Bài tập tính thuế Thu nhập cá nhân cho người Nước ngoài || ACCA F6 Video Lectures

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 5 вер 2024

КОМЕНТАРІ • 98

  • @Tuonthi
    @Tuonthi  5 років тому +23

    Hi các bạn. Video này khá dài vì chị muốn Video truyền tải trọn vẹn dạng Bài tập tính thuế TNCN cho người nước ngoài. Các bạn theo dõi Video dài kiểu này có ổn không? Hay thấy xem các Video ngắn tầm 8-10 phút sẽ ổn hơn? Cho chị biết ý kiến nhé! Cảm ơn các bạn.

    • @hoangnguyenvu5016
      @hoangnguyenvu5016 5 років тому +1

      Video thế này là ok chị ạ, học 1 lèo luôn, chứ học 8-10p ngắt quãng quá ạ.

    •  5 років тому +1

      Mình thích nghe dài và nghe toàn bộ để nắm kiến thức một cách có hệ thống. Cảm ơn cô giáo. Không cần chia nhỏ đâu cô ạ. Chúc cô nhiều sức khỏe.
      Cô cứ yên tâm. Nếu học viên nghe dài mà mệt thì họ sẽ tự ngưng. Khi có chỗ nào vướng mắc người ta sẽ tự nghe lại nhiều lần để hiểu.

    • @tinhtran9715
      @tinhtran9715 4 роки тому

      Càng dài mình càng thích, càng làm nhiều bài tập thì sẽ nhớ lý thuyết lâu hơn. Mà Video dài xem mới đã, Cảm ơn bạn nhiều!

    • @huyenkhanh904
      @huyenkhanh904 4 роки тому

      HAY CHỊ ƠI

    • @ananguyen4509
      @ananguyen4509 4 роки тому +1

      Video trọn vẹn nội dung này học rất hứng thú chị ạ. Cảm ơn chị.

  • @Tuonthi
    @Tuonthi  3 роки тому +17

    Từ kỳ thi 2021, chúng ta sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị quyết 954/2020 đối với mức giảm trừ gia cảnh. Theo đó: Mức giảm trừ cho bản thân sẽ là 11 triệu/tháng và Người phụ thuộc là 4.4 triệu/người/tháng. Áp dụng mức trừ mới này vào trong tình huống bài tập của chúng ta, kết quả cuối cùng cho TH Gross Income là: 3,324 & Net Income là: 5,110.8
    Lưu ý:
    Chi tiết về các thay đổi văn bản môn F6 cho kỳ 2021 xem tại Video: ua-cam.com/video/gWc0AqCyE4w/v-deo.html
    Chi tiết thay đổi tại từng bước tính toán của video này các bạn xem trong bài viết này: tuonthi.com/thue-tncn-cho-nguoi-nuoc-ngoai-cu-tru-tai-vn )

    • @vanhung1177
      @vanhung1177 3 роки тому

      Cố ơi cho e hỏi
      Cá nhân không cư trú có được giảm trừ người phụ thuộc không ạk

    • @lananh7635
      @lananh7635 3 роки тому

      @@vanhung1177 không bạn ơn, công thức (Thu nhập tính thuế = TN chịu thuế - các khoản giảm trừ) chỉ áp dụng cho cá nhân cư trú thôi. Chị có nói trong phần đầu 4 bước tính thuế rồi ý

  • @everydayisalovelyday3014
    @everydayisalovelyday3014 2 роки тому

    ui bh em mới phts hiện ra kênh này giảng bài rất hay và dễ hiểu

  • @lananhnguyenthi4021
    @lananhnguyenthi4021 3 роки тому

    Chị giảng hay quá, cảm ơn chị đã chia sẻ ạ.🥰

  • @phamhoangvu9345
    @phamhoangvu9345 4 роки тому

    Cảm ơn chị rất nhiều về bài giảng! rất tuyệt vời ạ.

  • @tuyetmai8801
    @tuyetmai8801 5 років тому

    Cô giảng hay quá ạ, rất dễ hieu. Cảm ơn Cô.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому

      Hi cảm ơn em đã ủng hộ nha. :)

  • @anhthudinhthi4670
    @anhthudinhthi4670 5 років тому +5

    Chị ơi, Bảo hiểm tự nguyện + không tích lỹ + có tính chất health/ death mua của cty Bảo hiểm Nước ngoài cho employee => taxable income phải tách bảo hiểm ra tính riêng 10%. Trong bài giảng của chị, chị đang giảng theo đáp án của đề thi ạ? Thầy giáo tại FTMS cũng khẳng định đáp án đề là sai ạ. Phần này phải tách ra và khấu trừ 10% vì mua BH của cty nước ngoài ạ.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому +8

