Amine

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 лис 2024

КОМЕНТАРІ • 57

  • @trangtran-zh1nt
    @trangtran-zh1nt Місяць тому +2

    Cám ơn thầy về bài giảng, chúc thầy sức khỏe.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @binhnguyenluu334
    @binhnguyenluu334 Місяць тому +1

    Thầy giảng hay và dễ hiểu quá, chúc thầy nhiều sức khỏe

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @SươngHồThịNgọc
    @SươngHồThịNgọc Місяць тому +2

    e cảm ơn thầy, chúc thầy thật nhiều sức khỏe, bình an ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Vui vì giúp được chút gì. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thuanchannel82
    @thuanchannel82 2 місяці тому +2

    Kính chúc Thầy ngày mới vui vẻ, tốt lành

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому +1

      Cảm ơn bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @quangvinhnguyen6879
    @quangvinhnguyen6879 2 місяці тому +1

    Ôi em đợi thầy hơn 2 tuần nay rùi❤

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Tôi làm video chậm lắm. Bạn kiên nhẫn thêm nhé!
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thanhsonnguyen193
    @thanhsonnguyen193 2 місяці тому +1

    Chúc thầy sức khoẻ để ra video nhanh hơn nữa😍

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Cảm ơn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @CT-nh1im
    @CT-nh1im 8 днів тому +1

    Thầy cho e hỏi, phát biểu: Các amine đều tác dụng được với acid tạo thành muối. Phát biểu này là đúng hay sai ạ? Vì e thấy amine tác dụng với acid HNO2 đâu có ra muối,

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 днів тому

      Nhìn sơ qua thì phát biểu trên là ĐÚNG. Rồi nghĩ như bạn đã nghĩ (căn cứ theo nội dung đơn giản của sách giáo khoa) thì thấy KHÔNG ĐÚNG. Song nếu đi vào chi tiết hơn thì lại ĐÚNG, như trình bày trong phần giải thích phản ứng của amine với HNO₂ tại đây:
      chemjoy-tt.blogspot.com/2024/04/amine-cac-bac-phan-ung-voi-hno-trong.html
      Tóm lại, kiến thức là vô hạn, cái tôi biết thì rất giới hạn, nhưng cũng đủ để nhắc riêng tôi phải cẩn thận với bất kì nội dung nào, dù nhỏ đến đâu, nên thấy ngạc nhiên về không ít nội dung không đáng có vẫn xuất hiện đó đây, kể cả trong sách giáo khoa, một cách rất hồn nhiên... Và cũng rất hồn nhiên khi nhiều bạn trẻ và không trẻ tin theo mà không mảy may nghi ngại.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @GiangSơn-l5p
    @GiangSơn-l5p 19 днів тому +1

    Thầy cho em hỏi các amin nào thì tạo phức được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  19 днів тому

      Trong sách giáo khoa có đề cập rồi. Bạn đọc kỹ lại.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @ngoctule3901
    @ngoctule3901 22 дні тому +1

    35:18 tại sao mình biết được là Cu có thể liên kết phối trí được với 4NH3 ạ thầy, có phải theo quy tắc octet ko ạ. Em cảm ơn thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  22 дні тому +1

      Có lẽ bạn chờ xem các kiến thức chi tiết hơn trong video về phức chất sau này, không tiện giải thích ở đây vì không vẽ hình được.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thanhhoathanhhoa1209
    @thanhhoathanhhoa1209 17 днів тому +1

    Nhờ thầy cho em thông tin tất cả các amine đều độc là đúng hay sai ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  17 днів тому +2

      Vừa lúc tôi cũng đang muốn lưu ý nội dung này. Bạn xem ở đây:
      chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/tat-ca-amine-eu-oc-hai-co-mot-cau-hoi.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @thanhhoathanhhoa1209
      @thanhhoathanhhoa1209 16 днів тому +1

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu4181 25 днів тому +1

    Dạ em chào thầy ạ, thầy cho em hỏi là ở phút 52:18 thì phát biểu a) của câu 5.11 là sai thì hợp lý hơn chứ ạ. Em đọc qua các bộ sách thì đều thấy đề cập là "xanh lam" hoặc "xanh lam thẫm" thôi ạ. Còn "xanh tím" thì hầu như em thấy chỉ đề cập đến phản ứng màu của iodine với dung dịch hồ tinh bột thôi ạ. Em kiểm tra thấy phần đáp án của sbt Cánh Diều cũng cho đáp án của phát biểu a) là Sai ạ. Mong thầy giải đáp ạ. Em cảm ơn thầy ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  24 дні тому +2

      Không biết tại sao lại thành ra như vậy. Phải là sai chứ. Chắc do mắt mờ tay mỏi nên phạm sai lầm không đáng có. Cảm ơn bạn đã nhắc. Đã đính chính trong phần mô tả (description) phía dưới video.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @linhnhle988
    @linhnhle988 2 місяці тому +2

    hay lắm thầy ạ. Em cám ơn thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @doantrang366
    @doantrang366 Місяць тому +2

