Rất hoan nghênh các bạn đã dùng đúng từ ngữ trong video này, trước khi Tần Thủy Hoàng xưng hoàng đế thì mỗi khi nhắc đến quốc gia chư hầu của Chu thiên tử, ta đều dùng [nước] + tên, như nước Tần, nước Tấn, nước Hàn,v .v.. Còn sau khi Tần Doanh Chính xưng đế thì ta sẽ gọi nhà Tần, nhà Tấn (họ tư mã), nhà Bắc Ngụy, v.v.. Còn thuật ngữ phong kiến các bạn đã dùng chính xác, thời Tây và Đông Chu thì ta gọi chế độ phong kiến (feudalism), [phong] đất cho ai đó để họ [kiến] quốc, sau đến nhà Tần sẽ gọi là chế độ quân chủ chuyên chế, hoặc quân chủ trung ương tập quyền (absolute monarchy), bởi vì từ thời nhà Tần chẳng còn thể chế phong đất cho ai để họ kiến quốc nữa.
Đồng tình với quan điểm không gay gắt của kênh về Pháp Gia. Chỉ nêu mặt lợi mặt hại là đủ, mặc dù Pháp Gia hại nhiều hơn lợi. Theo quan điểm của mình, mặc dù trên bình diện xã hội Nho Gia đã được lựa chọn nhưng ảnh hưởng của Pháp Gia vẫn còn trong chính quyền phong kiến, đặc biệt ở tầng lớp cai trị trung ương. Biểu hiện của Pháp Gia là xây dựng pháp luật có tính công bằng giữa các tầng lớp (tất nhiên không công bằng hoàn toàn). Suốt chiều dài lịch sử có rất nhiều giai đoạn nội chiến liên miên và kể cả vào các thời kỳ thống nhất thì 1 số thời điểm vẫn phải dùng các biện pháp của pháp gia để huy động cho các cuộc chiến tranh xâm lược. Đặc biệt phần bí thuật của pháp gia thì vẫn được sử dụng bình thường, từ Lưu Bang vu oan Hàn Tín, Tào Tháo kẹp thiên tử lệnh chư hầu, Lý Thế Dân tiền trảm hậu tấu Lý Kiến Thành, Võ Tắc Thiên tự nhận là Phật Di Lặc hóa thân, Triệu Khuông Dẫn chén rượu tước binh quyền thu vạn bạc, Chu Nguyên Chương thảm sát công thần, Càn Long dùng Hòa Thân trị quốc nhưng cũng là để chỗ gửi tạm tiền bạc cho Gia Khánh. Tất cả đều là những thủ đoạn mà Nho Gia không dạy, chỉ có Pháp Gia cổ xúy.
Việc Ad liên hệ pháp trị với chiến tranh là sai, mục đích chính của nhóm các nhà pháp trị này là nâng cao quốc lực, chiến tranh để thêm đất đai, tài nguyên và nhân lực cũng là 1 cách. Nhưng nó không phải con đường duy nhất, có một song hành trong lịch sử phương Tây khi đi ra khỏi chế độ phong kiến tới chế độ quân chủ mới, cũng có một một nhóm các quan chức tài năng phụ tá các quân chủ nâng cao quốc lực, định hướng của họ tiến bộ hơn nhóm pháp trị phương đông nằm ở chỗ khuyến khích phát triển kỹ nghệ và khoa học, và đó mới là nền móng phát triển sức mạnh của phương tây chứ không phải hệ tư tưởng về thị trường tự do sau này, về cơ bản chỉ tận dụng hệ thống đã có sẵn và thường có kiểu tuyên bố ảo tưởng lãng mạn rằng nó được xây dựng bởi quy luật tự nhiên.
mỗi Gia có 1 cái hay, ko thể nói thay thế mà nói dùng vào việc gì, cái dùng cho hoà bình, cái dùng cho chiến tranh, cái dùng cho khoa học kỹ thuật, cái dùng cho chính trị , ☹️☹️☹️
Pháp gia không mất đi, chỉ là Dương Nho, Âm Pháp mà thôi. Rất nhiều danh sĩ dù được xưng là Nho sĩ nhưng thực ra lại là Pháp gia, ví dụ Gia Cát Lượng là một Pháp gia, Binh gia, sau đó mới là Nho gia.