      Hi Anh Thu
      Chị biết & hiểu quy định em đề cập. Tuy nhiên chị không nghĩ là đáp án sai. Chỉ là đề bài chưa được rõ ràng thôi. Chính vì vậy chị vẫn theo đáp án này. Lý do như sau:
      Về quy định thì tại Điều 14, Thông tư 92/2015:
      (1) Doanh nghiệp mua cho người lao động các loại bảo hiểm có tính chất tự nguyện & có tích lũy về phí bảo hiểm (VD: Bảo hiểm nhân thọ) thì phải chịu PIT
      (2) Trường hợp công ty mua cho nhân viên bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Việt Nam: nhân viên chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi công ty mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, công ty bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ PIT 10% trên khoản tiền phí tích lũy được chi trả từng lần.
      (3) Trường hợp công ty mua cho nhân viên bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam: công ty sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ PIT 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.
      Em lưu ý sự khác nhau giữa (2) và (3) đó là:
      (2) áp dụng khi công ty bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Việt Nam. Em có thể tạm hiểu là công ty có cơ sở thường trú ở Việt Nam vậy. Khi này: công ty bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ PIT 10% trên phần PHÍ TÍCH LUỸ trước khi trả cho người được hưởng bảo hiểm
      (3) áp dụng khi công ty bảo hiểm không hoạt động theo luật của Việt Nam. Em có thể tạm hiểu là công ty không có cơ sở thường trú ở Việt Nam vậy. Khi này: công ty sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ PIT 10% trên phần PHÍ BẢO HIỂM đã nộp cho nhân viên.
      Trong tình huống đề thi đề cập trong Video: "MCS-V purchased an accumulation insurance for Tommy with a FOREIGN INSURER at a cost of USD3,000 per month"
      Từ dùng ở đây là "Foreign insurer" - tạm dịch là "Công ty bảo hiểm nước ngoài". Theo chị thì hoàn toàn có thể hiểu là 1 công ty bảo hiểm do nhà đầu tư nước ngoài thành lập ở Việt Nam - phân biệt với công ty bảo hiểm do nhà đầu tư Việt Nam thành lập ở Việt Nam. Chứ chỉ với từ "Foreign insurer" trong đề bài thì không đủ dữ kiện để khẳng định là thuộc trường hợp (3). Vì FOREIGN không đồng nghia là công ty không được thành lập và hoạt động theo quy định tại Việt Nam. Nếu muốn áp dụng theo (3) thì phải nói rõ là công ty bảo hiểm này không được thành lập và hoạt động theo quy định tại Việt Nam...
      Theo chị, nếu gặp đề bài có thông tin không rõ ràng như này, thì chúng ta hoàn toàn có thể giả sử thêm thông tin để đưa về tình huống (2) hoặc (3) áp dụng. Chỉ cần giả sử hợp lý thì kiểu gì cũng được điểm. Không nhất định theo đáp án công bố của ACCA.
      Ah, Cảm ơn em đã đưa ra thắc mắc này nhé. Để chị bổ sung giải thích vào bài viết cho mọi người lưu ý & có cái nhìn rõ ràng hơn về tình huống này.

    • @xautinh96
      @xautinh96 4 роки тому +1

      ​@@Tuonthi Chị ơi cho em hỏi giả sử đây là bảo hiểm tích lũy mua của cty bảo hiểm trong trường hợp (2), thì khi đáo hạn hợp đồng cty bảo hiểm sẽ withhold 10% cả phần đã góp và lãi (giả sử hợp đồng 2 năm, mỗi tháng 10$, 5%/năm) hay chỉ phần lãi thôi ạ?
      => PIT: 10%*1000*12*(1+5%)^2 ???
      Và sau khi tính PIT xong thì sẽ khoản bảo hiểm này sẽ không bao gồm trong bảng tính nữa ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому +1

      @@xautinh96 Hi em, tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN em ạ. Nên chỉ khấu trừ trên phần phí tích luỹ đã đóng thôi.

  • @thuyle7047
    @thuyle7047 3 роки тому +1

    Cảm ơn chị đã chia sẻ kiến thức rất bổ ích ạ. Em tham khảo thông tư 111, điều 2 khoản 2 d5:"Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón." Vậy đề bài đề cập chi phí thuê xe Car cho cá nhân ông Tommy thì là khoản này là thu nhập chịu thuế. E đang chưa rõ phần này ạ, mong giải đáp từ chị ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому

      Hi em, thông tư 111 đã bị sửa đổi bởi rất nhiều thông tư sau đó rồi, nên khi em tham khảo văn bản sẽ cần lưu ý nhé. Với điều khoản em đề cập, đã được sửa đổi tại Điều 4 - Thông tư 96/2015. Theo đó, toàn bộ chi phí thuê xe đưa đón cho nhân viên từ nơi ở đến nơi làm đều không phải chịu thuế. Không phân biệt tập thể hay cá nhân.

  • @cuongba7323
    @cuongba7323 5 років тому +1

    cảm ơn AD vì video.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому +1

      Hi bạn,
      Trường hợp chi phí chơi gôn bạn đề cập được coi là "Nhóm cá nhân" sử dụng thẻ golf. Do vậy, vẫn phải tính thuế TNCN cho từng người nhé. Bạn xem quy định tại Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
      Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế

    • @cuongba7323
      @cuongba7323 5 років тому

      Tu on thi CPA - ACCA e cảm ơn

  • @tommieztran4374
    @tommieztran4374 2 місяці тому +1

    Chào chị ạ, em có 1 TH người nước ngoài với các thông tin sau ạ:
    - Quốc tịch Mỹ
    - Visa Exemption (5 năm)
    - Lần đầu tiên đến VN là ngày 30/12/2022 nhưng chỉ để du lịch và bay ra vào 03/01/2023 , đến 18/1/2023 thì bay vào lại ở liên tục
    - Trong năm 2023 đã cư trú hơn 183 ngày nhưng có thu nhập tại công ty từ T7/2023 và trước đó thì không có thu nhập từ công ty khác (tức là năm 2023 chỉ có 1 nguồn thu nhập)
    - Vậy người nước ngoài này chọn trường quyết toán thuế theo năm dương lịch đúng không ạ? và kỳ quyết toán thuế từ ngày đầu tiên đến VN trong năm 2023 (01/2023) đến (12/2023) đúng ko ạ. Đợt trước bạn chọn từ 7/2023- 12/2023 cục thuế trả về với thông báo sai kỳ quyết toán và cần có bảng kê thời gian lưu trú tại VN. Bảng kê này sẽ liệt kê thời gian lưu trú tại VN trong năm 2023 và chỗ ở cụ thể (có cần đính kèm hợp đồng thuê nhà hay không?) và cần chữ ký xác nhận từ người nước ngoài không ạ. Em cảm ơn ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  Місяць тому

