sẽ chỉ trả lời các nội dung có liên quan đến video hoặc khoa học thuần túy mà thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
Em cảm ơn thầy ạ
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ thầy ơi câu 8.14 SBT CD ý (b) sai chứ ạ , cao su thiên nhiên là polyisoprene sao có cấu trúc giống với polybutadiene được ạ?
Bạn nghĩ kỹ thêm chút nữa. Sau đó xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/cao-su-tu-nhien-va-polybuta-13-diene.html Chúc luôn vui với Hóa.
Hay quá thầy ơi, không biết thầy có dạy thêm onl không ạ?
Như thế này cũng là dạy rồi chứ? Lớp 12 có thể có phần *_Ôn thi_* cho các bạn nào quan tâm trong thời gian tới. Chúc luôn vui với Hóa.
Em vẫn giữ bộ sách của Thầy khi học cấp 3, đến nay đã 22 năm, giờ lại có dịp được học Thầy qua kênh youtube em thấy vui và vinh dự lắm ạ. Em kính chúc Thầy nhiều sức khỏe để ra thêm nhiều bài giảng hữu ích cho thế hệ chúng em học tập ạ.
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi trong sách có viết cao su tự nhiên có chứa các mắt xích isoprene vậy khi trùng hợp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tự nhiên thì có hoàn toàn chính xác không ạ
Bạn nghĩ thêm chút nữa, sau đó xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/cao-su-tu-nhien-va-polybuta-13-diene.html Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi, cho em xin phép hỏi, ở frustose là nhóm C=O tức là nhóm ketone nhưng tại sao ở dạng mạch vòng thì gọi là hemiacetal chứ ko phải là hemiketal ạ?
Hemiketal. Bạn thấy tôi nhầm lẫn ở đâu chăng? Chúc luôn vui với Hóa.
nylon-6,6 theo sách cũ thì mình có thể đọc poly(hexamethylene -adipamide) được không thầy?
1. Đây là cách viết theo sản phẩm nên không có gạch nối. 2. Nhiều nơi vẫn dùng tên này. Còn được hay không thì tôi không có thẩm quyền để trả lời! Chúc luôn vui với Hoá.
Em cám ơn Thầy rất nhiều.
😊 Chúc luôn vui với Hóa.
Em cám ơn Thầy rất nhiều. Đã nhiều năm mới nghe lại giọng giảng bài của Thầy. chắc cũng gần 30 năm. Giọng Thầy vẫn ấm và khỏe.
Vui khi em vẫn còn nhớ sau ngần ấy năm. Chúc luôn vui với Hóa.
Em cám ơn Thầy.
😊 Chúc luôn vui với Hóa.
Em cám ơn Thầy rất nhiều.
😊 Chúc luôn vui với Hóa.
E đã ngộ ra nhiều điều. Cám ơn Thầy nhiều ạ
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
Thưa thầy cho em hỏi câu này, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine trong dd pH=6 bằng phương pháp điện di được không. cảm ơn thầy.
Phương pháp điện di chỉ có lợi khi tách chỉ để biết (phân tích định tính). Muốn tách và thu được hai chất riêng biệt (phân tích định lượng) thi phương pháp điện di thông thường không làm được, hoặc không hiệu quả về mặt kinh tế cũng như thực tiễn nếu dùng phương pháp điện di dòng chảy liên tục. Trong thực tế phòng thí nghiệm sinh hóa, người ta tách chúng bằng cách dùng sắc ký cột trao đổi ion. Chúc luôn vui với Hóa.
Cảm ơn thầy rất nhiều ạ. Những video của thầy rất hữu ích đối với 1 GV đứng lớp như em. Chúc thầy sức khoẻ, mong thầy ra nhiều video về Hoá hơn ạ.
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
kênh của thầy rất hay, học y là học hóa như này. rất cám ơn thầy
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy cho em hỏi là những trường hợp như histidine mạch bên có 2 nguyên tử nitrogen (N và NH) nhưng cặp electron của NH liên hợp với pi nên không thể hiện tính base, và khi nói đến pKa của mạch bên (6,04) là nói đến pKa của N trên vòng phải không ạ? Em cũng muốn hỏi thêm, ở các dạng tồn tại khác nhau của các aa ở các giá trị pH khác nhau thì độ hoà tan của các aa có thay đổi không ạ? Em cảm ơn thầy ạ!
