Tâm Kính Khai
Tâm Kính Khai
  • 80
  • 93 332

Відео

Kỷ niệm Khánh đản Bồ Tát Quán Thế Âm 19.2.Giáp Thìn
Переглядів 7403 місяці тому
Kỷ niệm Khánh đản Bồ Tát Quán Thế Âm 19.2.Giáp Thìn
Hội làng 2024
Переглядів 693 місяці тому
Hội làng 2024
Kỷ niệm xuân Giáp Thìn 2024
Переглядів 724 місяці тому
Kỷ niệm xuân Giáp Thìn 2024
Đón xuân Giáp Thìn 2024
Переглядів 2495 місяців тому
Đón xuân Giáp Thìn 2024
KINH DỊCH _ BÀI 3: Phương pháp lập quẻ
Переглядів 365 місяців тому
KINH DỊCH _ BÀI 3: Phương pháp lập quẻ
KINH DỊCH _ BÀI 2: Bấm lục nhâm đại độn
Переглядів 935 місяців тому
KINH DỊCH _ BÀI 2: Bấm lục nhâm đại độn
PHONG THỦY _ BÀI 2: Xem ngày giờ Hoàng Đạo
Переглядів 2996 місяців тому
PHONG THỦY _ BÀI 2: Xem ngày giờ Hoàng Đạo
KINH DỊCH _ BÀI 1: Cấu tạo của Quẻ dịch
Переглядів 2616 місяців тому
KINH DỊCH _ BÀI 1: Cấu tạo của Quẻ dịch
PHONG THỦY_ BÀI 1: Ngày Tháng Năm Giờ
Переглядів 2766 місяців тому
PHONG THỦY_ BÀI 1: Ngày Tháng Năm Giờ
Bài 7: Tiết Khí_ Phần 1 ( Thầy Phong Vũ)
Переглядів 1986 місяців тому
Bài 7: Tiết Khí_ Phần 1 ( Thầy Phong Vũ)
Bài 6: Lục Thập Hoa Giáp ( Thầy Phong Vũ )
Переглядів 2076 місяців тому
Bài 6: Lục Thập Hoa Giáp ( Thầy Phong Vũ )
Bài 5: Địa Chi ( Thầy Phong Vũ)
Переглядів 4257 місяців тому
Bài 5: Địa Chi ( Thầy Phong Vũ)
Bài 4: Thiên Can Địa Chi (Thầy Phong Vũ)
Переглядів 6097 місяців тому
Bài 4: Thiên Can Địa Chi (Thầy Phong Vũ)
Bài 1: Âm Dương ( Thầy Phong Vũ)
Переглядів 1437 місяців тому
Bài 1: Âm Dương ( Thầy Phong Vũ)
Bài 3: Bát Quái - Lạc Thư - Hà Đồ ( Thầy Phong Vũ)
Переглядів 2697 місяців тому
Bài 3: Bát Quái - Lạc Thư - Hà Đồ ( Thầy Phong Vũ)
Bài 2: Ngũ Hành (Thầy Phong Vũ)
Переглядів 2057 місяців тому
Bài 2: Ngũ Hành (Thầy Phong Vũ)
Hòa Thượng Giới Đức
Переглядів 258 місяців тому
Hòa Thượng Giới Đức
Đảnh lễ minh sư Viên Minh
Переглядів 65010 місяців тому
Đảnh lễ minh sư Viên Minh
[ Nhạc Thiền làng Mai] Khơi nguồn yêu thương _ Đức Sa HV
Переглядів 290Рік тому
[ Nhạc Thiền làng Mai] Khơi nguồn yêu thương _ Đức Sa HV
Buồn một chút thôi em ơi _ Đức Sa HV6
Переглядів 68Рік тому
Buồn một chút thôi em ơi _ Đức Sa HV6
Đón xuân Quý Mão 2023
Переглядів 131Рік тому
Đón xuân Quý Mão 2023
Đức Sa HV6
Переглядів 53Рік тому
Đức Sa HV6
Mẹ yêu_ Đức Sa
Переглядів 58Рік тому
Mẹ yêu_ Đức Sa
Tập thể HV6 tri ân ngày nhà giáo [20.11.2022]
Переглядів 182Рік тому
Tập thể HV6 tri ân ngày nhà giáo [20.11.2022]
ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO HUYỆN HOÀI ĐỨC LẦN THỨ IX
Переглядів 1122 роки тому
ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO HUYỆN HOÀI ĐỨC LẦN THỨ IX
Happy Birthday to Min
Переглядів 1032 роки тому
Happy Birthday to Min
|| SÁM CẦU SIÊU CHÚNG SINH NƠI ĐỊA NGỤC ||
Переглядів 2,9 тис.2 роки тому
|| SÁM CẦU SIÊU CHÚNG SINH NƠI ĐỊA NGỤC ||
🔴 CÚNG BÀ MỤ ĐẦY THÁNG
Переглядів 1512 роки тому
🔴 CÚNG BÀ MỤ ĐẦY THÁNG

