#540

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 17 жов 2024

КОМЕНТАРІ • 422

  • @stevenbaovo
    @stevenbaovo Рік тому +6

    Trong cuốn sách cuối cùng của Stephen Hawking, ông có diễn giải về cơ học lượng tử bằng thuyết đa lịch sử (ý tưởng tương tự như thuyết đa thế giới) trong đó 1 hạt lượng tử sẽ có vô số lịch sử khả dĩ. Lịch sử của hạt chỉ được xác lập khi nó tương tác với lịch sử của một hạt khác và cùng tạo ra một lịch sử chung.
    Vũ trụ hiện tại cũng là một lịch sử chung của vô số các hạt, nghĩa là có vô số các vũ trụ với các lịch sử chung khác.
    Khi ta "quan sát" con mèo, ta vô tình đưa 1 lịch sử của con mèo tương tác với lịch sử chung của chúng ta để tạo ra 1 trạng thái duy nhất sống hoặc chết.
    Bonus: đây là cơ sở của thuyết đa vũ trụ, tuy nhiên khác với ý tưởng của bạn về du hành ngược thời gian có thể nhảy qua các vũ trụ khác, thuyết đa vũ trụ dạng này lại không cho phép các lịch sử của 1 hạt tương tác với nhau, từ đó đóng lại khả năng du hành thời gian bằng đa vũ trụ

  • @KhiêmĐàoDuy
    @KhiêmĐàoDuy 5 місяців тому +3

    Theo như những gì mình hiểu về thí nghiệm thì : thí nghiệm được đưa ra với 2 kết quả là sống và chết . Nhà bác học 1 cho rằng kết quả được xác định khi ta nhìn thấy nó và gán cho nó cái kết quả đó , nhà bác học 2 thì phủ nhận và cho rằng kết quả đã được xác định kể cả khi ta không nhìn thấy nó và gán cho nó kết quả đó , nhà bác học 3 thì cho rằng 2 kết quả tạo nên 2 vũ trụ song song nơi mỗi két quả sẽ tạo ra 1 vũ trụ khác nhau và không thể tác động hay liên kết với nhau

  • @ToRo2977
    @ToRo2977 Рік тому +3

    Muốn thực hiện dễ mà, chơi tài xỉu ấy. Hoặc tài hoặc xỉu, đặt trong một mô phỏng lý tưởng là không gian lận, không tỷ lệ cược, không hoa hồng hay lợi nhuận cho nhà cái. Bạn hoặc thắng hoặc thua. Nói cho dễ hiểu là may rủi. Về thuyết đa vũ trụ thì mình không tin, bởi nếu có thì chả có vũ trụ nào có chung một khởi nguồn để rồi liên tục dẫn đến một thí nghiệm như con mèo để mà tiếp tục phân nhánh, hoặc rất rất vô hạn nhánh trước đó. Một giả lập máy tính lý tưởng có thể cho ra vô hạn kết quả từ một điểm cố định ban đầu. Giống như Conan vậy, sự thật chỉ có một mà thôi. Điều đó lại dẫn tới việc bạn không thể nào đi ngược thời gian hay đi tới tương lai. Bởi những việc đã diễn ra sẽ chỉ có một(trừ việc quên chấm công:)). Bạn không thể nào tái tạo một chuỗi các hạt cơ bản và di chuyển nó đến một vị trí chính xác nào đó, các hạt luôn di chuyển, năng lượng luôn chuyển đổi. Nếu muốn làm được điều đó bạn phải nắm chính xác lượng thông tin của chính xác khung cảnh mà bạn muốn quay lại hay đi tới. Chẳng hạn như hôm qua bạn mua vé số, trật, bạn muốn quay lại để mua chính xác cái tờ mà hôm nay sẽ ra. Vậy bạn phải lưu lại đúng lượng thông tin đó(một lượng khổng lồ gần như vô hạn) rồi chuyển nó sang một cái máy để nó thiết lập lại, và chắc các bạn cũng biết là hiệu ứng cách bướm chứ, cái này nó sẽ ảnh hưởng tới cái kia. Chỉ cần sai một đơn vị nhỏ nhất thì cả hệ phương trình đó đều sai. Trái đất luôn di chuyển, vũ trụ đang nở rộng, mọi thứ dù muốn hay không đều đang đi xa khỏi vị trí mà đơn vị thời gian nhỏ nhất của nó đã hiện diện. Lúc bạn đang đọc những dòng này thì bạn đã di chuyển khỏi ví trí ngay liền kề trước đó. Hơn nữa, vũ trụ không có một điểm trung tâm hay nói đúng hơn bạn không thể tìm được một điểm cố định để đặt phương trình hay bất kỳ một nền tảng nào để thiết đặt cái thứ mà bạn dùng để tái tạo không thời gian. Đó chỉ mới là đi về quá khứ, thứ mà có vẻ như đã diễn ra, bạn có được một lượng thông tin rồi, huống hồ chi là đi tới tương lai thứ mà bạn sẽ chẳng bao giờ có được thông tin của nó. Cách mà mình thấy khả thi nhất để đi đến tương lai chỉ có ngủ đông như Captain America thôi. Không lão hóa, mọi kiến thức của bản thân có thể không còn phù hợp, người sinh sau mình lại già hơn mình, đó là trường hợp khả thi nhất để thực hiện cái gọi là du hành thời gian(ít nhất là nó có những điểm tương đồng). Mà hiện tại con người vẫn chưa thực hiện được.
    Cảm ơn các bạn đã đọc hết những dòng này, rất mong được tiếp thu ý kiến tranh luận hay phản bác của mọi người.

    • @nguyenduythai9462
      @nguyenduythai9462 7 місяців тому

      Đang mở bát mà gặp ô này chắc cả làng khoanh chân nghe ô lập luận quá 😂😂😂

  • @Hasoou
    @Hasoou Рік тому +47

    Nghe một hồi thì bỗng dưng nhớ lại nó chỉ là thí nghiệm "tưởng tượng" :))

    • @nguyenkimdoan
      @nguyenkimdoan Рік тому +1

      Thí nghiệm tưởng tượng được các nhà khoa học lớn dùng nhiều lắm đấy

  • @anhtruong1364
    @anhtruong1364 Рік тому +26

    Khi khó ngủ tôi lại xem những video về vũ trụ của vfacts cho dễ ngủ

  • @namoiungso9131
    @namoiungso9131 Рік тому +2

    Khi quan sát một hạt lượng tử và nhận thấy trạng thái của nó, có thể đó là trạng thái trong miền không gian hiện tại quan sát nhưng thực tế ở trong miền không gian khác hoặc chiều không gian khác, trạng thái của 1 hạt lại thể hiện trạng thái khác. Các trạng thái này liên tục hoán đổi giữa các chiều, miền không gian, chỉ khi nào ta quan sát (tức là quan sát 1 chiều không gian xác định) thì sẽ thấy trạng thái cố định của miền không gian đó.
    Giống như ta lật liên tục 1 chiếc gương, trong trạng thái bình thường, nó sẽ phản chiếu mọi góc của không gian, nhưng khi ta xác định vị trí quan sát, nó chỉ hiển thị hoặc ta chỉ nhìn thấy ảnh phản chiếu từ vị trí quan sát mà không thấy các chiều, các vị trí còn lại.