    Mong thầy ra bài amino acid giải thích rõ phần điện di với ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Đã soạn xong, nhưng còn quá sớm để phát hành! Bạn chờ thêm ít hôm nữa.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl 19 днів тому +1

    Thưa thầy, ở câu 5.11
    52:40 tại sao phản ứng trên k có N2 thoát ra ạ như thầy nói ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  19 днів тому

      Bạn không nghe kỹ video. Đây là do lời văn của phát biểu trong đề bài: "Cho từ từ... *_thấy có khí không màu bay lên_* ." Đã là khí không màu thì không thể *_thấy_* được. Nếu thay bằng *_...có sủi bọt khí_* thì mọi chuyện khác hẳn. Đó cũng chính là cơ sở để phân biệt amine các bậc như trình bày ở trên blog.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @HungNguyen-bj4nl
      @HungNguyen-bj4nl 19 днів тому

      @@HocHoaTT nguyên văn câu thầy nói:” Còn trong trường hợp này, giả sử phản ứng tương tự chúng ta cũng không có Nitrogen thoát ra. Cho dù Nitrogen thoát ra …”
      Em k hiểu ý này lắm. Amine bậc 1 phản ứng thì phải có khí N2 phải không ạ, việc khí không màu không thấy thì e hiểu ạ

    • @HungNguyen-bj4nl
      @HungNguyen-bj4nl 18 днів тому +1

      @@HocHoaTT ngoài ra ở 35:40, thầy có nói về amine tác dụng với Cu(OH)2 cho ra dd màu xanh lam hoặc màu xanh tính, vậy câu 5.11 đó sẽ sai chỗ nào ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  18 днів тому

      Tôi không dùng tiếng Việt và sách tiếng Việt để giảng dạy trong một thời gian quá dài nên bị nhầm chỗ từ "xanh tím" sách bên nhà chỉ dùng cho màu của phản ứng giữa tinh bột và duch dịch I₂/KI mà thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @HungNguyen-bj4nl
      @HungNguyen-bj4nl 18 днів тому +1

      @@HocHoaTT dạ em cám ơn thầy

  • @ThichHoaHoc
    @ThichHoaHoc Місяць тому +1

    Nhiệt độ sôi có phụ thuộc vào liên kết pi không thầy ơi? Ví như vinylamine, nếu chỉ xét liên kết H và tương tác Val der Waals thì em nghĩ nó cũng là chất khí ở điều kiện thường. Có phải không thầy?
    p/s: chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Bạn hỏi về một chất không bền, thậm chí kém bền so với enol, dễ bị polymer-hóa, nên có rất ít thông tin về chất này. Những thông tin có được lại không thống nhất, vì thế không có cơ sở để trả lời bạn. Ví dụ: trang chemicalbook.com thì ghi nhiệt độ sôi "dự đoán" là 16,0±9,0 °C, nghĩa là chất khí (với sai lệch lên đến trên 50%!), trong khi đó trang cameochemicals.noaa.gov lại ghi đây là chất lỏng từ không màu dến có màu rất nhạt, mùi tựa ammonia... Còn trong các sách thì càng hiếm khi đề cập.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @anhvu20101981
    @anhvu20101981 2 місяці тому +3

    Nhờ Thầy giải thích rõ hơn sản phẩm khi cho phenol và aniline tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc được không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому +1

      Để các bạn suy nghĩ một chút trước. Sẽ có một clip giải thích khi có thời gian.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @Lovechemistry123-r8b
    @Lovechemistry123-r8b Місяць тому +3

    Dạ chào thầy, trong phần gọi tên gốc chức của N-methylpropan-2-amine sách CTST có gọi là methylisopropylamine, còn trong bài thầy gọi là isopropylamine vậy khi xét thứ tự theo alphabet thì có tính iso, neo, di, tri…vào không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Bạn có thể xem lại phần quy định của IUPAC được nêu rõ trong bài Alkane. Với các tiền tố viết liền như _iso_ trong _isopropyl_ chẳng hạn thì mẫu tự xét là "i" nên *_phải_* ghi trước "m" (ví dụ: isopropylmethyl...), nhưng nếu có gạch nối thì không xét nữa (ví dụ: ethylisobutyl..., nhưng sec-butylethyl..., chẳng hạn)
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 Місяць тому +1

      @@HocHoaTT dạ sao trong sách cách diều đọc tên của một ether: methyltert-butyl ether (viết tắt là MTBE) mà không phải là tert-butylmethylether ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Bạn cần phân biệt tên theo IUPAC với quy định rõ ràng _(nhưng cũng thay đổi theo từng thời kỳ)_ và cách đọc tên gốc-chức (tên nhị phân) với quy định khá lỏng lẻo, cùng với tên thương mại thích-sao-đọc-vậy (có sản phẩm, nên có "quyền" ấy mà!)
      Tên MTBE là tên thương mại, dù mua về để dùng trong phòng thí nghiệm hóa học chăng nữa thì cũng cứ đọc là MTBE thôi. Tên IUPAC của chất này là 2-methoxy-2-methylpropane. Bạn có thể đọc thêm tại NIST (webbook.nist.gov/cgi/cbook.cgi?Name=MTBE&Units=SI), hoặc PuBChem, ...
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 Місяць тому +1

      @@HocHoaTT em cám ơn thầy nhiều ạ.