Một nước Tần lạc hậu, với tư tưởng "Hình bất thượng đại phu", sau khi thay thế bằng tư tưởng "Pháp bất a quý, hình vô đẳng cấp" đã trung hưng, quật khởi, cuối cùng trở thành bá chủ, thống nhất Trung Hoa. Quá đỉnh
Nói vớ vẩn thật , pháp gia trọng hình , nho gia trọng nhân cách, con người thích được đối xử trân trọng chứ không thích bị ràng buộc bởi quy tắc . Bản chất xã hội vẫn có pháp trị và pháp gia đã ăn sâu vào đó chứ không phải cái này thay thế hoàn toàn cái kia , không thì làm gì có các cơ quan như Hình bộ , Đại lý tự ...
Thực ra mà nói xã hội phong kiến là sự kết hợp của nho gia và pháp gia, điển hình như câu nói "quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tự bất vong bất hiếu", khổng tử không bao giờ nói một lời thiên lệch như thế này...
Thứ nhất: Pháp trị là nền thể chế có mối tương đồng nền Pháp Quyền. Giựa trên 2 nguyên tắt chính là: thượng tôn pháp luật, bất kỳ ai cũng không thể đứng trên nó, và nhân chi sơ tính bản ác. Sự khác biệt là Pháp quyền dựa trên cơ sở Khế ước xã hội, tức nhà cầm quyền được người dân uỷ quyền để quản lý quốc gia, luật pháp phải phục vụ lợi ý người dân. Thứ hai: pháp Trị không đại diện cho nhà nước say mê chiến tranh. Chiến tranh là sạch lược phát triển của quốc gia, được thể hiện qua định hướng ban hành pháp luật. Thời chiến quốc chiến tranh giữ vai trò quan trọng nên pháp luật ban hành phải phục vụ chiến tranh. Thứ ba: sự khác biệt to lớn giữa nhà nước Pháp trị và Pháp quyền đó là nhà cầm quyền của Pháp trị được thượng tôn tuyệt đối. Quyền lực nhà nước không bị hạn chế, pháp luật phục vụ cho giai cấp lãnh đạo, cụ thể đó là nhà Vua. Pháp quyền dựa trên nền tảng dân chủ, tam quyền phân lập, bộ máy nhà nước có thứ bật chặc chẽ giám sát lẫn nhau. Thứ tư: Việt Nam hiện nay là nước CHXHCN, nhưng mang nền kinh tế tư bản, thể chế một đảng. Đảng viên gần như hoà vào nhân sự bộ máy hành chính. Lập pháp, tư pháp, hành pháp mập mờ. Tuy rằng khẩu hiệu là nhà nước pháp quyền nhưng nhìn nghiên nhìn ngã lại giống nhà nước Pháp trị.
Thực ra người dân mình đa số k hiểu pháp luật, và cũng chẳng biết tam quyền phân lập là gì, cũng chẳng biết tư pháp là gì luôn mọi việc đều trông chờ vào người lãnh đạo, coi người chức quyền to là người quết định.
