Thầy giảng câu đầu tiên hay quá, đúng như lý.nhân quả do hiện tượng và cái quả tự có sẵn ,là tự tánh thanh tịnh mỗi người đều có sẵn hể sống được bằng tâm thanh tịnh thì có niết bàn. Còn hể dấy niệm tìm thì mất. Mô Phật con kính chúc thầy luôn có sức khỏe và an lạc.
Có câu: các pháp từ xưa nay, tự tánh thường thanh tịnh, lìa tướng thấy như lai. Mô Phật, thầy và tên là một, không tự giảng pháp mà tháo gỡ và mở đinh cho chúng sanh.
Câu 1: 00:46 : Dạ thưa Sư ông! Sư ông có giảng là, quả là thứ đã có sẵn không cần qua tạo tác, chỉ cần mình chứng ngộ và gỡ bỏ dần những che chướng, điều này có phải là cái thấy tiên quyết và cốt lõi trong Pháp học cũng như Pháp hành không ạ? vì nếu hiểu sai, con sợ là mình sẽ không cần tu gì cả, làm gì cũng được hoặc ráng làm cho đến khi giác ngộ. Con cảm ơn sư ông. Câu 2: 11:05 : Trình pháp …Hãy tin vào Pháp, Pháp sẽ tự điều chỉnh, còn bây giờ mình chỉ thấy biết thôi… Trích đoạn ngắn ý Thầy trả lời: Quá trình của người học đạo, rồi hành pháp, thực ra mục đích “Thấy” là chính chứ không phải là Hành. Thấy - Biết tức là “Hành”, chứ không phải “Hành” là mình làm 1 cái gì đó để tạo tác ra cái gì đó Câu 3: 24:00 : Con có cho 1 bạn đạo của con xem đoạn video thầy giảng về bùa chú ở buổi thứ năm vừa rồi, vị này có hỏi con là, nếu muốn có chân khí để không bị bùa chú ảnh hưởng, thì cần có chánh niệm trong cuộc sống, vậy làm sao để sống có chánh niệm, vị này có căn cơ thiên về niềm tin và tinh tấn nên con bảo rằng, chỉ cần sống bình thường như trước giờ vẫn sống, thì có nghĩa là, đang có chánh niệm và cái chánh niệm đó là hoàn toàn tự nhiên, cái chánh niệm ấy còn tự biết cân bằng, tự nó biết cân bằng nhận thức lẫn hành vi rất tốt, còn những lúc mình gặp chuyện gì mà nỗi tham sân si nghĩa là mình đang bất bình thường và đang mất cân bằng, vậy những lúc đó thì mình quan sát lại xem mình đang như thế nào. Sự quan sát ấy, thấy mình ra sao thì đó là chánh niệm, và tự cái chánh niệm này sẽ bào mòn đi những cái bất bình thường, tự nó sẽ biết cân bằng mọi thứ, 3 từ khóa mấu chốt con chỉ cho người bạn đạo này trở về sống chánh niệm là bình thường, cân bằng và tự nhiên. Xin thầy Cho con lời chỉ dạy Câu 4: 32:16 : Dạ, buổi hôm trước con có hỏi thầy về 2 loại định, từ câu trả lời của thầy mà con sáng tỏ được 2 nhận định mà lúc xưa con từng nghĩ tới: 1/ Định có trụ lại thì tác dụng của định này giống như thuốc giảm đau thuốc an thần, có thể nhanh chóng tạm thời làm thân bớt đau, làm tâm an ổn nhưng nó không trị được hết bệnh. 2/ Chánh định mà thầy giảng thì con thấy nó giống như các kháng thể tự nhiên của cơ thể, kháng thể lại sinh ra từ chính việc trải qua bệnh tật, và từ kinh nghiệm người ấy mà người đó cẩn thận quan sát để ý xem nên ăn cái gì, không nên ăn cái gì, môi trường thế nào là tốt, giờ giấc