Tôi sẽ không gọi là Rung Hơi Bắc trong hai bản này. Rung Hơi Bắc là một thuật ngữ rất riêng biệt dùng trong một số loại nhạc truyền thống như nhạc Tuồng hay nhạc Tài Tử Cải Lương, nhạc Cung Đình Huế, với hệ thống dây cụ thể và những nốt bắt buộc phải rung theo một cách cụ thể. Trong dân ca, như hai bài này, tôi sẽ không dùng là Rung Hơi Bắc.
@ à em nói nôm na,là rung nốt như rung bên hơi bắc ạ. Nếu rung mà làm mất âm điệu của bản gốc thì ko còn là bản Đi cấy hay Lý cây bông nữa ạ. Còn biến tấu thêm nốt hay gì thì cũng phải rung cho đúng với âm điệu của bài hát.Nếu thử ngân nga theo giai điệu cô đàn thì ko còn nghe ra bài nữa ạ
@@thuha3628 Đúng rồi bạn. Rất nhiều người chỉ thích nghe ngâm nga đàn giống hát giống lời, và chính vì vậy nhiều người chỉ thích nghe hát chứ chưa thấy cái hay cái đẹp của một nhạc cụ độc tấu. Chính vì vậy các nhạc cụ truyền thống Việt Nam vẫn chỉ đứng ở vị trí truyền thống của nó, là ĐỆM cho hát, đứng sau sân khấu hoặc đứng sau ca sỹ mà thôi. Công việc của tôi 20 năm vừa qua là làm sao để cây đàn tranh đứng được độc lập một mình trên sân khấu, như những cây đàn piano, guitar của tây. Họ có thể đàn cả chương trình độc tấu 1 tiếng mà sẽ không có khán giả nào băn khoăn giống hay khác lời hát. Tôi muốn các bản độc tấu đàn tranh của tôi dù biết hay không biết bài hát vẫn nghe được như 1 bản đàn độc lập.
@ cô giáo em cũng là nghệ sĩ độc tấu và sáng tác tác phẩm cho đàn tranh,luôn dạy em phải đàn đúng tính chất giai điệu chủ đề nếu tác phẩm đó là dựa trên làn điệu dân ca …,còn biến tấu là biến tấu kỹ thuật,tuyệt đối ko làm mất tính chất,âm điệu của làn điệu chủ đề
Tôi nghĩ lời bình luận của bạn Thu Hà và của bạn tên Khanhat (trong video Lý Cây Bông) là đúng. Cô Thủy đã mở trường dạy đàn thì nên nghiên cứu kỹ hơn để đừng dạy sai tính chất của bài nhạc. Nhạc Việt hay và phong phú ở chỗ có nhiều thể loại, mỗi hơi nhạc đều có riêng cách hoa mỹ, có âm luật hẳn hoi. Nhiều năm nay, các màu sắc "ba miền" bị lẫn vào nhau, nét đặc sắc riêng biệt bị nhòe đi, vì bị các nhạc sĩ (thời mới, họ chỉ biết mỗi miền một ít) mang ra mix với nhau!
Tôi có nghe đĩa hát xuất bản hơn 50 năm trước tại Hà Nội thì bài ĐI CẤY đúng là có sắc thái vui, tương tư như hơi Bắc, tức là kỹ thuật rung phải rơi vào âm khác với cách rung của cô Thủy. Bài Lý Cây Bông cũng vậy, người miền Nam thời trước 1975 luôn luôn ca theo hơi Bắc. Bản mà Thu Ha dẫn link là thu khoảng 1985. - 1990 vẫn còn giữ được khá nhiều tính chất này. Chỉ gần đây mới có xuất hiện lối ca hơi bị lêch qua Sa mạc (rung ở bậc khác), nhưng cũng không nghe :quá buồn" như cách đàn của cô Thủy. Nếu cô cho rằng tìm ra cái GỐC của một bài dân ca là khó, thì tôi nghĩ cô nên nghiên cứu thêm trước khi chọn để dạy. Hai bài dân ca này rất thông dụng trên cả 3 miền, tôi không thấy là khó gì cả! Nếu cô Thủy cho là trong câch hát (hay đàn) dân ca thì không có phân biệt chuyện "hơi" (muốn rung sao cũng được) thì tôi sợ là cô đã đi ngược đường rồi. Dường như cô muốn lập ra một trường phái mới, mà lý do chính là vì cô không hiểu hết về truyền thống.