  • @VinhSimpTranHoangTuyetNhiCaDoi

    Thí nghiệm con mèo cho dễ hình dung thôi. Mik sẽ giải thích tại sao việc ta mở chiếc hộp lại ảnh hưởng đến kết quả của con mèo. Thực tế, khi ta quan sát 2 hạt lượng tử, là ta đã bắn các hạt photon ánh sáng vào 2 hạt đó thì mới quan sát đc. Ở quy nhỏ thế này thì vài hạt photon thôi cx có thể lm thay đổi 2 hạt lượng tử kia đi rất nhiều. Nên kq mà ta thu được chắc chắn là ko đúng. Đó là điều mà các nhà khoa học đau đầu. Nếu ko quan sát thì ko thu đc kq, mà quan sát thì sẽ lm thay đổi kết quả. Tg lượng tử thật biết trêu ngươi con người :))

    • @khangtran-ih4ug
      @khangtran-ih4ug Рік тому +3

      quan sát gì mà bắn photon. Nếu nói về bức xạ thì ko cần quan sát, mọi thứ trên đời đều auto phát xạ rồi nên lập luận của bạn nó sai từ bản chất.

  • @do-do-doc1987
    @do-do-doc1987 Рік тому +37

    không chỉ hại não, xem xong khéo còn bại não luôn!🤣
    Thôi cứ hiểu đơn gian về lượng tử đó chính là phép thuật trong truyền thuyết á🤩

    • @immortal799
      @immortal799 Рік тому +6

      chết não luôn bại não ăn thua gì =)))))

    • @xuanbachnguyen1768
      @xuanbachnguyen1768 Рік тому

      dẽ hiểu mà -_--

    • @immortal799
      @immortal799 Рік тому +2

      @Hiếu Nts tôi nói cho sang mồm chứ tôi hiểu mà. Căn bản là nó dựa trên góc nhìn của chúng ta trong mỗi trường hợp, còn về tính không mà lại có thì nó giống như 2 biến cố trong 1 không gian mẫu khi thống kê

    • @PhongTran-ll1xi
      @PhongTran-ll1xi Рік тому +1

      Theo t biết thì nó như thế này, sẽ kh ai biết chắc chắn con mèo có chết hay kh cho tới khi chúng ta mở hộp ra và xác định kiểu như là 50 50 có thể là nó sống cũng có thể là nó chết tình trạng này người ta gọi là vừa sống vừa chết nếu chiếc hộp kh được mở ra thì tình trạng của con mèo là vừa sống vừa chết mãi mãi cho tới khi chúng ta mở chiếc hộp ra thì cho có câu trả lời chính xác 100%
      Lấy ví dụ 2 quả bóng đỏ và xanh kẹp 1 trong 2 vào tay thì lúc này trong tay ta có thể là quả màu đỏ nhưng cũng có thể là quả màu xanh thì nó sẽ được coi là 50 50 cho tới khi mở tay ra và ta xác nhận nếu nó màu đỏ thì chắc kh phải màu xanh và ngược lại nhưng trước đó thì chúng hoàn toàn kh chắc chắn được cho tới khi chúng ta mở ra và nếu kh mở ra thì nó mãi mãi sẽ nằm ở trang thái vừa là quà màu đỏ vừa là quả màu xanh =)))

  • @NakVt1100
    @NakVt1100 Рік тому +2

    Ở thí nghiệm EPR, làm sao có thể đo được vị trí và động lượng của hạt 1 đồng thời? Dẫn đến vị trí và động lượng của hạt 2 không cần thiết phải tồn tại đồng thời.
    Vậy nó không thể vừa "đúng" vừa "sai". Nói cách khác trạng thái chồng chất của hạt 2 là không tồn tại.

    • @Thangtranvt
      @Thangtranvt 7 місяців тому

      Người ta ứng dụng để chế tạo ra máy tính lượng tử rồi còn ngồi cãi

  • @kazeyama6522
    @kazeyama6522 Рік тому +25

    Bấy lâu nay tôi nghĩ rằng, thí nghiệm con mèo của schrodinger mang ý nghĩa về tỉ lệ xác suất ở quy mô vi mô và vĩ mô
    Coi con mèo còn sống là 1, con mèo đã chết là 0, con mèo sẽ luôn tồn tại ở trạng thái 0 hoặc 1
    Nhưng khi lặp lại thí nghiệm đến quy mô vĩ mô, số lượng con mèo chết bắt đầu gần bằng số con mèo sống, đến vô hạn thì bằng nhau. Ta gọi trạng thái của con mèo khi đó là 0.5, tức là vừa sống cũng vừa chết
    Hoặc ở cách diễn giải khác, khi chưa có thông tin về một hiện tượng mang tính xác suất, con mèo đc xem là 0.5, vừa sống cũng vừa chết
    Còn h thì tôi bại não luôn

    • @thienthinh
      @thienthinh Рік тому +8

      Sẽ ko có thí nghiệm con mèo nếu như thế giới lượng tử ko hành động theo cách phản trực giác của con người, khi thí nghiệm này ra đời thì người ta đã biết đến sự chồng chập lượng tử nhưng người ta chỉ thấy nó xuất hiện ở thế giới lượng tử và cho rằng có thể hiện tượng này chỉ xảy ra ở thế giới vi mô còn ở thế giới vĩ mô mọi thứ sẽ được xác định rõ ràng. Thí nghiệm này ra đời để liên kết 2 thế giới và để nói lên rằng sự chồng chập ở thế giới vi mô hoàn toàn cũng có thể gây chồng chập ở thế giới vĩ mô và từ đó thuyết đa vũ trụ ra đời.

    • @ongianlaso1145
      @ongianlaso1145 Рік тому

      Hoặc ở 1 không gian nào đó bạn là tôi, tôi là bạn, chúng ta đang tự đấu tranh với chỉnh bản thể của chính mình😂

  • @MN-kf7tq
    @MN-kf7tq 11 місяців тому

    Truyền thông đang vô hiệu hóa Thuyết Cân Bằng. Cám ơn VFacts sưu tầm thông tin hữu ích cho tôi. Cám ơn .