КОМЕНТАРІ

  • @user-kr1jb6ju7c
    @user-kr1jb6ju7c 2 місяці тому

    Nam mô A Di Đà Phật. Xin thành kính cảm ơn kênh đã chỉ dẫn cho những người mẹ vì nhiều lí do đã bỏ thai nhi. Biết cách xám hối tội lỗi của mình với các vong thai nhi.

  • @NguyenNghia-jy9yv
    @NguyenNghia-jy9yv 2 місяці тому

    Nam Mô A Di Đà Phật

  • @HaThanh-bk1ij
    @HaThanh-bk1ij 2 місяці тому

    ❤❤🎉🎉🎉🎉

  • @HaThanh-bk1ij
    @HaThanh-bk1ij 2 місяці тому

    ❤❤🎉🎉😅

  • @honghan1641
    @honghan1641 3 місяці тому

    Con mam mô a di đà phật

  • @user-su4sv2qi8u
    @user-su4sv2qi8u 3 місяці тому

    ĐÚ ĐỠN CHO CỐ VÀO .. XÁM VỚI PHÁP

  • @NguyenNghia-jy9yv
    @NguyenNghia-jy9yv 3 місяці тому

    Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

    • @HaThanh-bk1ij
      @HaThanh-bk1ij 2 місяці тому

      ❤❤🎉🎉chùa tên gì vậy thay bài câu siêu hay ỏ chỗ con sát sanh quá

  • @NguyenNghia-jy9yv
    @NguyenNghia-jy9yv 3 місяці тому

    Nam Mô A Di Đà Phật

  • @Minhxuyen1234
    @Minhxuyen1234 4 місяці тому

    Adidaphat. Đẹp quá vậy thầy

  • @LinhVu-ec6nf
    @LinhVu-ec6nf 6 місяців тому

    cho em hỏi em muốn xin vào học thì bằng cách nào vậy ạ. em cảm ơn

    • @tamkinhkhai2019
      @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

      zalo.me/g/twadoh236

    • @LinhVu-ec6nf
      @LinhVu-ec6nf 6 місяців тому

      lớp này ko vào dc do đủ lớp rồi. mình còn lớp nào khác ko à. em cảm ơn

  • @LinhVu-ec6nf
    @LinhVu-ec6nf 6 місяців тому

    ý nghĩa cảm ơn thầy.

    • @tamkinhkhai2019
      @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

      Dạ vâng ạ

    • @LinhVu-ec6nf
      @LinhVu-ec6nf 6 місяців тому

      em muốn xin tài liệu dc ko thầy. cảm ơn thầy nhiều

    • @tamkinhkhai2019
      @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

      @@LinhVu-ec6nf bạn có thể vào nhóm lớp phong thủy này xin thầy giáo ạ.