Rất nhiều danh cầm đàn bản Tài tử lại thường pha ngón vuốt nhấn kiểu nhạc Chèo, còn ngâm Bồng mạc lại được đệm bằng câu dạo Huế. Các vị đàn ba bốn miền mà lẫn lộn như vậy nhưng lại tự nhận là đang "bảo tồn truyền thống" sao? Kỹ thuật đàn nhạc Tài tử (Nam Xuân, Nam Ai) của cô Thủy (và nhiều cô miền Bắc khác) nghe cũng không giống cách của nhạc sĩ miền Nam, nhất là ngón rung, nghe rất nặng nề, hồn Nam bộ không phải như thế. Kỹ thuật hoa mỹ ("ngón đàn") luôn được dùng để diễn tả cho sắc sảo cái hồn chính gốc của một bài nhạc. Nếu lý luận rằng đấy là "hồn riêng của đàn tranh", thì cũng được, nhưng cần đặt vào đúng chỗ. Một bài nhạc hùng tráng của Beethoven mà diễn lơi nhịp kiểu Romantic như Chopin thì chỉ xem là kiểu đàn đùa chơi cho vui, không thể là bài học nghiêm túc cho một "shool of piano".
@HongLE-ns9ku Cám ơn bạn đã quan tâm bàn đến các vấn đề như trên. Tôi rất mong muốn nhận được những lời góp ý bình luận để cho kênh dạy và học đàn tranh này ngày càng tốt hơn. Như tôi nói, việc bình luận ĐÚNG hay SAI về tính chất của một bài dân ca trên 1 bản đàn là rất khó. Nói như các bạn thì đàn piano sẽ không bao giờ có thể chuyển soạn để đàn được dân ca Việt Nam nhỉ, vì tính chất của cây đàn còn không thể rung nhấn được? Đàn guitar phím lõm sẽ chỉ suốt đời nên đàn nhạc Cải Lương chứ không nên thử mở rộng đàn nhạc khác? Tôi biết rất nhiều các nghệ sỹ tâm huyết trên cây đàn piano đã dành cả công trình nghiên cứu vài năm để tìm cách đàn được dân ca Việt Nam trên đàn piano. Hay là cây đàn guitar phím lõm xuất hiện là nhờ những nghệ sỹ chơi đàn tây đã không bằng lòng với những gì đang có và tìm cách làm cho nghệ thuật của họ có sự tìm tòi sáng tạo. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta cứ bị mắc kẹt trong những nhận định cá nhân của mỗi người cho rằng mình đúng người kia sai thì cuộc bàn luận sẽ không bao giờ đi đến hiểu biết lẫn nhau. Kênh đàn tranh này không phải là một kênh biểu diễn. Kể cả đây có là 1 kênh biểu diễn thì người nghệ sỹ có toàn quyền xử lý bản đàn theo cách mà họ muốn. Khen chê là việc của khán giả. Người nghệ sỹ sẽ chịu trách nhiệm cho những tác phẩm nghệ thuật của mình. Họ đàn hát không hay sẽ ít có khán giả. Nhưng ở đây là kênh dạy đàn tranh. 2 bài vừa rồi là 2 ví dụ để cho thấy có nhiều cách khác nhau, nhiều kỹ thuật khác nhau để đàn 1 bản dân ca trên đàn tranh. Trong 2 bài vừa rồi tôi không bàn đến tính chất của rung nhấn như 1 số bài giảng khác. Mỗi một bài giảng tôi tập trung vào 1 chủ đề để nói chuyện. Tiêu chí của tôi trong việc dậy học là CON NGƯỜI là số 1. CÂY ĐÀN là số 2. BÀI BẢN là số 3. Bài bản được sử dụng để học kỹ thuật. Cái đích cuối cùng của việc học không chỉ là người học làm chủ cây