Bạn nói. Việt nam mình là nền kinh tế tư bản thì hơi sai bạn nhé, kinh tế tư bản chủ nghĩa là dựa trên chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản nó giống như chế độ người bóc lột người của Việt Nam Cộng hòa ngày xưa nhưng từ sau 1975 thì mình đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người đó rồi bằng chứng là tư liệu sản xuất không còn là tư hữu của bất kỳ tầng lớp giai cấp nào hết mà là tài sản toàn dân, là của chung và đó là đặc điểm của nền kinh tế XHCN đó bạn chẳng qua mình đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN nên nền kinh tế mình đang là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Và mình cũng nói thêm là nền kinh tế thị trường không phải là nền kinh tế tư bản đó là hai khái niệm khác hoàn toàn, nền kinh tế thị trường hình thành từ nền kinh tế hàng hóa và nó tồn tại trước cả khi TBCN ra đời chẳng qua ta nhầm tưởng TBCN là người phát minh ra nền kinh tế thị trường là vì TBCN là giai đoạn mà nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nhất, có nhiều học thuyết nhận thức một cách toàn diện đầy đủ về nền kinh tế thị trường nhất nên ta mới đánh đồng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tư bản nhưng thật sự nền kinh tế thị trường là kết quả của một quá trình phát triển của loài người nó không thuộc riêng về một tầng lớp hay giai cấp riêng biệt nào cả cho nên nước mình là 1 nước XHCN cũng áp dụng được chứ không phải cứ là nước TBCN mới được dùng nền kinh tế thị trường
@@longtranduyenhoang7203 có nhóm người mình xin phép không tranh luận trong đó bao gồm: nhóm bị xung đột lợi ích, công an, sĩ quan, group "yêu nước", game thủ. Về nền kinh tế tư bản, về khái niệm bạn đã nói đúng trong lúc viết mình đã không nhảy số kịp nên dùng từ còn chưa chuẩn (không sai). Nhưng cách giải thích lại lệch lạc.
Chân lý thì chỉ có ít, chúng ta đâu phải những triết gia vĩ đại mà là những con người bình thường, đâu mà lắm thuyết thế, chẳng nhẽ bắt ad nó vẽ vời ra😅
Tư tưởng Pháp Trị vẫn ảnh hưởng đến Trug Quốc tới ngày hôm nay , có vẻ như họ rất thích Pháp Trị chứ không thích tư tưởng Pháp Quyền , nước ta là nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa nên cải thiện Pháp quyền tránh xa tư tưởng Pháp Trị
@@thanhphongnguyen512 Pháp Quyền và Pháp Trị khác nhau ở một điểm là Pháp Quyền dựa vào hệ thống , hệ thống thì có thể trừng phạt cả thượng lẫn hạ , còn Pháp Trị thì là công cụ để người trên trừng phạt người dưới , về cơ bản luật pháp đặc ra luôn đứng dưới nhà cầm quyền , cái này thực sự không tốt nên tránh xa
Nếu vua manuel 1 sử dụng pháp gia đối mặt cả tây ban nha lẫn anh bao gồm cả người dân vốn theo công giáo , vasco mặc dù là cận thần nhg 10 cái đầu có tìm cơ hội nắm tằm bộ quyền lực
Cũng không sai đâu bạn. Sự kiện ba nhà chia Tấn diễn ra vào thời Xuân Thu, đây là thời đại mà các chư hầu tuy không còn chịu sự khống chế của vua Chu nhưng vẫn thừa nhận vua Chu trên danh nghĩa. Và thực tế là các ba nước Triệu, Ngụy, Hàn sau khi chia ba nước Tấn đã xin làm chư hầu của vua Chu và đã được chấp thuận. Tuy ai cũng biết là vua Chu không có tầm ảnh hưởng nhưng ba nước này vẫn phải nhờ sự đồng ý của vua Chu để trở nên hợp pháp.
Kênh làm sai chức vị của Thương Ưởng, thời đó không có chức Tể tướng, mà Tể tướng cũng là từ để chỉ chung chức Tể và chức Tướng. Chức vị chính xác của Thương Ưởng ở Tần và các quan đứng đầu các nước khác ở Trung Nguyên thời đó là Tướng bang (sau thời Hán kỵ húy Hán Cao Tổ Lưu Bang nên gọi là Tướng quốc), còn ở Sở là Lệnh doãn.
@@sanhlieunguyen à bạn nói đúng rồi, mình vừa kiểm tra lại, đúng là trước khi Huệ Văn vương xưng vương thì chức đó vẫn gọi là Đại lương tạo. Cảm ơn bạn đã sửa lại chỗ sai của mình ạ 😁
Nhật nó là hoà trộn giữa nho giáo, đạo giáo và đạo shinto rồi ông ạ. Chưa kể nhật thời du nhập nho giáo nó đúng là một chế độ phong kiến nên dần già có nhiều biến thể của nho giáo trên từng lãnh thổ nhỏ của các daimyo.
