TON GIA CHAU LOI BAN DA GIA, CHÂU LỢI BÀN ĐÀ GIÀ TÔN GIẢ (Cūlapanthaka) 周利槃陀伽 (路邊生)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 6 лип 2024
  • TON GIA CHAU LOI BAN DA GIA, CHÂU LỢI BÀN ĐÀ GIÀ TÔN GIẢ 周利槃陀伽
    CHÂU LỢI BÀN ĐẶC, TIÊU LỘ BIÊN SANH (Cūlapanthaka)
    Lộ Biên Sanh (路邊生)
    vị La Hán thứ 16 trong Thập Bát La Hán (十八羅漢).
    Châu Lợi Bàn Đà Dà có nghĩa là:
    (s: Cūḍapanthaka, Cullapatka, Kṣullapanthaka, Śuddhipaṃthaka, p: Cullapanthaka, Cūḷapanthaka, 周利槃陀伽): vị La Hán thứ 16 trong Thập Bát La Hán (十八羅漢). Âm dịch là Châu Trĩ Ban Tha Già (周稚般他伽), Côn Nỗ Bát Đà Na (崑努鉢陀那), Chú Lợi Ban Đà Già (咒利般陀伽), Châu Lợi Bàn Đặc (朱利槃特), Chú Đồ Bán Thác Ca (注荼半托迦); gọi tắt là Bàn Đà (般陀), Bán Thác Già (半託伽); ý dịch là Tiểu Lộ (小路), Lộ Biên Sanh (路邊生). Khi đức Phật còn tại thế, ông là con của một vị Bà La Môn tại Thành Vương Xá (s: Rājagṛha, p: Rājagaha, 王舍城), sau cùng với anh là Ma Ha Bàn Đặc (s: Mahāpanthaka, 摩訶槃特) đều xuất gia làm đệ tử Phật. Bẩm tánh của ông chậm lụt, ngu độn; khi học giáo lý, tụng kinh qua, ông đều quên mất, chẳng nhớ một câu một từ nào, thậm chí đến tên của ông cũng quên mất, không nhớ; cho nên người đương thời gọi ông là Ngu Lộ (愚路). Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm có kể câu chuyện anh ông thấy vậy bảo rằng nếu ngu si không thuộc chữ nào thì nên trở về thế tục, không nên ở trong chùa và đuổi ông ra khỏi chùa. Ông ra trước cổng chùa đau xót, khóc lóc thảm thiết. Đức Phật dùng tuệ nhãn thanh tịnh thấy được tình cảnh này, bèn từ tĩnh thất đến Kỳ Hoàn Tinh Xá (p: Jetavana Anāthapiṇḍikārāma, 祇洹精舍), gặp Châu Lợi Bàn Đặc, khuyên nhũ ông nên dùng chổi để quét sạch những vô minh, ngu muội, nghiệp chướng trong người mình. Ngài chỉ dạy cho một câu “phất trần trừ cấu (拂塵除垢, quét bụi trừ nhớp)” và khuyên ông nên ngày đêm vừa lau chùi dép của chư tăng, vừa tụng niệm, quán sát, tư duy và thực hành. Ông chậm lụt đến nỗi khi đọc câu trên thì quên quét, đọc chữ trước quên chữ sau, hay quét thì quên đọc câu kệ ấy. Có một hôm nọ, khi đang tụng câu đó, ông hốt nhiên đại ngộ, chứng quả A La Hán. Sau khi chứng ngộ, thần thông của ông rất kỳ diệu, có thể hiện các hình tượng khác nhau, thường dùng thần thông thị hiện thuyết pháp cho nhóm Lục Quần Tỳ Kheo (六郡比丘). Tương truyền vào cuối đời, ông cùng với 1.600 vị Tỳ Kheo khác đến trú tại Trì Tụ Sơn (持軸山) để hộ trì chánh pháp và làm lợi ích chúng sanh. Quán Hưu (貫休, 832-912) nhà Đường có vẽ hình tượng của ông ngồi dưới gốc cây khô, đưa tay trái ra.

КОМЕНТАРІ •