  • @DanhNguyen-st1lw
    @DanhNguyen-st1lw 2 місяці тому +1

    Thầy ơi cho em hỏi, histamin có N bậc amine là bậc 3 => có quyền xét liên kết pi xung quanh N khi xét bậc hả thầy? E cảm ơn ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому +1

      Bạn đừng nhầm giữa bậc carbon, bậc alcohol, và bậc amine.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @DanhNguyen-st1lw
      @DanhNguyen-st1lw Місяць тому

      @@HocHoaTT dạ dạ thầy, để em tìm hiểu kỹ lại ạ...E cảm ơn thầy ạ! Chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ! Trân trọng!

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu4181 Місяць тому +1

    Dạ em chào thầy ạ, trong quá trình làm bài tập thì em có gặp 1 câu hỏi là "Các amine phân tử khối nhỏ như methylamine, ethylamine tan vô hạn trong nước." ạ. Thế nhưng các sgk chỉ đề cập là tan nhiều hoặc tan tốt thôi ạ. Vậy đâu mới là đáp án đúng ạ? Mong thầy giải đáp giúp em ạ! Em cảm ơn ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Bạn chỉ xem video thoáng qua nên mới có câu hỏi này. Mong các bạn xem kỹ video bài giảng trước khi hỏi vì đã đề cập chi tiết hơn cả cần thiết tại đây:
      ua-cam.com/video/a9NwG_nq0TE/v-deo.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @nhungha7200
    @nhungha7200 Місяць тому +1

    Em chào thầy ạ. Thầy cho em hỏi là mã Qr - code hiện em không quét được nữa, nhờ thầy xem lại được không ạ? Em cảm ơn thầy nhiều.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому +1

      Nếu QR có trục trặc, bạn có thể dùng đường dẫn có ghi trong phần mô tả (Description) phía dưới video.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 28 днів тому

    Dạ thầy cho em hỏi trong bài giảng của thầy thì paracetamol tạo thành từ nguyên liệu aniline, nhưng sao trong một số tài liệu khác em thấy họ viết được tạo thành từ phenol ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  27 днів тому

      Đây chính là một nội dung trong các chuyên mục *_Bài Ôn Thi_* sắp tới. Ở đây chỉ nói sơ lược một chút thôi:
      1. Các tài liệu thường viết từ phenol (do copy nhau, dựa trên các thông tin cổ, quá cũ) nhưng bỏ qua một chi tiết rất quan trọng là phải tách 2 đồng phân sản phẩm trung gian (bạn đoán xem là 2 đồng phân nào?), dẫn đến (1) Tốn thời gian, (2) tốn tiền (cho hoá chất và thiết bị dùng tách riêng), (3) hiệu suất rất thấp. Trong khi đi từ aniline thì đơn giản hơn nhiều. Một lần nữa, sẽ giải thích cụ thể trong *_Bài Ôn Thi_* sau.
      2. Trong bài thực hành, học sinh/sinh viên điều chế từ p-aminophenol cho nhanh.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 26 днів тому +1

      @@HocHoaTT Dạ e cám ơn thầy nhiều ạ

  • @vangcau6786
    @vangcau6786 2 місяці тому +1

    Em học thầy từ năm lớp 11 thấy thầy dạy rất dễ hiểu và có tính mở rộng ứng dụng cao ... em đang ôn thi ĐGNL hsa hà nội ...rất mong thầy sẽ ra video giải đề hsa phần hóa học ạ !

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому +5

      Bài giải thì không quan trọng, mà quan trọng là các bạn đi thi có kiến thức và kỹ năng để giải. Mặt khác, bài thi năm nay lại là năm đầu tiên bỏ chương trình cũ để thi theo chương trình mới, liệu các tác giả soạn đề thi có bỏ được những cái "không hay" của kiểu tính toán nhùng nhằng cũ vẫn được ưa chuộng để sử dụng những câu hỏi "trí tuệ" hơn như những bài thi khác trên thế giới không? Chỉ các tác giả ấy mới trả lời được. Những bài giảng của tôi chỉ là cung cấp kiến thức (mà tôi nghĩ là đầy đủ), nhưng kỹ năng thì trước mắt tôi cứ để các bạn xem hết các câu hỏi trong cả sách giáo khoa lẫn sách bài tập trước đã. Tôi có phần ôn thi của riêng mình, nhưng không biết có thời gian để thực hiện không, vì tôi làm mọi thứ đều rất chậm!
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @vangcau6786
      @vangcau6786 Місяць тому +1

      Em cảm ơn thầy nhiều ạ !

  • @danhnguyenthi8947
    @danhnguyenthi8947 Місяць тому +1

    thầy ơi thầy đưa video aminoacid đi ạ. em cảm ơn thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Bạn không subscribe và cũng không nhấn chuông thông báo nên không biết thôi. Đã có lâu rồi, link: ua-cam.com/video/gK1cdWX0Dxo/v-deo.html
      Chúc luôn vui với Hóa.