  •  Рік тому +30

    Phục ông thật xem ông từ kênh top5lạkì đến khi ông rời kênh rồi ra kênh ms đến giờ kênh ms đc hơn 1 triệu lượt sud ít ai làm dc như ông đấy .chúc kênh ông ngày càng phát triển hơn nữa nha .mãi fan top5lạkì cũ + fan vfac mới .

    • @shopvinh5732
      @shopvinh5732 Рік тому +12

      Me too. Hồi hè lớp 5 coi Video những sự thật thú vị về Thái Lan trên kênh Top 5 lạ kỳ, ổng có nói Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ đc độc lập khỏi các nước thực dân. Cái lên lớp 7, trong tiết sử thầy hỏi nước nào ở Đông Nam Á giữ đc độc lập, rồi tui là đứa duy nhất biết nên giơ tay trả lời, xong thầy cho 10đ luôn. YEAH

    • @longthanh9304
      @longthanh9304 Рік тому +1

      @@shopvinh5732 tôi thì trả lời câu hỏi là: "Vì sao Thái Lan còn giữ được độc lập" thì có mỗi tôi trl được ;)

  • @astonewearingglasseshihi9075

    nói chung thì ta có thể hiểu họ đang muốn mô tả một sự hỗn tạp không thể hợp nhất giữa các trạng thái khả thi của vật chất vi mô, rằng một vật chất vi mô luôn dao động có xác xuất biểu hiện một tính năng cụ thể trong cơ số các tính năng khả thi có thể được tạo ra bởi nó. thí nghiệm này thể hiện tính không thể tiên đoán của sự kiện do ta không đủ khả năng để mô phỏng một cách hoàn hảo toàn bộ diễn biến xuyên suốt sự kiện đó mà chỉ có thể tập trung nhìn nhận một số các diễn biến khả thi có thể tính toán, có thể dự đoán của sự kiện.VD: bạn có thể liệt kê toàn bộ các bước để thực hiện một kế hoạch nhưng không có nghĩa đó là tối đa tất cả những gì bạn phải làm mà chỉ là những gì bạn cho rằng bạn có thể phải làm để thực hiện kế hoạch đó; đó là lí do vì sao bạn có thể thất bại.
    mình nghĩ việc một tính năng của một hạt có thể bị thay đổi bởi sự thay đổi tính năng của hạt khắc là do sự đồng bộ giao động giữa hai hạt. cả hai vừa là hai phần tử riêng biệt ( khác biệt về vị trí ) nhưng đồng thời cũng vừa là một thể thống nhất ( đồng bộ lẫn nhau ) nên khi ta thay đổi trạng thái của một hạt thì nghiễm nhiên hạt còn lại cũng sẽ bị thay đổi theo
    ta không thể áp dụng lý thuyết này ở cấp độ vĩ mô vì tính phức tạp trong cấu trúc của cả hai phần tử vốn đã không cho phép chúng có thể đồng bộ hoàn toàn với nhau nhưng ở cấp độ vi mô, khi các phần tử có thể thực sự hoạt động đơn lẻ mà không phải phụ thuộc vào các phần tử khác thì việc đồng bộ có thể tiến hành dễ dàng hơn

  • @hoauvoisutuchannel7176
    @hoauvoisutuchannel7176 Рік тому +29

    Trận động đất đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận vào năm nào và ở nước nào vậy ông Đạt?

    • @shiart4579
      @shiart4579 Рік тому +2

      Indonesia

    • @vananh-uy1xq
      @vananh-uy1xq Рік тому

      Động đất thì có từ thời cổ sưa rồi nên không biết

    • @sinhhoang7616
      @sinhhoang7616 Рік тому

      @@vananh-uy1xq được ghi nhận mà bro

    • @tiennguyenvan8073
      @tiennguyenvan8073 Рік тому

      ​@@vananh-uy1xq được ghi nhận kìa

    • @l._.l965
      @l._.l965 Рік тому +2

      Được ghi nhận bằng cách nào? Trực tiếp qua trải nghiệm của con người hay gián tiếp qua nhưng bằng chứng thư đc từ thời xa xưa, nếu vậy thì ngay khi trái đất hình thành thì đã có động đất rồi

  • @bawfng04
    @bawfng04 Рік тому +17

    Tóm tắt video: khi con mèo ở trong hộp, nó ở trạng thái chồng chập giữa sống và chết, còn khi mở hộp ra thì con mèo chỉ có thể sống hoặc chết, nếu nó sống thì ở vũ trụ khác nó chết và ngược lại =)))

    • @duycanfly
      @duycanfly Рік тому +1

      Chuẩn nè bác

    • @nvtuanh9905
      @nvtuanh9905 Рік тому +1

      ok giờ mới hiểu :) 😂😂😂😂
      chứ ông vinfact nói khó hiểu quá :) 😂😂😂😂

    • @VFacts
      @VFacts  Рік тому +4

      @@nvtuanh9905 Phải trích dẫn thêm các diễn giải được sử dụng vào nữa, cắt bớt đầu đuôi đi thì dễ hiểu hơn, nhưng nó làm người xem hiểu hời hợt thay vì nắm rõ bản chất vấn đề!

    • @ngdoublec03
      @ngdoublec03 Рік тому

      @@nvtuanh9905 thuyết đa vũ trụ khó hiểu thật

    • @consistent-trade
      @consistent-trade Рік тому +1

      Tôi thích như này bởi từ ngữ làm chúng ta bị rối chứ thực chất k có cái gì cả. Con mèo sống hay chết thì chúng ta k biết nếu k mở thùng. Cho nên ta bảo nó đang chồng chập. Chứ nói nó đang vừa sống vừa chết là đánh tráo khái niệm. Đơn giản là nó vẫn đang sống từ lúc cho vào thùng. Như 1 người gặp tai nạn được đưa vào viện thì ta k thể nói người đó vừa sống vừa chết đc. 1 là vẫn đang sống, 2 là đã tử vong chỉ có điều ta k thấy mà thôi.

  • @longtk341
    @longtk341 Рік тому +2

    Ad nên làm về thì nghiệm khe đôi lượng tử trước khi làm video này. Nó cũng ảo ma không kém mà còn giúp người xem có kiếm thức cơ bản để hiểu video này.