sinh hoạt thế nào là tốt, nhờ đó mà sức đề kháng tăng lên, tự động kháng được bệnh tật mà không cần dùng tới thuốc. Con xin thầy chỉ dạy ạ! Thầy có kể sự mầu nhiệm nơi TỰ TÁNH mà Thầy từng trải nghiệm Câu 5: 40:07 : Dạ thưa thầy! Qua một thời gian tự quan sát mình, con để ý rằng, nhu cầu dục tính của con tự nhiên chuyển hóa, tự nhiên được đoạn giảm và tự nhiên được điều hòa hơn, nhưng đôi khi con vẫn băn khoăn là nhu cầu dục tính vẫn còn, vậy thì làm sao có thể thấy ra sự thật hoàn toàn được, và người thấy ra sự thật hoàn toàn có phải là không còn nhu cầu dục tính như những vị xuất gia hay không, và rồi con tự chiêm nghiệm ra được đáp án, con cho rằng: 1/ Dục tính cũng là một pháp và nó còn là biểu hiện của năng lượng sống đang dồi dào, đang được điều hòa tốt và cơ thể nói chung vẫn đang ở trạng thái tốt 2/ Sống với dục tính như thế nào thì không hại mình, không hại người, sử dụng dục tính như thế nào thì lợi mình lợi người, chuyện đó quan trọng hơn việc dục tính còn hay không và khi nào mới hết dục tính. Con xin thầy chỉ dạy ạ! Trích đoạn ngắn ý Thầy trả lời: Có 2 loại năng lượng: 1/ Nội lực tự sinh vô hạn (khi tâm mình hoàn toàn thanh tịnh). 2/ Nội lực hữu hạn vì rèn luyện tạo tác mà thành. Chỉ khi thực chứng sự hoàn hảo của Pháp thì mới phân biệt được cái dục nào là thuộc vô minh ái dục và cái dục nào thuộc về Trí tuệ (Dục Như Ý Túc) Câu 6: 49:25 : Con thấy rằng, không phải con người sinh ra đã là phàm phu, mà phàm phu chính là do con người tạo ra, bản tánh vốn tự sáng trong, ngàn đời vẫn thánh chứ đâu là phàm, nhưng tưởng thánh ở nơi cao, mà tạo bản ngã tự lao vào phàm. Con Xin thầy chỉ dạy cho con! Câu 7: 51:51 : Dạ con bạch Thầy! con nhờ Thầy từ bi chia sẻ ý nghĩa của câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tTâm” trong kinh Kim Cang và cách ứng dụng câu này trong đời sống thường ngày. Con xin tri ân Thầy! Câu 8: 1:02:31 : Dạ thưa Thầy! Con nhờ thầy giải thích giúp con câu nói của Đức Phật: “Như Lai không bước tới không dừng lại mà thoát khỏi Bộc Lưu”, điều này liên hệ thế nào đến việc chạy theo một tập khí hay bắt nó dừng lại đều sai ạ? Có phải là cứ để những thói quen xấu đó diễn ra trong sự thấy biết của mình mới đúng phải không thầy? Vì bản thân con hay gặp tình huống là, cứ có thói quen xấu và con quan sát thấy sự nguy hại của nó, ví dụ như xem phim coi tin tức mạng xã hội là con chủ động dừng lại luôn vì nó thật sự ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau mỗi lần xem như vậy, nhưng mà cứ sau một vài ngày thì lại ngựa quen đường cũ tìm đến những thói quen đó lại, như vậy có phải là con chưa thấy ra hoàn toàn thói quen đó, phải không ạ? Con nên tiếp tục cho phép tập khí hay thói quen xấu đó diễn ra tới lúc mà thấy khổ đủ sẽ buông có phải không thầy? Nhờ Thầy giải đáp giúp