Alkane (Hóa học 11)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 15 гру 2024

КОМЕНТАРІ • 46

  • @gvhoatranthilehoa8272
    @gvhoatranthilehoa8272 11 місяців тому +1

    Bài giảng của Thầy rất hay! Rất tuyệt!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @khoahocvip._
    @khoahocvip._ 11 місяців тому +3

    Quá tuyệt vời, em rất thích cách xây dựng bài giảng của thầy, rất vui khi đã biết đến thầy, chúc thầy thật nhiều sức khỏe và kênh phát triển nhanh ạ ❤❤❤em mong thầy sẽ ra video lớp 11 học kì 2 ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @thihakhuc4765
    @thihakhuc4765 11 місяців тому

    Bài giảng của thầy hay quá, em chúc thầy và gia đình năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Cảm ơn lời chúc của bạn, một điều ít thấy ở đây.
      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @ThichHoaHoc
    @ThichHoaHoc 11 місяців тому +1

    Em chúc thầy có nhiều sức khỏe. Chúc thầy năm mới vui vẻ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Cảm ơn bạn với lời chúc cũng hiếm khi nhận được.
      Chúc luôn vui với Hoá.

  • @vanluonghoang6927
    @vanluonghoang6927 11 місяців тому +1

    Thầy cho em hỏi C4H10 phản ứng thế với Cl2. Cl có thể thế từ 1 nguyên tử H cho đến hết 10 nguyên tử H. Nhưng trong quá trình làm bài tập đề cho tạo sản phẩm monoclo hoặc diclo hoặc triclo để giảm bớt số sản phẩm đi. Em chưa hiểu ở đây là nếu sản phẩm là monoclo thì Cl sẽ thế nguyên tử H vào mạch, nhánh nào để đúng sản phẩm chính ạ thầy. Rồi dần đến sản phẩm di, tri, ... clo thì 2,3,... nguyên tử Cl sẽ được thế vào mạch carbon như nào vậy ạ thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Trước hết, chương trình hóa học 11 phổ thông không yêu cầu xác định sản phẩm thế chính
      (1) Thế monochloro, monobromo: bạn có thể đọc thêm về cách xác định sản phẩm chính ở đây: ua-cam.com/video/0TDEL-DDapQ/v-deo.html
      (2) Thế hai lần trở lên: thế vào đâu càng không là yêu cầu của chương trình.
      Chúc luôn vui với Hóa.
      _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_

  • @mizushirakami3468
    @mizushirakami3468 3 місяці тому +1

    thầy ơi làm sao để định hướng phản ứng thế ạ ví dụ C3H7 khi thế có thể thế vào C ở đầu mạch và C ở giữa mạch làm sao để có thể chắc chắn sẽ thế vào C nằm giữa ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 місяці тому +1

      Ý bạn là C₃H₈? Trong giới hạn của chương trình phổ thông, bạn chỉ có thể định hướng sản phẩm vào đâu đó để có sản phẩm chính, nghĩa là có nhiều hơn, chứ 100% thì không thể. Trong trường hợp C₃H₈, tính chọn lọc cao hơn khi thế với Br₂ thay vì Cl₂:
      - nếu thế Br₂, chiếu sáng hay đun nóng: 2-bromopropane là sản phẩm chính, ≥ 95%
      - nếu thế Br₂, có mặt peroxide R-O-O-R: 1-bromopropane là sản phẩm chính, ≥ 95% (phản ứng này không có trong sách giáo khoa phổ thông)
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @Alle-qb2sy
    @Alle-qb2sy 2 місяці тому +1

    Thầy ơi sao thầy không nhắc về phản ứng dehydrogen của alkane trong video này ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 місяці тому

      Viết trong phần tổng kết để ôn thi có lợi hơn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @imstorm3741
    @imstorm3741 11 місяців тому +1

    thầy ơi chỗ reforming C6H14 2 nhánh có thể là 2,3-dimethylbutane không thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому +1

      Sản phẩm của phản ứng reforming trong công nghiệp thường đa dạng, và nói chung phụ thuộc mục tiêu sản xuất. Mục tiêu của quá trình reforming là (1) cải thiện chất lượng nhiên liệu (tăng chỉ số octane do tạo hydrocarbon mạch phân nhánh), (2) sán xuất hydrogen, và (3) điều chế một số sản phẩm quan trọng (như BTX: Benzene, Toluene, và các Xylene) trong công nghiệp hóa chất.
      Tóm lại, *_có thể_* tạo 2,3-dimethylbutane, song chỉ là có thể, không chắc chắn.
      Chuyện bên lề: tránh *_không dùng các phản ứng cracking, reforming trong tổng hợp hữu cơ_* (viết các phản ứng theo một sơ đồ chuyển hóa) vì sản phẩm khó kiểm soát được như đã nêu trên.
      Chúc luôn vui với Hóa.
      _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_

