Cám ơn em. Cô cũng vẫn thường tìm cơ hội để có thể đàn nhạc Chèo hay nhạc truyền thống của Việt Nam trong cách chương trình độc tấu đàn tranh cho khán giả nước ngoài, và họ cũng thích dù không biết lời bài hát. 🙂 May quá!
@ em được cô em dạy,cơ bản thì nốt Rung sẽ là bậc 4 của giọng đó. Tính chất mà vui tươi là rung bậc 5 - 1 Tính chất buồn là rung bậc 4-1 Ví dụ bài Sang xuân ,tone D,thì nốt rung chính sẽ là nốt G. Nếu mình nghe hoặc hát bài hát lên,để ý thì sẽ biết giọng hát đang rung nốt nào ạ…Các bài bản lớn em nghe Cô đàn rất thích. Còn riêng hai bài dân ca này thì nếu ai ko biết âm điệu bài hát gốc thì nghe vẫn ổn,còn biết nghe sẽ lệch lắm cô ơi!
Cô giáo của em là ai vậy? Cô sẽ rất vui được có dịp gặp gỡ đàm thoại những chủ đề có ích như thế này. Bản Sang Xuân là 1 sáng tác mới, rung nốt nào là tuỳ người sáng tác quy định, chứ không phải là cố định bậc 4 hay gì. Rất ít các bài nhạc truyền thống quy định rung bậc 4. Bậc 4 là em gọi theo thang âm gì vậy? Thang ngũ cung hay thang âm gì?
@ bậc 4 của giọng ạ.cái này ko phải ai cũng biết. Nhưng khi mình ngân nga giai điệu thì cũng biết được phải rung nốt nào… Tính chất vui tươi là rung bậc 5 Tính chất buồn là rung bậc 4
bản hát nào bạn nghe để so sánh? Trong bản đó họ hát họ rung trên nốt nào vậy bạn? Còn việc 1 bản đàn khác với 1 bản hát cũng là bình thường. Nếu nghệ sỹ đàn chỉ giữ vai trò là ĐỆM cho hát, hay là MÔ PHỎNG lại bài hát, thì nhạc cụ sẽ không bao giờ có được vị trí độc lập như hiện nay, mà chỉ mãi mãi đứng sau sân khấu hay là đứng sau ca sỹ thôi. :-)
Ý của e là bản dân ca khi đàn thì nốt rung cũng nên giữ đúng âm điệu của nó. Vì e hát theo bản đàn thấy nó ngược ngược. Ngày xưa , e đã mua 2 CD của cô để nghe và bây giờ vẫn còn ạ, những bài bản cô đàn rất hay ạ.
@@PhươngMinh-w9w Cô cám ơn, rất vui được làm quen với người mua cả 2 CD của cô ❤ "Giữ đúng âm điệu của nó" ý em là âm điệu gì vậy? Như cô nói, bản đàn độc lập để nghe, theo NGÔN NGỮ ĐÀN TRANH, không nên dùng để hát theo. Nếu muốn hát theo thì hát karaoke thích hơn, nghe độc tấu nhạc cụ làm gì... 😃
Dạ e chỉ chia sẽ cảm nhận của e, dân ca thì k thể biến đổi. E chúc cô sẽ có những bài bản hay hơn , thành công hơn nữa trên con đường gìn giữ và phát triển âm nhạc trên cây đàn Tranh ạ.😊
Cám ơn em! Đây là kênh học đàn tranh, không phải kênh biểu diễn đàn tranh. Cô mong muốn chia sẻ những kiến thức cô có cho các bạn muốn học chơi đàn tranh. Cô không đồng ý với ý kiến của em là "Dân Ca Thì Không Thể Biến Đổi". Tại sao không? Ai không cho? Mọi thứ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không. Tất cả các bài dân ca em đang nghe trên đài trên Tivi bây giờ, so với 50 trước, đã khác rất nhiều. Những bài bà của em hát chắc chắn sẽ khác với cách em hát bây giờ. Thứ 2, là nghệ sỹ, thì phải luôn luôn đi tìm sự sáng tạo mới, làm giàu có cho cây đàn của mình, cách đàn của mình.