  • @vietanh8023
    @vietanh8023 Рік тому +11

    Tôi biết con mèo của schrödinger qua bộ hội chứng tuổi thanh xuân:))

  • @hmmm1029
    @hmmm1029 5 днів тому

    cuốn vật chất tối của blake crouch cũng nói về thí nghiệm này của schrodinger

  • @duyxexe
    @duyxexe Рік тому +1

    Ad nay bị cảm hả ad. Thương quá

  • @priokent8297
    @priokent8297 Рік тому +1

    Giống chưa mở bát thì vừa có thể là tài cũng có thể là xỉu, 2 thực tại song song

  • @atphan9819
    @atphan9819 Рік тому

    Anh ơi cho em xin thắc mắc . tại sao những thứ chúng ta định mua hay những người bạn mới gặp . thì ít lâu sau sẽ được xuất hiện trên quảng cáo hay bạn bè thì được đề xuất kết bạn trên fb ạ mong anh trả lời em

    • @quynhchuc1929
      @quynhchuc1929 Рік тому

      bạn dùng smartphone có bật vị trí trên định vị và người bạn mới của bạn cũng vậy . FB kết nối với vị trí trên điện thoại của 2 bạn . thế là nó đề xuất thôi

  • @colorful1601
    @colorful1601 Рік тому

    Anh đạt ơi cho em xin phép hỏi: Việc một hạt nhân nguyên tử chính xác có phân rã hay không chúng ta không thể tính được, nhưng chúng ta lại có thể biết được xác suất một hạt có phân rã hay không trong một khoảng thời gian, vậy xác suất này tính được dựa trên điều gì, hay là do chính chúng ta thống kê lại từ nhiều thí nghiệm và đưa ra con số gần đúng?
    Câu hỏi thứ 2 là về sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn xét về cấp độ nguyên tử thì việc một nguyên tử của vật nóng (dao động mạnh hơn) truyền động năng của mình cho nguyên tử của vật lạnh hơn cũng theo xác suất chứ không hoàn toàn tuyệt đối, vật nóng luôn truyền nhiệt cho vật lạnh chỉ là do xác suất nóng truyền sang lạnh cao hơn nhiều lần so với ngược lại mà thôi, vậy người ta đã có những thí nghiệm nào để chứng minh giả thuyết đó chưa ạ.
    Nếu được xin anh ra video giải thích chi tiết, em cảm ơn anh.

    • @minhbuinguyenhong650
      @minhbuinguyenhong650 Рік тому

      Câu thứ 2 thì bạn có thể hiểu đơn giản là sự va chạm giữa 2 nguyên tử ấy. Ở nhiệt độ xác định thì 2 nguyên tử có vận tốc xác định, áp dụng lí thuyết về va chạm thì vật nhanh hơn luôn truyền năng lượng và động lượng cho vật chậm hơn thôi

    • @Blue-ed3bd
      @Blue-ed3bd Рік тому

      Cái bạn nói là lý thuyết về entropy giải thích tại sao vật nóng truyền nhiệt sang vật lạnh á. Bạn có thể gg để tìm hiểu thêm.

    • @ongianlaso1145
      @ongianlaso1145 Рік тому

      Sắc xuất để 1 hạt phân rã là n năm => đó là số năm phân rã. Nó giống như sắc xuất để có mức năng lượng cộng hưởng đạt mức phá vỡ hạt nhân.

  • @vietnamthucgiac
    @vietnamthucgiac Рік тому

    rất hay ạ

  • @phucgaming1187
    @phucgaming1187 Рік тому +1

    Anh Vfacts cho em hỏi niếu nén không khí lạy nhỏ bằn bàn tay của con người thì sao anh 🤔

  • @Hunghoang-yk5fz
    @Hunghoang-yk5fz Рік тому

    Sau khi xem xong vid, tôi chưa bao giờ thấy tiếc nuối 10’ cuộc đời như vậy. Kênh càng ngày càng ra nhiều vid nội dung khó tiếp thu

  • @huynhthien999
    @huynhthien999 Рік тому

    Rất hấp dẫn.

  • @lahoan85
    @lahoan85 Рік тому +2

    Khoa học lượng tử là một cái gì đó mà chúng ta rất khó để hình dung và hiểu được, vì vậy mà nhờ thì nghiệm về con mèo này mà tôi bắt đầu thấy buồn ngủ. 😅

  • @tiepthan6042
    @tiepthan6042 Рік тому

    hay

  • @thuanhuynh209
    @thuanhuynh209 Рік тому +2

    Con mèo nghe cũng hay đấy, mà mình thấy không quái dị bằng thí nghiệm khe đôi lượng tử. TG lượng tử thật sự kỳ quái

  • @holmes_tdg
    @holmes_tdg Рік тому

    hay quá ad ơi, vid của kênh làm tô cơm của em ngon hơn hẳn

  • @huynhsamvu7607
    @huynhsamvu7607 Рік тому +4

    Nói chung, trước khi ta nhận thức được sự việc, thì sự việc đó có thể có 2 hoặc nhiều hơn kết quả, cho tới khi ta quan sát thì nó chỉ còn 1 :)))

    • @yuukikonno8842
      @yuukikonno8842 2 місяці тому

      Cậu đã làm não mình bớt lag và bớt ảo tưởng hơn nhiều 😂

  • @nguyenquangat3332
    @nguyenquangat3332 Рік тому

    đồ mua ở đâu đấy có giới thiệu đc ko hay chỉ mua hộ đc thôi ?
    sáng đi làm công ty sớm , tăng ca đến 21h tối tan ca , 10p đi đường , 15p tắm , 30p ăn , 5p đánh răng rửa mặt rồi đi ngủ vì mai đi làm sớm thì có cần thiết phức tạp như thế ko ?

  • @user-quiin_ll
    @user-quiin_ll 3 місяці тому

    kiến thức này thật vĩ mô kiểu nó thoát khỏi vật lý thông thường luôn á

  • @hiepsilun7174
    @hiepsilun7174 Рік тому

    coi xong 7' t chã hỉu clip này nói gì......nhưng khi coi hết clip......! t đã hỉu...... clip này nói về thí nghiệm con mèo....vs hủ acid gì đó... rồi liên quan tới mấy nhà vật lý lỗi lạc gì gì đó.........! rồi cái gì vũ trụ ...lượng tử.....nương tử sư tử......gì gì đó....có cả tiểu yến tử luôn........😵‍💫😵‍💫😵‍💫😵‍💫

  • @thango9209
    @thango9209 Рік тому

    Nghê câu cuối mà xoắn cả não :)))

  • @anhtranngoc912
    @anhtranngoc912 Рік тому

    QUÁ HAY
    TUYỆT VỜI

  • @zzvenuszz
    @zzvenuszz Рік тому +1

    Xem Vfacts đã lâu nhưng đến video này thì não của tôi đã dừng hoạt động.