  • @NguyenNghia-jy9yv
    @NguyenNghia-jy9yv 6 місяців тому

    Nam Mô A Di Đà Phật thật tuyệt vời ạ ADI Đà Phật

  • @L.H.K
    @L.H.K 6 місяців тому

    🤔 nơi đẹp nhất là nơi tâm hồn trong sáng hay đen tối theo cách tâm hồn cảm nhận

  • @LinhVu-ec6nf
    @LinhVu-ec6nf 6 місяців тому

    quá hay. thank bác nha

  • @tamkinhkhai2019
    @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

    2.2 Tiết khí mùa Hạ Tiết khí mùa Hạ bao gồm: Tiết Lập Hạ, tiết Tiểu Mãn, tiết Mang Chủng, tiết Hạ Chí, tiết Tiểu Thử và tiết Đại Thử. - Tiết khí thứ 7 - Tiết Lập Hạ Tiết Lập Hạ có thể rơi vào các ngày 6/5 hoặc 7/5 dương lịch hàng năm.Đây là thời điểm khởi đầu mùa Hạ, từ lúc này vạn vật phát triển mạnh mẽ. Lập Hạ là một tiết khí quan trọng có nhiệt độ tăng lên rõ rệt, nắng nóng sắp đến gần, mưa bão sấm nhiều, cây cỏ phát triển nhanh. - Tiết khí thứ 8 - Tiết Tiểu Mãn Tiết Tiểu Mãn có thể rơi vào ngày 21/5 hoặc 22/5 dương lịch hàng năm. Trong thời điểm tiết khí này thì những trận mưa mùa hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ và Tiểu mãn nghĩa là lũ nhỏ. - Tiết khí thứ 9 - Tiết Mang Chủng Tiết Mang Chủng có thể rơi vào ngày 6/6 hoặc 7/6 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm các loại ngũ cốc lớn đủ và chờ thu hoạch. Ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu đa dạng, trong tiết Mang Chủng, có nơi bắt đầu mùa gặt nhưng có nơi đã bắt đầu gieo trồng vụ mới. Đối với khu vực Hà Tĩnh, tiết này là tiết gieo cấy vụ hè thu để lúa trổ tập trung vào tiết Lập Thu, kết thúc thu hoạch trước 15/9 để tránh mùa mưa, lũ. - Tiết khí thứ 10 - Tiết Hạ Chí Tiết Hạ Chí có thể rơi vào ngày 21/6 hoặc 22/6 dương lịch hàng năm. Hạ chí là thời điểm giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng trong thời điểm này rất cao, có thời gian chiếu sáng của Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ rất oi bức, khó chịu. - Tiết khí thứ 11 - Tiết Tiểu Thử Tiết Tiểu Thử có thể rơi vào ngày 7/7 hoặc 8/7 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm thời tiết đã khá nóng nhưng vẫn chưa phải là lúc nóng nhất nên gọi là Tiểu Thử. - Tiết khí thứ 12 - Tiết Đại Thử Tiết Đại Thử có thể rơi vào ngày 22/7 hoặc 23/7 dương lịch hàng năm. Đại Thử là tiết khí nóng nhất trong năm. 2.3 Tiết khí mùa Thu Tiết khí mùa Thu bao gồm: Tiết Lập Thu, tiết Xử Thử, tiết Bạch Lộ, tiết Thu Phân, tiết Hàn Lộ và tiết Sương Giáng. - Tiết khí thứ 13 - Tiết Lập Thu Tiết Lập Thu có thể rơi vào ngày 8/8 hoặc 9/8 dương lịch hàng năm. Tiết lập thu bắt đầu thời gian bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời có biểu hiện se lạnh. - Tiết khí thứ 14 - Tiết Xử Thử Tiết Xử Thử có thể rơi vào ngày 23/8 hoặc 24/8 dương lịch hàng năm. Lúc này cái nóng bức của mùa Hạ đã bắt đầu giảm dần. Nó là điểm chuyển ngoặt của nhiệt độ hạ xuống, làm cho khí hậu trở nên mát mẻ. - Tiết khí thứ 15 - Tiết Bạch Lộ Tiết Bạch Lộ có thể rơi vào ngày 8/9 hoặc 9/9 dương lịch hàng năm. Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Lúc này thời tiết chuyển mát hẳn. - Tiết khí thứ 16 - Tiết Thu Phân Tiết Thu Phân có thể rơi vào ngày 23/9 hoặc 24/9 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm. - Tiết khí thứ 17 - Tiết Hàn Lộ Tiết Hàn Lộ có thể rơi vào ngày 8/10 hoặc 9/10 dương lịch hàng năm. Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. Trong thời điểm này nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ hơn. Không khí chưa đến mức độ lạnh lẽo là do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ duy trì. - Tiết khí thứ 18 - Tiết Sương Giáng Tiết Sương Giáng có thể rơi vào ngày 23/10 hoặc 24/10 dương lịch hàng năm. Thời tiết chuyển lạnh hẳn, đêm có sương rơi nhiều nên gọi là sương giáng. 2.4 Tiết khí mùa Đông Tiết khí mùa Đông bao gồm: Tiết Lập Đông, tiết Tiểu Tuyết, tiết Đại Tuyết, tiết Đông Chí, tiết Tiểu Hàn và tiết Đại Hàn. - Tiết khí thứ 19 - Tiết Lập Đông Tiết Lập Đông có thể rơi vào ngày 7/11 hoặc 8/11 dương lịch hàng năm. Tiết lập đông là tiết khí đầu tiên của mùa đông trong năm - Tiết khí thứ 20 - Tiết Tiểu Tuyết Tiết Tiểu Tuyết có thể rơi vào ngày 22/11 hoặc 23/11 dương lịch hàng năm. Khí trời đã lạnh thêm, các khu vực Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản bắt đầu có tuyết rơi nhưng còn ít nên gọi là Tiểu Tuyết. - Tiết khí thứ 21 - Tiết Đại Tuyết Tiết Đại Tuyết có thể rơi vào ngày 7/12 hoặc 8/12 dương lịch hàng năm. Đến kỳ các khu vực phía bắc (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) tuyết rơi nhiều, các dòng sông dần tích tuyết nhiều hơn, phương Bắc bước vào mùa lạnh giá. - Tiết khí thứ 22 - Tiết Đông Chí Tiết Đông Chí có thể rơi vào ngày 21/12 hoặc 22/12 dương lịch hàng năm. Thời điểm này là giữa mùa đông. Ngày Đông Chí này ánh nắng gần như chiếu thẳng trên chí tuyến Nam, tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất. - Tiết khí thứ 23 - Tiết Tiểu Hàn Tiết Tiểu Hàn có thể rơi vào ngày 5/1 hoặc 6/1 dương lịch hàng năm. Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ. Sau ngày này bắt đầu bước vào mùa lạnh, nhưng giá lạnh vẫn chưa đến cực điểm nên gọi là Tiểu Hàn. - Tiết khí thứ 24 - Tiết Đại Hàn Tiết Đại Hàn có thể rơi vào ngày 20/1 hoặc 21/1 dương lịch hàng năm. Đại Hàn có nghĩa là giá lạnh đến cực độ, rét thấu xương. Hết Đại Hàn đến Lập Xuân thời tiết lại ấm dần lên. Đến lúc này Trái Đất đã quay quanh Mặt Trời được một vòng, hoàn thành một chu kỳ gọi là một năm, hết 24 tiết khí trong năm. Để ghi nhớ thứ tự các tiết khí trong năm người Trung Quốc có bài "Nhị thập tứ tiết khí" dịch thơ như sau: Xuân Vũ Kinh Xuân Thanh Cốc thiên Hạ Mãn Mang Hạ Thử tương liên Thu Xử Lộ Thu Hàn Sương giáng Đông Tuyết Tuyết Đông Tiểu Đại hàn Dịch nghĩa: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. Bên cạnh thay đổi có tính chu kỳ qua các năm theo các tiết khí thì thời tiết các năm còn bị chi phối khá nhiều của chu kỳ enso và xu thế biến đổi khí hậu.

