Nhân chuyện kể về thân thế Kim Thiền Tử của Đường Tăng, tiện đây chúng ta hãy cùng đến với tên gọi đại đồ đệ của ngài, đó là: Ngộ Không. Pháp danh này đã được bàn luận khá chi tiết trong kỳ 2 của Tây Du cảm ngộ, nay không nhắc lại nữa, mà chỉ gợi mở từ một góc độ khác… Trong muôn ngàn đệ tử của Đức Phật Thích Ca, chỉ có mười vị được Ngài coi là ưu tú nhất, xuất sắc nhất, gọi là “Thập đại đệ tử”. Họ vẫn thường được nhắc đến trong các kinh điển Phật giáo, nhiều người trong số họ thậm chí đã trở thành huyền thoại. Ví dụ như Mục Kiền Liên đệ nhất về thần thông, có thể lên Thiên giới xuống địa phủ, lại có thể hàng phục yêu ma. Hay như Đại Ca Diếp được Phật trao y bát, ông gắn liền với truyền thuyết Ca Diếp nhập định chờ Di Lặc hạ sanh. Hoặc một cái tên quen thuộc khác là A Nan Đà “đa văn đệ nhất”, là vị đệ tử có trí nhớ siêu phàm, người có công lưu lại lời Phật giảng thành các cuốn kinh sách mà chúng ta biết ngày nay. Cũng không thể không nhắc đến Xá Lợi Phất với trí huệ xuất chúng, được Phật giao trọng trách thống lĩnh tăng đoàn. Và trong số thập đại đệ tử ấy, có một vị là Tu Bồ Đề. Không giống như biết bao đồng môn khác, ông gần như chẳng có gì đặc biệt. Ông không sôi nổi, cũng không có tài năng nào đáng nói, mà chỉ trầm tĩnh, lặng lẽ, rất ít người biết về ông. Nhưng khi chư thiên trải hoa cúng dường, từng đoá từng đoá hoa trời bay lất phất, thì mưa hoa không chọn ai cả, mà chỉ chọn riêng Tu Bồ Đề. Cơn mưa hoa cúng dường ấy, ngoại trừ Đức Phật, thì chỉ tôn giả Tu Bồ Đề mới có được vinh dự ấy. Điều ấy nói lên rằng, Tu Bồ Đề bề ngoài chẳng có gì đặc biệt, nhưng kỳ thực lại vô cùng đặc biệt! Chuyện về tôn giả Tu Bồ Đề Tương truyền, Tu Bồ Đề sinh ra trong một gia đình giàu sang phú quý. Nhưng đúng vào ngày ông chào đời thì toàn bộ mọi tài sản và bảo vật trong nhà đột nhiên biến mất, sau vài ngày tất cả mới trở lại bình thường. Đến khi lớn lên, Tu Bồ Đề lại tỏ ra là một cậu bé kỳ lạ, có bao nhiêu tiền bạc đều đem cho người nghèo, thậm chí gặp kẻ hành khất không có áo mặc, cậu cũng cởi chiếc áo ra cho. Đến khi gia nhập tăng đoàn, trở thành một Phật tử chân chính, Tu Bồ Đề sớm đã đạt đến cảnh giới ly dục, ly ái, không tranh hơn thua với đời, cũng không mong cầu thứ gì ở thế gian. Tương truyền, một ngày Tu Bồ Đề ngồi vá áo trong động Kỳ Xà trên núi Linh Thứu, quán thấy Đức Phật du hoá phương xa đang trên đường trở về, ngài bèn buông áo định xuống núi nghênh đón. Nhưng như lời Phật đã dạy: “Nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, là người hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai”, Tu Bồ Đề chợt nghĩ, Phật là bậc vô ngã, đã đạt đến cảnh giới của “Không”, vậy hà tất phải xuống núi mới là đi đón Phật? Nghĩ vậy, ngài lại ngồi xuống bình thản vá áo. Lúc ấy, vị tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc nhờ có thần thông mà biết được Phật sắp về, nên đã nhanh chân xuống núi trước. Liên Hoa Sắc đang hoan hỷ tự hào rằng