Cô ơi! Đờn như vầy là thành Lý Cây Bông giống hơi Sa mạc, và cách hoa mỹ ẹo ẹo kiểu nhạc miền Bắc, tương tợ cách "phát âm" của người Hà Nội! Nghe không có ra đúng chất và hồn nhạc Nam bộ của quê con ạ!
Con thử nhái giọng y hệt như tiếng đờn của cô, thì ra một kiểu câu nhạc rất lạ! Câu nào cô Thủy cho vô hoa mỹ nhiều thì nghe lại càng kỳ dị, không có giống như người Nam bộ ca Lý Cây Bông gì cả!
Không sao đâu bạn. Tại sao không thử đàn Lý Cây Bông giống hơi Sa Mạc? Nếu làm được? Hồn nhạc Nam Bộ không chỉ dành riêng cho người Nam Bộ. Tôi cũng không định đàn bài này cho có hồn Nam Bộ (cái gì tạo ra HỒN cũng còn cần giải thích rõ ràng). Tiêu chí của tôi trên kênh dạy đàn tranh này đầu tiên là cái Hồn Đàn Tranh, và đồng thời đây là kênh học đàn, không phải kênh biểu diễn.
Cám ơn bạn. Tôi cho đây là một lời khen, vì tiêu chí trong cách đàn của tôi là tạo sự khác biệt, sự riêng biệt. Còn cụ thể đây là một ví dụ nằm trong chuỗi bài giảng về nhấn nhá, hoa mỹ, cho thấy các kiểu đàn khác nhau mà đàn tranh có thể làm được. Tôi lấy 2 ví dụ có tính tương phản, đồng thời CƯỜNG ĐIỆU HOÁ để người nghe thấy rõ hơn. Đây là 1 phương pháp sư phạm.
Nếu cho rằng đây là lời khen, thì là ý của cô chứ không phải của con ạ. Con chỉ muốn góp ý xây dựng, với mong ước là kênh này sẽ phát triển để giúp người yêu nhạc được học hỏi thêm.
Thưa cô, Là 1 kênh dạy đàn, cô "minh họa kỹ thuật" làm sao mà một bài dân ca quen thuộc thành ra lạc điệu, lạc hơi. Cách cô lý giải (là cô chỉ biểu diễn kỹ thuật) nghe chưa thật thỏa đáng. Bài học của cô giáo chỉ làm người học thêm lẫn lộn. Vì hiện nay rất nhiều bạn trẻ xứ con đang muốn học để gìn giữ nét đặc sắc của truyền thống Nam bộ, ai cũng tưởng cô đang dạy đàn cho hay (và đúng) bài Lý Cây Bông quen thuộc này. Đa số họ không vững nên sẽ nhái theo cô như vẹt, và họ sẽ truyền bá cái giai điệu méo mó của bản nhạc này. Bài giảng về nhấn nhá hoa mỹ càng nên đặt vào đúng chỗ, để người học (luôn thể) hiểu được cái hồn của bản nhạc. Hai cái hồn cần gắn chung với nhau, một chỗ. Biết rành cái hồn đàn tranh để làm chi, khi mà hồn nhạc thì trớt quớt? Nếu phải dạy riêng cái "hồn đàn tranh" thì càng không nên minh họa bằng các kỹ thuật gắn sai chỗ. Cô có thể chọn một bài hát Quan họ để minh họa cho các thủ pháp Sa mạc cơ mà?! (Hay cô tự sáng tác ra câu nhạc mới để không bị đụng chạm đến truyền thống)
Ngày xưa em rất thích nghe đĩa cô Thuỷ đàn các bản chèo 😍
Cám ơn em. Cô cũng vẫn thường tìm cơ hội để có thể đàn nhạc Chèo hay nhạc truyền thống của Việt Nam trong cách chương trình độc tấu đàn tranh cho khán giả nước ngoài, và họ cũng thích dù không biết lời bài hát. 🙂 May quá!
