Cảm nghĩ khi đọc bài thơ “Giúp mẹ” của tác giả Phạm Hồng Điệp -Hà Thành.

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 10 вер 2024
  • Có một thời như thế để mãi mãi nhớ
    (Cảm nghĩ khi đọc bài thơ “Giúp mẹ” của tác giả Phạm Hồng Điệp)
    Thực sự là một cảm giác rưng rưng khi tôi đọc bài thơ giúp mẹ của tác giả Phạm Hồng Điệp. Đây là bài thơ có tính hồi tưởng về một thời đã qua của người nông dân, của một nền nông nghiệp lạc hậu không xa. Cái ngày đó ít ai trong chúng ta hôm nay còn nhớ về những kiếp người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời, lầm lụi cấy cầy trên mảnh vườn sào ruộng của nhà mình để có được hạt thóc, cân ngô cho cuộc sống đầy khăn khó của những miền quê ngày đó.
    Ngay khổ đầu bài thơ Phạm Hồng Điệp đã tả thực cảnh rất hồn nhiên về sự nghèo khó nhưng đầy dung dị của người nông hộ ở miền quê Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng .
    Vụ mùa đã đến
    Gặt lúa xong rồi
    Mấy sào ruộng nước
    Cần lật đất trồng
    Nhà không có trâu
    Cu tý giúp mẹ
    Cuốc đất thay trâu
    Cái hay, cái tài của Phạm Hồng Điệp là đưa hình ảnh khó khăn lầm lũi ấy vào thơ một cách hồn nhiên, trong trẻo từ những vất vả, không có lời cảm thán và hình như lại còn rất vui sướng được nhận “sứ mệnh” đó với đầy niềm hạnh phúc trong một sớm mai tinh mơ.
    Từ tờ mờ sáng
    Thức dậy nấu cơm
    Luộc quả trứng tròn
    Chấm tý mắm chắt
    Bảy bát no bụng
    Vác cuốc ra đồng
    Tay không lật rạ
    Sự kết nối bằng thể loại thơ 4 chữ nhẹ nhàng, vui tươi mà Phạm Hồng Điệp sử dụng để chuyền tải những nhọc nhằn của người nông dân ngày đó và tự hào “khoe” vai trò của một anh nông dân tí hon được cuốc đất thay trâu giúp mẹ khi vụ mùa đã hết. Đọc “giúp mẹ” người đọc dường như còn cảm nhận được âm thanh ở đó có tiếng gà gáy canh hai có tiếng gọi nhau í ới và cả những tiếng cười hồn nhiên của những gia đình nông dân gọi nhau ra đồng. Những hình ảnh, âm thanh đó được truyền tải sau những câu từ mà tác giả Phạm Hồng Điệp miêu tả rất hiện thực, rất chi tiết của một thời đã qua đã ám thị vào tâm thức của “ anh nông dân tí hon” ngày đó.
    Người đọc lại càng cảm phục hơn về sự miêu tả bằng thơ của Phạm Hồng Điệp về những tả thực của cảnh cuốc đất thay trâu giữa cánh đồng mênh mông ngày đó.
    Nghiêng cuốc góc tù
    Hai tay săn chắc
    Lật đất thẳng hàng
    Phăm phăm tiến tới
    Kệ cho đỉa cắn
    Hút no máu đào
    Kệ cho tay rát
    Chai sạn vẫn phăm
    Mồ hôi tuôn chảy
    Ướt đầm thịt da
    Nắng trên đỉnh đầu
    Miệng khô nước miếng
    Hai tay vẫn chắc
    Lật bao gốc rạ
    Nhuyễn thành bùn hoa
    Để cấy lúa nhà
    Tương lai xanh tốt.
    Đọc đến đoạn này người đọc như chợt nghe câu ca dao ngàn đời: “Ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm từng hạt đắng cay muôn phần”.
    Bởi sự nhọc nhằn, thấm đẫm mồ hôi của những người nông dân để làm ra hạt lúa, cân gạo còn phải chống chọi với thời tiết “sáng ngăn bão giông chiều che nắng lửa”
    mới có được những vụ mùa mượt vàng trĩu nặng của những bông lúa cho sự ấm no rất nhân bản.
    Cái tinh tế trong “giúp mẹ” là Phạm Hồng Điệp còn “ tường thuật” được những công việc giản dị của “anh nông dân” tí hon lúc đó khi làm xong sứ mệnh cuốc đất thay trâu còn biết kiếm thêm xâu cá con tôm để cải thiện bữa ăn của gia đình sau khi mồ hôi đã chảy suốt một ngày trên đồng ruộng. Đó cũng là trách nhiệm và ý thức của người biết yêu thương gia đình khi được cùng người mẹ chập choài trên cánh đồng lo miếng cơm manh áo cho gia đình bé nhỏ của mình ở thời nghèo nàn, lạc hậu ngày xưa thế đấy.
    Kết thúc ngày làm việc quần quật thay trâu như thế nhưng tác giả Phạm Hồng Điệp lại ẩn dụ đưa vào trong “giúp mẹ” của mình là tiếng cười mà sau những “ thu hoạch” sau những công việc trên cánh đồng ấy.
    Đọc “giúp mẹ” của Phạm Hồng Điệp chắc chắn nhiều người thế hệ hôm nay khi những mảnh ruộng bị thu hẹp lại bởi đô thị hóa, và những thiết bị hiện đại của thời kỳ công nghiệp 4.0 với máy gặt đập liên hợp, thay sức người làm nông nghiệp. họ làm sao thấy được giọt mồ hôi, cái quốc với bàn tay trai sần, nứt toác của người nông dân ngày đó. Bài thơ “giúp mẹ’ của Phạm Hồng Điệp không chỉ là để gợi nhớ về một thời đã qua mà còn truyền tải được những ẩn ức của một “ tuổi thơ dữ dội” của thế hệ nông dân ngày đó. Điều đáng nói ở đây là trong tuổi thơ dữ dội đó, trong nhọc nhằn bĩ cực đó, Phạm Hồng Điệp đã xây dựng lên hình tượng người mẹ của mình đầy dung dị, và tỏa sáng trong khung cảnh của đồng quê của một thời nghèo khó chưa xa.
    Đỡ mẹ tảo tần
    Nuôi con khôn lớn
    Cám ơn người mẹ
    Nghĩa nặng tình sâu
    Đọc “giúp mẹ” dường như người đọc không phải đăm chiêu suy nghĩ về những cảnh đời nông dân ngày đó mà Phạm Hồng Điệp tái hiện. Giúp mẹ mang đến cho người đọc một sự hồn nhiên đáng yêu một cảm xúc dạt dào yêu thương để như được sẻ chia về một đời nông dân ngày đó. Qua đó “giúp mẹ” của Phạm Hồng Điệp còn như nhắn gửi một điều có được hạnh phúc, bưng bát cơm đầy hôm nay là cả một quá trình vươn dậy của đất nước ta, đất nước đi lên từ ngành nông nghiệp nhưng nay đã ngẩng cao đầu bước tới tương lai bởi ở Việt Nam có những con người đã làm lên
    “Bàn tay ta làm lên tất cả/ có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Hoàng Trung Thông).
    Giúp mẹ của Phạm Hồng Điệp là một thông điệp cho thế hệ hôm nay như thế đó. Bởi có một thời như thế để mãi mãi nhớ
    Hà Thành

КОМЕНТАРІ •