Chuyên đề: Sự lai hoá orbital nguyên tử (nâng cao)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 20 вер 2024
  • Nội dung video: Sự lai hoá orbital nguyên tử (nâng cao)
    Nếu các bạn không quan tâm thì không nên xem bài giảng này vì quá chi tiết, có thể gây "bội thực" về kiến thức một cách không cần thiết! Các bạn nên xem bài giảng căn bản và đơn giản hơn, đó là bài "Sự lai hoá orbital (phần kiến thức cơ bản)" tại đây: • Chuyên đề: Sự lai hoá ...
    1:12 Hạn chế của thuyết AO nếu không xét lai hoá.
    2:21 Sự lai hoá orbital nguyên tử: định nghĩa
    2:39 Lai hoá sp
    3:33 Áp dụng với BeCl₂
    5:28 Lai hoá sp²
    5:55 Áp dụng cho BF₃
    8:06 Thảo luận về kiểu liên kết trong BF₃: liên kết π một phần và lan rộng
    10:26 Lai hoá sp³
    10:56 Áp dụng cho CH₄
    12:06 Trường hợp Carbon (sp, sp², sp³).
    13:36 Trường hợp 1: CO₂.
    15:32 Chuyện bên lề: Oxygen ở trạng thái lai hoá sp² trong CO₂.
    16:51 Trường hợp 2: C₂H₂.
    18:00 Trường hợp 3: C₂H₄.
    19:05 Trường hợp 4: NH₃.
    20:00 Trường hợp 5: Acetone
    23:02 Tóm tắt bài học & mã QR để tải.
    23:16 Luyện tập.
    27:25 Sơ đồ xen phủ các orbital giải thích sự tạo thành các phân tử HCN, CS₂, SO₂, SO₃ và NCl₃.
    Hỏi-Đáp:
    chemjoy-tt.blo...

КОМЕНТАРІ • 33

  • @lmccmt
    @lmccmt 3 місяці тому +1

    thầy ơi, ở phút 20 ( áp dụng 5 , trg hợp acetone ấy ạ sao oxi lại không lai hoá ạ, nó lai hoá sp2 chứ ạ) mong thầy giải đáp giúp con❤

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 місяці тому +2

      Nếu bạn chú ý thì đã nghe rõ là *_"theo sách giáo khoa"_* (20:25 hay ua-cam.com/video/XIYM0MhDQZ4/v-deo.html) vì để đơn giản hóa thì sách giáo khoa chỉ xét sự lai hóa ở nguyên tử trung tâm thôi. Điều này cũng đã được trình bày trước đó ở đoạn 15:44.
      Dù sao, đây chỉ là lớp 10. Nếu có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn sau này thì lai hóa chỉ là một thuyết (lại được đơn giản hóa theo mức độ lớp 10), còn nhiều thứ để các bạn tìm hiểu hơn qua các phép tính toán cụ thể chứ không phải diễn tả bằng lời nói như đang thấy.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thuanchannel82
    @thuanchannel82 3 місяці тому +1

    Tuyệt vời!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 місяці тому +1

      Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @TriNguyen-wr9vf
    @TriNguyen-wr9vf Рік тому +2

    Thầy ơi, sao vẫn chưa có chuyên đề phản ứng hạt nhân vậy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому +2

      Do đang suy nghĩ có nên kết hợp với bài giảng về ứng dụng công nghệ thông tin hay không? Sau đó lại xuất hiện tin tức về úng dụng đột phá của phản ứng nhiệt hạch trong sản xuất năng lượng mới... Tất nhiên sẽ soạn bài này và cũng có thể sẽ quay trở lại bài này sau bài Entropy và Năng lượng tự do Gibbs...

  • @lqdathydra
    @lqdathydra 9 місяців тому +1

    Thưa thầy cho con hỏi h2s có lai hoá sp3 như lý thuyết không ạ?Vì nhiều nguồn nói h2s có lai hoá sp3 nhưng cũng có nhiều nguồn lại cho rằng h2s không lai hoá.Nếu h2s không lai hoá xin thầy giải thích cho con vì sao ạ.Con cảm ơn!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Câu trả lời rất đơn giản, nhưng trước đó bạn có thể nêu cụ thể là nguồn nào ghi là lai hóa, nguồn nào ghi là không lai hóa? Tôi cũng muốn biết về các nguồn ấy để tích lũy thông tin. Và tất nhiên câu trả lời chỉ có một, và có thể do góc liên kết của H₂S bằng 92° là lý do dẫn đến những ngộ nhận chăng? Tôi chờ thông tin của bạn.
      Chúc luôn vui với Hóa!