mình là người đầu tiên đón Phật. Nhưng Đức Phật chỉ mỉm cười và nói: Này Liên Hoa Sắc, người nghênh đón ta trước tiên chẳng phải là ngươi, mà chính là Tu Bồ Đề. Hiện giờ tại động Kỳ Xà, Tu Bồ Đề đang chiếu quán tính ‘Không’ của các pháp. Người thấy pháp mới là người thứ nhất thấy Phật, người đệ nhất nghênh tiếp Phật. Một lần khác, Đức Phật cùng chúng đệ tử đang ở tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, tôn giả Tu Bồ Đề đã đã đứng dậy chắp tay cung kính rằng: “Bạch Thế Tôn, đối với các thiện nam tín nữ khi phát tâm bồ đề thì làm thế nào mới có thể an trụ tâm được? Và khi họ bị các vọng niệm quấy phá thì làm thế nào mới có thể hàng phục tâm được?”. Đức Phật đã thuyết Kinh Kim Cương, giảng rằng muốn tâm thanh tịnh thì “chẳng nên trụ nơi hình sắc sinh tâm, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp tướng sinh tâm. Nên ở nơi không chỗ trụ mà sinh tâm”. Cuối cùng Đức Phật kết thúc bằng bài kệ: “Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng huyễn bào ảnh Như lộ diệc như điện Ưng tác như thị quán” Tạm dịch: “Hết thảy pháp hữu vi, Như mộng ảo, bọt nước, Như sương sa, điện chớp. Nên quán sát như vậy” Pháp hữu vi như mộng ảo, bọt nước, chỉ có thanh tịnh vô vi mới là cảnh giới tối cao của người tu hành. Lời Phật giảng khiến tôn giả Tu Bồ Đề bừng ngộ, ông cảm động đến rơi lệ: “Bạch Thế Tôn, con từ khi đạt được nhãn huệ cho đến nay chưa từng nghe kinh nào như thế này”. Từ đó ông khai ngộ, minh tỏ cảnh giới “Không”, được Đức Phật gọi là “Giải Không đệ nhất” trong tăng đoàn. Đạo gia gọi đó là “Vô Vi”, còn Phật gia gọi là “Không”. “Không” không phải là trống rỗng không có gì cả, mà là vô cầu, vô dục, vô chấp trước. Chỉ khi người tu luyện trừ dứt hết thảy mọi dục vọng, truy cầu, buông bỏ mọi chấp trước, xả tận mọi nhân tâm, hoàn toàn không còn chấp vào âm thanh, hình sắc, mùi vị, hay cảm xúc, thì mới không bị mê hoặc giữa nhân gian. Đó cũng chính là cảnh giới của một người Giác Ngộ. Như vậy, Tu Bồ Đề chứng đắc quả vị của mình không phải thông qua thần thông, tiểu năng, tiểu thuật, cũng không phải vì có trí tuệ siêu phàm, mà chính là nhờ thấu triệt cái lẽ “Không”. Trong hàng ngàn đệ tử của Phật Thích Ca, ngoài Tu Bồ Đề thì chưa có ai thật sự làm được điều này. Vậy vì sao chúng ta lại nhắc đến Tu Bồ Đề trong bài viết này? Đó là bởi, ở đây có một sự trùng hợp khá thú vị: Tên gọi của tôn giả Tu Bồ Đề vừa hay lại giống với tên gọi sư phụ của Ngộ Không - Tu Bồ Đề Tổ sư, hay Bồ Đề Tổ sư. Ông được mệnh danh là “Giải Không đệ nhất”, chứng ngộ về lẽ “Không“, trong khi Bồ Đề Tổ sư cũng lấy chữ “Không” để đặt tên cho Hành giả: Tôn Ngộ Không. Liệu Bồ Đề Tổ sư có thực sự là tôn giả Tu Bồ Đề, hay chỉ là một cái tên mang ý nghĩa biểu tượng? Tây Du Ký có tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm, vậy nên câu hỏi này hãy coi như một lời mở ngỏ. Nhưng một điều đáng chú ý là, Ngộ Không là vị đệ tử mở đường của Tam Tạng, luôn đi đầu