      Hi em
      (1) Về vấn đề tình trạng cư trú: Chúng ta phải xét theo năm dương lịch trước. Nếu trong năm dương lịch, cá nhân thoả mãn điều kiện thì cá nhân là cá nhân cư trú trong năm dương lịch. Nếu không thoả mãn thì mới xét tiếp 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến việt nam. Trường hợp bên em năm dương lịch 2023 ở liên tục >183 ngày thì sẽ là cá nhân cư trú tại VN trong năm dương lịch 2023 rồi.
      (2) KỲ tính thuế: Vì là lần đầu quyết toán thuế nên có thể coi là xác định kỳ quyết toán thuế đầu tiên. Như bên em thì vào từ tháng 1 nên kỳ tính thuế là trọn năm dương lịch 2023 rồi. Em khai quyết toán thuế hộ thì phải có uỷ quyền quyết toán thuế, và yêu cầu người ta ký hồ sơ đầy đủ em ah

  • @khuyentran5523
    @khuyentran5523 5 років тому +1

    Hay quá cô oi

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому

      Cảm ơn em. Chăm chỉ ôn thi nhé!

    • @khuyentran5523
      @khuyentran5523 5 років тому +1

      Cô giảng thật sự rất dễ hiểu, e nghe đến đâu thấm đến đó...cô oi, cô có giảng về CIT F6 ko ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому

      Hi em, lịch up sẽ là vat -cit -fct em nhe. Hy vong kip xong het cho ky thi t6 nay 😀

    • @khuyentran5523
      @khuyentran5523 5 років тому

      Dạ em cám ơn cô..e nhất định sẽ theo dõi hết bài giảng của cô..:D

  • @thuyle7047
    @thuyle7047 2 роки тому +1

    Chị ơi, Nếu thuế do cá nhân nộp thì thu nhập cá nhân nhận đc thì gross income. Ở bài trước em thấy lại ghi là net income.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  2 роки тому

      Hi em, em đang hiểu nhầm cách phân biệt 2 khái niệm "Gross income" & "Net income". Em xem video này (4:42) nhé: ua-cam.com/video/duS21AdCNpE/v-deo.html

  • @NguyenNguyen-mh7ju
    @NguyenNguyen-mh7ju 4 роки тому

    Cảm ơn ad!

  • @hienpham-xy9nu
    @hienpham-xy9nu Рік тому +1

    Cho e hỏi trường hợp ko ký hđlđ tại VN, nhưng psinh các chi phí liên quan, nhận TN tại NN thì nộp thuế ntn ạ và thời điểm tính thuế là khi nào

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  Рік тому

      Hi em, em xem thêm Video về 4 bước tính PIT nhé. ua-cam.com/video/8goRz7goy2A/v-deo.html Việc không ký hđlđ tại VN không phải căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế. Mà phải căn cứ vào tình trạng cư trú. Nếu là đối tượng cư trú thì sẽ cách xác định thu nhập và thời điểm tính thuế sẽ theo quy định của đối tượng cư trú. Tương tự với đối tượng không cư trú.

  • @tutran9275
    @tutran9275 2 роки тому +1

    Chị có thể giải đáp giúp em thắc mắc này được không ạ?
    Ông B là người Nhật Bản được cử tới Việt Nam để công tác. Trong năm 2018 ông ở tại Việt Nam từ 1.1.2018 tới 31.10.2018. Sau đó ông quay lại Nhật Bản.
    Như vậy ông B được coi là cá nhân cư trú và thu nhập ông kiểm được tại Nhật Bản trong tháng 11 và 12 vẫn phải đóng thuế cho VN. Như vậy:
    - Ông B có được hưởng giảm trừ bản thân cho 2 tháng 11 và 12 khi đã về Nhật không ạ?
    - Nếu ông B có người phụ thuộc thì ông B có được giảm trừ cho người phụ thuộc cho tháng 11 và 12 khi đã về Nhật không ạ?
    Em cảm ơn chị !

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  2 роки тому

      Hi em, theo Ad hiểu thì trường hợp này của là người nước ngoài kết thúc hợp đồng để về nước, do vậy sẽ quyết toán theo kiểu về nước. Năm tính thuế tính từ 1.1 đến tháng rời khỏi việt nam, trong trường hợp của em là tháng 10. Như vậy, chỉ tính thuế cho phần thu nhập của ông từ T1 - T10, và tương ứng đó là các khoản giảm trừ (bản thân & người phụ thuộc) cũng chỉ tính cho T1-T10.

