Tư tưởng triết học giá trị và triết học đạo đức của Nietzsche

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 вер 2024
  • Tư tưởng triết học giá trị và triết học đạo đức của Nietzsche
    CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC GIÁ TRỊ VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA F. NIETZSCHE TRONG TÁC PHẨM “BÊN KIA THIỆN ÁC”
    Đơn vị tổ chức: Thư viện và Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Hà Nội Diễn giả: T.S Phạm Văn Chung: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nietzsche - nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà văn Đức hiện đại (1844-1900) nổi tiếng với tư tưởng về ý chí quyền lực. Nhà bình chú hay nhất của Pháp về F. Nietzsche, Charles Andler đã đưa Nietzsche lên hàng triết gia nổi tiếng nhất của chúng ta ngày nay khi ông viết: “Nietzsche đã chứng tỏ, cùng với (chỉ cùng với) Henn Bergson, một hệ thống triết học có thể có của thời đại chúng ta” (Theo F. Challaye, Nietzsche - Cuộc đời và triết lý (Dịch giả Mạnh Tường) trên Việt Nam thư quán). Có lẽ vì thế mà “gần như mỗi tháng đều xuất hiện một hay vài ba sách vở của các học giả về Nietzsche, đặc biệt trong thế giới Anh ngữ. Việc viết sách về Nietzsche đã trở nên một kỹ nghệ thương mại” (Theo Nguyễn Thanh Giản, Tổng quan: triết lý của Nietzsche (Diễn đàn. Org/lasan - Vietnam / Kỷ yếu 02-03). Có thể nói, tiếng vang và những ảnh hưởng sâu rộng của F. Nietzsche không đơn giản ở tầm bao quát rộng lớn các vấn đề của ông, mà căn bản ở chỗ trong ông, trong các tác phẩm của ông chứa đựng, biểu hiện một nội dung tư tưởng lớn lao, sâu sắc, một phong cách, ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc và cả con tim đầy nhiệt huyết và thấm đẫm khát vọng hướng đến một đời sống mới của kiếp người - đời sống bên kia thiện ác mà nhà triết học là kẻ phải đi đầu trong việc minh định đời sống ấy. Tuy nhiên, vấn đề hiểu và đánh giá F. Nietzsche không hề đơn giản. Có rất nhiều quan điểm, cách nhìn khác nhau, thậm chí đối lập nhau về F. Nietzsche. Từ góc nhìn của mình, tôi phân chia thành ba khuynh hướng quan điểm chỉnh: 1) Khuynh hướng phủ định; 2) Khuynh hướng khẳng định; 3) Khuynh hướng giả định. Nghiên cứu của tôi thuộc loại khuynh hướng thứ ba. Chuyên đề “Tư tưởng triết học giá trị và triết học đạo đức của F. Nietzsche trong tác phẩm Bên kia thiện ác” thuộc nội dung cuốn sách của tôi có tựa đề “Friedrich Nietzsche - Những suy niệm bên kia thiện ác” hy vọng sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới đây. Nội dung chuyên đề này cũng như toàn bộ nội dung cuốn sách là kết quả nghiên cứu tác phẩm Bên kia thiện ác, một trong những tác phẩm nổi tiếng, tập trung những tư tưởng cơ bản của F. Nietzsche bao quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực tinh thần như triết học, khoa học, đạo đức học, tôn giáo, dân tộc học, văn hóa học v.v… triết học đạo đức tư tưởng phật giáo phương tây hy lạp cổ đại bài tập về giá trị thặng dư của ấn độ thế giới quan đông tiểu luận là gì hạn Tư tưởng triết học giá trị chế nhân văn trong nho Tư tưởng triết học giá trị trung quốc quy luật kant ý thức khái niệm theo định nghĩa và nietzsche nhà aristotle triết học đạo đức của Nietzsche cơ bản gia pháp nhật biện chứng thể âm dương ngũ hành nội dung gilles deleuze tuân tử nguyên thủy triết học đạo đức của Nietzsche việt nam hegel hồ chí minh hóa hiện sinh hoa thời kỳ phục hưng khổng kinh upanishad veda phong kiến quát truyện kiều lê quý đôn lịch sử mọi đều Tư tưởng triết học giá trị mang tính giai cấp các hệ phái quyền sở hình thành sự sartre trần thảo đặc điểm yêu nước
    Source video: Trang Nhung