  • @tamkinhkhai2019
    @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

    CÁC TIẾT KHÍ TRONG NĂM - Tiết khí chính là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam để đồng bộ hóa các mùa trong một năm. Tiết khí cũng được gọi đơn giản là “tiết”. 1. Tiết khí Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết gần nhau: Quỹ đạo của Trái Đất là một hình e-líp nên vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số cố định. Do đó khoảng cách theo thời gian giữa các tiết cũng không phải là con số cố định. Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày, nên khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau sẽ ở trong khoảng là 14-16 ngày. Khi xem lịch tiết khí, ta chia chia mặt phẳng không gian thành 360°, những ngày Mặt Trời ở các vị trí tọa độ nhất định sẽ được gọi là tiết khí. Theo lịch vạn niên, có 24 tiết khí trong năm. Đó đồng thời cũng là thời điểm Mặt Trời ở các kinh độ: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, 75°, 90°, 105°, 120°, 135°, 150°, 165°, 180°, 195°, 210°, 225°, 240°, 255°, 270°, 285°, 300°, 315°, 330°, 345° so với Trái đất. Theo dõi hình vẽ dưới đây sẽ thấy rõ. - Phân loại 24 tiết khí trong năm: Chia làm 4 loại như sau: + Biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau có 8 tiết khí: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí. + Biểu thị cho nhiệt độ thay đổi có 5 tiết khí: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn. + Biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước có 7 tiết khí: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết. + Biểu thị cho sự vật, hiện tượng có 4 tiết khí: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng. 2. Tên gọi, thời gian tương ứng, ý nghĩa của 24 tiết khí trong năm 2.1 Tiết khí mùa Xuân Tiết khí mùa Xuân bao gồm: Tiết Lập Xuân, tiết Vũ Thủy, tiết Kinh Trập, tiết Xuân Phân, tiết Thanh Minh và tiết Cốc Vũ. - Tiết khí thứ 1 - Tiết Lập Xuân Tiết lập xuân có thể rơi vào ngày 4/2 hoặc 5/2 dương lịch hàng năm. “Lập” có nghĩa là xác lập, đánh dấu. “Xuân” có nghĩa là mùa xuân. Vì vậy, tiết Lập Xuân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, cũng như đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đất trời hân hoan, bắt đầu những điều tươi mới và may mắn. Theo góc độ thiên văn học, thì tiết Lập Xuân đánh dấu một chu trình quỹ đạo mới của Trái đất khi quay quanh Mặt trời. - Tiết khí thứ 2 - Tiết Vũ Thủy Tiết Vũ Thủy có thể rơi vào ngày 19/2 hoặc 20/2 dương lịch hàng năm. Tiết Vũ thủy dịch nghĩa từ Hán văn nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu từ thời điểm này có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti. Lúc này gió Xuân thổi khắp nơi, không khí ẩm thấp, nước mưa nhiều nên gọi là Vũ Thủy. - Tiết khí thứ 3 - Tiết Kinh Trập Tiết Kinh Trập có thể rơi vào ngày 6/3 hoặc 7/3 dương lịch hàng năm. Tiết Kinh trập báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra. - Tiết khí thứ 4 - Tiết Xuân Phân Tiết Xuân Phân có thể rơi vào ngày 21/3 hoặc 22/3 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm giữa mùa Xuân. Vào ngày này Mặt Trời ở trên Xích Đạo. Đây là điểm giữa của 90 ngày Mùa Xuân, vào ngày này ngày và đêm ở Bán cầu Nam và Bán cầu Bắc như nhau nên gọi là Xuân Phân. Sau ngày này vị trí chiếu thẳng của Mặt Trời hướng dần lên phía Bắc bán cầu nên ngày sẽ dài, đêm ngắn. Do đó Xuân Phân có thể gọi là khởi đầu mùa Xuân ở Bắc bán cầu, ở đây cây cỏ đã qua cái rét của mùa Đông, bước vào giai đoạn phát triển dưới nắng ấm của mùa Xuân. - Tiết khí thứ 5 - Tiết Thanh Minh Tiết Thanh Minh có thể rơi vào ngày 5/4 hoặc 6/4 dương lịch hàng năm. Thời điểm này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng. - Tiết khí thứ 6 - Tiết Cốc Vũ Tiết Cốc Vũ có thể rơi vào ngày 20/4 hoặc 21/4 dương lịch hàng năm. Cốc vũ nghĩa là mưa rào.