@@attranxuan5463nho giáo chả liên quan gì đến chuyện phân quyền hay tập quyền cả :))) nó là do nhật daimyo không có ai đủ mạnh để cân hết quần hùng thôi. Đã thế quân quyền với binh quyền còn tách ra làm 2. Các shogun có quyền lực quá lớn. Nói thẳng ra shogun còn giống vua hơn là daimyo
Rất hoan nghênh các bạn đã dùng đúng từ ngữ trong video này, trước khi Tần Thủy Hoàng xưng hoàng đế thì mỗi khi nhắc đến quốc gia chư hầu của Chu thiên tử, ta đều dùng [nước] + tên, như nước Tần, nước Tấn, nước Hàn,v .v.. Còn sau khi Tần Doanh Chính xưng đế thì ta sẽ gọi nhà Tần, nhà Tấn (họ tư mã), nhà Bắc Ngụy, v.v.. Còn thuật ngữ phong kiến các bạn đã dùng chính xác, thời Tây và Đông Chu thì ta gọi chế độ phong kiến (feudalism), [phong] đất cho ai đó để họ [kiến] quốc, sau đến nhà Tần sẽ gọi là chế độ quân chủ chuyên chế, hoặc quân chủ trung ương tập quyền (absolute monarchy), bởi vì từ thời nhà Tần chẳng còn thể chế phong đất cho ai để họ kiến quốc nữa.
Cảm ơn bạn, mình đã được khai sáng😮😮
Bạn giỏi quá.
giải thích hay quá b ơi❤
Cảm ơn bạn vì thông tin bổ ích❤
Không ngờ đến thời nhà Tấn, chế độ phân phong chư hầu lại tái diễn :v
Đồng tình với quan điểm không gay gắt của kênh về Pháp Gia. Chỉ nêu mặt lợi mặt hại là đủ, mặc dù Pháp Gia hại nhiều hơn lợi.
Theo quan điểm của mình, mặc dù trên bình diện xã hội Nho Gia đã được lựa chọn nhưng ảnh hưởng của Pháp Gia vẫn còn trong chính quyền phong kiến, đặc biệt ở tầng lớp cai trị trung ương. Biểu hiện của Pháp Gia là xây dựng pháp luật có tính công bằng giữa các tầng lớp (tất nhiên không công bằng hoàn toàn). Suốt chiều dài lịch sử có rất nhiều giai đoạn nội chiến liên miên và kể cả vào các thời kỳ thống nhất thì 1 số thời điểm vẫn phải dùng các biện pháp của pháp gia để huy động cho các cuộc chiến tranh xâm lược. Đặc biệt phần bí thuật của pháp gia thì vẫn được sử dụng bình thường, từ Lưu Bang vu oan Hàn Tín, Tào Tháo kẹp thiên tử lệnh chư hầu, Lý Thế Dân tiền trảm hậu tấu Lý Kiến Thành, Võ Tắc Thiên tự nhận là Phật Di Lặc hóa thân, Triệu Khuông Dẫn chén rượu tước binh quyền thu vạn bạc, Chu Nguyên Chương thảm sát công thần, Càn Long dùng Hòa Thân trị quốc nhưng cũng là để chỗ gửi tạm tiền bạc cho Gia Khánh. Tất cả đều là những thủ đoạn mà Nho Gia không dạy, chỉ có Pháp Gia cổ xúy.
tôi khá thích nho gia của mạnh tử
Việc Ad liên hệ pháp trị với chiến tranh là sai, mục đích chính của nhóm các nhà pháp trị này là nâng cao quốc lực, chiến tranh để thêm đất đai, tài nguyên và nhân lực cũng là 1 cách. Nhưng nó không phải con đường duy nhất, có một song hành trong lịch sử phương Tây khi đi ra khỏi chế độ phong kiến tới chế độ quân chủ mới, cũng có một một nhóm các quan chức tài năng phụ tá các quân chủ nâng cao quốc lực, định hướng của họ tiến bộ hơn nhóm pháp trị phương đông nằm ở chỗ khuyến khích phát triển kỹ nghệ và khoa học, và đó mới là nền móng phát triển sức mạnh của phương tây chứ không phải hệ tư tưởng về thị trường tự do sau này, về cơ bản chỉ tận dụng hệ thống đã có sẵn và thường có kiểu tuyên bố ảo tưởng lãng mạn rằng nó được xây dựng bởi quy luật tự nhiên.
