NHỊ TÙY CHUYỂN LÝ MÔN | Hoà Thượng Thích Phước Đức - Chùa Hưng Thiền

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 1 січ 2025

КОМЕНТАРІ • 21

  • @ngocnga8683
    @ngocnga8683 9 місяців тому +1

    Nam Mô A Di Đà Phật

  • @annhienhuynhthi3979
    @annhienhuynhthi3979 7 місяців тому

    A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏

  • @tienlanhnguyen1191
    @tienlanhnguyen1191 8 місяців тому

    Nam mô a di đà phật Nam mô sư ông Thích phước Đức bồ tát con kính chúc sư ông nhiều sức khỏe và con xin y giáo phụng hành bài giảng của sư ông con dùng tâm thanh tịnh đảnh lễ cúng dường sư ông và mười phương chư phật pháp tăng

  • @HaNguyen-wx4ie
    @HaNguyen-wx4ie 7 місяців тому

    Nam mô a Di Đà Phật
    Nam mô a Di Đà Phật
    Nam mô a Di Đà Phật

  • @quangthai562
    @quangthai562 2 роки тому +2

    🙏🙏🙏🙏🙏🙏👍👍👍👍🌹🌹🌹🌹con xin cung kính ngài HT Adiđaphat

  • @chanhxuannguyen6591
    @chanhxuannguyen6591 2 роки тому +1

    Nam mô a di đà Phật 🙏🙏🙏

  • @uthuynh3855
    @uthuynh3855 2 роки тому +1

    Nam mô Phật,, thầy Phước đức tổ sư, là cây đại thụ làm lợi lạc cho chúng sanh, con kính ơn Phật tổ mười phương ba đời phúc đức lắm được nghe thầy dạy,huy hữu, huy hữu, mô Phật,

