Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm | Văn mẫu lớp 12

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 17 вер 2024
  • #vanmau12 #datnuoc
    Bài văn mẫu phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đặc sắc nhất giúp các em tham khảo
    📝Tham khảo chi tiết và đầy đủ hơn tại doctailieu.com...
    ✅ Các bạn hãy nhấn nút đăng ký để ủng hộ tôi ra thêm nhiều video hay hơn nữa nhé.
    ✅ Cảm ơn bạn đã xem video : Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
    ✔️ Đăng kí kênh Đọc Tài Liệu và theo dõi Fanpage để nhận những tài liệu hay giúp bạn học tốt và luôn đạt được những kết quả cao
    ▷ Fanpage: / doctailieudotcom
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    © Copyright by Đọc Tài Liệu™
    Website: doctailieu.com/

КОМЕНТАРІ • 10

  • @haihuynhminh9418
    @haihuynhminh9418 4 роки тому +15

    Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu sóng gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.
    Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của cảm xúc chính tác giả.
    Bài thơ được mở đầu bằng những vần thơ nhẹ nhàng, tinh tế đưa người đọc trở về với những ngày đầu mới khai sinh:
    Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
    Đất nước có trong những cái ngày xửa
    Ngày xưa mẹ thường hay kể
    Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn
    Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc.
    Đất nước hiện lên qua những câu thơ thật bình dị, gần gũi, nó không phải là một khái niệm trừu tượng mà là một khái niệm hiện hữu hằng ngày trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tác giả sử dụng từ “khi” để đánh dấu sự ra đời của khái niệm “đất nước”. Từ khi mỗi chúng ta sinh ra thì đất nước đã có rồi. Sau câu thơ ấy, tác giả bắt đầu lí giải nguồn gốc của đất nước mà mỗi người đều mong muốn hiểu thấu được. Giọng thơ dịu nhẹ, ngọt ngào dẫn dụ người đọc về với những “ngày xửa ngày xưa”. Đó như một nốt nhạc của quá khứ trở về trong những suy nghĩ của con người. Từ "ngày xửa, ngày xưa” đánh dấu những điều gì đó xa xưa, rất xưa, không xác định thời gian cụ thể, chỉ biết rằng nó đã có từ lâu đời. Đất nước đồng thời hình thành từ khi dân mình biết đánh giặc, là những con người đó làm nên đất nước…
    Đất nước còn gắn liền với cuộc sống bình dị, thân quen của người nông dân Việt Nam. Tác giả không chỉ dừng lại ở đó, đất nước còn được lý giải chính là thành quả của công cuộc lao động để xây dựng và phát triển:
    Cái kèo cái cột thành tên
    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
    Đất nước có từ ngày đó
    Một một dụng cụ được tạo ra để phục vụ cho đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của con người như “kèo, cột” đều gắn bó với lịch sử ra đời của đất nước. Rất bình dị, rất chân thực nhưng nó như là một sự giải thích đúng đắn.
    Nguyễn Khoa Điềm như dẫn người đọc đi vào những cung bậc tình cảm khác của đất nước, đó là chuyện tình yêu lứa đôi e ấp nhưng tha thiết và mặn nồng:
    Đất là nơi anh đến trường
    Nước là nơi em tắm
    Đất nước là nơi ta hò hẹn
    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
    Đất nước không chỉ hiển hiện trong không gian văn hóa, phong tục tập quán của con người mà còn hiện lên trong những tình yêu lứa đôi mặn nồng, tha thiết nhất. Tác giả đã cắt nghĩa “đất nước” thành hai từ “đất” và “nước” để lí giải cụ thể ý nghĩa của từng từ. Đây có thể coi là sự tinh tế và đầy thi vị của Nguyễn Khoa Điềm. Nhưng dù được tách ra thì đất nước vẫn là một khái niệm trọn vẹn và đầy ý nghĩa nhất.
    Đất nước còn được mở ra theo chiều dài của lịch sử và chiều dài của không gian văn hóa, của những con người vẫn còn trằn trọc tha thiết đi tìm hình bóng quê hương. Đất nước được hình thành từ những câu chuyện xa xưa, từ những điển tích điển cố mà người đời sau vẫn luôn nhắc nhở nhau. Hình ảnh “con chim phượng hoàng”, “núi bà Đen, bà Điểm”, “Lạc Long Quân Âu Cơ” chính là minh chứng cho sự phát triển nhiều thăng trầm nhưng đáng tự hào của chúng ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về những ngày xưa vất vả chính là đạo lí, truyền thống uống nước nhớ nguồn mãnh liệt của nhân dân ta.
    Đất nước trong ý niệm của Nguyễn Khoa Điềm còn là sự tiếp nối truyền thống:
    Những ai đã khuất
    Những ai bây giờ
    Yêu nhau và sinh con đẻ cái
    Gánh vác phần người đi trước để lại
    Dặn dò con cháu chuyện mai sau
    Trong sự hình thành và phát triển bề dày văn hóa lịch sử ngày càng được khẳng định. Những con người đã ngã xuống vì đất nước, những con người thế hệ mai sau cần phải cố gắng gìn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹp đó.
    Nguyễn Khoa Điềm đã có cái nhìn đa chiều về đất nước từ khía cạnh đời thường, khía cạnh lịch sử, khía cạnh không gian và thời gian mang đến cho người đọc nhận thức đúng đắn nhất về đất nước mà chúng ta đang sống và cống hiến.
    Hơn hết tác giả còn khẳng định:
    Trong anh và em hôm nay
    Đều có một phần đất nước
    Có thể nói đất nước đã đi vào và in hằn vào máu thịt của mỗi người, nhắc nhở trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta về công cuộc xây dựng và bảo vệ sự vững mạnh của đất nước này.
    Đất nước còn được Nguyễn Khoa Điềm tích lũy thành một khái niệm sâu sắc:
    Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
    Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
    Một quan niệm sâu sắc, giàu giá trị nhân sinh quan khiến cho người đọc không thể phủ nhận sự tồn tại của đất nước là một thực tế. Đất nước còn biểu tượng cho lòng thành kính, sự biết ơn đến những người đã ngã xuống vì hòa bình, tự do cho hôm nay:
    Họ đã sống và chết
    Giản dị và bình tâm
    Không ai nhớ mặt đặt tên
    Nhưng họ đã làm ra đất nước
    Lại thêm một sự lí giải đúng đắn cho định nghĩa “đất nước”, những con người đó họ dù chết nhưng trái tim họ vẫn còn sống mãi trong cuộc sống của những người ở lại. Nhưng ở hai câu thơ cuối có thể nói Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra định nghĩa đúng đắn và sâu sắc nhất về đất nước:
    Đất nước này là đất nước của nhân dân
    Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại.
    Thật vậy, nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Bởi vậy đất nước này phải thuộc về nhân dân. Tư tưởng của tác giả rất tiến bộ, rất đời thường và rất sâu sắc.
    Như vậy, Nguyễn Khoa Điềm bằng những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục đã khẳng định được vị trí, vai trò vô cùng to lớn của đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Gấp trang sách lại nhưng những hình ảnh về đất nước vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc.