con. Câu 9: 01:09:26 : Dạ thưa Thầy! Khi cơn đau đến, cơ thể yếu dần, chỉ còn cách nằm im lặng, nhưng dòng tâm thức thì ngược lại, nó trình chiếu liên tục những việc ở quá khứ, mà toàn những việc con bị dính mắc, hoặc là tham hoặc là sân hay si rất mạnh mẽ khiến thần kinh vô cùng căng thẳng, và sau đó tâm hiện khởi ý niệm rằng, liệu nếu ta chết ngay lúc này thì ra sao, ta sẽ đi về đâu với những trói buộc này! Thưa Thầy! ngay chính lúc ấy thái độ ta như thế nào cho đúng ạ? Xin thầy cho con vài lời khai thị! Trích đoạn ngắn Ý Thầy trả lời: Mình đang “ra hoa” thì đừng cố bắt mình “ra quả” Tất cả những gì hiện ra trong tâm đều có lý do của nó, mình đang là như thế nào thì mình thấy đúng là như vậy để mình mới học ra được mình đang là thế nào Câu 10: 01:15:41 : Kính bạch Thầy! Nếu hiểu vô ngã là không có gì thì bản ngã là gì ạ? Nó khác gì so với những cái tưởng, trạng thái, cảm xúc sinh ra khi người ta bị dính mắc vào một đối tượng nào đó? Con thấy các tưởng, trạng thái, cảm xúc sẽ mất đi khi con nhận ra mình đang thất niệm, tuy vậy, chỉ cần con lơ là một chút là con lại bị lôi đi cho đến khi mọi thứ có kết quả rõ ràng, ví dụ cụ thể là: Khi con đi phỏng vấn ở 3 công ty khác nhau, con bị tán loạn tâm đến mất ngủ, khi phân tích mỗi lựa chọn có ưu khuyết điểm, biết chọn cái nào, cho đến khi kết quả phỏng vấn được báo về thì mọi thứ chấm dứt, vậy bản ngã trong tình huống này có không? và đó là gì ạ? Xin tri ân Thầy! Trích đoạn ngắn Ý Thầy trả lời: Khi chưa thấy Sự Thật thì vẫn là còn tưởng tượng về Sự Thật, đó là chuyện tự nhiên, cho nên Bản ngã cũng là chuyện tự nhiên. Ví “Bản ngã” như là “Giả Tưởng” ban đầu của Khoa học, là đặt ra giả thuyết rồi đi tìm, sau nhiều lần thí nghiệm mới tìm ra kết quả
@@HieuNguyen-mc8oz : Dạ! Mình chỉ là 1 Phật tử - Cư sĩ chứ mình không phải là admin của UA-cam Trà Đạo Bửu Long đâu ạ. Nói về "Hỏi - Đáp" thì bạn vui lòng lên mục hỏi đáp ở website trungtamhotong.net để tìm chủ đề liên quan đến vấn đề bạn hỏi thì sẽ có nhiều câu hỏi & đáp đã được trả lời rồi nên bạn sẽ có thêm nhiều điều học hỏi nữa đó ạ.
Con đang sống ở bên Mỹ con thường nghe pháp của thầy con rất tâm đắt và đang đi theo lời gảng dạy của thầy,nhưng đôi khi co những thắt mắt không biết cách nào để hỏi thầy, có cách nào để liên lạc với thầy dễ dàng không thấy cho con biết, con cảm ơn thầy rất nhiều
Thầy giảng câu đầu tiên hay quá, đúng như lý.nhân quả do hiện tượng và cái quả tự có sẵn ,là tự tánh thanh tịnh mỗi người đều có sẵn hể sống được bằng tâm thanh tịnh thì có niết bàn. Còn hể dấy niệm tìm thì mất. Mô Phật con kính chúc thầy luôn có sức khỏe và an lạc.
Có câu: các pháp từ xưa nay, tự tánh thường thanh tịnh, lìa tướng thấy như lai. Mô Phật, thầy và tên là một, không tự giảng pháp mà tháo gỡ và mở đinh cho chúng sanh.