  • @tamkinhkhai2019
    @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

    60 HOA GIÁP STT Ngày tháng năm Ngũ hành Tuổi xung khắc 1 Giáp Tý Hải Trung Kim Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ, Canh Dần và Canh Thân 2 Ất Sửu Hải Trung Kim Kỷ Mùi, Quý Mùi, Tân Mão và Tân Dậu 3 Bính Dần Lư Trung Hỏa Giáp Thân, Nhâm Thân, Nhâm Tuất và Nhâm Thìn 4 Ðinh Mão Lư Trung Hỏa Ất Dậu, Quý Dậu, Quý Tỵ và Quý Hợi 5 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc Canh Tuất và Bính Tuất 6 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc Tân Hợi và Đinh Hợi 7 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ Nhâm Tý, Bính Tý, Giáp Thân và Giáp Dần 8 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Quý Sửu, Đinh Sửu, Ất Dậu và Ất Mão 9 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Bính Dần, Canh Dần và Bính Thân 10 Quý Dậu Kiếm Phong Kim Ðinh Mão, Tân Mão và Đinh Dậu 11 Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Nhâm Thìn, Canh Thìn và Canh Tuất 12 Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Quý Tỵ, Tân Tỵ và Tân Hợi 13 Bính Tý Giản Hạ Thủy Canh Ngọ và Mậu Ngọ 14 Ðinh Sửu Giản Hạ Thủy Tân Mùi và Kỷ Mùi 15 Mậu Dần Thành Đầu Thổ Canh Thân và Giáp Thân 16 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ Tân Dậu và Ất Dậu 17 Canh Thìn Bạch Lạp Kim Giáp Tuất, Mậu Tuất và Giáp Thìn 18 Tân Tỵ Bạch Lạp Kim Ất Hợi, Kỷ Hợi và Ất Tỵ 19 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc Giáp Tý, Canh Tý, Bính Tuất và Bính Thìn 20 Quý Mùi Dương Liễu Mộc Ất Sửu, Tân Sửu, Đinh Hợi và Đinh Tỵ 21 Giáp Thân Giản Hạ Thủy Mậu Dần, Bính Dần, Canh Ngọ và Canh Tý 22 Ất Dậu Giản Hạ Thủy Kỷ Mão, Đinh Mão, Tân Mùi và Tân Sửu 23 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ Mậu Thìn, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ và Nhâm Tý 24 Ðinh Hợi Ốc Thượng Thổ Kỷ Tỵ, Quý Tỵ, Quí Mùi và Quý Sửu 25 Mậu Tý Tích Lịch Hỏa Bính Ngọ và Giáp Ngọ 26 Kỷ Sửu Tích Lịch Hỏa Ðinh Mùi và Ất Mùi 27 Canh Dần Tùng Bách Mộc Nhâm Thân, Mậu Thân, Giáp Tý và Giáp Ngọ 28 Tân Mão Tùng Bách Mộc Quý Dậu, Kỷ Dậu, Ất Sửu và Ất Mùi 29 Nhâm Thìn Tuyền Trung Thủy Bính Tuất, Giáp Tuất và Bính Dần 30 Quý Tỵ Tuyền Trung Thủy Ðinh Hợi, Ất Hợi và Đinh Mão 31 Giáp Ngọ Sa Trung Kim Mậu Tý, Nhâm Tý, Canh Dần và Nhâm Dần 32 Ất Mùi Sa Trung Kim Kỷ Sửu, Quý Sửu, Tân Mão và Tân Dậu 33 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Giáp Dần, Nhâm Thân, Nhâm Tuất và Nhâm Thìn 34 Ðinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Ất Mão, Quý Mão, Quý Tỵ và Quý Hợi 35 Mậu Tuất Bình Địa Mộc Canh Thìn và Bính Thìn 36 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc Tân Tỵ và Đinh Tỵ 37 Canh Tý Bích Thượng Thổ Nhâm Ngọ, Bính Ngọ, Giáp Thân và Giáp Dần 38 Tân Sửu Bích Thượng Thổ Quý Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu và Ất Mão 39 Nhâm Dần Kim Bạch Kim Canh Thân, Bính Thân và Bính Dần 40 Quý Mão Kim Bạch Kim Tân Dậu, Đinh Dậu và Đinh Mão 41 Giáp Thìn Phú Đăng Hỏa Nhâm Tuất, Canh Tuất và Canh Thìn 42 Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa Quý Hợi, Tân Hợi và Tân Tỵ 43 Bính Ngọ Thiên Hà Thủy Mậu Tý và Canh Tý 44 Ðinh Mùi Thiên Hà Thủy Kỷ Sửu và Tân Sửu 45 Mậu Thân Đại Trạch Thổ Canh Dần và Giáp Dần 46 Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ Tân Mão và Ất Mão 47 Canh Tuất Thoa Xuyến Kim Giáp Thìn, Mậu Thìn và Giáp Tuất 48 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Ất Tỵ, Kỷ Tỵ và Ất Hợi 49 Nhâm Tý Tang Đố Mộc Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Tuất và Bính Thìn 50 Quý Sửu Tang Đố Mộc Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi và Đinh Tỵ 51 Giáp Dần Đại Khe Thủy Mậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ và Canh Tý 52 Ất Mão Đại Khe Thủy Kỷ Dậu, Đinh Dậu, Tân Mùi và Tân Sửu 53 Bính Thìn Sa Trung Thổ Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Nhâm Ngọ và Nhâm Tý 54 Ðinh Tỵ Sa Trung Thổ Kỷ Hợi, Quý Hợi, Quý Sửu và Quý Mùi 55 Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa Bính Tý và Giáp Tý 56 Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa Ðinh Sửu và Ất Sửu 57 Canh Thân Thạch Lựu Mộc Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Tý và Giáp Ngọ 58 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Quý Mão, Kỷ Mão, Ất Sửu và Ất Mùi 59 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Bính Thìn, Giáp Thìn, Bính Thân và Bính Dần 60 Quý Hợi Đại Hải Thủy Ðinh Tỵ, Ất Tỵ, Đinh Mão và Đinh Dậu GIỜ TRONG NGÀY  23:00 - 00:59: Hợi (Tý)  01:00 - 02:59: Tỵ (Sửu)  03:00 - 04:59: Thân (Dần)  05:00 - 06:59: Dậu (Mão)  07:00 - 08:59: Tuất (Thìn)  09:00 - 10:59: Hợi (Tỵ)  11:00 - 12:59: Tỵ (Ngọ)  13:00 - 14:59: Thân (Mùi)  15:00 - 16:59: Dậu (Thân)  17:00 - 18:59: Tuất (Dậu)  19:00 - 20:59: Hợi (Tuất)  21:00 - 22:59: Tỵ (Hợi) VÒNG TRƯỜNG SINH Vòng tràng sinh là gì? Vòng tràng sinh là tên gọi của quy luật về đời người sinh ra -> trưởng thành -> kết thúc của sinh mệnh. Vòng tràng sinh còn có tên gọi khác là vòng trường sinh. Vòng tràng sinh Theo quan niệm dân gian thì trong cuộc đời mỗi người sẽ có các chu kỳ 12 năm thường được biểu thị dưới dạng bảng vòng tràng sinh. Trong đó, ý nghĩa vòng tràng sinh trong tử vi gồm những giai đoạn hình thành, thịnh vượng, suy yếu và cuối cùng là kết thúc đời người. Bao gồm: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Cụ thể vòng sao trường sinh sẽ ứng với 12 giai đoạn trong vòng đời của một con người, đó là: • Thai hay còn gọi là sao Thai trong vòng tràng sinh: Giai đoạn được hình thành và thụ thai nhờ sự phối hợp giữa cha và mẹ. • Dưỡng: Giai đoạn được nuôi dưỡng trong cơ thể của người mẹ. • Trường Sinh: Giai đoạn khởi đầu đời người khi mới ra khỏi bụng mẹ. • Mộc Dục: Giai đoạn tắm rửa, loại bỏ ô uế. • Quan Đới: Giai đoạn phát triển. • Lâm Quan: Giai đoạn trưởng thành. • Đế Vượng: Giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, hưng thịnh nhất trong đời người. • Suy: Giai đoạn suy yếu sau thời điểm hưng thịnh. • Bệnh: Giai đoạn phát sinh nhiều bệnh tật. • Tử: Chấm dứt cõi đời, đã chết. • Mộ: Giai đoạn con người trở về với lòng đất. • Tuyệt: Khi thân xác con người hòa tan trong đất.