trong các cuộc trảm yêu trừ quái. Phải chăng điều ấy nói với chúng ta rằng, muốn ngộ về “Không”, đạt đến cảnh giới vô dục vô cầu vô nhân tâm, thì người tu hành luôn phải chủ động trảm yêu trừ quái trong tâm mình, cũng chính là: Tự bản thân phải chủ động hàng phục ma tâm của chính mình! Hồi thứ nhất của Tây Du Ký kết thúc bằng hai câu thơ dưới đây, quả thật khiến người ta suy ngẫm: “Hỗn mang mới mở vốn không họ, Phá hết mịt mờ: Phải Ngộ Không!” Hồng Liên (Cảm ngộ Tây Du -DKN) Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Khi nhỏ xem tây du kí vì khoái tôn ngộ không mỹ hầu vương, k hề biết và hiểu hết sâu xa những triết lí sâm đậm tịn nhân văn và răng dạy con người trong tác phẩm, nay tinh hoa phân tích mới thấy mình khôn ra
Nếu có duyên mong bạn tìm hiểu về môn tu luyện Pháp Luân Công, giúp đạt được nội tâm an hòa và sức khỏe cải thiện😊Trong công văn 896 ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã nêu rõ ràng rằng: “Pháp Luân Công ở Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần 😊
Bộ phim Tây Du Ký 1986 chắc là bộ phim mà tôi xem nhiều lần nhất, mặc dù kỹ xảo thời ấy còn chưa phát triển như bây giờ nhưng đây là bộ phim mà tôi thích xem nhất, những bộ được dựng lại sau này không mang lại cảm xúc như vậy.
thực ra vị tiên này chỉ muốn dạy Ngộ Không bài học về sự trung thực thôi, bản chất là Trấn Nguyên đại tiên đã muốn kết nghĩa huynh đệ với Ngộ Không rồi, đúng như video đã nói: không đánh nhau không thành huynh đệ
bồ đề tổ sư là đạt ma tổ sư là đạo đức thiên tôn đức lão tử chuyển sinh , vào thế kỷ 18 chuyển sinh về phương nam là con của vua Quang Trung tu đắt đạo khai Sinh ra phật giáo việt nam đạo bửu sơn kì hương vào đầu thế kỉ 19
Do nước Cam Lộ của Quan Âm Bồ Tát cứu sống cây. Nước cam lộ đựng trong bình Tịnh Thủy, trên có cắm một nhánh liễu chính là biểu hiện của Chân - Thiện - Nhẫn. Bình Tịnh thủy là thuần khiết đại biểu cho Chân, dòng nước Cam Lộ do Quan Âm trong quá trình tu luyện gian khổ mà thành, đó là biểu hiện cho đặc tính Thiện của bà, còn nhành liễu mềm mại nhưng dèo dai chính là đặc tính Nhẫn.
Thời mạt Pháp là lúc này đây Dự ngôn Đông Tây kim cổ trên toàn Thế Giới đều nói đến thời nay - Thánh nhân hạ thế truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh. ( Pháp Luân Đại Pháp Hảo Chân - Thiện - Nhẫn Hảo ) Mong Bạn Hữu Duyên 🙏🙏🙏🙏🙏
Mình thấy phim TDK hay ở giá trị nói lên nghị lực phi thường của đường tăng. Ngoài ra những điểm khác chỉ là người đời sau tự thổi phồng giá trị lên thôi. Không nhiều giá trị bằng phim bát tiên tt
Tây Du Ký trên bề mặt là viết về hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò nhưng ẩn chứa nội hàm về tu luyện, từ một người mà tu thành Phật. Truyện mang triết lý sâu sắc của Phật gia. Còn Bát Tiên là về Đạo gia, không thể so sánh. Bát Tiên cũng chỉ là những truyền thuyết được truyền trong dân gian, không được chép thành sách một cách nguyên bản, không thể so sánh được.