  • @victortran4940
    @victortran4940 Рік тому +2

    tôi cần thêm 2 thùng Fristy để có thể tưởng tượng và hiểu đc 50% cái clip này... t nghe nó ko giống vật lý lí thuyết lắm mà thấy nó giống như kiểu triết học hơn 😂😂😂

  • @xuanbachnguyen1768
    @xuanbachnguyen1768 Рік тому +1

    chú mèo said: chắc t ngồi nhìn trong bóng tôi

  • @lilchuong2002
    @lilchuong2002 Рік тому

    Nếu nhìn sâu vào bản chất con mèo hay cụ thể hơn là mọi vật chất thì đều được cấu tạo bởi các hạt vi mô. Mà các hạt vi mô thì là các dải tần số mang năng lượng, vì thế việc các dải tần số mang năng lượng tồn tại ở cả 2 trạng thái thì hoàn toàn có thể. Nên việc xét con mèo vừa tốn tại ở cả 2 trạng thái sống và chết thì hoàn toàn có khả năng chỉ tùy vào hệ quy chiếu chúng ta căn cứ vào.

    • @anghuynhminh997
      @anghuynhminh997 Рік тому

      Hạt là Hạt tần số là tần số chứ cả Hạt nhỏ nhất là quark cũng là "Hạt ". Chỉ có ánh sáng là tần số. Nhưng ánh sáng không phải vật chất.

    • @anghuynhminh997
      @anghuynhminh997 Рік тому

      @Hiếu Nts Thì mình có nói chứng minh được đâu?

    • @anghuynhminh997
      @anghuynhminh997 Рік тому

      @Hiếu Nts Okiii.

  • @trongsio9389
    @trongsio9389 Рік тому

    Anh Đạt cho em hỏi khi ta muốn "thổi bay" hay "trung hoà" những mùi khó chịu trong phòng thì ta nên bật quạt hướng ra ngoài hay vào trong hay là không bật quạt?

    • @typhan5912
      @typhan5912 Рік тому

      Bạn cần phải có đường cho không khí sạch vào và đường cho không khí bẩn ra ngoài. Như lắp quạt hút vậy. Quạt hút sẽ hút khí bẩn ra ngoài thì khí sạch tự tràn vào chiếm chỗ thôi.

  • @MitToCaKhia
    @MitToCaKhia Рік тому

    Nghe xong muốn rối loạn thần kinh luôn , vậy rút cuộc thì vai trò của người quan sát có mang tính quyết định đến trạng thái của hạt lượng tử hay không hay là nó độc lập với người quan sát, hay như cách Albert Einstien nói vốn nó cũng chỉ là 2 chiếc bao tay từ 1 cái đôi găng tay mà thôi . Nếu đặt con mèo vào trong chiếc hộp kín thì có thể để các dụng cụ cảm biến để theo dõi con mèo từ bên ngoài mà không cần mở hộp ra , thay vì quan sát trạng thái của lượng tử ta chỉ cần quan sát con mèo thôi .

    • @Blue-ed3bd
      @Blue-ed3bd Рік тому

      Ý của video là dù có mở hộp ra xem, đo đạc, gắn camera, miễn là khi người quan sát thực hiện một hành động "quan sát" thì trạng thái của con mèo sẽ lập tức xác định á.

  • @thonotgayyy144
    @thonotgayyy144 Рік тому

    Đại khái là vừa mới xem một bộ phim có nói về tên cấm kị của loài mèo Schrödinger nên thấy video này và nhấp vào xem thử , theo nhận xét về cá nhân tôi thì trạng thái giữa sự sống và cái chết có thể là 50/50 nó có thể chia nhánh vũ trụ song song như bên vũ trụ ta thấy thì nó đã chết nhưng bên vũ trụ song song khác thì nó vẫn còn sống , giả thuyết về nhiều thế giới thì chưa có ai chứng minh được sự tồn tại của nó nên đúng là cũng không thể chắc chắn được, trạng thái giữa sự sống và cái chết chỉ được xác định khi chúng ta tận mắt nhìn thấy , có thể nó sống hoặc cũng có thể nó chết còn vấn đèo sự sống và cái chết trồng lên nhau thì tôi cũng chả rõ lắm

  • @atroyal4293
    @atroyal4293 Рік тому

    *Ay ui đau não quá*

  • @happyapple8679
    @happyapple8679 Рік тому +2

    Cái này vừa xem từ chioo xong :))

  • @thinhnguyenang2238
    @thinhnguyenang2238 Рік тому

    Mình xin comment 1 chút
    1. Nội dung video này đều chỉ dựa trên lý thuyết và đã lỗi thời vì giải nobel vật lý năm 2022 được trao cho 3 nhà khoa học được vinh danh bởi "thí nghiệm với các photon vướng víu, xác lập sự xâm phạm với bất đẳng thức Bell và tiên phong trong khoa học thông tin lượng tử". Mọi người có thể tự tìm hiểu thêm
    2. Nội dung video cũng lặp lại nội dung và thiếu quá nhiều trong khi có thể diễn giải đơn giản hơn cho đại chúng. Ví dụ như lượng tử là gì, nguyên nhân từ đâu ra thí nghiệm giả tưởng này,...
    3. Nội dung đoạn về sau chỉ là suy diễn chứ thực tế nó phụ thuộc vào khoảnh khắc quan sát. Lúc này, 1 hạt lượng tử chỉ có duy nhất 1 trạng thái và ko có cách nào chứng minh trạng thái chồng chập được. Lý thuyết đa vũ trụ cũng là tự tưởng tượng ra

  • @_dajix4530
    @_dajix4530 Рік тому +1

    Biết thí nghiệm này qua anime nhưng coi của vfact thì đã hiểu hơn :))))

    • @TuanLe-im2iy
      @TuanLe-im2iy Рік тому

      Hiểu hơn hay hiểu tường tận 😅😅😅

  • @Alain_KIRITO
    @Alain_KIRITO Рік тому

    Hay quá tôi chẳng hiểu gì cả:)))

  • @tunglamvuong8976
    @tunglamvuong8976 Рік тому

    Thế quái nào một người vừa uống thuốc giảm đau vì đau đầu như mình lại quyết định bấm xem video này nhỉ. Giờ hối hận có muộn màng quá rồi không?😥

  • @xuanbachnguyen1768
    @xuanbachnguyen1768 Рік тому +1

    anh Đạt ơi, ah cho em hỏi "Spin của các hạt lượng tử có bị tác động bởi Độ 0 Tuyệt Đối " không ạ :((

  • @hongnhatta6092
    @hongnhatta6092 Рік тому +1

    Lúc trước xem seri Dark của Netflix có đề cập đến thí nghiệm Schrodinger. Đúng hack não luôn

  • @Nam-đh
    @Nam-đh Рік тому

    1 video hại não từ trước đến nay tôi đã đc xem

  • @Kubinxunauvlog
    @Kubinxunauvlog Рік тому

    Hi

  • @sunyin6150
    @sunyin6150 Рік тому

    Nghe vd này não tôi nhảy số đến việc cố thăng bằng công tắc bóng đèn 😢

  • @anginhnguyen8260
    @anginhnguyen8260 Рік тому +1

    Phương trình schrodinger là một cái gì đó mà học sinh chuyên hóa 10 phải biết giải và em đã rất chật vật với việc giải nó

  • @99.hoangtran
    @99.hoangtran Рік тому +1

    Giống như trường hợp của Ant man, khi đang ở trong lõi năng lượng của Kang vậy 🤔 không chỉ 2, mà tất cả các khả năng đều tồn tại cùng lúc... Ảo ma thiệt.

