Van hằng nhiệt - cấu tạo và nguyên lý làm việc

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 сер 2021
  • Xin chào mọi người, chào mừng quay trở lại với video của mình ngày hôm nay.
    Như tiêu đề của video, hôm nay mình sẽ trình bày về nguyên lý làm việc , cấu tạo và các lỗi thường gặp của Van hằng nhiệt, 1 chi tiết không thể thiếu trong các hệ thống giải nhiệt động cơ bằng chất lỏng của xe máy và oto...
    Đầu tiên, chúng ta đi vào nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt
    Như các bạn cũng đã biệt, nhiệt độ hoạt động tối ưu của động cơ đốt trong là 80 độ C đối với động cơ xăng và 90 độ C đối với động cơ diezel.
    Như vậy trên hoặc dưới khoảng nhiệt độ đó thì động cơ làm việc không hiệu quả, gây ra tốn nhiên liệu, không đạt hiệu quả làm việc cao.
    Từ lúc mới khởi động tới lúc động cơ đạt được nhiệt độ 80 - 90 độ C, cần 1 khoảng thời gian cần thiết. Lúc này van hằng nhiệt sẽ đóng lại, không cho nước làm mát chảy ra két nước giải nhiệt, bởi vì lúc này nhiệt độ động cơ và nước giải nhiệt thấp.
    Khi nhiệt độ động cơ đạt được nhiệt độ tối ưu, van hằng nhiệt sẽ mở ra, nước làm mát sẽ được chảy tới két nước và giải nhiệt, rồi đi vào lại động cơ theo tuần hoàn.
    Như vậy van hàng nhiệt có 2 nhiệm vụ: 1 là giúp cho động cơ nhanh chống đạt được nhiệt độ làm việc tối ưu từ lúc khởi động, 2 là giải nhiệt động cơ, không gây ra tình trạng quá nhiệt động cơ.
    Chức năng nhiệm vụ của van nhiệt rất rõ ràng trong hệ thống làm mát, nó đóng đường nước hoặc dầu đến két làm mát làm mát khi nhiệt độ của hệ thống còn thấp dưới mức quy định và mở van cho nước hoặc đầu qua két làm mát khi nhiệt độ hệ thống cao hơn mức quy định. Nhờ đó làm cho hệ thống động cơ có thể khởi động nhanh chóng tăng lên tới nhiệt độ làm việc, ổn định nhiệt độ , đảm bảo tính kinh tế và tránh gây ô nhiễm môi trường ở giai đoạn đầu động cơ làm việc.
    Vậy nếu không có van hằng nhiệt thì điều gì sẽ xảy ra?
    Lúc đó, nước làm mát sẽ đi theo vòng tuần hooàn từ động cơ ra két nước giải nhiệt, lúc này động cơ sẽ lâu và khó đạt được nhiệt độ tối ưu gây ra tốn nhiên liệu vận hành.
    Về phân loại thì van hằng nhiệt bao gồm 2 loại chính: 1 loại van hằng nhiệt thông thường, sử dụng cơ khí, và 1 loại van hằng nhiệt điện.
    Riêng bài trình bày này, mình sẽ đề cập tới van hằng nhiệt cơ khí.
    Phần 2: Cấu tạo của van hằng nhiệt
    Sơ đồ cấu tạo của van hằng nhiệt như hình: Bao gồm 3 phần chính: Cánh van, Lò xo hồi và Xy lanh chứa chất hằng nhiệt (Cụ thể là paraffin).
    Parafin hay chúng ta có thể gọi là 1 loại sáp. Là 1 loại chất thuộc thể rắn ở nhiệt độ bình thường và nóng chảy thành chất lỏng ở nhiệt độ khoảng 80 độ C.
    Nguyên lý làm việc như sau: khi nước ở nhiệt độ thấp (khoảng dưới 80 độ C, lò xo hồi vị đẩy xi lanh mang cánh van đi lên làm van đóng, nước làm mát không qua van hằng nhiệt tới két nước làm mát. Khi nhiệt độ động cơ đạt nhiệt độ làm việc (khoảng 80 - 90 độ C), Parapin giãn nở thắng sức cản lò xo đẩy xi lanh xuống làm mở van và mở thông đường nước từ động cơ ra két làm mát (nhiệt độ này được khắc trên mỗi van hằng nhiệt)
    Khi khởi động động cơ nguội, VHN đóng, chặn dòng nước làm mát từ bơm nước không đi ra két nước, buộc dòng nước phải tuần hoàn trong động cơ giúp nhiệt độ nước làm mát tăng càng nhanh càng tốt đến nhiệt độ tối ưu giúp động cơ tiết kiệm nhiên liệu trong khoảng thời gian khởi động máy nguội. Vì sao tiết kiệm nhiên liệu: khi động cơ nguội, cảm biến nhiệt độ nước đưa tín hiệu đến ECU từ đó ECU điều khiển các béc phun nhiên liệu vào buồng đốt nhiều hơn dẫn đến tua máy sẽ cao, mục đích là để động cơ nhanh nóng, nếu VHN hoạt động tốt (không bị kẹt, tình trạng đóng van khi nhiệt độ thấp) thì nước làm mát sẽ nhanh chóng nóng lên và cảm biến nhiệt độ nước đưa tín hiệu nhiệt độ càng lúc càng cao đến ECU đk các béc phun nhiên liệu càng lúc càng ít dẫn tua máy cũng sẽ giảm nhanh.
    Về lỗi thì van hằng nhiệt bị kẹt là sự cố này xảy ra do chất làm mát bị lẫn bụi bẩn, cát, tạp chất, ...
    Khi van hằng nhiệt của bạn bị kẹt đóng, nhiệt độ của động cơ không thể được điều chỉnh và các thành phần khác của hệ thống làm mát không thể thực hiện công việc của chúng. Điều ngược lại cũng là một vấn đề, bởi vì nếu van hằng nhiệt bị kẹt mở, động cơ có thể sẽ không bao giờ đạt được nhiệt độ vận hành thích hợp và sẽ không thể hoạt động hết khả năng của nó.
    Để đảm bảo an toàn khi vận hành xe thì chúng ta nên thường xuyển kiểm tra bảo hành bảo dưỡng động cơ, chú ý kiểm tra mức báo nhiệt độ động cơ, nếu động cơ bị quá nhiệt thì cẩn phải kiểm tra liền.
    Bài trình bày của mình tới đây là kết thúc, cám ơn các bạn đã xem video của mình.
    Cám bạn đừng quên like và subscribe kênh của mình.
    Xin cảm ơn.
    #vanhangnhiet
  • Авто та транспорт