@@quocattran2378 Động cơ của tác giả TDK rất có thể chỉ như bao nhà làm phim khác. Rất ít giá trị thực ở đó. Nếu tác giả TDK muốn truyền đạt giá trị thì đã có nhiều cảnh giá trị trong phim, sự vấp ngã và đứng lên... Đằng này TDK chỉ đơn điệu hành trình của đường tăng cùng 4 đồ đệ và những con quỷ vui nhộn hút khâch nhí . Không có bất kỳ cảnh giá trị nào của 1 người lớn chứ đừng nói là tu luyện. Ngay cả tác giả sau này có nói phim có ý nghĩa này nọ thì cũng không thuyết phục. Vì không hề có cảnh đó trong phim. Giá trị và những cảnh bát tiên rất hay chứa nhiều giá trị hơn hẳn. Mang tiếng là 5 thày trò thỉnh kinh phật mà không có lấy 1 giá trị nào lớn trong phim cả.
@@thoigianlanhiemmau8124 Bạn phải hiểu một số vấn đền sau: 1. Tây Du Ký là một tiểu thuyết chứ không phải phim. phim chỉ là truyền tải một phần nội dung truyện nhưng không thể truyền tải hết. Phim cũng sẽ cải biên rất nhiều tình tiết trong tiểu thuyết và làm sai lệch rất lớn nội hàm bên trong. 2. Đây là tiểu thuyết viết về việc một người tu luyện từ người thường trở thành Phật. Nội dung thực chất chính là nội dung ẩn chứa bên trong cũng chính là nội hàm trong các câu chữ. Nội hàm đó không thể dùng cách giải thích như giải thích văn học hiện đại mà giải thích cho rõ, nó phải dùng cái "ngộ" để mà hiểu, mỗi người sẽ có một cái ngộ khác nhau. Tôi ví dụ cho bạn một chút: như khi Ngộ Không đước sinh ra từ đá, mắt Ngộ Không chiếu lên thiên đình. Thiên Lý Nhãn và Thuân Phong Nhĩ tuân lệnh Ngọc Hoàng xem xét thì tâu lên nguồn gốc của Ngộ Không, Ngọc Hoàng hỏi cách làm sao tiêu diệt được luồng sáng từ mắt Ngộ Không thì hai thần tâu rằng sau khi Ngộ Không ăn hoa quả một thời gian sẽ không còn ánh sáng mắt nữa. Người thường sẽ không thể lý giải được câu nói trên. Hay như chuyện Tam Tạng qua sông bằng thuyền không đáy, trên thuyền nhìn lại thấy xác của Tam Tạng đã trôi xuôi dòng. Hoặc lý do Phật Tổ muốn Tam Tạng lấy bát vàng đổi kinh. Người thường sẽ mãi không thể hiểu được nội hàm bên trong nếu dùng cách lý giải của người bình thường.
@@quocattran2378 Tôi nói phim TDK ,đó lá ý của tôi. Đạo diễn cũng chuyển từ bk của tác giả có thể thêm bớt vài điểm . Nhưng phim TDK quá ít giá trị. Còn truyện thì miễn bàn.
Nhân chuyện kể về thân thế Kim Thiền Tử của Đường Tăng, tiện đây chúng ta hãy cùng đến với tên gọi đại đồ đệ của ngài, đó là: Ngộ Không. Pháp danh này đã được bàn luận khá chi tiết trong kỳ 2 của Tây Du cảm ngộ, nay không nhắc lại nữa, mà chỉ gợi mở từ một góc độ khác…
Trong muôn ngàn đệ tử của Đức Phật Thích Ca, chỉ có mười vị được Ngài coi là ưu tú nhất, xuất sắc nhất, gọi là “Thập đại đệ tử”. Họ vẫn thường được nhắc đến trong các kinh điển Phật giáo, nhiều người trong số họ thậm chí đã trở thành huyền thoại.