    • @tutran9275
      @tutran9275 2 роки тому

      @@Tuonthi vâng em cảm ơn chị

  • @thuyle7047
    @thuyle7047 2 роки тому +1

    Em chào chị, em thắc mắc phần tính thuế nếu giả định thu nhập là net income. Ở Step 2 đã xác định được thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà là 1142, tiền thuê nhà chịu thuế là 77 triệu. Thì có thể suy ra được là thu nhập chịu thuế đã bao gồm tiền thuê nhà là 1142+77=1219. Tiếp theo Xác định thu nhập tính thuế là 1219-12,6= 1 206. Từ đó tính ra được thuế TN phải nộp là 1 206*0.35-9.85=412tr. Em hiểu như thế này có sai ở đâu không ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  2 роки тому

      Hi em, theo Ad hiểu thì sẽ không suy ra được cái này: thu nhập chịu thuế đã bao gồm tiền thuê nhà là 1142+77=1219
      Vì công thức gross-up sẽ là phải gross up thu nhập đã bao gồm cả thu nhập tiền thuê nhà chịu thuế mà.

  • @ThuyNguyenThanh-lm8lo
    @ThuyNguyenThanh-lm8lo 5 місяців тому +1

    Hi Chị, e vẫn chưa hiểu chỗ bảo hiểm có tích lũy mua của công ty bảo hiểm nước ngoài thì mình không khấu trừ trước 10% hay sao ạ. Em cảm ơn Chị nhiều

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 місяців тому

      Em hỏi phút bao nhiêu trong video để Ad xem cho nhanh nhỉ? Nhiều bạn hỏi mỗi bạn hỏi 1 nội dung Ad không thể nhớ được.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 місяці тому

      Với bảo hiểm có tích luỹ phí thì thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, chứ không phải thời điểm doanh nghiệp chi tiền mua bảo hiểm cho cá nhân

  • @olala20
    @olala20 Рік тому +1

    Cô cho em hỏi: người nước ngoài đến VN lần đầu tiên (hai nước KO có thỏa thuận ký DTA), thì kỳ tính thuế 12 tháng của năm dương lịch thì ảnh hưởng gì đến thu nhập chịu thuế ạ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  Рік тому

      Hi em, câu hỏi của em chưa rõ lắm. Nếu người nước ngoài được xác định là đối tượng cư trú + không có DTA thì kỳ tính thuế đầu tiên sẽ được xác định là:
      - Toàn bộ 12 tháng của năm dương lịch (nếu là cá nhân cư trú trong năm dương lịch) hoặc
      - Tính từ tháng đến Việt Nam đầu tiên cho đến hết 12 tháng liên tục (nếu là cá nhân cư trú trong 12 tháng liên tục)
      Kỳ tính thuế tính từ tháng nào thì thu nhập chịu thuế sẽ tính từ tháng đó. Còn việc xác định thu nhập chịu thuế gồm những khoản nào thì không phụ thuộc vào kỳ tình thuế.

  • @playtostudy3090
    @playtostudy3090 Рік тому +1

    Chị ơi, làm sao để biết nước nào có/ko có DTA với VN ạ ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  Рік тому

      Search google là nhanh và cập nhật nhất em ah.

    • @playtostudy3090
      @playtostudy3090 Рік тому

      @@Tuonthi dạ, chị ơi cho em hỏi tại sao bạn Jennifer ko đc giảm trừ người phụ thuộc ạ? Quy định nói rằng
      Article 9, Circular 111/2013/TT-BTC: "d.1.3) Con đang THEO HỌC TẠI VN HOẶC NƯỚC NGOÀI TẠI BẬC HỌC ĐẠI HỌC, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng."

  • @TranNguyen-pf4tw
    @TranNguyen-pf4tw 2 роки тому +1

    Chị ơi cho em hỏi, giả sử công ty trả tiền thuê nhà cho nlđ là 20tr/tháng. Thì hợp đồng thuê nhà giữa cty và chủ nhà là 20tr (đã bao gồm vat) thì mình đưa số tiền thuê nhà vào gross up tính thuế cho nlđ là 20tr luôn, hay phải quy 20tr về số chưa bao gồm VAT ạ?
    Và giả sử như NLĐ mới qua Vietnam làm việc chưa trọn tháng, chỉ có tầm 10 ngày, khi tính thu nhập chịu thuế bao gồm tiền thuê nhà, thì Gross salary dùng để tính là full nguyên tháng lương hay là số tiền lương theo ngày công thực tế họ đi làm trong tháng ạ?
    Em cảm ơn

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  2 роки тому

      Hi em, phần tiền thuê nhà tính thuế TNCN, tính theo số thực trả không vượt quá 15%... do vậy hiểu là số đã bao gồm vat nha. Về phần tính cho nlđ theo trọn tháng hay đi làm trong tháng, e cung cấp thông tin k đủ, ad không giải đáp được

  • @thuytrang258
    @thuytrang258 2 роки тому +1

    chị ơi, trường hợp công ty là một khách sạn, công ty cho phòng để nhân viên nc ngoài ở tại khách sạn không mất tiền, cty cũng ko mất tiển chi trả khoản thuê phòng này, vậy thì có cần phải ước tính giá trị này để đưa nó vào thu nhập chịu thuế không ạ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  2 роки тому

      Hi em, theo Ad hiểu thì việc công ty cho nhân vien sử dụng phòng của công ty, nếu xét từ góc độ thuế TNDN thì sẽ được coi là HHDV tiêu dùng nội bộ, công ty vẫn sẽ phải kê khai thu nhập chịu thuế TNDN đối với những phòng cho nhân viên sử dụng này. Đồng thời, nếu thoả mãn quy định về hồ sơ chứng từ thì được kê khai chi phí hợp lý tương ứng.
      Còn xét từ góc độ thuế TNCN, đây là các khoản phúc lợi không bằng tiền mà nhân viên được hưởng từ công ty, nên theo đúng quy định thì vẫn phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