    • @huuduchuynh8690
      @huuduchuynh8690 Рік тому

      Chắc chỉ có "the kang conqueror" mới hỉu dc thế giới lượng tử đó

  • @luciaminamiya4997
    @luciaminamiya4997 Рік тому

    Theo tôi thì cái được gọi là vũ trụ song song nó có mùi hiểu sai vấn đề, cái có thể xảy ra cao nhất là có nhiều vũ trụ chứ chả có cái nào "song song" trong cái mớ lý thuyết đứt gãy thực tại. Thêm 1 điều nữa, rằng toàn bộ lý thuyết trên đều có một điểm chung, đó là toàn bộ đều bị thay đổi khi "con người nhìn", chứ không có sự thay đổi chính xác trong bản chất của nó. Trên thực tế thì "con người nhìn" cũng chỉ mang yếu tố "ghi lại cái đã xảy ra". Do đó, "con người có nhìn hay không" thì cũng không thể thay đổi được trạng thái hay hiện tượng vốn có của nó. Do đó lý thuyết "thế giới song song" trong sự đứt gãy dưới "con người nhìn" chỉ mang tính "con người" và không phải là hệ quả của "quy luật tự nhiên". Nói cách khác, rằng con người có nhìn hay không thì nó cũng không thể thay đổi được rằng hiện tượng có "đứt gãy hay không". Trở lại vấn đề con mèo, khi mở hộp chúng ta mới có thể xác định được con mèo còn sống hay đã chết, đây chính là "ghi lại cái đã xảy ra", trên thực tế thì con mèo có sống hay chết thì không ai biết được trước khi nhìn thấy nó, vậy dưới góc nhìn của "sự thật" thì con mèo đó còn sống hoặc đã chết mà không hề tồn tại hai trạng thái cùng tồn tại. Cái vấn đề là chúng ta đang nhìn thế giới dưới góc nhìn của "con người nhìn" chứ không phải dưới góc nhìn của "sự thật". Đó là lý do mà cho tới nay, có rất nhiều thứ chúng ta không thể chứng minh. Tôi nói tới đây thôi, thực ta là còn nhiều lắm, ai hiểu sao thì hiểu, tôi sẽ không recmt bất cứ cái gì liên quan đến vấn đề này nữa, vì tất cả cũng là "con người nhìn".

    • @longtk341
      @longtk341 Рік тому

      Bạn nói thế vì bạn không hiểu cơ học lượng tử, trong thí nghiệm khe đôi lượng tử, người ta nhận thấy một hạt electron cùng lúc bay qua được 2 khe, như thể nó được tách làm đôi vậy. Vì thế người ta lắp máy đo vào để xem hạt đó bay qua khe nào, và nhận thấy hạt chỉ bay qua 1 khe, kết quả thí nghiệm khác với khi không lắp máy đo. Đây là lần đầu tiên người ta biết đến hiện tượng chồng chập lượng tử: khi không lắp máy đo, 1 hạt cùng lúc bay qua cả 2 khe song song trong khi xác xuất bay qua mỗi khe là 50 50. Còn khi được lắp máy đo (bị quan sát) thì chỉ bay qua 1 khe.

    • @astonewearingglasseshihi9075
      @astonewearingglasseshihi9075 Рік тому

      nói chung thì ta có thể hiểu họ đang muốn mô tả một sự hỗn tạp không thể hợp nhất giữa các trạng thái khả thi của vật chất vi mô, rằng một vật chất vi mô luôn dao động có xác xuất biểu hiện một tính năng cụ thể trong cơ số các tính năng khả thi có thể được tạo ra bởi nó. thí nghiệm này thể hiện tính không thể tiên đoán của sự kiện do ta không đủ khả năng để mô phỏng một cách hoàn hảo toàn bộ diễn biến xuyên suốt sự kiện đó mà chỉ có thể tập trung nhìn nhân cơ số các diễn biến khả thi có thể tính toán, có thể dự đoán của sự kiện.VD: bạn có thể liệt kê toàn bộ các bước để thực hiện một kế hoạch nhưng không có nghĩa đó là tối đa tất cả những gì bạn phải làm mà chỉ là những gì bạn cho rằng bạn có thể phải làm để thực hiện kế hoạch đó; đó là lí do vì sao bạn có thể thất bại.
      mình nghĩ việc một tính năng của một hạt có thể bị thay đổi bởi sự thay đổi tính năng của hạt khắc là do sự đồng bộ giao động giữa hai hạt. cả hai vừa là hai phần tử riêng biệt ( khác biệt về vị trí ) nhưng đồng thời cũng vừa là một thể thống nhất ( đồng bộ lẫn nhau ) nên khi ta thay đổi trạng thái của một hạt thì nghiễm nhiên hạt còn lại cũng sẽ bị thay đổi theo
      ta không thể áp dụng lý thuyết này ở cấp độ vĩ mô vì tính phức tạp trong cấu trúc của cả hai phần tử vốn đã không cho phép chúng có thể đồng bộ hoàn toàn với nhau nhưng ở cấp độ vi mô, khi các phần tử có thể thực sự hoạt động đơn lẻ mà không phải phụ thuộc vào các phần tử khác thì việc đồng bộ có thể tiến hành dễ dàng hơn

    • @VinhSimpTranHoangTuyetNhiCaDoi
      @VinhSimpTranHoangTuyetNhiCaDoi Рік тому

      những điều bn nói mik có thể hiểu phần nào, và mik thấy cx khá đúng, nhưng trong thế giới lượng tử, nó ko vẻ ko hợp lý lắm. Bn nên tìm hiểu thêm về tg lượng tử nhé, thú vị phết đấy. Tg lượng tử khác với tg với mà cta có thể nhìn = mắt thường. Trong tg lượng tử, việc "con người nhin" không đơn thuần chỉ là "ghi lại cái đã xảy ra" đâu. Chỉ riêng việc nhìn và cũng chỉ cần "1 cái nhìn" của con người cx có thể thay đổi cái gọi là "sự thật" trong tg lượng tử đấy