Ví dụ như Mục Kiền Liên đệ nhất về thần thông, có thể lên Thiên giới xuống địa phủ, lại có thể hàng phục yêu ma. Hay như Đại Ca Diếp được Phật trao y bát, ông gắn liền với truyền thuyết Ca Diếp nhập định chờ Di Lặc hạ sanh. Hoặc một cái tên quen thuộc khác là A Nan Đà “đa văn đệ nhất”, là vị đệ tử có trí nhớ siêu phàm, người có công lưu lại lời Phật giảng thành các cuốn kinh sách mà chúng ta biết ngày nay. Cũng không thể không nhắc đến Xá Lợi Phất với trí huệ xuất chúng, được Phật giao trọng trách thống lĩnh tăng đoàn.
Và trong số thập đại đệ tử ấy, có một vị là Tu Bồ Đề. Không giống như biết bao đồng môn khác, ông gần như chẳng có gì đặc biệt. Ông không sôi nổi, cũng không có tài năng nào đáng nói, mà chỉ trầm tĩnh, lặng lẽ, rất ít người biết về ông.
Nhưng khi chư thiên trải hoa cúng dường, từng đoá từng đoá hoa trời bay lất phất, thì mưa hoa không chọn ai cả, mà chỉ chọn riêng Tu Bồ Đề.
Cơn mưa hoa cúng dường ấy, ngoại trừ Đức Phật, thì chỉ tôn giả Tu Bồ Đề mới có được vinh dự ấy. Điều ấy nói lên rằng, Tu Bồ Đề bề ngoài chẳng có gì đặc biệt, nhưng kỳ thực lại vô cùng đặc biệt!
Chuyện về tôn giả Tu Bồ Đề
Tương truyền, Tu Bồ Đề sinh ra trong một gia đình giàu sang phú quý. Nhưng đúng vào ngày ông chào đời thì toàn bộ mọi tài sản và bảo vật trong nhà đột nhiên biến mất, sau vài ngày tất cả mới trở lại bình thường. Đến khi lớn lên, Tu Bồ Đề lại tỏ ra là một cậu bé kỳ lạ, có bao nhiêu tiền bạc đều đem cho người nghèo, thậm chí gặp kẻ hành khất không có áo mặc, cậu cũng cởi chiếc áo ra cho.
Đến khi gia nhập tăng đoàn, trở thành một Phật tử chân chính, Tu Bồ Đề sớm đã đạt đến cảnh giới ly dục, ly ái, không tranh hơn thua với đời, cũng không mong cầu thứ gì ở thế gian.
Tương truyền, một ngày Tu Bồ Đề ngồi vá áo trong động Kỳ Xà trên núi Linh Thứu, quán thấy Đức Phật du hoá phương xa đang trên đường trở về, ngài bèn buông áo định xuống núi nghênh đón. Nhưng như lời Phật đã dạy: “Nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, là người hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai”, Tu Bồ Đề chợt nghĩ, Phật là bậc vô ngã, đã đạt đến cảnh giới của “Không”, vậy hà tất phải xuống núi mới là đi đón Phật? Nghĩ vậy, ngài lại ngồi xuống bình thản vá áo.
Lúc ấy, vị tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc nhờ có thần thông mà biết được Phật sắp về, nên đã nhanh chân xuống núi trước. Liên Hoa Sắc đang hoan hỷ tự hào rằng mình là người đầu tiên đón Phật. Nhưng Đức Phật chỉ mỉm cười và nói: Này Liên Hoa Sắc, người nghênh đón ta trước tiên chẳng phải là ngươi, mà chính là Tu Bồ Đề. Hiện giờ tại động Kỳ Xà, Tu Bồ Đề đang chiếu quán tính ‘Không’ của các pháp. Người thấy pháp mới là người thứ nhất thấy Phật, người đệ nhất nghênh tiếp Phật.
Một lần khác, Đức Phật cùng chúng đệ tử đang ở tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, tôn giả Tu Bồ Đề đã đã đứng dậy chắp tay cung kính rằng: “Bạch Thế Tôn, đối với các thiện nam tín nữ khi phát tâm bồ đề thì làm thế nào mới có thể an trụ tâm được? Và khi họ bị các vọng niệm quấy phá thì làm thế nào mới có thể hàng phục tâm được?”.
