Hướng dẫn GIÀNH QUYỀN NUÔI CON khi ly hôn | Lưu ý quan trọng để giành quyền nuôi con

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 17 жов 2024
  • Lưu ý để ly hôn nhanh; dịch vụ ly hôn; ly hôn thuận tình; ly hôn đơn phương; tư vấn ly hôn; Soạn đơn ly hôn; Hướng dẫn thủ tục ly hôn; Cập nhật chi phí ly hôn. Hướng dẫn viết đơn ly hôn bằng tay; Hướng dẫn ly hôn; Dịch vụ ly hôn đơn phương ; Hướng dẫn dành quyền nuôi con khi ly hôn.
    ----
    Tại điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi vợ chồng ly hôn:
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
    Như vậy theo quy định trên thì tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Nếu không thỏa thuận thì tòa án sẽ xem xét dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
    Trường hợp một nếu có dưới 36 tháng tuổi thì chúng ta sẽ đi theo hướng người mẹ đủ điều kiện để nuôi con nếu không đủ điều kiện nuôi con thì phải yêu cầu người chồng cấp dưỡng nuôi con cho tới khi con đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên một số trường hợp thì người cha vẫn giành được quyền nuôi con trong một số trường hợp đặc biệt mà chủ yếu là người mẹ không đủ điều kiện về kinh tế hoặc sức khỏe tâm lý để đảm bảo nuôi dạy con tốt hơn.
    Trường hợp hai nếu con đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi Khi có tranh chấp quyền nuôi con trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét điều kiện của các bên để đưa ra quyết định. Có thể kể tới một số yếu tố như: Điều kiện kinh tế, thu nhập; Điều kiện nơi sinh sống; Thời gian chăm sóc, gần gũi con; Tính chất công việc và một số điều kiện khác được tòa án chấp nhận.
    Như vậy ở trường hợp nay thì chủ yếu là chứng minh về điều kiện nuôi con và thời gian chăm sóc con.
    Trong trường hợp 3 Trường hợp Giành quyền nuôi con trên 7 tuổi.
    Tòa án vẫn xem xét các điều kiện tương tự trường hợp con từ 3 tuổi đến 7 tuổi. Tuy nhiên, có một yếu tố đặc biệt là Tòa án sẽ lấy ý kiến, nguyện vọng của con. Đây là một trong các yếu tố được xem xét tới nhưng Tòa án không định đoạt luôn quyền nuôi con thuộc về ai dựa trên ý kiến này. Vì vậy, các bên vẫn cần chú trọng tới các điều kiện khác trong quá trình giải quyết vụ án.
    Như vậy ngoài yếu tố xem xét về điều kiện nuôi dưỡng con, thời gian chăm sóc con thì phải lấy ý kiến con xem con muốn ở với ai. Đây là một yếu tố quan trọng vì trẻ em thường dễ bị thao túng tâm lý dễ bị tác động trước khi ra tòa đây cũng phải vấn đề rất nhạy cảm cha mẹ nên tôn trọng ý kiến của con không nên vì muốn giành quyền nuôi con mà ép buộc con phải lựa chọn ở với mình.
    Từ 3 trường hợp trên thì đến đây bạn cũng đã biết được mình thuộc trường hợp nào và cần làm gì để giành quyền nuôi con tốt nhất trước khi ra tòa. Mọi sự chuẩn bị tốt sẽ cho ra một kết quả tốt.
    Về Mẫu đơn ly hôn muốn nuôi con Khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn đồng nghĩa với việc đã có sự thỏa thỏa thuận về các vấn đề hôn nhân, tài sản chung bao gồm cả vấn đề nuôi con chung giữa hai vợ chồng và yêu cầu Tòa án cho ai trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, việc hai vợ chồng có tranh chấp về quyền nuôi con thì việc một bên có nguyện vọng nuôi con sẽ nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo hình thức ly hôn đơn phương. Đây là một tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ ly hôn tranh chấp quyền nuôi con.
    #dichvulyhon #lyhondonphuong #lyhonthuantinh #huongdanlyhon #gianhquyennuoicon

КОМЕНТАРІ • 8

  • @VũTrâm-s2z
    @VũTrâm-s2z 10 місяців тому +2

    Dịch vụ tốt lém ! Cám ơn ls nhờ vây mà bà chị mình mới có quyền nuôi c chứ 😊

    • @Helloluatsu
      @Helloluatsu  10 місяців тому

      Xin cám ơn! nếu cần bạn liên hệ mình nhé !

  • @ThứcNguyễn-n5c
    @ThứcNguyễn-n5c 10 місяців тому +2

    Tốt lắm ! 😊😊😊

  • @KimPhượngNguyễn-w1g
    @KimPhượngNguyễn-w1g 3 місяці тому +1

    Cho mình hỏi mình ly thân với ck về bên nhà cha mẹ đẻ sống, vì để thuận tiện cho cv và dành nhiều thời gian cho con hơn nên mình với con ở trọ, mình đi làm thì cháu có bà chăm cháu hơn 36 tháng tuổi, vậy khi ly hôn mình có giành quyền nuôi con được không ạ?

    • @Helloluatsu
      @Helloluatsu  3 місяці тому +1

      Khi ly hôn thì bạn được quyền yêu cầu Toà giành quyền trực tiếp nuôi con nhé ! Toà sẽ xem xét một cách toàn diện để xem bên nào nuôi con sẽ tốt hơn, trong trường hợp xét thấy nếu giao cho mẹ trực tiếp nuôi con sẽ tốt hơn thì giành quyền trực tiếp nuôi cho mẹ ! Và áp dụng quy tác bảo vệ người mẹ và cháu bé. Thông tin đến bạn 👍

    • @ghhgg9755
      @ghhgg9755 3 місяці тому

      Luật sư cho e hỏi, vợ chồng e xảy ra mâu thuẫn rồi ly thân e mang con về ngoại, rồi đi làm giờ cháu được 16 tháng tuổi thì e có giành đc quyền nuôi con ko ạ

  • @chungkim2235
    @chungkim2235 3 місяці тому +1

    Chia sẽ cho nhưng ai cần thông tin