  • @ThoaiDien-x1t
    @ThoaiDien-x1t 2 місяці тому

    Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật.
    🎉🎉🎉🎉🎉

  • @kieunganguyenthi9487
    @kieunganguyenthi9487 5 місяців тому

    Nam Mô ADIDAPHAT

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 9 місяців тому

    Thiền Lâm Tế Nhật Bản : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Như Hạ Điển và Các Qúy Tôn Đức Khác : ( đoạn 7 ) :
    VI. Phổ Hệ Thiền Lâm Tế Nhật Bản sau thời kỳ Trung Hưng :
    Sự gặp gỡ giữa niệm Phật và Thiền đối với Nhất Hưu :
    Đọc một đoạn văn dạt dào tình cảm và ý nghĩa như thế, không ai không nghe niềm cảm xúc như nước tràn dâng trong lòng. Phải chăng hình ảnh mẹ được lưu giữ trong tận đáy lòng của Nhất Hưu, để mắt Ngài luôn thấy người mẹ cao quý thiêng liêng, chỉ gần gủi một thời gian quá ngắn. Chắc chắn rằng khí cốt được hun đúc trong Nhất Hưu là sự thọ lãnh và ảnh hưởng không ít từ người mẹ kính yêu.
    Quan hệ bùi ngọt của mẹ con Nhất Hưu cho chúng ta nhiều bài học giá trị. Thật là không còn gì ý nghĩa hơn tự chánh tay người mẹ viết để thư lại hướng dẫn con đi theo con đường tu Phật.
    Theo một học giả nghiên cứu về cuộc đời Nhất Hưu cho biết, Nhất Hưu mồ côi mẹ lúc 11 tuổi nên không có gì nghi ngờ khi nhận định suốt cuộc đời thanh niên tu hành trong Thiền môn, vẫn còn ảnh hưởng ở mẹ rất nhiều .
    Thế nhưng, cũng có học giả phê bình lá thư ấy không phải của bà, vì nội dung bức thư ấy cho thấy bà có nhiều mâu thuẩn chán ngán cuộc đời nhưng lại cho rằng điều cần thiết là phải làm sao để sống. Có phải bà như vậy chăng!.
    Năm Nhất Hưu 16 tuổi, có lần ngồi chung với các tu sĩ khác trong một buổi lễ, mọi người lần lượt trình bày gia cảnh của mình một cách vui vẻ, cậu thiếu niên Nhất Hưu lại giận dữ và bỏ đi vì nghĩ rằng tại sao những người xuất gia, mong ra khỏi nhà thế tục, mà còn nói chuyện gia đình và khoa trương thói hư tật xấu của mình, thật không thể chấp nhận được. Phải chăng đó là ảnh hưởng sự cảm hoá của mẫu thân. Lúc ấy, tâm Nhất Hưu bỗng nhiên hợp với tâm mẹ và làm thơ dâng cho Hoà Thượng Mạc Triết, trong đó có hai câu thơ ngắn, mà hai câu thơ ấy cho thấy đã có sự sa đoạ trong giới Thiền Phật Giáo lúc bấy giờ :
    “ Hãy nêu danh lúc tuyên nói Pháp Thiền
    Hãy im lặng khi nghe người nhục mạ “
    Trích Cuồng Vân tập
    Thiên Cúc Hoàng, sau nầy là Nhất Hưu, xuất gia năm lên sáu tuổi, tại chùa An Quốc ở Kyoto, có Pháp danh là Chu Kiến học làm thơ từ Mạc Triết, chùa Kiến Nhân, tiến bộ rõ rệt. Năm 16 tuổi có những vần thơ như trên đến nỗi mỗi khi ngâm lên, các sư trong chùa đều sững sốt. Năm 17 tuổi, ngưỡng mộ ân đức Hoà Thượng Khiêm Ông chùa Tây Kim nhập môn với tên là Tông Thuần , Khiêm Ông là một vị sư chẳng màng danh lợi, đóng cửa yên lặng tu Thiền được người đời tôn kính. Làm học trò của Khiêm Ông, khi Tông Thuần đã là một thanh niên Tăng tròn 20 tuổi, cho nên với căn tánh và tài trí thông minh mẫn tuệ, lại siêng năng tu tập, càng ngày kiến thức và nội lực của Tông Thuần càng tiến bộ và phong phú hơn.
    Khiêm Ông ấn chứng cho Tông Thuần rằng : “ Cốt tuỷ Thiền có được ta đã trao hết cho con ”. Cũng trong năm đó, Khiêm Ông viên tịch. Cuộc sống thanh bần của Khiêm Ông không lưu lại một chữ để kỷ niệm; một đồng để lo tang lễ, làm cho Nhất Hưu càng không chấp trước vào một điều gì cả, chỉ nghĩ đến ân dưỡng dục cao dày và vô cùng tôn kính khâm phục Thầy. Song Khiêm Ông viên tịch, Tông Thuần mất đi một vị Thầy tâm phục và chẳng có gì trong tay nên cuộc đời rất mờ mịt. Một buổi sáng Tông Thuần đến trước điện Quan Âm, chùa Thanh Thuỷ cầu nguyện mẹ trở về và nhập thất bảy ngày trong một động đá Quan Âm để cầu nguyện và thấm thía nổi khổ đau khôn cùng trước sự vĩnh viễn ra đi của Thầy. Trên đường về, với nỗi niềm bất an càng lúc càng dâng cao trong lòng, đến cầu Lại Điền, Ngài phóng mình xuống dòng nước đang chảy. Lúc đó có nhiều người đứng trên bờ trông thấy, đã nhào xuống sông vớt thi thể của Tông Thuần lên. Sự việc ấy xảy ra đúng vào lúc Tông Thuần 21 tuổi. Phải chăng tình mẹ thương con đã cứu Ngài thoát khỏi nguy cơ ấy. Ai trong chúng ta lâm vào trường hợp Ngài, mới nhận ra tình mẹ thương con cao sâu như thế nào. Hẳn nhiên, khi cảm được nổi khổ của con mình cũng có thể có những trực cảm nhờ đến người khác cứu con như thế.