  • @nguyenthixuan7902
    @nguyenthixuan7902 Рік тому

    Đâu nhất thiết phải quan sát chỉ cần các giác quan khác thì cũng sẽ tương tự
    Nếu phân tử phân rã thì búa sẽ rơi đúng chứ
    Nếu búa rơi vào bình thì sẽ gây ra tiếng động vậy ta đã biết được
    100% phân tủ đã phân rã vậy phân tử đã phân rã về trạng thái phân rã
    Vậy chỉ cần có dấu hiệu nhận biết xác định ko nhất thiết là quang sát đã có thể biết được nó đã phân rã chòng chất hay chưa rồi
    Còn đối với vi mô
    Electron là vd e tồn tại dưới dạng 1 đám mây xác suất có nghĩa ta có thể biết được vị trí của e theo % xác xuất
    Giá trị này ko bằng 0% và ko bằng 100%

    • @DanTMC5398
      @DanTMC5398 Рік тому

      Thí nghiệm đã giới hạn ở mắt rồi
      Vì thiếu các giác quan khác nên việc suy ra kết quả càng khó hơn và cân bằng một kết quả 50-50, bạn buộc phải mở ra xem để biết kết quả và sự chồng chất lượng tử mới xảy ra
      Đấy mới chính là mục đích của Schrodinger, dùng não đi chứ lmao 🗿

    • @nguyenthixuan7902
      @nguyenthixuan7902 Рік тому

      @@DanTMC5398 có giới hạn à ở đoạn nào?

    • @DanTMC5398
      @DanTMC5398 Рік тому

      @@nguyenthixuan7902
      One can even set up quite absurd cases. A cat is locked in a steel chamber, with the following device (which must be protected from direct cat interference): in the Geiger counter, there is a small piece of radioactive material, so small that it perhaps in the course of an hour one of the atoms decays, but with equal probability, probably not; if that happens, the counter will discharge and through a relay a hammer will release a hammer that breaks a small flask of hydrocyanic acid. If one were to let this whole system work on its own for an hour, one would say that the cat would still be alive if during that time no atoms had decayed. The first atomic decay will poison it. The psi function of the whole system would represent this by having in it the living and dead cat (pardon the wording) mixed or smeared in equal parts.
      It is typical of these cases that uncertainty initially confined to the atomic domain turns into macro-uncertainty, which can then be resolved by direct observation. That prevents us from naively accepting that a "fuzzy model" to represent reality is valid. By itself, it will not show anything unclear or contradictory. There is a difference between a shaky or out of focus photo and a cloud and fog photo.
      "Wiki KhôNg pHải là nGuồN" incoming 🗿

  • @xien.bannnn
    @xien.bannnn Рік тому +20

    Giá như các nhà khoa học cũng cá độ bóng đá thì thí nghiệm này sẽ là: "Bóng chưa lăn kèo nào cũng sáng"

    • @john0ldman.
      @john0ldman. Рік тому +1

      Thực ra nó cũng xảy ra ở bóng đá đó bạn. Có điều trạng thái vừa Thắng vừa Thua xảy ra và phân tách thành 2 vũ trụ song song: Ở vũ trụ này bạn nhảy cầu hôm nay, nhưng đồng thời lúc đó ở vũ trụ khác (song song) bạn sẽ nhảy cầu vào 1 ngày khác. Chỉ có điều duy nhất luôn đúng ở cả 2 vũ trụ song song này: Nhà cái luôn thắng cuộc trong thời gian dài !

    • @luongnguyen7956
      @luongnguyen7956 Рік тому +1

      đá xong rồi mà không lướt web thì vẫn sáng lắm =)))

    • @yuukikonno8842
      @yuukikonno8842 2 місяці тому

      ​@@luongnguyen7956mình lên mạng là ghi chép thôi, sự thật là kết quả đã có từ khi kết thúc trận đấu vì thời gian trôi tuyến tính

    • @yuukikonno8842
      @yuukikonno8842 2 місяці тому

      ​@@luongnguyen7956còn đa vũ trụ chỉ là tưởng tượng thôi

    • @yuukikonno8842
      @yuukikonno8842 2 місяці тому

      Kèo tối từ khi kết thúc trận đấu rồi bro, việc bro lên mạng không thay đổi được kết quả trận đấu đâu...

  • @uchoang4561
    @uchoang4561 Рік тому

    👏

  • @ptl-m1652
    @ptl-m1652 Рік тому

    Lâu lắm rồi mới xem đc 1 video mà xem 3 lần mới hiểu :)

  • @nguyencuong1020
    @nguyencuong1020 Рік тому

    kiến thức vĩ mô thực sự, mình chịu mình k tiếp thu dc

  • @Haru_melody
    @Haru_melody Рік тому

    Mình thích giả thuyết vũ trụ phân nhánh .-.

  • @NgocTran-lp8vw
    @NgocTran-lp8vw Рік тому

    đỉnh cao

  • @vietanhle6950
    @vietanhle6950 Рік тому

    hại não vãi lúa 🤣🤣🤣🤣

  • @LacRangg
    @LacRangg Рік тому

    Xem thì xem 3s sau quên hết ráo 🤣

  • @mercuryboiz
    @mercuryboiz Рік тому

    thực sự hại não và trừu tượng nhưng mà càng nghe càng cuốn đấy ạ

  • @draz5388
    @draz5388 Рік тому +2

    Thí nghiệm đó chỉ là tưởng tượng chứ k làm thật dc, nếu k thì dùng cái hộp kính trong suốt thì quan sát dc con mèo vừa sống vừa chết hay 1 trong hai trạng thái :v

  • @giagianghia1374
    @giagianghia1374 Рік тому

    Nghe đau não phết 😂

  • @bakhtak3212
    @bakhtak3212 Рік тому +1

    100000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000....... vũ trụ :))

  • @emmaicon1388
    @emmaicon1388 Рік тому

    Hóa ra câu'' tò mò giết chết con mèo'' ở đây mà ra

  • @ngoclong3309
    @ngoclong3309 Рік тому

    Tôi đã có 1 giấc ngủ ngon ngay khi đang xem video này 😅

  • @touchmemiku2804
    @touchmemiku2804 Рік тому

    tôi đã lú khi xem video này

  • @khuyendaxoanhatmoli2
    @khuyendaxoanhatmoli2 Рік тому

    Tiện thể làm về video về chủ đề giao thoa ánh sáng khe young đi ad🙆

  • @toshirohitsugaya5691
    @toshirohitsugaya5691 Рік тому

    Nghe khá hại não

  • @hueman.mthang
    @hueman.mthang Рік тому

    hại não quá 😱

  • @metatronmg5353
    @metatronmg5353 Рік тому

    Chồng chất lượng tử ví dụ như ad có thể yếu hoặc không yếu, cho đến khi làm gì đó thì mới biết dc :))

  • @enhatquocsuhoaky4028
    @enhatquocsuhoaky4028 Рік тому +1

    bài học rút ra là không nên nhốt mèo vào hộp

  • @tinhct7117
    @tinhct7117 Рік тому

    cái này giống thí nghiệm trong anime " hội chứng tuổi dậy thì " coi xong cũng chả hiểu gì :))

  • @anghoanglinhle722
    @anghoanglinhle722 Рік тому

    Đau não vãi....