🙏🙏🙏
Con xin cảm ơn bài pháp thoại của sư Ông ạ ❤
Chúng con thành kính tri ân Thầy ! Xin cám ơn Ban Biên tập Trà Đạo Bửu Long .
Cuộc đời nầy quá tuyệt vời . Nhưng vì tham sân si trói buộc nên đau khổ . 🙏🙏🙏
Con thành kính tri ân Thầy thật nhiều!
Chúng con thành kính tri ân Thầy ! Xin cám ơn Trà Đạo Bửu Long ạ
Nam mô Phật, chúng con xin tri ân Sư ông 🙏🙏🙏.
Cảm ơn Thầy và BTC đã chia sẻ pháp thoại.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúng con thành kính đảnh lễ Thầy, Chu Tăng Ni và đại chúng ạ.
Sadhus
Câu 1: 00:46 : Dạ thưa Sư ông! Sư ông có giảng là, quả là thứ đã có sẵn không cần qua tạo tác, chỉ cần mình chứng ngộ và gỡ bỏ dần những che chướng, điều này có phải là cái thấy tiên quyết và cốt lõi trong Pháp học cũng như Pháp hành không ạ? vì nếu hiểu sai, con sợ là mình sẽ không cần tu gì cả, làm gì cũng được hoặc ráng làm cho đến khi giác ngộ. Con cảm ơn sư ông.
Câu 2: 11:05 : Trình pháp
…Hãy tin vào Pháp, Pháp sẽ tự điều chỉnh, còn bây giờ mình chỉ thấy biết thôi…
Trích đoạn ngắn ý Thầy trả lời:
Quá trình của người học đạo, rồi hành pháp, thực ra mục đích “Thấy” là chính chứ không phải là Hành. Thấy - Biết tức là “Hành”, chứ không phải “Hành” là mình làm 1 cái gì đó để tạo tác ra cái gì đó
Câu 3: 24:00 : Con có cho 1 bạn đạo của con xem đoạn video thầy giảng về bùa chú ở buổi thứ năm vừa rồi, vị này có hỏi con là, nếu muốn có chân khí để không bị bùa chú ảnh hưởng, thì cần có chánh niệm trong cuộc sống, vậy làm sao để sống có chánh niệm, vị này có căn cơ thiên về niềm tin và tinh tấn nên con bảo rằng, chỉ cần sống bình thường như trước giờ vẫn sống, thì có nghĩa là, đang có chánh niệm và cái chánh niệm đó là hoàn toàn tự nhiên, cái chánh niệm ấy còn tự biết cân bằng, tự nó biết cân bằng nhận thức lẫn hành vi rất tốt, còn những lúc mình gặp chuyện gì mà nỗi tham sân si nghĩa là mình đang bất bình thường và đang mất cân bằng, vậy những lúc đó thì mình quan sát lại xem mình đang như thế nào. Sự quan sát ấy, thấy mình ra sao thì đó là chánh niệm, và tự cái chánh niệm này sẽ bào mòn đi những cái bất bình thường, tự nó sẽ biết cân bằng mọi thứ, 3 từ khóa mấu chốt con chỉ cho người bạn đạo này trở về sống chánh niệm là bình thường, cân bằng và tự nhiên. Xin thầy Cho con lời chỉ dạy
Câu 4: 32:16 : Dạ, buổi hôm trước con có hỏi thầy về 2 loại định, từ câu trả lời của thầy mà con sáng tỏ được 2 nhận định mà lúc xưa con từng nghĩ tới:
1/ Định có trụ lại thì tác dụng của định này giống như thuốc giảm đau thuốc an thần, có thể nhanh chóng tạm thời làm thân bớt đau, làm tâm an ổn nhưng nó không trị được hết bệnh.