Đức Phật đã thuyết Kinh Kim Cương, giảng rằng muốn tâm thanh tịnh thì “chẳng nên trụ nơi hình sắc sinh tâm, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp tướng sinh tâm. Nên ở nơi không chỗ trụ mà sinh tâm”. Cuối cùng Đức Phật kết thúc bằng bài kệ:
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán”
Tạm dịch:
“Hết thảy pháp hữu vi,
Như mộng ảo, bọt nước,
Như sương sa, điện chớp.
Nên quán sát như vậy”
Pháp hữu vi như mộng ảo, bọt nước, chỉ có thanh tịnh vô vi mới là cảnh giới tối cao của người tu hành. Lời Phật giảng khiến tôn giả Tu Bồ Đề bừng ngộ, ông cảm động đến rơi lệ: “Bạch Thế Tôn, con từ khi đạt được nhãn huệ cho đến nay chưa từng nghe kinh nào như thế này”. Từ đó ông khai ngộ, minh tỏ cảnh giới “Không”, được Đức Phật gọi là “Giải Không đệ nhất” trong tăng đoàn.
Đạo gia gọi đó là “Vô Vi”, còn Phật gia gọi là “Không”. “Không” không phải là trống rỗng không có gì cả, mà là vô cầu, vô dục, vô chấp trước. Chỉ khi người tu luyện trừ dứt hết thảy mọi dục vọng, truy cầu, buông bỏ mọi chấp trước, xả tận mọi nhân tâm, hoàn toàn không còn chấp vào âm thanh, hình sắc, mùi vị, hay cảm xúc, thì mới không bị mê hoặc giữa nhân gian. Đó cũng chính là cảnh giới của một người Giác Ngộ.
Như vậy, Tu Bồ Đề chứng đắc quả vị của mình không phải thông qua thần thông, tiểu năng, tiểu thuật, cũng không phải vì có trí tuệ siêu phàm, mà chính là nhờ thấu triệt cái lẽ “Không”. Trong hàng ngàn đệ tử của Phật Thích Ca, ngoài Tu Bồ Đề thì chưa có ai thật sự làm được điều này.
Vậy vì sao chúng ta lại nhắc đến Tu Bồ Đề trong bài viết này?
Đó là bởi, ở đây có một sự trùng hợp khá thú vị: Tên gọi của tôn giả Tu Bồ Đề vừa hay lại giống với tên gọi sư phụ của Ngộ Không - Tu Bồ Đề Tổ sư, hay Bồ Đề Tổ sư. Ông được mệnh danh là “Giải Không đệ nhất”, chứng ngộ về lẽ “Không“, trong khi Bồ Đề Tổ sư cũng lấy chữ “Không” để đặt tên cho Hành giả: Tôn Ngộ Không.
Liệu Bồ Đề Tổ sư có thực sự là tôn giả Tu Bồ Đề, hay chỉ là một cái tên mang ý nghĩa biểu tượng? Tây Du Ký có tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm, vậy nên câu hỏi này hãy coi như một lời mở ngỏ. Nhưng một điều đáng chú ý là, Ngộ Không là vị đệ tử mở đường của Tam Tạng, luôn đi đầu trong các cuộc trảm yêu trừ quái. Phải chăng điều ấy nói với chúng ta rằng, muốn ngộ về “Không”, đạt đến cảnh giới vô dục vô cầu vô nhân tâm, thì người tu hành luôn phải chủ động trảm yêu trừ quái trong tâm mình, cũng chính là: Tự bản thân phải chủ động hàng phục ma tâm của chính mình!
Hồi thứ nhất của Tây Du Ký kết thúc bằng hai câu thơ dưới đây, quả thật khiến người ta suy ngẫm:
“Hỗn mang mới mở vốn không họ,
Phá hết mịt mờ: Phải Ngộ Không!”
Hồng Liên
(Cảm ngộ Tây Du -DKN)
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Quá hay, đúng là nội hàm thâm sâu
hay quá! Cám ơn các đồng tu. Mình hiểu ra r
@@ngoctuyetnguyen454 Chào bạn hiền, cảm ơn bạn đã đón đọc và để lại cảm nhận. Chúc bạn an vui và phước lành.