  • @thoaivo4755
    @thoaivo4755 4 роки тому +1

    E chào c ạ. Cho em hỏi trường hợp cá nhân người nước ngoài thuộc diện cư trú tại VN nhận tiền thưởng từ cty mẹ 2000$ ở Kenya sau khi nộp thuế Kenya 400$. Vậy khoản này khi tính thuế có phải lấy tổng 2400 vào TNCT, xác định được thuế TNCN phải nộp là phải trừ 400$ ra khỏi đúng không ạ ( Trường 2 VN và Kenya ký HỨ không đánh thuế 2 lần ). Em cám ơn chị nhiều ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому +1

      Hi Thoại, trường hợp 2 bên có ký HƯ tránh đánh thuế 2 lần thì sẽ có 2 hình thức để "tránh" đánh trùng thuế tuỳ từng tình huống có đáp ứng hay không.
      (1) Bù trừ vào số thuế phải nộp ở nước cư trú: Thực hiện theo như cách em nói. Trường hợp này phải cung cấp được xác nhận đã nộp thuế ở nước ngoài thì cũng mới được trừ em nhé.
      (2) Làm hồ sơ để miễn thuế luôn trên số $2.000
      Thông thường thì (1) sẽ phổ biến hơn. Tuy nhiên phải đọc cụ thể cái hiệp ước xem nó hướng dẫn như nào em ạ.

  • @mmoreviews4608
    @mmoreviews4608 4 роки тому +1

    Chị ơi em chưa hiểu rõ về accummulation insurance lắm chị ạ, mà em tìm trên mạng cũng ko có. Chị có thể giải thích rõ hơn về nó ko ạ😊😊

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому +4

      Em ơi hiểu đơn giản thì bảo hiểm có tích luỹ phí thì nghĩa là hàng kỳ mình đóng, sau đó đến hạn thì được thanh toán hoàn lại số phí đã đóng này + % lãi suất nữa. Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ. Còn bảo hiểm không tích luỹ phí thì ngược lại, hàng kỳ mình đóng, nhưng sau này sẽ không được công ty bảo hiểm trả lại khoản phí này nữa. Kỳ nào nộp là mất kỳ đó thôi.Ví dụ: bảo hiểm sức khoẻ mua hàng năm

  • @MinhPham-hi4lc
    @MinhPham-hi4lc 3 роки тому +1

    Cô ơi, cho em hỏi chút ạ với "Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam" có áp dụng đc với hợp đồng từ 1-3 tháng không ạ? Em cám ơn ạ!

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому +1

      Hi em, trợ cấp chuyển vùng mục đích là cho "cư trú tại Việt Nam" mà. Hợp đồng 1-3 tháng theo chị thì không được coi là "cư trú tại Việt Nam" được. Cư trú thì phải thoả mãn điều kiện về tình trạng cư trú chứ nhỉ.

  • @nguyenthithanhthuy4229
    @nguyenthithanhthuy4229 4 роки тому +1

    bây giờ mức giảm trừ gia cảnh đã lên 11tr và người phụ thuộc đã là 4,4tr thì lúc mình làm bài mình áp dụng chưa v cô?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому

      Kỳ thi T12.2020 thì chưa em ah. Vì phạm vi văn bản áp dụng cho kỳ thi 2020 chỉ tính các văn bản có hiệu lực tại 31.12.2019 thôi

    • @thaoduong7778
      @thaoduong7778 3 роки тому

      @@Tuonthi kì tháng 3/2021 thì áp dụng chưa ạ?

  • @truonggiang19
    @truonggiang19 4 роки тому +1

    chị ơi em thắc măc chút: tiền học phí cho con người nước ngoài trả bằng tiền vào lương để người lao động tự đi nộp cho nhà trường như trong bài giảng thì em thấy có công văn hướng dẫn là vẫn chịu thuế TNCN vì hóa đơn, chứng từ ko đứng tên cty.
    công văn Số: 1016/CT-TTHT
    thuvienphapluat.vn/cong-van/thue-phi-le-phi/Cong-van-1016-CT-TTHT-hoc-phi-con-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-hoc-tai-Viet-Nam-Ho-Chi-Minh-2016-310167.aspx

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому +1

      Hi em, không hiểu sao bị sót comment của em.
      Theo đúng quy định tại thông tư thì để khoản tiền học phí cho con người nước ngoài học tại Việt Nam không phải tính thuế TNCN thì phải đáp ứng:
      (1) Bậc học từ mầm non đến phổ thông
      (2) Do công ty "trả hộ".
      Tại phút 18 trong Video: Ad đã giải thích sự khác biệt giữa văn bản và thực tế áp dụng cũng như trong đề thi: Trong trường hợp người lao động chi trả, sau đó công ty chi trả lại cho người lao động thì vẫn có thể linh động được coi là thu nhập không chịu thuế.
      Còn trong công văn em đề cập, em lưu ý 2 điểm
      (1) Tính hiệu lực pháp lý của công văn: Văn bản hướng dẫn cho tất cả các trường hợp: chúng ta chỉ theo thứ tự: Luật => nghị định => Thông tư. Còn công văn chỉ là hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể tại 1 doanh nghiệp. Nên không thể vác vào làm căn cứ chính thống áp dụng cho trường hợp của mình. Bởi vì em chỉ có câu trả lời của các cục thuế, mà không có đầy đủ thông tin về câu hỏi. Nên không thể chắc chắn trường hợp của mình có giống người ta 100% để mà áp dụng theo không?
      (2) Xem nội dung công văn, Ad thấy có vấn đề sau: "Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp trong hợp đồng lao động ký với người lao động nước ngoài có thỏa thuận Công ty sẽ trả tiền trợ cấp học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông mang tính chất tiền lương, tiền công..."
      Có thể suy đoán trường hợp này là công ty có quy định chính sách trợ cấp 1 khoản cho người lao động nhằm chi trả học phí cho con. Và khoản trợ cấp này có thể khác so với số thực tế người lao động phải thực thanh toán. Và vì bản chất nó là 1 khoản trợ cấp cố định có bản chất là "tiền lương, tiền công", chứ không phải 1 khoản hỗ trợ căn cứ vào thực tế phát sinh nên mới bị tính thuế TNCN. Chứ lý do chính không phải là không có hoá đơn chứng từ em ah. Vì không có hoá đơn chứng từ thì liên quan đến việc tính chi phí hợp lý - khấu trừ thuế TNDN nhiều hơn chứ.
      Đây cũng chỉ là suy đoán của Ad vì Ad cũng không biết cụ thể tình trạng của doanh nghiệp trong công văn trả lời như nào.
      Chốt lại, khi xem công văn em cần thật cẩn thận trước khi áp dụng.