đàn, mà người học làm chủ bản thân mình, trở thành 1 nghệ sỹ đàn có hiểu biết, có kiến thức, biết tại sao mình đàn nốt này và rung thế này. Biết đặt câu hỏi. Còn nếu chỉ biết khen, chê, thích, không thích, thì quá đơn giản. Trở lại với lời bình luận của bạn, tôi hoàn toàn không đồng ý với những ý kiến cá nhân của bạn về 2 bản dân ca tôi đàn. (Nhưng như tôi nói chúng ta không nên mắc kẹt vào những chỉ trích có tính chủ quan cá nhân. Nếu bạn đưa ra được những ví dụ âm thanh cụ thể làm dẫn chứng thì sẽ có ích hơn nhiều). Về câu nhận xét của bạn về nhạc tây (Beethoven Chopin v.v.) tôi có thể đoán rằng kiến thức nhạc phương tây của bạn rất ít. Còn câu bình luận "Dường như cô Thuỷ muốn lập ra một trường phái mới", tôi hoàn toàn đồng ý với bạn: Tôi muốn lập ra một trường phái đàn tranh mới, TRƯỜNG PHÁI ĐÀN TRANH NGUYỄN THANH THUỶ, với những tiêu chí tôi nói phía trên. Tôi mong muốn rằng sau gần 30 năm kinh nghiệm, những kiến thức đàn của tôi có thể giúp ích có những ai muốn làm chủ cây đàn, và hơn hết trở thành một người chơi đàn tự do trong suy nghĩ, tự do trong kỹ thuật. Và muốn tự do thì trước tiên họ phải làm chủ đôi tay và cây đàn của mình.
Sao tôi không nhìn thấy link mà bạn Thu Ha đưa ở đây nhỉ? Nhưng bình luận phía trên của bạn HongLE chính là cái mà tôi nhấn mạnh, rất khó để tìm được BẢN GỐC trong nhạc dân ca cổ truyền Việt Nam, vì "người miền Nam trước 1975 luôn..." hát theo kiểu này, nhưng người miền Nam sau năm 1975 thì hát kiểu khác? và người miền Nam trước 1954 hát kiểu gì? người miền Nam trước khi Pháp đến thì hát kiểu gì? Nếu định nghiên cứu BẢN GỐC thì phải đi xa hơn nữa, không nên chỉ dừng ở 1975.
Đúng rồi bạn! Bài này tôi đàn rất khác với bản hát. Bản hát không có nhiều những chữ lặng và chặn dây như bản đàn này. Đây không phải là bản ĐỆM cho bài bài hát, cũng không phải là bản MÔ PHỎNG lại bài hát. Đây là một bản độc tấu cho đàn tranh và phát huy tất cả những kỹ thuật khác của cây đàn mà giọng hát không có.
Biến tấu kỹ thuật để làm gì nếu không để thay đổi tính chất của bài? Để người nghe có một cảm nhận mới? Để người nghe thấy là nghe đàn tranh độc tấu thì khác với hát? Em dạy học sinh của em có kỹ thuật đàn để làm gì vậy? :-)
Em không biết bài hát này nhưng em rất thích bản ₫àn của cô 💕
Hay quá cô ạ
Bản Đi cấy và bản Lý cây bông ( nôm na gọi là rung hơi Bắc thì đúng hơn ạ)
Tôi sẽ không gọi là Rung Hơi Bắc trong hai bản này. Rung Hơi Bắc là một thuật ngữ rất riêng biệt dùng trong một số loại nhạc truyền thống như nhạc Tuồng hay nhạc Tài Tử Cải Lương, nhạc Cung Đình Huế, với hệ thống dây cụ thể và những nốt bắt buộc phải rung theo một cách cụ thể. Trong dân ca, như hai bài này, tôi sẽ không dùng là Rung Hơi Bắc.