  • @tamkinhkhai2019
    @tamkinhkhai2019 6 місяців тому

    HOÁ HỢP THIÊN CAN Giáp - Kỷ hóa Thổ Ất - Canh hóa Kim Bính - Tân hóa Thủy Đinh - Nhâm hóa Mộc Mậu - Quý hóa Hỏa Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài. Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau: 1- Giáp Kỷ Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả 2- Ất Canh Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn. Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa". 3- Bính Tân Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi. Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng. 4- Đinh Nhâm Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần. Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí. 5- Mậu Quý Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ. Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình. Qua các thí dụ và kiểm nghiệm thực tế sẽ hiểu được tính chất thật của quan hệ hợp hóa; không giống như trong sách chỉ viết ngắn gọn và không giải thích tại sao. Tóm lại, quan trọng là có Chi trợ đúng lực nên Can mới vững. Sự hợp hóa nào cũng thành, tức là có xảy ra, nhưng chỉ khác nhau ở sự phân biệt hóa hữu tình hay hóa vô tình mà thôi.

  • @Dangbingan
    @Dangbingan 7 місяців тому

    Thầy ở chùa nào vậy T

  • @thanhtuyen5860
    @thanhtuyen5860 7 місяців тому

    Sc giỏi quá

  • @Thichducnam2023
    @Thichducnam2023 Рік тому

    Ai đây b ơi.hiz

  • @Thichducnam2023
    @Thichducnam2023 Рік тому

    Xuất sắc quá b ơi

  • @namviet5077
    @namviet5077 Рік тому

    Vừa làm cv miệng mình đọc bài sám có đc không ạ...a Di Đà Phật

  • @taionf8330
    @taionf8330 Рік тому

    🙏🙏🙏🙏

  • @taionf8330
    @taionf8330 Рік тому

    nam mo a di da phat🙏🏻

  • @suupham4391
    @suupham4391 Рік тому

    Quá hay đấy ạ .con xin cảm ơn

  • @thichminhthuan3646
    @thichminhthuan3646 Рік тому

    Hay quá ạ

  • @LienNguyen-rk1vr
    @LienNguyen-rk1vr Рік тому

    Con nam mô a di da phat

  • @LienNguyen-rk1vr
    @LienNguyen-rk1vr Рік тому

    Nam mô a di da phat

  • @TamNguyen-np7bg
    @TamNguyen-np7bg Рік тому

    Nhân duyên

  • @nguyenmy4714
    @nguyenmy4714 Рік тому

    Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô hoan hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát Con xin thành kính tri ân công Đức Quý Thầy Nam Mô A Di Đà Phật

  • @vovi4704
    @vovi4704 Рік тому

    Con xin thành tâm sám hối.cin nam mô a Di Đà Phật 🙏🙏🙏