SƯ PHỤ KHAI THỊ 651 - 656 ‐ TÂM TỊNH QUỐC ĐỘ TỊNH.

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 жов 2022
  • TÂM TỊNH QUỐC ĐỘ TỊNH.
    Lúc mới bắt đầu giảng kinh tôi nói, tại sao có người rất thông minh? Có người lại rất dốt? Có người thì rất là lương thiện? Có người lại hung ác? Những điều đó có liên quan đến mắt trí huệ hay không, có liên quan tới sự giao tiếp giữa Tịnh Ðộ và Uế Ðộ hay không? Có người sẽ hỏi, vì sao chúng ta phải tu hành? Lý do là con người chúng ta là tiểu vũ trụ, có liên quan với đại vũ trụ. Nếu tiểu vũ trụ của chúng ta không an ổn, thì đời sống bên ngoài cũng loạn theo.
    Nếu tiểu vũ trụ câu thông được với đại vũ trụ, hợp thành “một” thì mọi sự sẽ được hòa hợp. Phật giáo gọi đó là “Tất cả đều do tâm tạo.” (Nhất thiết vi tâm tạo.) Chúa Giê-su nói “Ta và Cha ta là một thể.” (I and my Father are “one”.) Lão Tử cũng có nói “Ðạt được mục đích khi chúng ta trở thành “Một” (hợp thành Một)”. (Chương thứ 39 của Ðạo Ðức Kinh: “Trời được Một mới trong, đất được Một mới yên, thần được Một mới thiêng, hang được Một mới đầy, vạn vật được Một mới sanh ra, vương hầu được Một mới khiến thiên hạ ngay định.") Cho nên tu hành là để sửa chữa tiểu vũ trụ của mình, làm cho nó trở thành chủ nhân của mình....
    Cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói Tịnh Ðộ không xa, Tây phương cũng không xa. Tây phương ở nơi đây (Sư chỉ giữa trán), nếu như chúng ta tu pháp môn tốt thì sẽ thể nghiệm được. Tất cả cảnh giới nào cũng đều ở tại đây (Sư chỉ nơi mắt trí huệ), không phải chúng ta trèo cao, hay là bay lên, mới gặp được thế giới Cực Lạc. Trên thực tế, không có chỗ nào phải đến. Cho nên mới nói: “Tâm tịnh thì quốc độ tịnh”, vì tiểu vũ trụ có liên quan đến đại vũ trụ. Lão Tử cũng có nói: “Người tu hành, dù không bước ra khỏi cửa cũng biết được mọi chuyện trên thế gian” (Chương thứ 47 của Ðạo Ðức Kinh: Bất xuất hộ, tri thiên hạ), bởi vì sau khi tu hành, tiểu vũ trụ giao tiếp với đại vũ trụ, nên họ có thể biết được bất cứ nơi nào, không nơi nào là không có họ.
    Cho nên người thành Phật, chúng ta gọi họ là “Như Lai”. Như Lai tức là không đi không lại, người đó tuy ở đây, nhưng bất cứ chỗ nào cũng có họ, lúc đó, chúng ta nói họ đã thành “Phật”, hay thành “Như Lai”. Không phải chỉ có Phật Thích Ca mới có thể thành Như Lai, người đời này cũng có thể thành Như Lai, chúng ta đều có thể thành Như Lai. Không phải tôi nghe người ta nói có thể thành Như Lai, mới nói với quý vị như vậy, mà nói từ thể nghiệm của tôi, cho nên rất bảo đảm.
    Tình trạng chính thật của Như Lai là như vậy. Ví dụ, một người đắc “Ðạo” ngồi ở đây, những người ở chỗ khác thấy người này truyền pháp đó đây hay là dạy người trên Thiên Quốc, v.v... Cho nên chúng ta gọi Phật là “Thiên nhân đạo sư”, “Tứ sanh chi từ phụ” là nghĩa đó.

КОМЕНТАРІ •