Câu hỏi thú vị, nhưng không phù hợp với chương trình trung học phổ thông. Bàn về kiến thức ngoài phổ thông thì tôi chỉ đề cập khi cần chứng minh những điều không hợp lí xuất hiên đây đó trong sách giáo khoa, vì sách ảnh hưởng đến các bạn nhỏ một cách chính thức. Kiến thức thì vô hạn, mà khả năng cá nhân tôi thì rất giới hạn, nên cũng không muốn hoặc không thể trả lời mọi câu hỏi. Với câu hỏi này, có thể tôi sẽ viết một blog riêng về nó khi có thời gian, còn ở đây chỉ tóm tắt thế này: (1) Ý về cặp electron cộng hưởng trong vòng imidazole là đúng. (2) Độ tan khác nhau do tương tác ion-lưỡng cực khác nhau. Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT em hiểu ý thầy ạ! em cảm ơn thầy nhiều! Em chúc thầy sức khỏe ạ
Thầy cho em hỏi dùng app nào để vẽ ctct của polymer vậy ạ. Em cảm ơn thầy.
Nếu là công thức cấu tạo thì bạn dùng ChemSketh hoặc Biova Draw tùy theo thói quen. Thường mỗi thứ có cái hay riêng của nó. Nếu là mô hình không gian thì dùng Avogadro và các chuyển đôi kèm theo. Chúc luôn vui với Hóa.
@HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy ạ.
có mệnh đề sau "HNO3 đậm đặc có nồng độ dung dịch tăng khi tiếp xúc với không khí" em hiểu là sai. vì HNO3 dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí, phân hủy thành khí, thoát ra ngoài một phần, làm nồng độ giảm. Theo ý kiến của thầy e hiểu như thế đã ổn chưa ạ? e cảm ơn
Đã có sẵn lời giải rồi. Bạn băn khoăn gì nữa? Chúc luôn vui với Hóa.
@ dạ e cảm ơn thầy.
Dạ thưa , cháu có thể hỏi là vì sao tơ lapsan và nhựa PET lại được ứng dụng khác nhau dù cấu tạo từ các chất giống nhau (ethylene glycol, terephthalic acid) cũng như cấu tạo 1 mắt xích giống nhau được không ạ?
Cả hai đều từ poly(ethylene terephthalate) nhưng khác nhau về cách sắp xếp phân tử khi sản xuất. Điều này thuộc lãnh vực hóa công nghiệp nên ngoài chương trình lớp 12. Tuy nhiên nói sơ qua để bạn hình dung chút ít, nếu có thể. Khi sản xuất, tùy mục đích sử dụng mà người ta: (1) định hướng phân tử khi sản xuất (các phân tử PET trong tơ sợi xếp song song hơn), (2) Các phân tử PET để làm plastic cần bóng bảy và mềm dẻo nên sắp xếp tinh thể thấp, thậm chí ở dạng vô định hình, còn to sợi thì cấu trúc tinh thế sắp xếp trật tự hơn, (3) các chất phụ gia thích hợp cho mục đích sử dụng. Tuy nhiên chuyện quan trọng hơn là bạn đang đọc những tài liệu "cổ" như là về tơ lapsan chẳng hạn. Không thích hợp cho chương trình học và thi hiện nay đâu. Hãy buông chúng đi và tập trung vào chương trình hiện hành. Các tài liệu "cổ" sẽ làm bạn mất thời gian vô ích. Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ thầy cho em hỏi, có thể dựa vào số liên kết pi và liên kết xích ma để so sánh độ bền của liên kết ba, đôi, đơn được không ạ
Bạn muốn so sánh độ bền với ý định cụ thể là gì? Chỉ viết như vậy thì chịu, không hiểu bạn muốn gì... Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTTdạ ý em là lk đơn (1 xích ma) < lk đôi (1 xích ma, 1 pi) < lk ba (1 xích ma, 2 pi). Do sự kết hợp của nhiều liên kết sẽ làm tăng độ bền tổng thể. Có thể dùng cách này để so sánh độ bền được không ấy ạ
Theo tôi nghĩ nếu chỉ dừng lại ở đó thì không sao, nhưng chỉ cần thêm một bước nào nữa thì khó mà biết sẽ vướng ra sao. Ví dụ, từ đó bạn có thể bị phản chứng là liên kết sigma σ (đừng viết xích ma nữa nhé, kỳ lắm) kém bền so với liên kết π thì lại phản tác dụng... Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ thầy cho em hỏi khi chụp X-Quang người ta có tiêm cho mình một dung dịch, đó có phải là BaSO4 không ạ? BaSO4 là chất không tan nên e hơi thắc mắc là người ta đã dùng gì để hòa tan BaSO4
1. Không tiêm, mà uống để quan sát bất thường, nếu có, trong đường tiêu hóa (dạ dày, ruột, ...) 2. Cũng không phải dung dịch (vì BaSO₄ không tan), mà là huyền phù của BaSO₄ trộn với một số phụ gia trong nước. Huyền phù là dạng lơ lửng bền của chất rắn (không tan) trong nước. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy ạ!