  • @vatlyhoailethanh1933
    @vatlyhoailethanh1933 4 роки тому

    Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nghe hay quá bạn ơi. Ủng hộ bạn nhé. Chúc bạn thành công.

    •  4 роки тому

      Cám ơn thầy nhiều.

  • @tamluu3166
    @tamluu3166 3 роки тому

    Rất hay ạ ❤️

  • @lamnghi4231
    @lamnghi4231 2 роки тому

    Nghe bài thơ này thấy đất nước mình xa xưa bình dị thật ý, miếng trầu chén trà là ngồi hết buổi à. E đi học ở hocmai mà các bạn trà sữa nọ trà sữa kia phát sợ...

  • @huongbc7301
    @huongbc7301 2 роки тому

    cứ nắm chắc lý thuyết văn thầy Cường dạy rồi theo chu trình 6 bước nữa là điểm ngon ngay

  • @buithithuylinh9145
    @buithithuylinh9145 2 роки тому

    0:18

  • @quanem8441
    @quanem8441 2 роки тому

    Tớ pass lại khóa văn cô Tuyết do tớ có dự định khác (du học) nên k thi nữa=(( tớ pass rẻ thui ạ vì tớ cần gấp

    • @nguyenmylinh4995
      @nguyenmylinh4995 2 роки тому

      Ui rình mãi mới thấy có người pass khoá của cô Tuyết, b check ib zl nha

  • @texus1462
    @texus1462 2 роки тому

    Đất nước Việt Nam nổi tiếng chiến tranh. Nổi tiếng điện thoại máy tính xem nọ xem kia. Nói nhanh cho nó tam giác