  • @minhhoangluong6741
    @minhhoangluong6741 Місяць тому +1

    Thầy ơi mô hình lượng tử của BF3 e nghe là ppf đúng không ạ? Em thấy trong một số đáp án của các đề thi học sinh giỏi thành phố vẫn chấp nhận là F cho B 2e nên e k bt đáp án ntn là đúng ạ. Mong thầy giải đáp e cám ơn!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Місяць тому

      Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/07/ket-trong-bf-trong-video-bai-giang-toi.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thanhmaidailyvlog
    @thanhmaidailyvlog 9 місяців тому +1

    Thầy ơi phần câu hỏi 4 ở SO2 và SO3: Oxygen lại hóa ở trạng thái nào vậy thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Chương trình phổ thông chỉ quan tâm và xét trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm (vì sẽ quyết định hình dạng phân tử), nên ta cũng tạm không xét cho đỡ phức tạp. Nếu xét, oxygen khi tạo liên kết đôi (1σ + 1 π) thì thường ở trạng thái lai hóa sp². Nếu tạo hai liên kết đơn (σ), thì oxygen ở trạng thái lai hóa sp³. Tương tự, S trong SO₂ và SO₃ trong câu hỏi này, cũng tạm giải thích theo sách giáo khoa. Khi qua lớp 11, cách giải thích sẽ khác.
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy.
      Chúc luôn vui với Hoá!

    • @thanhmaidailyvlog
      @thanhmaidailyvlog 9 місяців тому +1

      @@HocHoaTT tại sao oxygen ở trạng thái lai hóa sp3 sp2 lại ko phải là từ diện đều hay tam giác vậy thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому +1

      Oxygen ở trạng thái lai hóa sp³ như trong phân tử H₂O có cơ cấu tứ diện, tuy không đều do tương tác đẩy electron của 2 orbital bão hòa chứa cặp electrn hóa trị riêng, như trình bày ở đây: ua-cam.com/video/XIYM0MhDQZ4/v-deo.html
      Hãy share giải đáp này với các bạn khác. Chúc luôn vui với Hoá!

  • @vietnhathoang4299
    @vietnhathoang4299 Рік тому +1

    CTCT dạng ion thì lai hóa có giống trong phân tử không thầy, nếu khác thì khác về phần gì ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому +1

      Không có câu trả lời chung, mà phải suy xét cho từng trường hợp cụ thể.
      Ví dụ 1: NH₃ + H⁺ ⇌ NH₄⁺
      Nitrogen trong ammonia NH₃ ở trạng thái lai hoá sp³, nhưng góc liên kết H-N-H là 107⁰ do lực đẩy của cặp electron không liên kết (cặp electron hoá trị). Khi chuyển thành ion NH₄⁺ thì nitrogen vẫn ở trạng thái lai hoá sp³, nhưng góc liên kết H-N-H nay chuyển thành 109,5⁰ (góc tứ diện đều) do cặp electron hoá trị không còn nữa.
      Ví dụ 2: CO₂ + OH⁻ → HCO₃⁻
      Carbon trong CO₂ ở trạng thái lai hoá sp (do có 2 liên kết π) và góc liên kết O=C=O bằng 180⁰. Khi chuyển thành HCO₃⁻ thì nó chuyển sang trạng thái lai hoá sp² (chỉ còn 1 liên kết π), và góc liên kết O=C-O ≈ 120⁰.
      Do đó, phải xét từng trường hợp cụ thể, không thể vội vàng được.
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Sau này, bạn nên ghi thắc mắc cụ thể hơn, không nên ghi chung chung như trong câu hỏi này.
      Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.

  • @bm295
    @bm295 2 роки тому +1

    Thưa thầy! Thầy ơi, vì sao định nghĩa về Lai hoá orbital, ta dùng chữ “tổ hợp” thay vì “trộn lẫn” (nghe có vẻ dễ tưởng tượng hơn)? Con cảm ơn thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 роки тому +2

      Đúng là "trộn lẫn" thì đơn giản, bình dị, và dễ hiểu hơn thật. Tuy nhiên, xét theo bản chất thì sự lai hoá là một khái niệm tính toán hoá học lượng tử. Nó được thực hiện toán học bằng sự _tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử (LCAO: Linear Combination of Atomic Orbital)_ và kết quả được đồ thị hoá thành các dạng orbital lai hoá nêu trong các giáo trình.
      Có lẽ vì thế mà từ "tổ hợp" (combination) được chọn sử dụng.