    • @truonggiang19
      @truonggiang19 4 роки тому

      @@Tuonthi Em cám ơn chị đã phản hồi.

  • @theduyennguyen1901
    @theduyennguyen1901 3 роки тому

    Trong lúc giảng chị có thể lồng key word tiếng anh vào đc k ạ để lúc làm bài sẽ dễ hiểu hơn ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому

      Uh được em ah.

  • @duyenlephuong9910
    @duyenlephuong9910 4 роки тому

    Dạ cô ơi, cho em hỏi là ở cả 2 trường hợp Net income và Gross income thì ở bước tính thuế phải nộp có số 9.850.000 là số ở đâu vậy cô? Và trường hợp Net income thì trong phần quy đổi sang Gross income thì có phép tính: (744.000.000 - 9.580.000)/ 0,65, thì cô cho em hỏi là 0,65 này là số ở đâu vậy ạ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому

      Ah, đây là công thức tính PIT theo quy định thôi em. PIT là thuế luỹ tiến theo từng bậc thu nhập, để thuận tiện cho việc tính toán thì người ta biến đổi công thức chi tiết, dài dòng thành 1 công thức ngắn gọn để chúng ta áp dụng. Em xem phụ lục 1 và 2 tính PIT trong thông tư hoặc trong đề thi ACCA môn F6 đều sẽ có công thức này nhé

  • @theduyennguyen1901
    @theduyennguyen1901 3 роки тому

    Chị làm thêm về f3 đi ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому

      Chắc đợi mấy hôm nữa chị mới bắt đầu làm F3. C đang ưu tiên SBL trước.

  • @chaugiangtrinh1005
    @chaugiangtrinh1005 5 років тому +1

    chị ơi cho em hỏi về vấn đề " cá nhân nc ngoài lần đầu đến VN". Lần đầu xuất hiện ở VN trong suốt cả cuộc đời họ. Hay là lần đầu cho từng hợp đồng ( như kiểu kết thúc hợp đồng này, họ về nước và vài năm sau họ lại đến VN làm việc theo hợp đồng khác, vậy thì vài năm sau khi họ đến VN thì đó có được xem là lần đầu đến VN ko ạ ) ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому +1

      Hi em, theo quy định thì "lần đầu đền VN" = Lần đầu xuất hiện ở VN trong suốt cuộc đời theo đúng nghĩa đen em nhé. Còn trong thực tế nhiều khi người nước ngoài không nộp toàn bộ passports mà chỉ photo 1 số strang tính từ thời điểm bắt đầu hợp đồng nên có khi cơ quan thuế cũng không biết có phải thực sự lần đầu đến việt nam không.

    • @chaugiangtrinh1005
      @chaugiangtrinh1005 5 років тому +1

      @@Tuonthi chị ơi , e đọc thây có công văn 970 của tct năm 2018 . Nó cũng rất ngắn . Theo em hiểu thì nó tính cho tứng lần theo hợp đồng ấy ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому +2

      Hi em, quy định về thuế em đọc thì cần đọc theo luật -> nghị định -> thông tư. Công văn chỉ là hướng dẫn thêm cho từng tình huống cụ thể, chứ không phải chung cho tất cả mọi tình huống. Thực tế có rất nhiều trường hợp công văn hướng dẫn sai, hoặc chỉ áp dụng cho địa phương này nhưng địa phương khác áp dụng thì cơ quan thuế địa phương không đồng ý. Em kiểm tra trong thông tư hướng dẫn sẽ thấy chỉ đề cập đến lần đầu đến việt nam, chứ không đề cập gì đến "hợp đồng". Hơn nữa, nếu xem xét là theo hợp đồng thì sẽ có rất nhiều vướng mắc không có lời giải. Ví dụ, 1 người làm việc đến hết T3/2019 thì hết hợp đồng xuất cảnh. Tháng 12/2019 quay lại cho hợp đồng mới thì khi đó tháng 12/2019 có coi là lần đầu đến việt nam không? Nếu có coi là lần đến mới thì sẽ tạo ra chỗ hở cho doanh nghiệp lách rất nhiều. Để tránh bị coi là cá nhân cư trú, họ có thể làm nhiều hợp đồng ngắn hạn thay vì 1 hợp đồng dài hạn. Như thế thì quá nguy hiểm em ah.