🌿🌷💕
@@PhuongTran-oy4sk Xin chào!
Cảm ơn đồng tu đã nhiệt tình ủng hộ. Chúc các đồng tu dũng mãnh tinh tấn ạ 🙏
Quá hay. HƠN 30 tuổi mới hiểu từ Ngộ Không!!!
Khi nhỏ xem tây du kí vì khoái tôn ngộ không mỹ hầu vương, k hề biết và hiểu hết sâu xa những triết lí sâm đậm tịn nhân văn và răng dạy con người trong tác phẩm, nay tinh hoa phân tích mới thấy mình khôn ra
Chư hồi trước giờ ngu hả? Giờ cũng còn con nít chứ lon gì
Càng lớn góc nhìn của chúng ta sẽ khác đi mà...chịu để ý bản thân nhìu thì ai cũng sẽ thấy.
Nếu có duyên mong bạn tìm hiểu về môn tu luyện Pháp Luân Công, giúp đạt được nội tâm an hòa và sức khỏe cải thiện😊Trong công văn 896 ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã nêu rõ ràng rằng: “Pháp Luân Công ở Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần 😊
Bài rất hay. E cam on😊
Rất ý nghĩa ạ Tinh Hoa Ạ
thực sự admin là người duy nhất nói ra đúng những bí ẩn trong tây du ký
hay và ý nghĩa
Bộ phim Tây Du Ký 1986 chắc là bộ phim mà tôi xem nhiều lần nhất, mặc dù kỹ xảo thời ấy còn chưa phát triển như bây giờ nhưng đây là bộ phim mà tôi thích xem nhất, những bộ được dựng lại sau này không mang lại cảm xúc như vậy.
Lưu ý , nhạc nền của bài này quá lớn , đôi khi át cả tiếng người đọc, xin các bạn lưu ý , cám ơn !
thực ra vị tiên này chỉ muốn dạy Ngộ Không bài học về sự trung thực thôi, bản chất là Trấn Nguyên đại tiên đã muốn kết nghĩa huynh đệ với Ngộ Không rồi, đúng như video đã nói: không đánh nhau không thành huynh đệ
Mong tinh hoa TV làm clip nói về Bồ Đề Tổ Sư.
bồ đề tổ sư là đạt ma tổ sư là đạo đức thiên tôn đức lão tử chuyển sinh , vào thế kỷ 18 chuyển sinh về phương nam là con của vua Quang Trung tu đắt đạo khai Sinh ra phật giáo việt nam đạo bửu sơn kì hương vào đầu thế kỉ 19
@@angphuocnguyen2718 có tài liệu về chiện đó ko bạn
@@deahmrbnghe kinh dưới bóng cội tùng của đức Phật trùm sẽ rõ
Nghe nói " chơn Linh của Đức QUAN ÂM BỒ TÁT" là Thời gian ý. Nên chỉ có người mới đủ sức cứu cây quay lại ban đầu.
Do nước Cam Lộ của Quan Âm Bồ Tát cứu sống cây. Nước cam lộ đựng trong bình Tịnh Thủy, trên có cắm một nhánh liễu chính là biểu hiện của Chân - Thiện - Nhẫn. Bình Tịnh thủy là thuần khiết đại biểu cho Chân, dòng nước Cam Lộ do Quan Âm trong quá trình tu luyện gian khổ mà thành, đó là biểu hiện cho đặc tính Thiện của bà, còn nhành liễu mềm mại nhưng dèo dai chính là đặc tính Nhẫn.
Xem riết rồi nghe nhạc thui cx biết tây du Ký
Thời mạt Pháp là lúc này đây
Dự ngôn Đông Tây kim cổ trên toàn Thế Giới đều nói đến thời nay - Thánh nhân hạ thế truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh.
( Pháp Luân Đại Pháp Hảo
Chân - Thiện - Nhẫn Hảo )
Mong Bạn Hữu Duyên 🙏🙏🙏🙏🙏
❤❤❤
Thiềm
💐💐💐🙏
Ổng tổ Địa Tiên cũng tính là du thần tản tiên ko nhỉ!
