(03 ) TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN -TẬP I - CHƯƠNG 6 - BÀI.IV. V . GS: TK TOẠI KHANH
Вставка
- Опубліковано 13 гру 2024
- 13.09.2014 (phần 2) tiếp theo.
Tập I - TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN - CHƯƠNG 6 - PHẨM 2
4.(185). Aruṇavatīsuttaṃ
Đức Phật kể lại câu chuyện xưa, trong kinh không nói duyên sự tại sao Đức Phật giảng kinh này. Trong trái đất này có năm vị Phật, vị đầu tiên là Cù Lưu Tôn (Kakusandha), vị thứ hai là Câu Na Hàm Mâu Ni (Koṇāgamana), vị Phật thứ ba là Phật Ca Diếp (Kassapa), vị Phật thứ tư là Cồ Đàm (Gotama), vị thứ năm là Metteyya sẽ thành Phật Di Lặc sau này. Trước khi trái đất này hình thành thì có một trái đất khác có Phật và có những trái đất không có Phật, tiếc là mình ở xa quá mình không nói chuyện với nhau bằng hình ảnh được nếu không thì các vị sẽ không thắc mắc chỗ này. Tôi chỉ nói hy vọng mong manh là các vị hiểu thôi, nghĩa là có vô số các thái dương hệ, tôi đặt tên A, B, C, D, F. Thái dương hệ A, tồn tại được một thời gian rồi mất, trong thời gian mất thì để lại một khoảng trống, tại khoảng trống đó một thời gian sau lại xuất hiện cái khác. Còn những thái dương hệ khác không nhằm lúc hoại thì vẫn tồn tại, và khi nào mất rồi thì để lại khoảng trống, về sau xuất hiện cái khác trong khoảng trống đó. Trái đất này cũng vậy, trước khi trái đất này hình thành thì cũng có những trái đất khác, tạm gọi là cũng ở vị trí trái đất này bây giờ, trong đó có một trái đất có vị Phật tên là Sikhī. Vị này có hai vị đệ tử Thượng thủ Thanh văn: Abhibhu, Đệ nhất trí tuệ như ngài Xá Lợi Phất và vị thứ hai là Sambhava đệ nhất thần thông như ngài Mục Kiền Liên. Bài kinh này là nói đến vị Đệ nhất trí tuệ Abhibhū. Ngài Abhibhu đi theo Bậc đạo sư của mình lên cõi Phạm Thiên và vâng lời thuyết pháp cho Phạm Thiên nghe. Sau khi ngài Abhibhu thuyết pháp cho Phạm Thiên xong, ngài xin phép Đức Phật Sikhī cho ngài dùng thần thông để nói câu kệ cho một ngàn thế giới đều nghe được hết. Một ngàn thế giới gồm một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời nghe được hết. Trong Chú giải đặt câu hỏi: Làm thế nào để một ngàn thế giới nghe được bài kệ của mình? Trước hết ngài nhập thiền bằng đề mục màu xanh để khiến mọi nơi trở nên tối mịt rất nhanh trong giây lát, rồi ngay sau đó, nhập định bằng đề mục màu trắng để tạo ra ánh sáng. Từ sự sáng tối bất thường này đã tạo ra sự chú ý của muôn loài và ngay lúc đó vị trưởng lão mới nói bài kệ như ta thấy trong chánh kinh. Bài kệ này cũng là một trong những bài kệ tôi thuộc lòng, bài kệ rất đẹp:
Hãy đứng dậy, lên đường,
Hãy dấn thân Phật giáo.
Hãy đánh bại Ma quân,
Như voi phá chòi lá.
Ai trong pháp luật này,
An trú không phóng dật,
Ðoạn tận vòng sống chết,
Sẽ chấm dứt khổ đau.
BÁT NIẾT BÀN (Parinibbānasutta)
Bài kinh Parinibbhāna không có gì phải chú thích. Bài kinh này chỉ kể lại vắn tắt giây phút cuối cùng mà Đức Phật niết-bàn thôi. Bà con nhìn vào chánh kinh chánh kinh bản tiếng Việt đoạn sau đây:
“3)…Ra Không vô biên xứ, Ngài vào Thức vô biên xứ. Ra Thức vô biên xứ, Ngài vào Vô sở hữu xứ. Ra Vô sở hữu xứ, Ngài vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
4) Ra Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài vào Vô sở hữu xứ. Ra Vô sở hữu xứ, Ngài vào Thức vô biên xứ. Ra Thức vô biên xứ, Ngài vào Không vô biên xứ. Ra Không vô biên xứ, Ngài vào Thiền thứ tư. ….”
Trên đây là bản dịch của ngài Minh Châu nhưng trong bản Pāḷi thì không phải như vậy. Bản Pāḷi như sau:
“Sau khi xuất khỏi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ Ngài nhập thiền Diệt thọ tưởng định (saññāvedayitanirodha samāpatti).
(Đầu đoạn thứ tư trong bản Pāḷi): Xuất khỏi thiền Diệt Ngài nhập trở lại Phi Tưởng Phi Phi Tưởng sau đó xuất khỏi rồi nhập Vô sở Hữu Xứ”
Trong bản tiếng Việt đã bỏ đi phần thiền Diệt. Trong bản chánh kinh chỉ kể Ngài vô Sơ thiền, ra Sơ thiền, lên Nhị thiền, lên rồi đi xuống hai đợt. Nhưng trong Chú giải cho biết không phải hai đợt mà là hai mươi bốn ngàn tỷ lần (catuvīsatikoṭisatasahassa). Nghĩa là nhập xuất Sơ thiền chừng ấy lần, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cũng chừng ấy lần. Nói chung là mỗi loại định được nhập xuất hai mươi bốn ngàn tỷ lần rồi lần cuối cùng sau khi xuất khỏi Tứ thiền Sắc giới Ngài lập tức viên tịch.
Dù cho chư Phật hay một chúng sanh bé mọn như con ong cái kiến (‘Kunthakipillika’: là những loài nhỏ xíu bé mọn tầm thường vô danh nhất) cũng đều kết thúc đời sống bằng khổ đế vô ký. Ai cũng mạng chung bằng tâm quả giống nhau. Trước đó tục sinh bằng tâm nào thì cuối đời sẽ mệnh chung bằng tâm đó. Đầu đời nó có tên là tâm tái tục (Paṭisandhicitta), cuối đời nó có tên là tâm mệnh chung (Cuticitta). Tâm này do tiền nghiệp quá khứ mà có, vì là tâm quả nên không thiện cũng không ác, gọi là vô ký (Abyākata).
Ở bài kinh này có những điểm lưu ý:
- Số lần Đức Phật nhập và xuất thiền nhiều lắm mà trong chánh kinh kể rất ít. Ngày xưa lúc còn sinh thời, ngài Tịnh Sự dịch là hai triệu bốn ức.
Sãdhu 🌻🙏 Sãdhu 🌻🙏 Sãdhu 🌻🙏