Bản Lý cây bông nghe lạ quá ạ. Em tưởng phải rung nốt khác
Cám ơn em đã để ý nghe kỹ. Theo em thì nên Rung nốt nào và tại sao?
@ em được cô em dạy,cơ bản thì nốt Rung sẽ là bậc 4 của giọng đó.
Tính chất mà vui tươi là rung bậc 5 - 1
Tính chất buồn là rung bậc 4-1
Ví dụ bài Sang xuân ,tone D,thì nốt rung chính sẽ là nốt G. Nếu mình nghe hoặc hát bài hát lên,để ý thì sẽ biết giọng hát đang rung nốt nào ạ…Các bài bản lớn em nghe Cô đàn rất thích. Còn riêng hai bài dân ca này thì nếu ai ko biết âm điệu bài hát gốc thì nghe vẫn ổn,còn biết nghe sẽ lệch lắm cô ơi!
Cô giáo của em là ai vậy? Cô sẽ rất vui được có dịp gặp gỡ đàm thoại những chủ đề có ích như thế này. Bản Sang Xuân là 1 sáng tác mới, rung nốt nào là tuỳ người sáng tác quy định, chứ không phải là cố định bậc 4 hay gì. Rất ít các bài nhạc truyền thống quy định rung bậc 4. Bậc 4 là em gọi theo thang âm gì vậy? Thang ngũ cung hay thang âm gì?
@ dạ có quy định ạ
@ bậc 4 của giọng ạ.cái này ko phải ai cũng biết. Nhưng khi mình ngân nga giai điệu thì cũng biết được phải rung nốt nào…
Tính chất vui tươi là rung bậc 5
Tính chất buồn là rung bậc 4
Nghe thấy nốt rung không giống bản lời hát ạ.
bản hát nào bạn nghe để so sánh? Trong bản đó họ hát họ rung trên nốt nào vậy bạn? Còn việc 1 bản đàn khác với 1 bản hát cũng là bình thường. Nếu nghệ sỹ đàn chỉ giữ vai trò là ĐỆM cho hát, hay là MÔ PHỎNG lại bài hát, thì nhạc cụ sẽ không bao giờ có được vị trí độc lập như hiện nay, mà chỉ mãi mãi đứng sau sân khấu hay là đứng sau ca sỹ thôi. :-)
Ý của e là bản dân ca khi đàn thì nốt rung cũng nên giữ đúng âm điệu của nó. Vì e hát theo bản đàn thấy nó ngược ngược. Ngày xưa , e đã mua 2 CD của cô để nghe và bây giờ vẫn còn ạ, những bài bản cô đàn rất hay ạ.
@@PhươngMinh-w9w Cô cám ơn, rất vui được làm quen với người mua cả 2 CD của cô ❤ "Giữ đúng âm điệu của nó" ý em là âm điệu gì vậy? Như cô nói, bản đàn độc lập để nghe, theo NGÔN NGỮ ĐÀN TRANH, không nên dùng để hát theo. Nếu muốn hát theo thì hát karaoke thích hơn, nghe độc tấu nhạc cụ làm gì... 😃
Dạ e chỉ chia sẽ cảm nhận của e, dân ca thì k thể biến đổi. E chúc cô sẽ có những bài bản hay hơn , thành công hơn nữa trên con đường gìn giữ và phát triển âm nhạc trên cây đàn Tranh ạ.😊
Cám ơn em! Đây là kênh học đàn tranh, không phải kênh biểu diễn đàn tranh. Cô mong muốn chia sẻ những kiến thức cô có cho các bạn muốn học chơi đàn tranh. Cô không đồng ý với ý kiến của em là "Dân Ca Thì Không Thể Biến Đổi". Tại sao không? Ai không cho? Mọi thứ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không. Tất cả các bài dân ca em đang nghe trên đài trên Tivi bây giờ, so với 50 trước, đã khác rất nhiều. Những bài bà của em hát chắc chắn sẽ khác với cách em hát bây giờ. Thứ 2, là nghệ sỹ, thì phải luôn luôn đi tìm sự sáng tạo mới, làm giàu có cho cây đàn của mình, cách đàn của mình.