    • @imstorm3741
      @imstorm3741 11 місяців тому +1

      @@HocHoaTT cảm ơn thầy về câu trả lời, em đã đăng kí rồi 😤

  • @gvhoatranthilehoa8272
    @gvhoatranthilehoa8272 11 місяців тому +1

    Rất quan tâm đến vấn đề Hexane làm mất màu d d Br! Các Alakne khác thì sao? Lý do Hexane làm mm d d Br2??? Thầy trả lời giúp. Cảm ơn Thầy! Chúc Thầy sức khỏe và hạnh phúc!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Bạn đọc kỹ phần thực hiện thí nghiệm sẽ thấy là hexane phản ứng thế với bromine Br₂ tinh khiết (tách ra từ nước bromine Br₂ + H₂O) phải có chiếu sáng hoặc đun nóng, phản ứng xảy ra chậm và hoàn toàn khác với phản ứng cộng của alkene với nước bromine. Tóm lại là điều kiện phản ứng, loại phản ứng, và cả hiện tượng quan sát cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Bảng so sánh ở đây: tinyurl.com/Hexane-nuoc-bromine
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @sonang6159
    @sonang6159 11 місяців тому +1

    Thầy ơi cho em hỏi là về phản ứng thế: 4CH4 + 2Cl2 (tỉ lệ mol là 4:2) thì em nghĩ ra 2 TH này không biết rõ, đúng sai như nào ạ:
    + Sản phẩm: ---> 4HCl + 2C2H6 (em nghĩ là do Cl2 sau khi phân ra nguyên tử thì tất cả chúng đồng thời lấy H từ CH4) và còn lại gốc tự methyl kết hợp nhau ra ethane không biết đúng không ạ)
    + Sản phẩm: ---> 2CH3Cl + 2HCl và dư ra 2CH4 (cái này thi em nghĩ nó xảy ra lần lượt ạ)
    Nhờ Thầy giải đáp ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому +1

      Bạn viết " CH4 + 2Cl2 (tỉ lệ mol là 2:1)" hình như có nhầm lẫn?
      Chúc luôn vui với Hóa.
      _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_

    • @sonang6159
      @sonang6159 11 місяців тому +1

      @@HocHoaTT à em bị lú nên viết nhầm ạ :( tỉ lệ mol là 4:2 ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  10 місяців тому +1

      Câu hỏi bạn điều chỉnh bị lạc trong những câu hỏi đã trả lời nên bây giờ mới trả lời được.
      Rất khó trả lời khi bạn chỉ "trích đoạn" đề bài. Nếu số mol CH₄ gấp 2 lần số mol Cℓ₂ thì phải đọc kỹ xem đầu bài có gợi ý hoặc có điều kiện gì khác không, từ đó mới biết phải hướng kết quả như thế nào. Nếu cho tỉ lệ mol CH₄ : Cℓ₂ = 2 : 1 thì phương án đơn giản nhất là thế chlorine một lần và dư methane như bạn nghĩ, chứ không thể xét tạo thành CH₃-CH₃ được vì không đáng kể, nên ... không kể.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @sonang6159
      @sonang6159 10 місяців тому +1

      @@HocHoaTT em cảm ơn thầy đã giải đáp ạ

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 11 місяців тому +1

    Thầy ơi! Thầy chỉ em so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của alkane ạ, phụ thuộc vào những yêu tố nào và thầy chỉ em thêm trường hợp ngoại lệ(nếu có) ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  10 місяців тому +1

      Có trong phần ôn Hydrocarbon (sau bài Arene). Bạn chờ xem.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 10 місяців тому

      @@HocHoaTT Vâng thầy, thầy sắp ra video chưa ạ, em cũng đang muốn cần luôn ạ thầy!

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen7740 11 місяців тому +1

    thầy ơi cho em hỏi, tại sao trong các mỏ dầu qua thời gian xảy ra các phản ứng cracking như thành phần lại không có alkene vậy ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Không rõ ý bạn hỏi vì dầu mỏ trong mỏ dầu tự nhiên sao lại có phản ứng này?

