Benzene & Hydrocarbon thơm (Hóa học 11)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 лис 2024

КОМЕНТАРІ • 50

  • @ThiMinhChauLe-rl7dl
    @ThiMinhChauLe-rl7dl 8 місяців тому +1

    Cảm ơn Thầy nhiều ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @maihuong4273
    @maihuong4273 8 місяців тому +1

    cám ơn thầy nhiều lắm ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому

      Vui vì giúp được bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @minhphuong8424
    @minhphuong8424 8 місяців тому +1

    Chúng em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ🥰

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Vui vì giúp được bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 7 місяців тому +1

    Thầy ơi! Vòng benzene và vòng thơm có giống nhau không ạ thầy. Và phân biệt thơm và không thơm đối với aren như nào vậy thầy. Và cả hidrocacbon nữa ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому +1

      Bạn xem chi tiết ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/04/vong-benzene-nhan-benzene-va-vong-thom.html
      Với kiến thức phổ thông thì có lẽ đơn giản chỉ cần nhớ có-vòng-benzene là đủ. Bài viết phía trên là dành cho các bạn có nhiều quan tâm hơn thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 7 місяців тому +1

      @@HocHoaTT ​ Thầy ơi! Một bài tập trong sách giáo khoa, Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene. Vòng benzene là vòng thơm nhưng sách giáo khoa lại nói là vòng thơm và vòng benzene là sao ạ thầy, sao lại khó thế hơn vào vòng bezene ạ thầy(mà cũng là 1 vòng thơm)
      Cho các phát biểu sau về phenol:
      a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol.
      b) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.
      c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3.
      d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene.
      Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому

      Để các bạn phân biệt khi so sánh phản ứng thế trên benzene và phản ứng thế trên gốc phenyl của phenol.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NguyeninhAn
    @NguyeninhAn 7 місяців тому +3

    Thầy ơi cho em hỏi chút được không ạ
    Nếu so sánh tính bazo của aniline và pyridine thì cái nào có tính bazo mạnh hơn ạ (nếu dùng cách so sánh sự tập trung e ở nguyên tử N ạ).Thầy giải thích cho em được không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому +1

      Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/03/so-sanh-tinh-base-cua-aniline-va.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @trangtran-zh1nt
    @trangtran-zh1nt 9 місяців тому +2

    Em cám ơn thầy, qua nay em trông bài giảng của thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Vui vì giúp được bạn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thule2696
    @thule2696 8 місяців тому +1

    Em cảm ơn thầy. Năm mới chúc thầy thật nhiều sức khoẻ và nhiều bài giảng hay ạ. Em luôn chờ bài giảng của thầy để học hỏi ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Vui vì giúp được bạn. Cảm ơn bạn với những lời chúc ý nghĩa.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @minhnguyetmn9047
    @minhnguyetmn9047 9 місяців тому +1

    Em đợi mãi, cảm ơn Thầy nhiều ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Vui vì giúp được bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @sonang6159
    @sonang6159 8 місяців тому +1

    Thầy ơi, cho em hỏi về nhóm hút e và nhóm đẩy e nó là như nào ạ, em không rõ sao nhóm CH3 là đẩy e , em cảm ơn ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Nhiều hiệu ứng electron đã được đề cập trong chương trình song thường không nêu tên và phân loại rõ ràng. Trong các bài giảng ngay từ Hóa học lớp 10, bạn đã được tiếp xúc với các hiệu ứng như hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng liên hợp, ... Không thể trả lời mọi thứ ở đây vì không thể minh họa rõ ràng được nên chỉ vắn tắt như sau:
      Gốc alkyl nói chung có tác dụng đẩy electron vì carbon tích điện âm do sự phân cực của các liên kết sigma C-H. C có độ âm điện mạnh hơn H nên hút electron lệch về phía nó và trở nên tích điện âm. Vì tích điện âm nên có tác dụng đẩy electron (điện tích cùng dấu)
      Đảo lại, chlorine, oxygen có độ âm điện mạnh hơn so với H và C nên -Cℓ, -OH, ... có tác dụng hút electron. Song không đơn giản chỉ như vậy. Ở trên ta vừa nói -Cℓ, -OH, ... có tác dụng hút electron, thế nhưng ở một vị trí thích hợp (khi chúng có liên kết đơn với một nguyên tử có liên kết π) thì chúng lại có tác dụng đẩy electron. Những điều này đã được giải thích nhiều lần trong bài giảng. Nếu các bạn muốn hiểu kỹ các vấn đề khó này thì phải xem kỹ và đầy đủ nội dung của từng bài một, đừng xem thoáng qua vì tôi nghĩ là mình trình bày khá kỹ từng vấn đề trong mỗi bài. Ví dụ đẩy, hút electron đã được dạy từ lớp 10, và nhắc lại rất kỹ trong bài alkene. Vì thế đến bài arene tất nhiên không thể nói lại từ đầu nữa.
      Cũng đã hẹn với các bạn là sẽ gắng làm một video trong mùa hè này, giảng về các hiệu ứng electron thường gặp như hiệu ứng cảm ứng (hay hiệu ứng cảm), hiệu ứng cộng hưởng, hiệu ứng liên hợp và siêu liên hợp, ... Sợ là không thu xếp được thời gian vì tôi làm cái gì cũng chậm chạp lắm!
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @sonang6159
      @sonang6159 8 місяців тому +1