    • @bm295
      @bm295 2 роки тому +1

      @@HocHoaTT con cảm ơn thầy đã đưa thêm một kiến thức mới.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 роки тому

      Hãy luôn cùng vui với Hoá... :)

  • @lynz_tks9263
    @lynz_tks9263 8 місяців тому +1

    sp3d và sp3d2 có tạo liên kết pi không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 місяців тому

      Bạn cần cho biết cụ thể hợp chất mà bạn muốn hỏi, như vậy sẽ rõ ràng hơn. Lai hóa chỉ là một thuyết trong hóa học lượng tử. Còn nhiều lý thuyết khác trong hóa học lượng tử để giúp giải thích cấu tạo chất.
      Chúc luôn vui với Hóa.
      _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_

  • @nguyenvanatkm539
    @nguyenvanatkm539 9 місяців тому +1

    thầy có files bài tập không ạ cho em xin với ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Không rõ ý bạn hỏi. Nói chung,bạn có thể đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @nguyentunglam5148
    @nguyentunglam5148 Рік тому

    Theo mô hình lượng tử SO3 có tận 3 liên kết đôi tức là phải ghép sao cho đủ 3 liên kết pi. Thầy có thể giải thích để phù hợp với mô hình thực tế kia không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому +1

      Trước hết, bạn có thể xem phần giải thích đã có ở đây: bit.ly/43nfdzq
      Trong đó có đề cập đến trạng thái lai hoá sp² của S ở trạng thái kích thích 3s¹ 3p³ 3d² và sự xen phủ bên để tạo các liên kết π lần lượt giữa 3 orbitals 2p chứa 1 electron của 3 nguyên tử oxygen với 1 orbital 3p, 1 orbital 3d, rồi 1 orbital 3d của sulfur.
      Nếu bạn đang đi học, thì tạm coi là như thế. Nếu bạn là học sinh chuyên, sinh viên hoặc đang giảng dạy thì có thể cho biết, để có giải đáp phù hợp hơn.
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.
      Chúc luôn vui với Hoá!

  • @minhatphamthe4242
    @minhatphamthe4242 9 місяців тому

    Thầy ơi cho con hỏi câu này với ạ:
    Sắp xếp mức độ phân cực dương của Cacbon từ thấp đến cao (nằm trong phần lai hóa obitan):
    CH3CL
    (CH3)4SI
    CLCH2OCH2CL
    CH3OCH2CL
    (CH3)3 C+
    Thầy giải thích giúp con lun ạ. Con cảm ơn thầy nhiều !

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Không thể xếp theo chất được vì các chất thứ tư và thứ năm đều chứa 2 loại carbon khác nhau trong phân tử, với điện tích dương trên mỗi carbon không giống nhau.
      Vì thế, ta sẽ xét sự phân cực trên mỗi carbon trong phân tử và xếp thứ tự phân cực dương của mỗi loại carbon như được trình bày chi tiết ở đây: tinyurl.com/C-phan-cuc-duong (Trang này chỉ dành cho các bạn là subscriber mà thôi)
      Các trị số điện tích dương trên từng nguyên tử carbon được kiểm chứng lại bằng phương pháp hoá lượng tử MMFF94 hoặc MM2 để đảm bảo các thứ tự sắp xếp là chính xác.
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.
      Chúc luôn vui với Hoá!

    • @minhatphamthe4242
      @minhatphamthe4242 9 місяців тому +1

      dạ e cảm ơn thầy ạ@@HocHoaTT, e đã subscribe rùi ạ, thầy accept link giúp e với ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 місяців тому

      Vẫn không thấy yêu cầu của bạn. Bạn thử click link một lần nữa rồi request lại xem sao?

    • @minhatphamthe4242
      @minhatphamthe4242 9 місяців тому

      @@HocHoaTT dạ e mới gửi lại rùi thầy ạ

  • @AnhPham-ru8yx
    @AnhPham-ru8yx Рік тому +1

    Thầy cho em hỏi chỗ vẽ orbital của co2, orbital của Oxi thứ 2 sao lại vẽ khác Oxi 1 ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Рік тому

      Đó là vì mặt phẳng trục xác định bởi hai orbital py, pz của hai nguyên tử oxygen vuông góc với nhau. Bạn có thể xem minh hoạ rõ hơn với cách nhìn phối cảnh ở đây:
      bit.ly/3n35AWs
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.
      Chúc luôn vui với Hoá!