@ à em nói nôm na,là rung nốt như rung bên hơi bắc ạ. Nếu rung mà làm mất âm điệu của bản gốc thì ko còn là bản Đi cấy hay Lý cây bông nữa ạ. Còn biến tấu thêm nốt hay gì thì cũng phải rung cho đúng với âm điệu của bài hát.Nếu thử ngân nga theo giai điệu cô đàn thì ko còn nghe ra bài nữa ạ
@@thuha3628 Đúng rồi bạn. Rất nhiều người chỉ thích nghe ngâm nga đàn giống hát giống lời, và chính vì vậy nhiều người chỉ thích nghe hát chứ chưa thấy cái hay cái đẹp của một nhạc cụ độc tấu. Chính vì vậy các nhạc cụ truyền thống Việt Nam vẫn chỉ đứng ở vị trí truyền thống của nó, là ĐỆM cho hát, đứng sau sân khấu hoặc đứng sau ca sỹ mà thôi. Công việc của tôi 20 năm vừa qua là làm sao để cây đàn tranh đứng được độc lập một mình trên sân khấu, như những cây đàn piano, guitar của tây. Họ có thể đàn cả chương trình độc tấu 1 tiếng mà sẽ không có khán giả nào băn khoăn giống hay khác lời hát. Tôi muốn các bản độc tấu đàn tranh của tôi dù biết hay không biết bài hát vẫn nghe được như 1 bản đàn độc lập.
@schoolofdantranh vậy thì em nghĩ cô nên sáng tác ra tác phẩm của Cô mà ko dựa trên bản dân ca nào cả.
@ cô giáo em cũng là nghệ sĩ độc tấu và sáng tác tác phẩm cho đàn tranh,luôn dạy em phải đàn đúng tính chất giai điệu chủ đề nếu tác phẩm đó là dựa trên làn điệu dân ca …,còn biến tấu là biến tấu kỹ thuật,tuyệt đối ko làm mất tính chất,âm điệu của làn điệu chủ đề
Tôi nghĩ lời bình luận của bạn Thu Hà và của bạn tên Khanhat (trong video Lý Cây Bông) là đúng. Cô Thủy đã mở trường dạy đàn thì nên nghiên cứu kỹ hơn để đừng dạy sai tính chất của bài nhạc.
Nhạc Việt hay và phong phú ở chỗ có nhiều thể loại, mỗi hơi nhạc đều có riêng cách hoa mỹ, có âm luật hẳn hoi. Nhiều năm nay, các màu sắc "ba miền" bị lẫn vào nhau, nét đặc sắc riêng biệt bị nhòe đi, vì bị các nhạc sĩ (thời mới, họ chỉ biết mỗi miền một ít) mang ra mix với nhau!
Tôi có nghe đĩa hát xuất bản hơn 50 năm trước tại Hà Nội thì bài ĐI CẤY đúng là có sắc thái vui, tương tư như hơi Bắc, tức là kỹ thuật rung phải rơi vào âm khác với cách rung của cô Thủy.
Bài Lý Cây Bông cũng vậy, người miền Nam thời trước 1975 luôn luôn ca theo hơi Bắc. Bản mà Thu Ha dẫn link là thu khoảng 1985. - 1990 vẫn còn giữ được khá nhiều tính chất này. Chỉ gần đây mới có xuất hiện lối ca hơi bị lêch qua Sa mạc (rung ở bậc khác), nhưng cũng không nghe :quá buồn" như cách đàn của cô Thủy.
Nếu cô cho rằng tìm ra cái GỐC của một bài dân ca là khó, thì tôi nghĩ cô nên nghiên cứu thêm trước khi chọn để dạy. Hai bài dân ca này rất thông dụng trên cả 3 miền, tôi không thấy là khó gì cả!