2/ Chánh định mà thầy giảng thì con thấy nó giống như các kháng thể tự nhiên của cơ thể, kháng thể lại sinh ra từ chính việc trải qua bệnh tật, và từ kinh nghiệm người ấy mà người đó cẩn thận quan sát để ý xem nên ăn cái gì, không nên ăn cái gì, môi trường thế nào là tốt, giờ giấc sinh hoạt thế nào là tốt, nhờ đó mà sức đề kháng tăng lên, tự động kháng được bệnh tật mà không cần dùng tới thuốc. Con xin thầy chỉ dạy ạ!
Thầy có kể sự mầu nhiệm nơi TỰ TÁNH mà Thầy từng trải nghiệm
Câu 5: 40:07 : Dạ thưa thầy! Qua một thời gian tự quan sát mình, con để ý rằng, nhu cầu dục tính của con tự nhiên chuyển hóa, tự nhiên được đoạn giảm và tự nhiên được điều hòa hơn, nhưng đôi khi con vẫn băn khoăn là nhu cầu dục tính vẫn còn, vậy thì làm sao có thể thấy ra sự thật hoàn toàn được, và người thấy ra sự thật hoàn toàn có phải là không còn nhu cầu dục tính như những vị xuất gia hay không, và rồi con tự chiêm nghiệm ra được đáp án, con cho rằng:
1/ Dục tính cũng là một pháp và nó còn là biểu hiện của năng lượng sống đang dồi dào, đang được điều hòa tốt và cơ thể nói chung vẫn đang ở trạng thái tốt
2/ Sống với dục tính như thế nào thì không hại mình, không hại người, sử dụng dục tính như thế nào thì lợi mình lợi người, chuyện đó quan trọng hơn việc dục tính còn hay không và khi nào mới hết dục tính. Con xin thầy chỉ dạy ạ!
Trích đoạn ngắn ý Thầy trả lời:
Có 2 loại năng lượng: 1/ Nội lực tự sinh vô hạn (khi tâm mình hoàn toàn thanh tịnh). 2/ Nội lực hữu hạn vì rèn luyện tạo tác mà thành.
Chỉ khi thực chứng sự hoàn hảo của Pháp thì mới phân biệt được cái dục nào là thuộc vô minh ái dục và cái dục nào thuộc về Trí tuệ (Dục Như Ý Túc)
Câu 6: 49:25 : Con thấy rằng, không phải con người sinh ra đã là phàm phu, mà phàm phu chính là do con người tạo ra, bản tánh vốn tự sáng trong, ngàn đời vẫn thánh chứ đâu là phàm, nhưng tưởng thánh ở nơi cao, mà tạo bản ngã tự lao vào phàm. Con Xin thầy chỉ dạy cho con!
Câu 7: 51:51 : Dạ con bạch Thầy! con nhờ Thầy từ bi chia sẻ ý nghĩa của câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tTâm” trong kinh Kim Cang và cách ứng dụng câu này trong đời sống thường ngày. Con xin tri ân Thầy!
Câu 8: 1:02:31 : Dạ thưa Thầy! Con nhờ thầy giải thích giúp con câu nói của Đức Phật: “Như Lai không bước tới không dừng lại mà thoát khỏi Bộc Lưu”, điều này liên hệ thế nào đến việc chạy theo một tập khí hay bắt nó dừng lại đều sai ạ? Có phải là cứ để những thói quen xấu đó diễn ra trong sự thấy biết của mình mới đúng phải không thầy? Vì bản thân con hay gặp tình huống là, cứ có thói quen xấu và con quan sát thấy sự nguy hại của nó, ví dụ như xem phim coi tin tức mạng xã hội là con chủ động dừng lại luôn vì nó thật sự ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau mỗi lần xem như vậy, nhưng mà cứ sau một vài ngày thì lại ngựa quen đường cũ tìm đến những thói quen đó lại, như vậy có phải là con chưa thấy ra hoàn toàn thói quen đó, phải không ạ? Con nên tiếp tục cho phép tập khí hay thói quen xấu đó diễn ra tới lúc mà thấy khổ đủ sẽ buông có phải không thầy? Nhờ Thầy giải đáp giúp con.