mỗi Gia có 1 cái hay, ko thể nói thay thế mà nói dùng vào việc gì, cái dùng cho hoà bình, cái dùng cho chiến tranh, cái dùng cho khoa học kỹ thuật, cái dùng cho chính trị , ☹️☹️☹️
Phút 7:31 năm 403 TCN mới đúng chứ.
Pháp gia không mất đi, chỉ là Dương Nho, Âm Pháp mà thôi. Rất nhiều danh sĩ dù được xưng là Nho sĩ nhưng thực ra lại là Pháp gia, ví dụ Gia Cát Lượng là một Pháp gia, Binh gia, sau đó mới là Nho gia.
Ko phải ma da là ok
Một nước Tần lạc hậu, với tư tưởng "Hình bất thượng đại phu", sau khi thay thế bằng tư tưởng "Pháp bất a quý, hình vô đẳng cấp" đã trung hưng, quật khởi, cuối cùng trở thành bá chủ, thống nhất Trung Hoa. Quá đỉnh
Phải có quân thần như doanh cừ lương và vệ ưởng mới dc, đúng là thiên cổ quân thần 😂😂
Quá hay..!!
Nói vớ vẩn thật , pháp gia trọng hình , nho gia trọng nhân cách, con người thích được đối xử trân trọng chứ không thích bị ràng buộc bởi quy tắc . Bản chất xã hội vẫn có pháp trị và pháp gia đã ăn sâu vào đó chứ không phải cái này thay thế hoàn toàn cái kia , không thì làm gì có các cơ quan như Hình bộ , Đại lý tự ...
thực ra trướng khi có pháp giá đã có pháp luật rồi nhưng pháp gia làm luật chặt hơn nhiều
Thực ra mà nói xã hội phong kiến là sự kết hợp của nho gia và pháp gia, điển hình như câu nói "quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tự bất vong bất hiếu", khổng tử không bao giờ nói một lời thiên lệch như thế này...
Thứ nhất: Pháp trị là nền thể chế có mối tương đồng nền Pháp Quyền. Giựa trên 2 nguyên tắt chính là: thượng tôn pháp luật, bất kỳ ai cũng không thể đứng trên nó, và nhân chi sơ tính bản ác. Sự khác biệt là Pháp quyền dựa trên cơ sở Khế ước xã hội, tức nhà cầm quyền được người dân uỷ quyền để quản lý quốc gia, luật pháp phải phục vụ lợi ý người dân.
Thứ hai: pháp Trị không đại diện cho nhà nước say mê chiến tranh. Chiến tranh là sạch lược phát triển của quốc gia, được thể hiện qua định hướng ban hành pháp luật. Thời chiến quốc chiến tranh giữ vai trò quan trọng nên pháp luật ban hành phải phục vụ chiến tranh.
Thứ ba: sự khác biệt to lớn giữa nhà nước Pháp trị và Pháp quyền đó là nhà cầm quyền của Pháp trị được thượng tôn tuyệt đối. Quyền lực nhà nước không bị hạn chế, pháp luật phục vụ cho giai cấp lãnh đạo, cụ thể đó là nhà Vua. Pháp quyền dựa trên nền tảng dân chủ, tam quyền phân lập, bộ máy nhà nước có thứ bật chặc chẽ giám sát lẫn nhau.
Thứ tư: Việt Nam hiện nay là nước CHXHCN, nhưng mang nền kinh tế tư bản, thể chế một đảng. Đảng viên gần như hoà vào nhân sự bộ máy hành chính. Lập pháp, tư pháp, hành pháp mập mờ. Tuy rằng khẩu hiệu là nhà nước pháp quyền nhưng nhìn nghiên nhìn ngã lại giống nhà nước Pháp trị.