      @@HocHoaTT em cảm ơn thầy ạ❤️

    • @vuvanviet4164
      @vuvanviet4164 7 місяців тому

      Em thưa thầy.
      Mong thầy sớm ra các bài giảng về các hiệu ứng electron vào dịp hè ạ.
      (Em muốn luôn vui với Hoá kể cả hè ,đặc biệt là phần này thầy ạ)

  • @baophamhoai4956
    @baophamhoai4956 8 місяців тому +1

    Dạ Thầy ơi. Có cách nào so sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của 3 đồng phân o-, m, p- của xilene không ạ Thầy?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Một câu hỏi rất thú vị vì các giá trị trái ngược nhau, và tôi tình cờ cũng đang làm một clip về nội dung này. Bạn chờ ít lâu nữa nhé (do tôi làm gì cũng chậm cả)!
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @baophamhoai4956
      @baophamhoai4956 8 місяців тому

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy. Dạ ❤❤❤

  • @anlequoc7816
    @anlequoc7816 9 місяців тому +2

    Cảm ơn thầy rất nhiều! Bài giảng của thầy hay quá. Em mong chờ từng ngày. Nếu có thể mong thầy làm video về phổ IR của hydrocarbon ạ! Chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +2

      Vui vì bạn thấy có ích. Phần IR của hydrocarbon đẫ nhắc đến trong video ôn hydrocarbon sắp phát hành. Bạn chờ xem nhé.
      Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
      _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_

  • @ngocanh5690
    @ngocanh5690 9 місяців тому +2

    Cho em hỏi là arene có tác hại gì ko vậy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Đã đề cập ở đây: ua-cam.com/video/nTISAXUd7-Y/v-deo.html
      Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn.
      Chúc luôn vui với Hoá!

  • @-ThanhThuy-qp2nu
    @-ThanhThuy-qp2nu 8 місяців тому +1

    Thầy ơi,tại sao khi alkane tác dụng với Br2 thì Br2, là khan, còn alkene, alkyne phản ứng cộng vs br2 thì br2 là dung dịch ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому

      Cũng đơn giản thôi mà. Bạn xem ở đây: tinyurl.com/so-sanh-phan-ung-voi-halogen
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @-ThanhThuy-qp2nu
      @-ThanhThuy-qp2nu 8 місяців тому

      ​@@HocHoaTT em cảm ơn thầy ạ❤

  • @LePhucToan-ld4sm
    @LePhucToan-ld4sm 8 місяців тому +2

    Dạ thưa thầy, e có để ý khi oxy hóa không hoàn toàn arene có các nhánh hydrocarbon bằng dd KMnO4/H2SO4 thì các nhánh no như -CH3, -C2H5 thì sản phẩm là C6H5COOH, không có CO2; còn các nhánh không no như -CH=CH2 thì sản phẩm lại có CO2. Dạ thầy có thể giải thích giúp e phần này được không ạ ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Bạn xem ở đây: tinyurl.com/oxi-hoa-ethylbenzene
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @LePhucToan-ld4sm
      @LePhucToan-ld4sm 8 місяців тому +1

      @@HocHoaTT Dạ e cảm ơn thầy nhiều ạ.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 8 місяців тому +1

    Thầy ơi! Vì sao benzene không phản ứng với Br2 ạ thầy trong phần nhận biết ở phút 36:28. Ngoài các chất nêu trong bài học khi gặp một chất khác là phải nhớ có phản ứng không ạ thầy hay là có cách nhận dạng ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Vẫn là do không nắm chắc giáo khoa mà ra cả. Xem ra bạn còn thiếu nhiều kiến thức cơ bản lắm.
      Bạn xem lại các lời dặn về nhận biết phân biệt chất trong các bài học, cũng như trong bài ôn về nhận biết/phân biệt các hydrocarbon, đồng thời có thể xem bảng so sánh ở đây: tinyurl.com/so-sanh-phan-ung-voi-halogen
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 8 місяців тому +1