Đây chỉ là một câu chuyện hư cấu mà thôi
❤
cả hai đều là địa tiên
Mình thấy phim TDK hay ở giá trị nói lên nghị lực phi thường của đường tăng. Ngoài ra những điểm khác chỉ là người đời sau tự thổi phồng giá trị lên thôi. Không nhiều giá trị bằng phim bát tiên tt
Tây Du Ký trên bề mặt là viết về hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò nhưng ẩn chứa nội hàm về tu luyện, từ một người mà tu thành Phật. Truyện mang triết lý sâu sắc của Phật gia. Còn Bát Tiên là về Đạo gia, không thể so sánh. Bát Tiên cũng chỉ là những truyền thuyết được truyền trong dân gian, không được chép thành sách một cách nguyên bản, không thể so sánh được.
@@quocattran2378 Động cơ của tác giả TDK rất có thể chỉ như bao nhà làm phim khác. Rất ít giá trị thực ở đó. Nếu tác giả TDK muốn truyền đạt giá trị thì đã có nhiều cảnh giá trị trong phim, sự vấp ngã và đứng lên... Đằng này TDK chỉ đơn điệu hành trình của đường tăng cùng 4 đồ đệ và những con quỷ vui nhộn hút khâch nhí . Không có bất kỳ cảnh giá trị nào của 1 người lớn chứ đừng nói là tu luyện.
Ngay cả tác giả sau này có nói phim có ý nghĩa này nọ thì cũng không thuyết phục. Vì không hề có cảnh đó trong phim.
Giá trị và những cảnh bát tiên rất hay chứa nhiều giá trị hơn hẳn. Mang tiếng là 5 thày trò thỉnh kinh phật mà không có lấy 1 giá trị nào lớn trong phim cả.
@@thoigianlanhiemmau8124 Bạn phải hiểu một số vấn đền sau:
1. Tây Du Ký là một tiểu thuyết chứ không phải phim. phim chỉ là truyền tải một phần nội dung truyện nhưng không thể truyền tải hết. Phim cũng sẽ cải biên rất nhiều tình tiết trong tiểu thuyết và làm sai lệch rất lớn nội hàm bên trong.
2. Đây là tiểu thuyết viết về việc một người tu luyện từ người thường trở thành Phật. Nội dung thực chất chính là nội dung ẩn chứa bên trong cũng chính là nội hàm trong các câu chữ. Nội hàm đó không thể dùng cách giải thích như giải thích văn học hiện đại mà giải thích cho rõ, nó phải dùng cái "ngộ" để mà hiểu, mỗi người sẽ có một cái ngộ khác nhau.
Tôi ví dụ cho bạn một chút: như khi Ngộ Không đước sinh ra từ đá, mắt Ngộ Không chiếu lên thiên đình. Thiên Lý Nhãn và Thuân Phong Nhĩ tuân lệnh Ngọc Hoàng xem xét thì tâu lên nguồn gốc của Ngộ Không, Ngọc Hoàng hỏi cách làm sao tiêu diệt được luồng sáng từ mắt Ngộ Không thì hai thần tâu rằng sau khi Ngộ Không ăn hoa quả một thời gian sẽ không còn ánh sáng mắt nữa. Người thường sẽ không thể lý giải được câu nói trên. Hay như chuyện Tam Tạng qua sông bằng thuyền không đáy, trên thuyền nhìn lại thấy xác của Tam Tạng đã trôi xuôi dòng. Hoặc lý do Phật Tổ muốn Tam Tạng lấy bát vàng đổi kinh. Người thường sẽ mãi không thể hiểu được nội hàm bên trong nếu dùng cách lý giải của người bình thường.
@@quocattran2378 Tôi nói phim TDK ,đó lá ý của tôi. Đạo diễn cũng chuyển từ bk của tác giả có thể thêm bớt vài điểm . Nhưng phim TDK quá ít giá trị. Còn truyện thì miễn bàn.
❤🧧❤️🧧❤️🧧❤️🧧❤️🧧