Thực ra người dân mình đa số k hiểu pháp luật, và cũng chẳng biết tam quyền phân lập là gì, cũng chẳng biết tư pháp là gì luôn mọi việc đều trông chờ vào người lãnh đạo, coi người chức quyền to là người quết định.
Bạn nói. Việt nam mình là nền kinh tế tư bản thì hơi sai bạn nhé, kinh tế tư bản chủ nghĩa là dựa trên chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản nó giống như chế độ người bóc lột người của Việt Nam Cộng hòa ngày xưa nhưng từ sau 1975 thì mình đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người đó rồi bằng chứng là tư liệu sản xuất không còn là tư hữu của bất kỳ tầng lớp giai cấp nào hết mà là tài sản toàn dân, là của chung và đó là đặc điểm của nền kinh tế XHCN đó bạn chẳng qua mình đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN nên nền kinh tế mình đang là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Và mình cũng nói thêm là nền kinh tế thị trường không phải là nền kinh tế tư bản đó là hai khái niệm khác hoàn toàn, nền kinh tế thị trường hình thành từ nền kinh tế hàng hóa và nó tồn tại trước cả khi TBCN ra đời chẳng qua ta nhầm tưởng TBCN là người phát minh ra nền kinh tế thị trường là vì TBCN là giai đoạn mà nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nhất, có nhiều học thuyết nhận thức một cách toàn diện đầy đủ về nền kinh tế thị trường nhất nên ta mới đánh đồng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tư bản nhưng thật sự nền kinh tế thị trường là kết quả của một quá trình phát triển của loài người nó không thuộc riêng về một tầng lớp hay giai cấp riêng biệt nào cả cho nên nước mình là 1 nước XHCN cũng áp dụng được chứ không phải cứ là nước TBCN mới được dùng nền kinh tế thị trường
@@longtranduyenhoang7203 :v
@@longtranduyenhoang7203 có nhóm người mình xin phép không tranh luận trong đó bao gồm: nhóm bị xung đột lợi ích, công an, sĩ quan, group "yêu nước", game thủ.
Về nền kinh tế tư bản, về khái niệm bạn đã nói đúng trong lúc viết mình đã không nhảy số kịp nên dùng từ còn chưa chuẩn (không sai). Nhưng cách giải thích lại lệch lạc.
Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện của Đạo Gia mà nhỉ?
Nho Gia trong Dòng Họ thôi còn Pháp Gia dùng cho Đất Nước.
Nội dung video này lấy từ một video của kênh Tung Tung Soong đã đăng tải từ cách đây khá lâu.
Chân lý thì chỉ có ít, chúng ta đâu phải những triết gia vĩ đại mà là những con người bình thường, đâu mà lắm thuyết thế, chẳng nhẽ bắt ad nó vẽ vời ra😅
Kênh này toàn lấy nội dung của bài viết hoặc video khác rồi dựng hình thôi.
@@kenhcuatoi5686 Thì tôi có nhận định gì đâu, cứ coi như tôi giới thiệu thêm 1 kênh kiến thức khác đi.
Vì nho gia lời cho quan. Còn pháp lợi cho nhà nc
Nho giáo ko phải triết học nhé ad
Duy chỉ có nhà Tần là theo Pháp trị còn các triều đại sau này là theo Nhân trị
Tư tưởng Pháp Trị vẫn ảnh hưởng đến Trug Quốc tới ngày hôm nay , có vẻ như họ rất thích Pháp Trị chứ không thích tư tưởng Pháp Quyền , nước ta là nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa nên cải thiện Pháp quyền tránh xa tư tưởng Pháp Trị
Mơ à b? Vs cả b chứng minh Pháp Quyền ưu việt hơn Pháp trị ở điểm nào được không? B đã đọc Tần Pháp hay các loại Biến Pháp chưa?