    Nhất Hưu tự tử có dự tính hay chỉ do bồng bột nhất thời, ngoài Nhất Hưu không ai có thể biết được, song sự thoát chết đã cho ông biết rằng chính mình không thể hiểu được mình. Thật sự chọn cái chết lúc còn trẻ như thế, rõ ràng vì Nhất Hưu khổ tâm, tuy nhiên sau khi thoát chết con người đó được chuyển đổi hoàn toàn và trở thành con người Nhất Hưu vô ngã. Trong từ ngữ Phật học, trường hợp đó gọi là “ hồi tâm ”, nghĩa là “ một sự thay đổi to lớn ở trong tâm ” cũng là “ sám hối ”, nhờ niềm tin mà thành tâm, cũng có thể nói là có một tâm thức mới hơn, trong sáng hơn và vững vàng hơn đang nẩy mầm.
    Năm 21 tuổi, Nhất Hưu được Khiêm Ông, một bậc danh tăng trao cho cốt tuỷ Thiền. Song nếu dừng lại ở thiền thất của Khiêm Ông thì chỉ là sự thành công trong việc tu. Thế nhưng, bước thêm một bước ra ngoài xã hội, sự tĩnh lặng nơi Thiền Thất ấy trở thành khác biệt với những Thiền sư đang sinh hoạt với những công án cất cao như núi ở bên ngoài. Dẫu nơi cửa Thiền, đã được ấn chứng rồi đi nữa, nhưng tu hành “ sau khi ngộ ” vẫn phải tìm cách để thể hiện cho được.
    Với hành giả tu Thiền, tất cả phải xem Thiền như là mạng sống, rất thực tiễn, thực hành như “ hạnh đầu đà ” chứ không thể giải đãi được. “ Đầu đà ” nghĩa là phải diệt trừ “ phiền não và tham dục ”, chẳng chấp trước và tu hành một cách vô tâm. Ngài Đại Ca Diếp Tôn Giả được gọi là vị “ đầu đà đệ nhất ” đắc Thiền từ Đức Thích Ca. Dòng Thiền ấy được Tổ Đạt Ma kế thừa và truyền sang Trung Quốc và được xem là Sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Sau nầy, Thiền được truyền sang Nhật bằng nhiều con đường và chia ra nhiều pháp mạch song vẫn là tông phái chung thuộc pháp hệ của Đạt Ma. Quốc Sư Đại Đăng, khai sơn chùa Đại Đức ở Tử Dã, Kyoto, thuộc Thiền Lâm Tế Nhật Bản, luôn luôn tôn kính Nhất Hưu Tông Thuần, đương nhiên kính ngưỡng Thiền sư Khiêm Ông là Sơ Tổ Thiền Pháp Nhất Hưu. Sau Quốc Sư Đại Đăng, dòng Thiền nầy truyền đến Quốc Sư Quang Sơn, khai sơn chùa Diệu Tâm ở Kyoto Hanazono.
    Dẫu chỉ hằng ngày xin cơm ăn, nước uống, mỗi ngày một bữa và trú ẩn dưới gầm cầu Ngũ Điều, hoặc sống như nông dân trong núi Chi Trát vẫn là người tu hành đầu đà. Tu hành “ sau khi ngộ ” quả là hữu hiệu. Thật rõ ràng công đức tu tập càng ngày càng tích chứa thêm hơn. In sâu vào trong máu huyết của Nhất Hưu là những gì Nhất Hưu thọ nhận sự tu hành nầy từ Khiêm Ông, vừa là ân sư, vừa là bậc tiền bối tu hạnh đầu đà. Sanh tiền, Khiêm Ông dù không bước ra ngoài cửa một bước, nhưng đã dày công tích chứa công đức để an tâm từ sự tu hành được sau khi ngộ. Còn Nhất Hưu Tông Thuần còn quá trẻ, công đức tu hành sau khi ngộ vẫn sơ sài nhưng Thầy viên tịch quả là một niềm đau không gì bằng, cho nên chọn cái chết cho chính mình.
    Nhưng, nếu nói ngược lại, Khiêm Ông viên tịch là cơ duyên tác động cho Nhất Hưu Tông Thuần tinh tấn tu hành “ sau khi ngộ ”, cũng có thể nói rằng, nếu lòng mẹ thương con quá ít không đủ cứu sống Nhất Hưu Tông Thuần, thì nhân loại không có một Nhất Hưu kỳ đặc như thế. Đức độ và lòng mẹ lúc nào cũng bao la và dạt dào, những bậc danh tăng sau nầy ai cũng lưu tâm.
    Mất mẹ là niềm đau không thể kể xiết. Để xua tan nổi thống khổ ấy, từng bước chân đi, từng ý niệm hiện lên trước mắt, Nhất Hưu Tông Thuần luôn luôn giữ ý niệm cứu mẹ để tự thức tĩnh lấy mình.
    Năm đúng 22 tuổi, Nhất Hưu tìm đến tham học với Hoà Thượng Hoa Tẩu, một vị Thầy rất nghiêm khắc ở Cốc Thiền Hưng, Kiên Điền, nay là chùa Tường Đoan huyện Từ Hạ, ở Giang Châu.
    ......