Câu 9: 01:09:26 : Dạ thưa Thầy! Khi cơn đau đến, cơ thể yếu dần, chỉ còn cách nằm im lặng, nhưng dòng tâm thức thì ngược lại, nó trình chiếu liên tục những việc ở quá khứ, mà toàn những việc con bị dính mắc, hoặc là tham hoặc là sân hay si rất mạnh mẽ khiến thần kinh vô cùng căng thẳng, và sau đó tâm hiện khởi ý niệm rằng, liệu nếu ta chết ngay lúc này thì ra sao, ta sẽ đi về đâu với những trói buộc này! Thưa Thầy! ngay chính lúc ấy thái độ ta như thế nào cho đúng ạ? Xin thầy cho con vài lời khai thị!
Trích đoạn ngắn Ý Thầy trả lời:
Mình đang “ra hoa” thì đừng cố bắt mình “ra quả”
Tất cả những gì hiện ra trong tâm đều có lý do của nó, mình đang là như thế nào thì mình thấy đúng là như vậy để mình mới học ra được mình đang là thế nào
Câu 10: 01:15:41 : Kính bạch Thầy! Nếu hiểu vô ngã là không có gì thì bản ngã là gì ạ? Nó khác gì so với những cái tưởng, trạng thái, cảm xúc sinh ra khi người ta bị dính mắc vào một đối tượng nào đó? Con thấy các tưởng, trạng thái, cảm xúc sẽ mất đi khi con nhận ra mình đang thất niệm, tuy vậy, chỉ cần con lơ là một chút là con lại bị lôi đi cho đến khi mọi thứ có kết quả rõ ràng, ví dụ cụ thể là:
Khi con đi phỏng vấn ở 3 công ty khác nhau, con bị tán loạn tâm đến mất ngủ, khi phân tích mỗi lựa chọn có ưu khuyết điểm, biết chọn cái nào, cho đến khi kết quả phỏng vấn được báo về thì mọi thứ chấm dứt, vậy bản ngã trong tình huống này có không? và đó là gì ạ? Xin tri ân Thầy!
Trích đoạn ngắn Ý Thầy trả lời:
Khi chưa thấy Sự Thật thì vẫn là còn tưởng tượng về Sự Thật, đó là chuyện tự nhiên, cho nên Bản ngã cũng là chuyện tự nhiên. Ví “Bản ngã” như là “Giả Tưởng” ban đầu của Khoa học, là đặt ra giả thuyết rồi đi tìm, sau nhiều lần thí nghiệm mới tìm ra kết quả
Con muốn đặt câu hỏi muốn đc Thầy giải đáp,con có thể đặt câu hỏi ở đây ko ạ, xin đc chỉ dẫn , con xin tri ân ạ 💖🙏💖
@@HieuNguyen-mc8oz : Dạ! Mình chỉ là 1 Phật tử - Cư sĩ chứ mình không phải là admin của UA-cam Trà Đạo Bửu Long đâu ạ. Nói về "Hỏi - Đáp" thì bạn vui lòng lên mục hỏi đáp ở website trungtamhotong.net để tìm chủ đề liên quan đến vấn đề bạn hỏi thì sẽ có nhiều câu hỏi & đáp đã được trả lời rồi nên bạn sẽ có thêm nhiều điều học hỏi nữa đó ạ.
🙏☺️
Con đang sống ở bên Mỹ con thường nghe pháp của thầy con rất tâm đắt và đang đi theo lời gảng dạy của thầy,nhưng đôi khi co những thắt mắt không biết cách nào để hỏi thầy, có cách nào để liên lạc với thầy dễ dàng không thấy cho con biết, con cảm ơn thầy rất nhiều
Con thành kính tri ân sư ông 🙏🙏🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
Con xin thành kính cảm niệm công đức Thầy ạ