КОМЕНТАРІ • 7

  • @nhatnamphan9694
    @nhatnamphan9694 5 місяців тому +2

    1. Cái ác cũng có thể tạo ra cái thiện
    2. Chủ nghĩa phê phán cần một nền tảng, chứ không chỉ để phê phán
    Biết ơn ❤

  • @bininhockon
    @bininhockon 4 роки тому

    Quá hay thưa thầy.

  • @minhlequang8328
    @minhlequang8328 4 роки тому

    Hay quá ạ

  • @HuyDucPhan
    @HuyDucPhan 4 роки тому +1

    Xem ở đâu để biết các sự kiện toạ đàm này ạ

  • @WeberViet
    @WeberViet 2 роки тому +3

    Theo bác Hồ (Trong tuyên ngôn độc lập). Con người được quyền : Sống, Tự do và Mưu cầu hạnh phúc.
    Con người tự do là gì ? Là con người được sống trong cộng đồng tôn trọng 2 quyền còn lại là quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc.
    Ngay cả không khí cũng không có tự do. Nhưng con chim tự do và con chim không tự do chỉ khác nhau ở cái lồng và xiềng xích.
    Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 con chim là : con chim tự do thì cố để chiến thắng mẹ thiên nhiên. Còn con chim trong lồng thì sự sống không thể tự chủ và chỉ có thể sống 1 cuộc sống vốn không dành cho con chim.
    Con người không tự do cũng như con chim trong lồng vậy.
    Thử hình dung 1 tập thể người không tự do và 1 đàn vịt được chăn dắt. Thì hoàn toàn tương đồng.
    Trong đó đàn vịt được chăn bởi 1 tập thể con người khác. Đàn vịt được nuôi để đem lại lợi ích cho chủ vịt, nhưng nó chẳng thể làm được gì hơn ngoài trách nhiệm sống như 1 con vịt được chăn dắt.
    Điều Nietzsche đề cập đến là cả 1 bầy người lại tin rằng mình chỉ cần quyền lợi của 1 con vịt và chủ động trừng phạt bất cứ cá nhân vịt nào muốn thoát khỏi kiếp con vịt khi nó đang sống trong bầy. Dù gì thì kiếp 1 con vịt cũng đã đủ gọi là hạnh phúc cho số đông thì cần gì phải làm con người. Nhưng 1 số cá nhân không thể dùng quyền lợi của 1 con vịt để thực hiện ước mơ hạnh phúc của mình, đó là điều mà những con vịt khác không tin và không cảm thông - nên con vịt đó phải chịu sự trừng phạt để cân bằng môi trường sống trong chuồng của những con vịt còn lại dù tất cả đều trong hình hài 1 con người.

    • @WeberViet
      @WeberViet 2 роки тому

      @@thangthang8733 không hiểu ý chính bạn muốn nói là gì ?
      Nếu luận về quyền lực thì con người chưa thống nhất được chỗ để cất nó.
      Nếu luận về tự do thì vì bạn là con người - là vua của vũ trụ, nên bạn có quyền lựa chọn sống kiếp 1 con vịt hoặc kiếp 1 ông vua. Nhưng nếu có những kẻ tin rằng những ông vua nên sống như những con vịt thì tôi chẳng bao giờ đồng ý làm con vịt cho hắn cả. Còn bạn đồng ý hay ko - thì tôi ko có quyền can thiệp.

    • @nongthixuanhcm
      @nongthixuanhcm 2 роки тому +1

      Thiên niên kỷ nào rồi mà bạn còn muốn học tập theo bác Hù?