Cô ơi!
Đờn như vầy là thành Lý Cây Bông giống hơi Sa mạc, và cách hoa mỹ ẹo ẹo kiểu nhạc miền Bắc, tương tợ cách "phát âm" của người Hà Nội! Nghe không có ra đúng chất và hồn nhạc Nam bộ của quê con ạ!
Con thử nhái giọng y hệt như tiếng đờn của cô, thì ra một kiểu câu nhạc rất lạ! Câu nào cô Thủy cho vô hoa mỹ nhiều thì nghe lại càng kỳ dị, không có giống như người Nam bộ ca Lý Cây Bông gì cả!
Không sao đâu bạn. Tại sao không thử đàn Lý Cây Bông giống hơi Sa Mạc? Nếu làm được? Hồn nhạc Nam Bộ không chỉ dành riêng cho người Nam Bộ. Tôi cũng không định đàn bài này cho có hồn Nam Bộ (cái gì tạo ra HỒN cũng còn cần giải thích rõ ràng). Tiêu chí của tôi trên kênh dạy đàn tranh này đầu tiên là cái Hồn Đàn Tranh, và đồng thời đây là kênh học đàn, không phải kênh biểu diễn.
Cám ơn bạn. Tôi cho đây là một lời khen, vì tiêu chí trong cách đàn của tôi là tạo sự khác biệt, sự riêng biệt. Còn cụ thể đây là một ví dụ nằm trong chuỗi bài giảng về nhấn nhá, hoa mỹ, cho thấy các kiểu đàn khác nhau mà đàn tranh có thể làm được. Tôi lấy 2 ví dụ có tính tương phản, đồng thời CƯỜNG ĐIỆU HOÁ để người nghe thấy rõ hơn. Đây là 1 phương pháp sư phạm.
Nếu cho rằng đây là lời khen, thì là ý của cô chứ không phải của con ạ.
Con chỉ muốn góp ý xây dựng, với mong ước là kênh này sẽ phát triển để giúp người yêu nhạc được học hỏi thêm.
Thưa cô,
Là 1 kênh dạy đàn, cô "minh họa kỹ thuật" làm sao mà một bài dân ca quen thuộc thành ra lạc điệu, lạc hơi. Cách cô lý giải (là cô chỉ biểu diễn kỹ thuật) nghe chưa thật thỏa đáng. Bài học của cô giáo chỉ làm người học thêm lẫn lộn.
Vì hiện nay rất nhiều bạn trẻ xứ con đang muốn học để gìn giữ nét đặc sắc của truyền thống Nam bộ, ai cũng tưởng cô đang dạy đàn cho hay (và đúng) bài Lý Cây Bông quen thuộc này. Đa số họ không vững nên sẽ nhái theo cô như vẹt, và họ sẽ truyền bá cái giai điệu méo mó của bản nhạc này.
Bài giảng về nhấn nhá hoa mỹ càng nên đặt vào đúng chỗ, để người học (luôn thể) hiểu được cái hồn của bản nhạc. Hai cái hồn cần gắn chung với nhau, một chỗ. Biết rành cái hồn đàn tranh để làm chi, khi mà hồn nhạc thì trớt quớt?
Nếu phải dạy riêng cái "hồn đàn tranh" thì càng không nên minh họa bằng các kỹ thuật gắn sai chỗ. Cô có thể chọn một bài hát Quan họ để minh họa cho các thủ pháp Sa mạc cơ mà?! (Hay cô tự sáng tác ra câu nhạc mới để không bị đụng chạm đến truyền thống)