Em chào thầy! Thầy cho em hỏi, nếu em có dung dịch acid mạnh đem đi pha loãng 10 lần thì giá trị pH tăng 1 đơn vị, vậy nếu em càng pha loãng thì pH càng tăng và đến lúc nào đó pH lớn hơn 7 vậy sẽ là môi trường base, điều này nó k hợp lí. Mong thầy giải thích giúp em ạ!
Bạn quên tích số ion của nước [H⁺]×[OH⁻] = 10⁻¹⁴, cho nên khi pha loãng tối đa thì [H⁺] = [OH⁻] = 10⁻⁷ và chặn trên của pH là 7, không thể cao hơn được. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy ạ
Dạy hay lắm thầy ơi, nhiều kiến thức bên ngoài lề rất ấn tượng
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
Thưa thầy, nếu dạng muối của amino acid khi xét sự điện di có cần xem xét thêm yếu tố nào không ạ, hay chỉ quan tâm đến các pH thầy đề cập trong bài học ạ?
Tôi có đọc một số đề bài với nội dung tính toán về sự điện di trên mạng, hoặc do các bạn hỏi. Tôi không có ý kiến giải thích gì khi thấy một số nội dung, theo tôi nghĩ, là của những nhà hóa học "trên giấy" chưa hề học và làm thí nghiệm về điện di, mà chỉ nghĩ và giải một cách rất "hồn nhiên" theo ý của riêng mình (cũng "hồn nhiên" như cách viết ion lưỡng cực tùy tiện của một bộ sách giáo khoa mà tôi đã đề cập). Muốn làm cho khó, song khả năng thì chưa tới, sẽ dẫn đến kết quả rất buồn cười. Vì thế mà tôi cũng ngại không muốn đề cập quá sâu vào các vết trượt do kiến thức của mình cũng có hạn. Những điều nêu trong bài giảng chỉ là phần kiến thức căn bản để các bạn trẻ có cơ sở suy nghĩ và giải quyết những bài toán thực nghiêm (không phải tự chế một cách chủ quan) sau này trong phần *_bài Ôn Thi_* mà thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ em cám ơn thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe.
Nhờ thầy cho em thông tin tất cả các amine đều độc là đúng hay sai ạ?
Vừa lúc tôi cũng đang muốn lưu ý nội dung này. Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/tat-ca-amine-eu-oc-hai-co-mot-cau-hoi.html Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ
Cảm ơn thầy rất nhiều, e chúc thầy nhiều sức khoẻ. Video của thầy thật sự hữu ích ko chỉ với học sinh mà với cả một giáo viên đang đứng lớp như em. ❤❤❤
Cảm ơn lời chúc của bạn. Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
Thưa thầy Em có bài tập phần điện di muốn được tham khảo 1. Dung dịch gồm 2-aminopropanoic và HCl. Di chuyển ra sao dưới tác dụng điện trường 2. Pha dung dịch gồm glutamic acid và NaOH theo tỉ lệ 1:1 được dd Y. Dưới tác dụng điênn trường Y sẽ di chuyển ra sao. 3. Thêm đến dư HCl vào dd chứa Lysine . Dưới tác dụng điện trường Lysine di chuyển thế nào? Em cám ơn ạ
Tất cả đều đã có trong bài giảng. Chúc luôn vui với Hóa.