    Thầy ơi! Ở phút 37:00 ở hai phản ứng thì phản ứng trên có thêm H2O mà phản ứng dưới không có vậy ạ thầy. Và thầy ơi có phải khi phản ứng với KMnO4 thì các nhánh alkyl sẽ thế bởi COOK, bao nhiêu thế bấy nhiêu ạ thầy, tương tự khi có thêm H2SO4 ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 місяців тому +1

      Như đã nêu nhiều lần: để học tốt môn hóa học thì (1) cấu tạo quyết định tính chất, và (2) giáo khoa quyết định bài tập. Bạn dường như không nắm chắc giáo khoa nên mới có những khó khăn này:
      1. Khi cân bằng phản ứng oxi hóa-khử, ta đã học ở giai đoạn cân bằng nguyên tố: "Cân bằng H₂O là để cân bằng hydrogen". Do đó H₂O xuất hiện ở vế nào của phản ứng là do cân bằng nguyên tố mà thôi.
      2. Cũng lại giáo khoa: nguyên tử C nhánh ở sát vòng benzene nhất sẽ bị oxi hóa khi đun nóng với dd KMnO₄ và chuyển thành nhóm chức acid -COOH (không có sự thay thế nào cả):
      a) Trong môi trường trung tính (dd KMnO₄/H₂O), K → KOH nên có phản ứng phụ với -COOH để tạo thành -COOK.
      b) Trong môi trường acid (dd KMnO₄/H₂SO₄), K → KOH và phản ứng ngay với H₂SO₄ (do là acid mạnh hơn) để tạo K₂SO₄, vì thế mà nhóm -COOH còn nguyên.
      3. Bạn có thể đọc thêm phần thắc mắc có liên quan ở đây: tinyurl.com/oxi-hoa-ethylbenzene
      Hy vọng bạn sẽ học kỹ giáo khoa theo hướng nêu trên, thay vì rối trí với những bài toán đánh đố phi-hóa-học xưa cũ cứ xào đi nấu lại song vẫn được một bộ phận người dạy thích thú và người học ưa chuộng...
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @nguyentanquoc9982
    @nguyentanquoc9982 9 місяців тому +2

    Dạ thầy ơi, cho con hỏi: vì sao khi oxi hoá không hoàn toàn ethylbenzene với KMnO4+H2SO4 thì lại sinh ra sản phẩm có cả CO2 trong khi nếu là toluene lại không có ạ. Mong thầy giải đáp ạ, con cảm ơn thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Bạn xem giải thích ở đây: tinyurl.com/oxi-hoa-ethylbenzene
      Để được cấp quyền truy cập, bạn hãy cho biết nick (hoặc tên) của bạn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @OwO-bs9bu
    @OwO-bs9bu 9 місяців тому +1

    Thầy ơi, thầy có thể làm video về việc học/tự học hoá được không ạ? Em được các thầy cô dạy các môn học nhưng em chưa được thầy cô nào chỉ về cách học hết ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +2

      Đúng là điều tôi cần làm, song cứ lần lữa mãi. Thật ra, tôi có một bài viết về cách học Hóa trên trang web của tôi trước đây (giờ đã đóng, chờ sắp xếp lại...), nhưng ý của bạn giúp tôi thấy cần thực hiện điều này ngay khi có thể.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @lanhinh7568
    @lanhinh7568 9 місяців тому +1

    Thầy cho em xin tên các đầu sách tham khảo mà thầy đã viết với ạ. Em cảm ơn thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Bạn đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy và cũng có thể xem qua ở đây: ua-cam.com/video/pe4ofNnrLZ0/v-deo.html
      Tuy nhiên, do viết đã lâu nên giờ chắc cũng không còn, chưa kể là nội dung cũng không còn phù hợp nữa, đặc biệt là với phát triển quá nhanh của ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @hanhbuithuy1696
      @hanhbuithuy1696 9 місяців тому +2

      Em cảm ơn Thầy ạ​@@HocHoaTT. Lâu lắm rồi em mới lấy lại cảm giác Thích học Hóa , nhờ Có các video bài giảng của Thầy. Một người Thầy" vĩ đại ", em mong chờ các video sắp tới của Thầy lắm ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @LePhucToan-ld4sm
    @LePhucToan-ld4sm 9 місяців тому +1

    Dạ thưa thầy, cho e hỏi là ở 29:18 tại sao lại chỉ thu được chất rắn là benzoic acid mà không thu được cả potassium chloride vậy ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +2

      Đơn giản đề bài yêu cầu là *_lọc lấy chất rắn_* và benzoic acid là chất rắn duy nhất còn lại ở giai đoạn này. KCℓ lúc này đang là *_chất tan (𝑎𝑞)_* nên theo dung dịch đi qua lọc.
      Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy.
      Chúc luôn vui với Hóa.
      _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_