@@thanhphongnguyen512 Pháp Quyền và Pháp Trị khác nhau ở một điểm là Pháp Quyền dựa vào hệ thống , hệ thống thì có thể trừng phạt cả thượng lẫn hạ , còn Pháp Trị thì là công cụ để người trên trừng phạt người dưới , về cơ bản luật pháp đặc ra luôn đứng dưới nhà cầm quyền , cái này thực sự không tốt nên tránh xa
Vn là phong kiến nho giáo chứ pháp gia nào 🙄
Nếu vua manuel 1 sử dụng pháp gia đối mặt cả tây ban nha lẫn anh bao gồm cả người dân vốn theo công giáo , vasco mặc dù là cận thần nhg 10 cái đầu có tìm cơ hội nắm tằm bộ quyền lực
Thiên tử nhà Chu cho phép nước Tấn chia 3😂. Người soạn lời có nhầm ko đó.
Cũng không sai đâu bạn. Sự kiện ba nhà chia Tấn diễn ra vào thời Xuân Thu, đây là thời đại mà các chư hầu tuy không còn chịu sự khống chế của vua Chu nhưng vẫn thừa nhận vua Chu trên danh nghĩa. Và thực tế là các ba nước Triệu, Ngụy, Hàn sau khi chia ba nước Tấn đã xin làm chư hầu của vua Chu và đã được chấp thuận. Tuy ai cũng biết là vua Chu không có tầm ảnh hưởng nhưng ba nước này vẫn phải nhờ sự đồng ý của vua Chu để trở nên hợp pháp.
PL hiện nay phải trải qua sự đồng ý của ng dân .. :))))))
Thật ra các triều đại sau này đều phát triển tư tưởng theo hướng Ngoài Nho Trong Pháp
Tôi chọn Pháp Gia vì tôi đã xem Đại Tần Đế Quốc.
❤
Kênh làm sai chức vị của Thương Ưởng, thời đó không có chức Tể tướng, mà Tể tướng cũng là từ để chỉ chung chức Tể và chức Tướng. Chức vị chính xác của Thương Ưởng ở Tần và các quan đứng đầu các nước khác ở Trung Nguyên thời đó là Tướng bang (sau thời Hán kỵ húy Hán Cao Tổ Lưu Bang nên gọi là Tướng quốc), còn ở Sở là Lệnh doãn.
Hình như chức quan của Ưởng ở thời hiếu công là đại lương tạo.ngang lệnh doãn hay tướng quốc của sở và các nc khác.sau thời huệ văn vương khai quan đông xuất thì đổi đại lương tạo thành tướng quốc thì phải á
@@sanhlieunguyen à bạn nói đúng rồi, mình vừa kiểm tra lại, đúng là trước khi Huệ Văn vương xưng vương thì chức đó vẫn gọi là Đại lương tạo. Cảm ơn bạn đã sửa lại chỗ sai của mình ạ 😁
@@quan.trantrongxuan coi đại tần đế quốc nên mới biết ;)))
Tính cách 1 con ng dựa vào môi trường sống thường ngày tạo nên
Nhân chi sơ tính bản thiện mới chuẩn
Bài này viết xàm về thương mại nhé
Áp dụng Ở nhật lạ lắm
Áp dụng cái gì ở Nhật?
@@ngoctutri nho giáo ở nhật khác ở chỗ các lãnh chúa có quyền tự trị
Nhật nó là hoà trộn giữa nho giáo, đạo giáo và đạo shinto rồi ông ạ. Chưa kể nhật thời du nhập nho giáo nó đúng là một chế độ phong kiến nên dần già có nhiều biến thể của nho giáo trên từng lãnh thổ nhỏ của các daimyo.
@@attranxuan5463nho giáo chả liên quan gì đến chuyện phân quyền hay tập quyền cả :))) nó là do nhật daimyo không có ai đủ mạnh để cân hết quần hùng thôi. Đã thế quân quyền với binh quyền còn tách ra làm 2. Các shogun có quyền lực quá lớn. Nói thẳng ra shogun còn giống vua hơn là daimyo
Giờ hiểu sao VN phải bao cấp đấy
Theo thuyết mark lenin gì đấy muốn lên tiến tới XHCN thì phải bao cấp th mà lịch sử chứng minh nó sai vcl nên thật may mắn khi cải cách đổi mới 😂