КОМЕНТАРІ • 6

  • @manhnguyen7967
    @manhnguyen7967 2 роки тому +3

    Rất rõ ràng và dễ hiểu ? Thank em /

  • @Kha64
    @Kha64 Рік тому +2

    Tháo ra thấy nó đạp yếu hẳn nhất là dòng euro4 , chắc do máy nguội cảm biến nhiệt gửi thông tin về ecu phun dầu nhiều hơn khó đạt công suất tối đa mà còn hao dầu chạy tầm hơn nữa tiếng nó mới đạt nhiệt độ như lúc chưa tháo van nổ máy 2 , 3 phút

    • @NAVYVlog
      @NAVYVlog  Рік тому

      Đúng luôn ạ. Đó chính là nhiệm vụ của van hằng nhiệt !

  • @tutran4004
    @tutran4004 2 роки тому +2

    Thiếu chức năng đóng mạch nước tuần hoàn trong máy khi van mở hoàn toàn...với van 2 tầng....

    • @NAVYVlog
      @NAVYVlog  2 роки тому

      Dạ cám ơn ạ. E sẽ nghiên cứu thêm

  • @minhtongnguyen8770
    @minhtongnguyen8770 2 роки тому +1

    Như xúc lật 270 -8 Komasu sôi nước vì nguyên nhân gì