Ôn Hydrocarbon (Hóa học 11)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 лис 2024

КОМЕНТАРІ • 20

  • @CT-nh1im
    @CT-nh1im 7 місяців тому +1

    Hiếm có, chỉ có thể nói là đẳng cấp. Cảm ơn thầy nhiều ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @baophamhoai4956
    @baophamhoai4956 8 місяців тому +1

    Không biết nói gì hơn nữa Thầy ạ! Qúa tuyệt vời! Dạ Em cảm ơn Thầy!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому

      Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @danghoangqui1559
    @danghoangqui1559 9 місяців тому +1

    Dạ em cảm ơn những bài giảng hết sức bổ ích của Thầy ạ. Dạ kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ hạnh phúc ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @sonnguyenphuonghoai9341
    @sonnguyenphuonghoai9341 9 місяців тому +1

    Chúc thầy cùng gia đình năm mới thật nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Cám ơn bạn với lời chúc bất ngờ này. Bạn cũng có một Tết thật vui nhé.

  • @DanhNguyen-st1lw
    @DanhNguyen-st1lw 9 місяців тому +1

    Kính chúc thầy năm mới dồi dào sức khỏe và luôn tràn đầy năng lượng nhiệt huyết với những bài giảng về Hóa Học cực kỳ hay và súc tích cho thế hệ con em về sau ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Cám ơn và chúc một Tết thật vui, như hãy luôn vui với Hóa!

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen7740 4 місяці тому +1

    Thầy ơi cho em hỏi thêm về tính chất hoá học của cubane cũng như các hydrocarbon dạng khối đặc biệt khác như tetrahedrane thì khi cho tác dụng với bromine sẽ xảy ra phản ứng thế nào ạ? Có xảy ra phản ứng thế H bằng Br được không ạ? Em tìm các tài liệu chuyên sâu về hoá trong các giáo trình hoá hữu cơ cũng không đề cập đến những chất đặc biệt này.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 місяці тому

      Giáo trình hay sách đều khó có thể có thông tin về các chất không thông dụng. Bạn cần tìm đọc các tập san hoặc tạp chí chuyên ngành về hóa học hữu cơ như The Journal of Organic Chemistry của American Chemistry Society (Hội Hóa học Mỹ), Organic journals của Royal Society of Chemistry (Hội Hóa học Hoàng gia Anh), Chemistry - A European Journal của European Chemistry Societies, ... mà hầu hết đều cần trả phí.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thihongnguyen8044
    @thihongnguyen8044 2 місяці тому +1

    Thầy cho em hỏi trong tài liệu bài tập có kí hiệu n-C5H12, i-C5H12. Hay n-C4H9OH; i-C4H9OH thì n và i là như thế nào ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 місяці тому

      n-C₅H₁₂ là n-pentane, nghĩa là pentane mạch không nhánh CH₃-CH₂-CH₂-CH₂-CH₃.
      i-C₅H₁₂ là iso-pentane, nghĩa là 2-methylbutane CH₃-CH(CH₃)-CH₂-CH₃.
      n-C₄H₉OH là n-butyl alcohol, nghĩa là butan-1-ol CH₃-CH₂-CH₂-CH₂-OH.
      i-C₄H₉OH là iso-butyl alcohol, nghĩa là 2-methylpropan-1-ol CH₃-CH(CH₃)-CH₂-OH.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 7 місяців тому +1

    Thầy ơi! Ở phút 23:12, M rất gần nhau thì nhiệt độ sôi của alk-1-yne> alkane. Em lấy ví dụ C2H2 và C2H6 vậy là chất nào lớn hơn ạ thầy. Nếu theo điều kiện 1 thì M lớn nhiệt độ sôi càng lớn => C2H6> C2H2. Nhưng theo điều kiện M rất gần nhau thì alk-1-yne> alkane => C2H2> C2H6

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому +1

      Bạn đọc kỹ thêm, trong bài giảng có trị số cụ thể. Ngoài ra, quy tắc tổng quát khác với quy tắc cụ thể, với những loại chất được nêu rõ. Ví dụ "M lớn hơn, t°sôi lớn hơn" là chỉ dùng cho những chất tương tự (thậm chí cùng dãy đồng đẳng chưa chắc đã tương tự), càng không thể áp dụng vào CH₃COOH (M=60) và C₅H₁₂ (M=72) chẳng hạn, vì quy tắc cụ thể cho chúng đã nêu lý do.
      Điều quan trọng nhất: đọc kỹ, học kỹ, để hiểu kỹ, từ đó nhớ kỹ để áp dụng đúng.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 7 місяців тому

      @@HocHoaTT Thầy ơi là như nào vậy ạ, em chưa rõ ạ. So sánh C2H2 và C2H6 ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому

      Như đã trả lời: bạn đọc kỹ thêm, trong bài giảng có trị số cụ thể.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 8 місяців тому +1

    Thầy ơi! Thầy giải thích giúp em vì sao nO2 đốt C4H10 ban đầu = nO2 đốt alkene + nO2 đốt alkane ạ thầy, em khó hiểu quá mà không biết hỏi ai thầy ạ. Mà đề chỉ nói đốt cháy hỗn hợp Y thoát ra, hỗn hợp Y là của các alkane không có alkene vì đã bị hấp thụ hết mà tại sao đốt C4H10 ban đầu bằng nO2 đốt alkene + nO2 đốt alkane ạ thầy. Nhiều khi khó hay gặp vướng mắc chỉ có thể nhờ thấy kiểm chứng, một người thầy giỏi!
    Nung nóng một lượng butan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,8 mol hỗn hợp X gồm H2 và cac hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 15,54 gam và thoát ra hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,74 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Lại một bài trên mạng khác nên tôi định không trả lời vì đã có lời giải trên mạng. Tuy nhiên, cũng nhắc bạn vài ý được sử dụng khi giải:
      (1) Phản ứng xảy ra là cracking và dehydrogen hóa mà sản phẩm theo tỉ lệ mol 1:1 nên tổng số mol alkene = tổng số mol alkane đã phản ứng. Đồng thời số mol Y cũng bằng số mol C₄H₁₀ ban đầu.
      (2) Cũng do các phản ứng cracking và dehydrogen hóa là các phản ứng tự xảy ra (không có chất tham gia phản ứng khác), nhờ đó thành phần nguyên tố C, H không thay đổi, nên khi đốt cháy sẽ chuyển thành CO₂ và H₂O bất luận trước hay sau chuyển hóa.
      Nhờ đó mà số mol oxygen cần để đốt cháy C₄H₁₀ ban đầu (α) bằng số mol oxygen cần để đốt cháy tất cả các chất sau phản ứng (gồm các alkane và H₂ thoát ra khỏi dung dịch bromine) (β) và số mol oxygen cần để đốt cháy hỗn hợp các alkene (δ): α = β + δ
      (3) Do alkene có công thức tổng quát là CₙH₂ₙ cháy cần 1,5n mol oxygen nên có thể đặt hỗn hợp alkene bằng công thức tổng quát, hoặc công thức trung bình, hoặc công thức đại diện. Ở đây dùng công thức đại diện là CₙH₂ₙ (để tính số mol theo n), hoặc đơn giản hơn nữa là CH₂ (để có số mol là một số xác định), từ đó dễ dàng lắp vào hệ thức ở (2).
      Hy vọng bạn đừng đặt các câu hỏi về những bài toán có trên mạng nữa. Hãy đặt câu hỏi với chính các tác giả đó, thích hợp hơn. Chúc luôn vui với Hóa.