Bài 5: Địa Chi ( Thầy Phong Vũ)

Поділитися
Вставка

КОМЕНТАРІ • 1

  • @tamkinhkhai2019
    @tamkinhkhai2019  7 місяців тому

    HOÁ HỢP THIÊN CAN
    Giáp - Kỷ hóa Thổ
    Ất - Canh hóa Kim
    Bính - Tân hóa Thủy
    Đinh - Nhâm hóa Mộc
    Mậu - Quý hóa Hỏa
    Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài.
    Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau:
    1- Giáp Kỷ
    Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật
    Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả
    2- Ất Canh
    Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn.
    Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa".
    3- Bính Tân
    Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi.
    Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng.
    4- Đinh Nhâm
    Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần.
    Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí.
    5- Mậu Quý
    Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ.
    Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình.
    Qua các thí dụ và kiểm nghiệm thực tế sẽ hiểu được tính chất thật của quan hệ hợp hóa; không giống như trong sách chỉ viết ngắn gọn và không giải thích tại sao. Tóm lại, quan trọng là có Chi trợ đúng lực nên Can mới vững. Sự hợp hóa nào cũng thành, tức là có xảy ra, nhưng chỉ khác nhau ở sự phân biệt hóa hữu tình hay hóa vô tình mà thôi.