  • @thuytrangtran2909
    @thuytrangtran2909 3 роки тому +1

    Hi chị, e có thắc mắc về khoản trợ cấp tiền nhà. VD người lao động được cty trả thay tiền nhà $2500, nhưng sau đó lại trừ vào lương $1200 cho khoản trả thay đó. Vậy thì taxable income sẽ bao gồm khoản thực tế cty đã trả là $2500 hay chỉ lấy phần net $1300 thôi ạ? Giả sử $2500 chưa vượt quá 15% TNCT chưa gồm tiền nhà ạ.
    Và e cũng muốn hỏi tương tự như thế cho khoản trợ cấp học phí cho con NLĐ (thoả mãn điều kiện là non-taxable income) nữa ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому +1

      Hi em,
      Em xem ở phút 16 ~... của Video.
      Theo đúng quy định thuế, nếu doanh nghiệp thanh toán, sau đó lại trừ vào lương người lao động thì về bản chất đó là người lao động tự chịu. Đây sẽ là khoản "trợ cấp bằng tiền", doanh nghiệp chỉ thanh toán thay mà thôi. Để coi là "trả hộ" như trong quy định, thì phải là khoản "trợ cấp không bằng tiền" (benefit). Theo đó công ty tự chịu khoản chi phí này và tự thanh toán cho người cho thuê, tách biệt hoàn toàn với thu nhập bằng tiền của người lao động.
      Ví dụ:
      (1) Lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của người lao động là $20,000. Công ty trả $2,000 tiền thuê nhà cho chủ, sau đó trừ vào lương người động. Người lao động chỉ thực nhận $18,000. Như vậy, đây là "trợ cấp bằng tiền" mà Ad nói bên trên. Khi này, thu nhập chịu thuế sẽ là $20,000. Và không có tính giới hạn 15% gì hết nha.
      (2) Lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của người lao động là $18,000. Công ty trả $2,000 tiền thuê nhà cho chủ nhà, không thu lại. Đây sẽ là "trợ cấp không bằng tiền" theo kiểu "trả hộ". Giả sử $2,000 thấp hơn giới hạn 15% nên tổng thu nhập chịu thuế đã bao gồm tiền nhà của người lao động khi này sẽ là: $20,000
      Khoản học phí cũng tương tự. Phải phân biệt là "trợ cấp bằng tiền" hay "không bằng tiền". chỉ khác ở chỗ không liên quan giới hạn 15%.

    • @thuytrangtran2909
      @thuytrangtran2909 3 роки тому

      @@Tuonthi Em hiểu rồi ạ. Cảm chị nhiều

  • @vietanh8825
    @vietanh8825 4 роки тому

    32:00 chị ơi cho em hỏi chưa bao gồm thuế thì phải là thu nhập trước thuế đúng không ạ, chị giải thích giùm em, thanks

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому +2

      Hi em,
      (1) Theo đúng trong văn bản quy định:
      Thì không có khái niệm "thu nhập trước thuế" hay "thu nhập sau thuế". Mà chỉ có khái niệm là "Thu nhập chưa bao gồm thuế" và "Thu nhập đã bao gồm thuế"
      Theo đó: Nếu người lao động nhận được "Thu nhập chưa bao gồm thuế" thì sẽ phải grossup lên để thành "Thu nhập đã bao gồm thuế" trước khi tính ra số thuế phải nộp.
      (2) Trong thực tế:
      - "Thu nhập chưa bao gồm thuế" được gọi là "Net income". Thông thường hay được gọi là "Thu nhập sau thuế" = Công ty gánh chịu nghĩa vụ thuế TNCN thay cho cá nhân. Hay là thu nhập sau khi công ty "đã trừ thuế" đi rồi.
      - "Thu nhập đã bao gồm thuế" được gọi là "Gross income". Thông thường hay gọi là "Thu nhập trước thuế" = Người lao động phải tự gánh chịu thuế TNCN và công ty chỉ thực hiện khấu trừ nộp thay thôi. Nghĩa là thu nhập khi công ty "chưa trừ thuế" đi.
      Chúng ta thường rất hay nhầm lẫn giữa "thu nhập trước thuế" hay "thu nhập sau thuế". Chính vì vậy, tốt nhất chỉ nên sử dụng đúng theo văn bản: thu nhập đã bao gồm thuế (gross) và thu nhập chưa bao gồm thuế (net)

  • @minhthuyo5767
    @minhthuyo5767 4 роки тому

    Chị ơi, chị cho em hỏi là tiền học phí cho con người lao động nước ngoài mà Công ty hỗ trợ thì tiền ăn trưa, nội trú, bán trú, tiền phí dự tuyển,... có được tính vào thu nhập không chịu thuế TNCN không ạ?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому

      Hi em ,
      (1) Về logic: Sở dĩ khoản chi phí cho con người lao động NN học tại việt nam được tính vào thu nhập không chịu thuế là để "khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện" cho người lao động. Chứ còn bản chất thì vẫn là 1 khoản lợi ích mà người lao động được hưởng và cần nộp thuế.Vì là khuyến khích nên chỉ tính trên khoản chi phí lớn nhất và bắt buộc phát sinh là học phí. Còn các khoản phụ theo không quá đáng kể lại cũng không phải ai cũng phát sinh nên khả năng sẽ không được khuyến khích.
      (2) Về quy định tại Thông tư liên quan: chỉ được tính "Tiền học phí" vào thu nhập không chịu thuế TNCN nếu thoả mãn điều kiện. Ad cũng chưa gặp công văn của chi cục thuế nào hướng dẫn cho loại trừ các khảon phụ theo này khi tính thuế TNCN
      Do vậy, theo Ad thì các khoản phụ theo này sẽ không được loại trừ khi tính thuế TNCN của người nước ngoài đâu e nha. Học phí là học phí thôi.