    • @quoccuongnguyen7740
      @quoccuongnguyen7740 11 місяців тому +1

      @@HocHoaTT theo sách chuyên đề Hoá học 11 thì có nói về nguồn gốc hình thành dầu mỏ và các mỏ dầu càng sâu trong lòng đất thì quá trình cracking diễn ra càng mạnh ạ. Theo hiểu biết hạn chế của em thì em nghĩ là do các alkene dễ hoạt động hoá học ở nhiệt độ cao và áp suất cao (trong lòng đất) nên đã tham gia phản ứng cộng và trùng hợp để chuyển hoá thành các sp chỉ có liên kết đơn. Không biết giải thích như vậy có hợp lí không Thầy?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому +3

      Vậy thi rõ ý bạn rồi. Bạn đề cập đến sự cracking trong quá-trình-hình-thành-dầu-mỏ, chứ không phải là "trong các mỏ dầu qua thời gian..." nên đã không rõ ý bạn. Đúng vậy, có quá trình cracking nên trong thành phần dầu thô có nhiều thứ lắm: hydrocarbon no, không no (chủ yếu alkene và alkyne), thơm, các chất hữu cơ và vô cơ chứa S,... Tất nhiên các quá trình diễn ra rất phức tạp, kéo dài qua các thời kỳ địa chất nhiều triệu năm, ở nhiệt độ, áp suất cao, với những xúc tác vô cơ trong lòng đất, nên khác hẳn với các phản ứng cracking và reforming trong công nghiệp mà giáo khoa nêu, dẫn đến các chất như alkyne, các hợp chất dị nguyên tử...
      Ngoài ra, dầu thô được tạo ra từ nguồn thực vật khác nhau (loại I: phiêu sinh và thực vật cấp cao, hoại loại II: phiêu sinh và tảo), trong những điều kiện khác nhau, nên thành phần thực tế cũng khác hẳn nhau.
      Tóm lại là bên cạnh hydrocarbon no, vẫn có hydrocarbon không no và thơm, cùng nhiều thứ khác...
      Vậy nhé. Chúc luôn vui với Hóa.

    • @quoccuongnguyen7740
      @quoccuongnguyen7740 11 місяців тому +1

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy ạ

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen7740 Рік тому +1

    Thầy ơi cho em hỏi làm cách nào isobutane có thể phân mảnh ra m/z=29 vậy ạ. Thầy giải thích giúp em. Cảm ơn Thầy nhiều

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому

      Bạn xem ở đây: tinyurl.com/fragmentation-of-isobutane
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @quoccuongnguyen7740
      @quoccuongnguyen7740 Рік тому +1

      @@HocHoaTT em không vào xem đc ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому

      Đã reply.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @ThamPhan-t3k
    @ThamPhan-t3k Рік тому +1

    Thầy ơi có bài giảng alkene chưa thầy?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому

      Còn đang hoàn chỉnh. Bạn chờ thêm ít hôm nữa!
      Chúc luôn vui với Hoá.

  • @alangtuyet1390
    @alangtuyet1390 11 місяців тому

    Thầy cho em thầy có thể chia sẻ PP bài giảng không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Cám ơn bạn đã quan tâm.
      Bạn đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy

    • @hanhbuithuy1696
      @hanhbuithuy1696 11 місяців тому +1

      Ngoài trên cả tuyệt vời thì em ko biết nên diễn tả thế nào khi nghe Thầy giảng! Em vô cùng cảm ơn Thầy ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 місяців тому

      Vui vì giúp được bạn. Hãy share để các bạn khác có thể đến cùng vui với Hoá.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 9 місяців тому +1

    Thầy ơi! Ở bài này Đốt cháy hỗn hợp A cũng là đốt cháy C4H10 ban đầu. Vậy tại sao mol của hỗn hợp A không bằng mol của C4H10 ban đầu mà nC4H10 chỉ bằng mol của các alkane tạo thành thôi ạ thầy. Mà đốt cháy A tương đương với đốt cháy C4H10 nghĩa là chất A cũng như C4H10 nên lượng chất cũng như nhau ạ. Thầy chứng minh giúp em ạ.
    +) Và đối với các đề bài nói đốt cháy hỗn hợp sản phẩm do craking alkane hoặc các hydrocacbon thì đều coi như đốt alkane và hidrocacbon ban đầu ạ thầy, không quan trọng chất đầu là dư hay hết ạ thầy
    Crackinh n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A và giá trị của x là

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Lại một bài khác trên mạng đã có lời giải. Cách suy nghĩ cũng tương tự như bài bạn đã hỏi. Cháy tương đương vì phản ứng cracking và dehydrogen hóa không thay đổi thàn phần nguyên tố nên đót trước hay đốt sau là tương tự nhau. Đây là trả lời sau cùng vì tôi không muốn giải thích thêm các bài trên mạng đã có sẵn lời giải. Kênh này không nhằm giải các đề Hóa có trên mạng từ các tác giả khác, bạn hiểu cho.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 9 місяців тому +1

    Thầy ơi! Em còn 1 comment ở video này nữa thầy chỉ giúp em với nhá thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Đã trả lời bạn rồi.
      Chúc luôn vui với Hóa.