  • @Ba---
    @Ba--- Рік тому +1

    Lâu k có các giả thuyết gì hay hay nhỉ

  • @Lusius_Aeternus
    @Lusius_Aeternus Рік тому

    Mình đang thắc mắc cái này luôn á

  • @anhduypham6140
    @anhduypham6140 Рік тому

    Vụ này nghe nhiều rồi
    Nhưng mà ko hiểu sao ngta có cái thuyết đó nhỉ?

  • @nnamdzhb1299
    @nnamdzhb1299 Рік тому

    Điều gì khiến kết quả của chồng chập lượng tử được xác định bởi sự quan sát, nghe rất giống duy thức của phật giáo, khi mà chủ thể được quan sát chỉ tồn tại khi có chủ thể quan sát, không có cái gì là tự có hay tự tính (vô ngã)

  • @yentruong9592
    @yentruong9592 Рік тому

    Có phải hôm nay giọng nói hơi giống bị cảm. Bạn có khỏe không

  • @ara_nozennn
    @ara_nozennn 2 місяці тому

    Nếu các nhà vật lý lắp camera dấu kín trong cái hộp thì sao nhỉ

  • @Tờ3-en3
    @Tờ3-en3 Місяць тому

    Mua vé số dừa trúng số dừa không trúng số, nó chỉ không trúng số khi chúng ta dò nó.

  • @nangnhat3992
    @nangnhat3992 Рік тому

    👍

  • @samaHama-wfssa
    @samaHama-wfssa Рік тому

    mà hại não thật

  • @bachhahuy7301
    @bachhahuy7301 Рік тому

    giống nguyên lí bất định Hysenberg nhỉ

  • @baochamlethi5529
    @baochamlethi5529 Рік тому

    Nay nghe giọng lạ

  • @MyNguyen-pg7hp
    @MyNguyen-pg7hp Рік тому

    cái này đơn giãn mà. việc ỉa và k ỉa vậy. nếu bỏ qua cảm giác và nhìn thấy phân. 😂

  • @jonnytran1430
    @jonnytran1430 Рік тому +1

    Hỏi bên lề tí là tại sao châu á lại nhìn trẻ hơn các châu lục khác mặc dù bằng tuổi hoặc lớn hơn ?????

    • @DanTMC5398
      @DanTMC5398 Рік тому

      Ai bảo bạn rằng một cái lục địa có thể nhìn trẻ hơn các lục địa khác của cùng một hành tinh?

  • @Tina2213ify
    @Tina2213ify Рік тому +1

    Thí nghiệm Con Mèo Lượng Tử đây mà

  • @izumi4297
    @izumi4297 Рік тому

    Tôi mới đọc xong aobuta thì thấy cái này :D

  • @Sinh_vien_dai_hoc
    @Sinh_vien_dai_hoc Рік тому

    Em hiểu nội dung rồi. Về cơ bản (theo cá nhân) việc ta không thể biết trước được điều j là chắc chắn nếu ta không thể thay đổi quá khứ (du hành thời gian). Còn nx sẽ dễ hình dung hơn thì VD: khi ta tung xí ngầu, khoảnh khắc mặt xí ngầu là ngẫu nhiên, từ đó có thể đã tạo ra những sự việc khác nhau về sau.

    • @hongsonnguyen8204
      @hongsonnguyen8204 Рік тому

      Với một bộ não siêu nhân thì ta có thể biết chính xác nó sẽ rơi vào ô nào trước cả khi tung, tức là với bộ não có sức xử lý gấp nghìn, triệu hay tỉ lần một người bình thường ấy

    • @eriiang3008
      @eriiang3008 Рік тому

      Chỉ có hành động đo đạc sự việc đấy khi t không biết trước nó là gì mới phá vỡ được phương trình của schrödinger chứ thay đổi khóa khứ liên quan gì con mèo vẫn sẽ vừa sống vừa chết cho đến khi chúng t thực hiện đo đạt như mở hộp và hình hoặc đá vào cái hộp để nghe tiếng kêu

    • @hongsonnguyen8204
      @hongsonnguyen8204 Рік тому

      @@eriiang3008 tức mọi sự vật xảy ra thì có vô số trường hợp phải không? Cái này chỉ hợp lý khi thuyết đa vũ trụ là đúng nên suy ra cái này cũng chỉ là giả thuyết

    • @eriiang3008
      @eriiang3008 Рік тому

      @@hongsonnguyen8204 ngay từ đầu cái thí nghiệm này cũng chỉ suy ra từ lý luận mà
      Trong video hình như cũng có nói nó chỉ dựa trên lý thuyết và chưa có gì xác minh được

    • @Blue-ed3bd
      @Blue-ed3bd Рік тому +2

      Bạn đang nhầm với lý thuyết xác suất thông thường rồi á. Video nói rằng các sự kiện đối nhau xảy ra đồng thời cho đến khi được "quan sát".

  • @vijupiter9428
    @vijupiter9428 Рік тому

    Hóa ra thần bài là một nhà khoa học =))

  • @BangNguyen-ev4gx
    @BangNguyen-ev4gx Рік тому +8

    In fact, the mere act of opening the box will determine the state of the cat, although in this case there were three determinate states the cat could be in: these being Alive, Dead, and Bloody Furious. - Lords and Ladies by Terry Pratchett. Mình thử rồi, nó ra cái state thứ 3 nhe ad và tay mình thì có 3 lằn màu đỏ rướm máu nhe =))

  • @kaifyosu
    @kaifyosu Рік тому

    não tui thành cái bàn òi =)))

  • @lauroikhongaigoi7803
    @lauroikhongaigoi7803 Рік тому +1

    🤫 những chú mèo sẽ không thích điều này