    • @minhthuyo5767
      @minhthuyo5767 4 роки тому +1

      @@Tuonthi em cảm ơn chị nhiều ạ

  • @kimthoanguyen264
    @kimthoanguyen264 3 роки тому

    Chị ơi, sao lúc tính Giảm trừ NPT ko tính giảm trừ cả Jennifer ạ? E đọc TT111/2013 thì đc giảm trừ cho cả NPT học ĐH ở nc ngoài, có TN dưới 1tr/tháng.

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  3 роки тому +2

      Hi em, trong tình huống bài này, đề thi chỉ cho thông tin là Jen 19 tuổi đang học đại học bên mỹ, không cho thông tin về thu nhập của Jen.
      Do vậy, nếu theo quan điểm của Ad thì về lý thuyết có thể giải theo cả 2 tình huống: Tính giảm trừ gia cảnh cho Jen khi Jen thoả mãn điều kiện về thu nhập và không tính giảm trừ cho Jen cho tình huống ngược lại. Miễn là trong lúc làm bài đưa ra giả sử rõ ràng.
      Tuy nhiên về thực tế thì sẽ thiên về tình huống không tính giảm trừ cho Jen hơn. Vì liên quan đến vụ thu nhập không quá 1 triệu, ở việt nam sẽ là đến phường xác nhận thu nhập, và lấy giấy xác nhận này làm hồ sơ giảm trừ. Nhưng ở Mỹ thì thủ tục chắc chắn sẽ phức tạp hơn nhiều. Trong khi mức giảm trừ chỉ được 3.6tr/tháng (mới: 4.4tr), với mức thuế cao nhất 35% thì tức là tương ứng tiết kiệm được khoảng hơn 1 triệu tiền thuế. Đây là số tiền rất nhỏ với người nước ngoài. Nên hầu như người ta sẽ không làm thủ tục giảm trừ này, kiểu không đáng công đi làm hồ sơ đó. Đáp án của ACCA đưa ra có thể cũng đang tính theo tình huống thực tế này em nhé.

    • @kimthoanguyen264
      @kimthoanguyen264 3 роки тому

      Dạ vâng. E cảm ơn c. Nhưng nếu lúc thi mà e ko giả sử TN cứ mặc định tính giảm trừ thì ko biết có bị trừ điểm ko ạ?

  • @ThuongNguyen-jb9eo
    @ThuongNguyen-jb9eo 2 роки тому

    Chị ơi, cho em hỏi sao mình phải gross up 2 lần vậy ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  2 роки тому

      Hi em, gross-up lần 1 để tính ra tiền nhà chịu thuế. Gross-up lần 2 mới là để tính nghĩa vụ thuế

  • @hanhi3130
    @hanhi3130 4 роки тому

    chị vui lòng cho em hỏi trường hợp con của người lao động học trường cấp 2 quốc tế có cơ sở tại Vietnam thì có phải chịu thue ko ạ? em cảm ơn

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  4 роки тому +1

      Hi Nhi, theo quy định thì: "Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ" mới không phải chịu thuế TNCN.
      Vậy "người lao động" em đề cập có phải là người nước ngoài làm việc ở việt nam không?

  • @VietNguyen-uv7fg
    @VietNguyen-uv7fg 5 років тому

    24:30 mình đang hiểu là chỉ vé khứ hồi nghĩa là đi về nước của Tommy mới là non taxable. còn khi Tommy quay trở lại Việt Nam là vẫn taxable phải không bạn?

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому

      Hi Việt, vé khứ hồi nghĩa là bao gồm 2 chiều: từ Việt Nam sang Mỹ & từ Mỹ sang Việt Nam. Vé máy bay 2 chiều về thăm nhà 1 năm 1 lần như này sẽ được miễn thuế. Nếu đi 2 lần/năm thì chỉ được miễn thuế 1 lần. Còn 1 lần thì chịu thuế.

    • @khuyentran5523
      @khuyentran5523 5 років тому

      @@Tuonthi cho e hỏi nếu công ty trả vé khứ hồi cho gia đình sau đó deduct vào salary thì sao cô ạ

    • @Tuonthi
      @Tuonthi  5 років тому +2

      Hi Khuyen,
      Ví dụ trường hợp em đề cập là:
      - Công ty trả lương cho người lao động. VD: 1.000 USD
      - Công ty sau đó mua hộ người lao động vé máy bay cho gia đình là $300. Và trừ khỏi lương người lao động khi thanh toán lương.
      Vậy thì bản chất ở đây hoàn toàn tương tự như khi người lao động nhận lương $1000 sau đó tự mua vé máy bay cho gia đình.
      Nghĩa là: người lao động vẫn chỉ nhận được thu nhập từ công ty là $1.000. Khoản vé máy bay chỉ là công ty mua hộ sau đó đòi lại tiền mà thôi, chứ không phải là 1 khoản lợi ích khác mà người lao động nhận được từ công ty.
      Do vậy, ta vẫn tính PIT cho người lao động trên $1000 tiền lương. Còn khoản vé máy bay thì k cần quan tâm.
      PS. Em gọi chị thôi, đừng gọi cô nghe già quá. Chị chưa già đến mức đó. :(

    • @khuyentran5523
      @khuyentran5523 5 років тому

      @@Tuonthi e cám ơn chi..:D