Nếu cô Thủy cho là trong câch hát (hay đàn) dân ca thì không có phân biệt chuyện "hơi" (muốn rung sao cũng được) thì tôi sợ là cô đã đi ngược đường rồi. Dường như cô muốn lập ra một trường phái mới, mà lý do chính là vì cô không hiểu hết về truyền thống.
Rất nhiều danh cầm đàn bản Tài tử lại thường pha ngón vuốt nhấn kiểu nhạc Chèo, còn ngâm Bồng mạc lại được đệm bằng câu dạo Huế. Các vị đàn ba bốn miền mà lẫn lộn như vậy nhưng lại tự nhận là đang "bảo tồn truyền thống" sao? Kỹ thuật đàn nhạc Tài tử (Nam Xuân, Nam Ai) của cô Thủy (và nhiều cô miền Bắc khác) nghe cũng không giống cách của nhạc sĩ miền Nam, nhất là ngón rung, nghe rất nặng nề, hồn Nam bộ không phải như thế.
Kỹ thuật hoa mỹ ("ngón đàn") luôn được dùng để diễn tả cho sắc sảo cái hồn chính gốc của một bài nhạc. Nếu lý luận rằng đấy là "hồn riêng của đàn tranh", thì cũng được, nhưng cần đặt vào đúng chỗ. Một bài nhạc hùng tráng của Beethoven mà diễn lơi nhịp kiểu Romantic như Chopin thì chỉ xem là kiểu đàn đùa chơi cho vui, không thể là bài học nghiêm túc cho một "shool of piano".
@HongLE-ns9ku Cám ơn bạn đã quan tâm bàn đến các vấn đề như trên. Tôi rất mong muốn nhận được những lời góp ý bình luận để cho kênh dạy và học đàn tranh này ngày càng tốt hơn. Như tôi nói, việc bình luận ĐÚNG hay SAI về tính chất của một bài dân ca trên 1 bản đàn là rất khó. Nói như các bạn thì đàn piano sẽ không bao giờ có thể chuyển soạn để đàn được dân ca Việt Nam nhỉ, vì tính chất của cây đàn còn không thể rung nhấn được? Đàn guitar phím lõm sẽ chỉ suốt đời nên đàn nhạc Cải Lương chứ không nên thử mở rộng đàn nhạc khác? Tôi biết rất nhiều các nghệ sỹ tâm huyết trên cây đàn piano đã dành cả công trình nghiên cứu vài năm để tìm cách đàn được dân ca Việt Nam trên đàn piano. Hay là cây đàn guitar phím lõm xuất hiện là nhờ những nghệ sỹ chơi đàn tây đã không bằng lòng với những gì đang có và tìm cách làm cho nghệ thuật của họ có sự tìm tòi sáng tạo. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta cứ bị mắc kẹt trong những nhận định cá nhân của mỗi người cho rằng mình đúng người kia sai thì cuộc bàn luận sẽ không bao giờ đi đến hiểu biết lẫn nhau. Kênh đàn tranh này không phải là một kênh biểu diễn. Kể cả đây có là 1 kênh biểu diễn thì người nghệ sỹ có toàn quyền xử lý bản đàn theo cách mà họ muốn. Khen chê là việc của khán giả. Người nghệ sỹ sẽ chịu trách nhiệm cho những tác phẩm nghệ thuật của mình. Họ đàn hát không hay sẽ ít có khán giả. Nhưng ở đây là kênh dạy đàn tranh. 