Hợp Kim và Ăn Mòn Kim Loại
Вставка
- Опубліковано 7 лют 2025
- Nội dung video: 1213-Hợp Kim và Ăn Mòn Kim Loại
0:48 Tổng quát về hợp kim
3:14 Ăn mòn kim loại
4:38 Ăn mòn điện hoá
7:15 Ăn mòn gang, thép trong không khí ẩm
10:25 Chống ăn mòn kim loại
13:22 Tóm tắt bài học
14:05 Luyện tập: sách Cánh Diều
18:34 Luyện tập: sách Chân Trời Sáng Tạo
22:12 Luyện tập: sách Kết Nối Tri Thức
Ghi chú:
Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blo...
© Nguyen Trong Tho - 2024
@HocHoa.TT
#chemistry #education #kimloai #metal #corrosionresistance #corrosionresistant #alloys #alloy #alloysteel #metalcorrosion
Em cảm ơn Thầy đã ra video mới, luôn chờ video của Thầy. Kính chúc Thầy bình an, sức khỏe ạ!
Cảm ơn. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi thầy có lớp dạy online không ạ
Hiện thì không,bạn à.
Chúc luôn vui với Hóa.
bài 22.17 sách KNTT ý a rất dễ tranh cãi vì có thể sẽ có ý kiến dung dịch HCl có hoà tan O2 và sẽ xảy ra được ăn mòn điện hoá. Giống như trường hợp vỏ tàu biển
bị ăn mòn khi ngâm trong nước biển vậy ạ.
Mỗi người có thể nghĩ theo cách của mình.
Riêng tôi thì không nghĩ thế. Dung dịch HCl loãng, và dung dịch HCl loãng có O₂ hòa tan là hai điều kiện khác hẳn nhau trong phòng thí nghiệm. Trong khi đó, nước biển là môi trường sinh thái, một phạm trù hoàn toàn khác biệt với thành phần dao động, không thể so sách với một dung dịch xác định trong phòng thí nghiệm. Tôi cho là tác giả đã chính xác, rõ ràng trong câu hỏi này.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT Dạ thầy ơi, nếu dung dịch HCl không có O2 hòa tan thì sao câu 16.10 SBT CD thì lại xét dung dịch NaCl có hòa tan O2 ạ?
Một câu hỏi thú vị. Tuy nhiên, hai bài này khác nhau nhiều lắm.
Thật vậy, với bài 16.10, sách Cánh Diều: tác giả khẳng định có sự tạo thành pin điện hóa vì có sự hình thành OH⁻ (phenolphtalein đổi màu thành tím). Nhiệm vụ của người làm bài là giải thích hiện tượng đó như thế nào mà thôi. Tác giả đưa ra hai phương án:
(1) Có O₂ hòa tan: H₂O + ½O₂ + 2e → 2OH⁻ (E⁰ = +0,40 V)
Do Zn²⁺ + 2e → Zn (E⁰ = -0,76 V), nên sức điện động của pin điện hóa bằng:
E⁰(cathode) - E⁰(anode) = 0,40 - (-0,76) = 1,16 V ⇒ phản ứng xảy ra dễ dàng.
(2) Không có O₂ hòa tan: 2H₂O + 2e → H₂ + 2OH⁻ (E⁰ = -0,83 V)
Do Zn²⁺ + 2e → Zn (E⁰ = -0,76 V), nên sức điện động của pin điện hóa bằng:
E⁰(cathode) - E⁰(anode) = -0,83 - (-0,76) = -0,07 V ⇒ phản ứng không xảy ra: không thể xét khả năng này trong sách.
Vì thế mà phải có O₂ hòa tan, trường hợp (1), để giải bài tập này.
(3) Tuy nhiên với bài 22.17 sách Kết Nối Tri Thức thì tình huống khác hẳn: không có gợi ý nào từ đề bài cho biết có O₂ hòa tan nên không thể tự mình cho O₂ để lập luận. Vì thế nói không xảy ra là hợp lý.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ, em cảm ơn Thầy nhiều ạ! Chúc Thầy nhiều sức khỏe!