2 bài vừa rồi là 2 ví dụ để cho thấy có nhiều cách khác nhau, nhiều kỹ thuật khác nhau để đàn 1 bản dân ca trên đàn tranh. Trong 2 bài vừa rồi tôi không bàn đến tính chất của rung nhấn như 1 số bài giảng khác. Mỗi một bài giảng tôi tập trung vào 1 chủ đề để nói chuyện. Tiêu chí của tôi trong việc dậy học là CON NGƯỜI là số 1. CÂY ĐÀN là số 2. BÀI BẢN là số 3. Bài bản được sử dụng để học kỹ thuật. Cái đích cuối cùng của việc học không chỉ là người học làm chủ cây đàn, mà người học làm chủ bản thân mình, trở thành 1 nghệ sỹ đàn có hiểu biết, có kiến thức, biết tại sao mình đàn nốt này và rung thế này. Biết đặt câu hỏi. Còn nếu chỉ biết khen, chê, thích, không thích, thì quá đơn giản. Trở lại với lời bình luận của bạn, tôi hoàn toàn không đồng ý với những ý kiến cá nhân của bạn về 2 bản dân ca tôi đàn. (Nhưng như tôi nói chúng ta không nên mắc kẹt vào những chỉ trích có tính chủ quan cá nhân. Nếu bạn đưa ra được những ví dụ âm thanh cụ thể làm dẫn chứng thì sẽ có ích hơn nhiều). Về câu nhận xét của bạn về nhạc tây (Beethoven Chopin v.v.) tôi có thể đoán rằng kiến thức nhạc phương tây của bạn rất ít. Còn câu bình luận "Dường như cô Thuỷ muốn lập ra một trường phái mới", tôi hoàn toàn đồng ý với bạn: Tôi muốn lập ra một trường phái đàn tranh mới, TRƯỜNG PHÁI ĐÀN TRANH NGUYỄN THANH THUỶ, với những tiêu chí tôi nói phía trên. Tôi mong muốn rằng sau gần 30 năm kinh nghiệm, những kiến thức đàn của tôi có thể giúp ích có những ai muốn làm chủ cây đàn, và hơn hết trở thành một người chơi đàn tự do trong suy nghĩ, tự do trong kỹ thuật. Và muốn tự do thì trước tiên họ phải làm chủ đôi tay và cây đàn của mình.
Sao tôi không nhìn thấy link mà bạn Thu Ha đưa ở đây nhỉ? Nhưng bình luận phía trên của bạn HongLE chính là cái mà tôi nhấn mạnh, rất khó để tìm được BẢN GỐC trong nhạc dân ca cổ truyền Việt Nam, vì "người miền Nam trước 1975 luôn..." hát theo kiểu này, nhưng người miền Nam sau năm 1975 thì hát kiểu khác? và người miền Nam trước 1954 hát kiểu gì? người miền Nam trước khi Pháp đến thì hát kiểu gì? Nếu định nghiên cứu BẢN GỐC thì phải đi xa hơn nữa, không nên chỉ dừng ở 1975.
Bản này cũng ko đúng nốt rung thì phải,em nghe khác với bản hát ạ !
Đúng rồi bạn! Bài này tôi đàn rất khác với bản hát. Bản hát không có nhiều những chữ lặng và chặn dây như bản đàn này. Đây không phải là bản ĐỆM cho bài bài hát, cũng không phải là bản MÔ PHỎNG lại bài hát. Đây là một bản độc tấu cho đàn tranh và phát huy tất cả những kỹ thuật khác của cây đàn mà giọng hát không có.
@schoolofdantranh e thấy biến tấu thì cũng nên giữ đúng âm điệu bài bản gốc ạ
@@thuha3628 Nếu đã là BIẾN TẤU thì không nên giữ đúng âm điệu bản gốc. Bản thân chữ BIẾN TẤU là để khuyến khích sự thay đổi, BIẾN ĐỔI.
@schoolofdantranh e thấy biến tấu là biến tấu kỹ thuật,chứ sao lại biến đổi tính chất của bài được ạ.
Biến tấu kỹ thuật để làm gì nếu không để thay đổi tính chất của bài? Để người nghe có một cảm nhận mới? Để người nghe thấy là nghe đàn tranh độc tấu thì khác với hát? Em dạy học sinh của em có kỹ thuật đàn để làm gì vậy? :-)