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 10 місяців тому

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    ( Mỗi người hãy tự mình thấp đuốc lên mà đi, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình. Tin chắc rằng : Phật, Pháp, Tăng là thường trụ, Phật luôn ở trạng thái Niết Bàn “ tuyệt đối “; Phật giác ngộ là tự mình, do trí “ vô sư, chứ không hải trí hữu sư “; Phật quan sát và nhìn cuộc đời, sự vận hành của tất cả các Pháp mà giác ngộ vì “ tất cả các Pháp đều là Phật Pháp “, “ Như Lai là nghĩa các Pháp như như “; “ Tất cả chúng sinh dù hữu tình hay vô tình đều có Phật tánh “; “ Tất cả các Pháp đều vận hành theo lý “ Duyên sinh “, “ Nhân qủa “, “ Phước nghiệp “……; ……).
    Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
    Nam Mô Hoa Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.
    Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
    Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
    Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
    + Chúng con xin nguyện : “ Lấy Giới Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới Luật “
    Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
    + Chúng con cố gắng giữ cho Thân, Khẩu, Ý được thanh tịnh, tỉnh thức trong từng sát na, hơi thở.
    Nam Mô Luận Nghị ( Hùng Biện ) Đệ Nhất Đại Ca Chiên Diên ( Mahā Kaccāna, Maha Kaccayana, Katyayana ) Tôn Giả.
    Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Đại Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Tôn Giả.
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên ( Mahà Moggallàna ) Bồ Tát.
    ( ……Dù Cha ra sao vẫn luôn là đấng sinh thành - Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau ……).
    Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
    + Nam Mô Đại Thừa Pháp Bảo Tôn Kinh Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm
    Nam Mô Tăng.
    Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
    Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Đại Sư Thật Xoa Nan Đà, Thầy Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Trí Hạ Tịnh và Các Qúy Tôn Đức Khác :
    Nam Mô Phật : Nhất tâm đảnh lễ :
    + Chúng Diệu Gián Thố, Khai Thị Phước Đức Hải Mật Vân Tướng Phật
    + Trang Nghiêm Cụ Diệu Âm Thinh, Hoan Hỷ Vân Phật
    + Liên Hoa Trì, Danh Xưng Tràng Phật
    + Bửu Trang Nghiêm, Tần Thân Quán Sát Nhãn Phật
    + Tịnh Diệu Hoa, Vô Tận Kim Cang Trí Phật
    + Liên Hoa Trang Nghiêm Thành, Nhựt Tạng Nhãn Phổ Quang Minh Phật
    + Vô Lượng Thọ Phong, Nhứt Thiết Pháp Lôi Âm Phật
    + Nhựt Quang Minh, Khai Thị Vô Lượng Trí Phật
    + Y Chỉ Liên Hoa Diệp, Nhứt Thiết Phước Đức Sơn Phật
    + Phong Phổ Trì, Nhựt Diệu Căn Phật
    + Quang Minh Hiển Hiện, Thần Quang Phổ Chiếu Phật
    + Hương Lôi Âm Kim Cang Bửu Phổ Chiếu, Tối Thắng Hoa Khai Phụ Tướng Phật
    + Đế Võng Trang Nghiêm, Thị Hiện Vô Úy Vân Phật
    + Tịnh Diệu Bình Thản, Nan Tòi Phục Vô Đẳng Tràng Phật
    + Xí Nhiên Diệu Trang Nghiêm, Liên Hoa Huệ Thần Thông Vương Phật
    + Vi Diệu Tướng Luân Tràng, Thập Phương Đại Danh Xưng Vô Tận Quang Phật
    + Diệm Tạng Ma Ni Diệu Trang Nghiêm, Đại Trí Huệ Kiến Văn Giai Hoan Hỷ Phật
    + Diệu Hoa Trang Nghiêm, Vô Lượng Lực Tối Thắng Trí Phật
    + Xuất Sanh Tịnh Vi Trần, Siêu Thắng Phạm Phật
    + Phổ Quang Minh Biến Hóa Hương, Hương Tượng Kim Cang Đại Lực Thế Phật.
    + Quang Minh Triền, Nghĩa Thành Thiện Danh Xưng Phật
    + Bửu Anh Lạc Hải, Vô Tỉ Quang Biến Chiếu Phật
    + Diệu Hoa Đăng Tràng, Cứu Cánh Công Đức Vô Ngại Huệ Đăng Phật
    + Thiện Xảo Trang Nghiêm, Huệ Nhựt Ba La Mật Phật
    + Chiên Đàn Hoa Phổ Quang Minh, Vô Biên Huệ Pháp Giới Âm Phật
    + Đế Võng Tràng, Đăng Quang Hoánh Chiếu Phật
    + Tịnh Hoa Luân, Pháp Giới Nhựt Quang Minh Phật
    + Đại Oai Diệu, Vô Biên Công Đức Hải Pháp Luân Âm Phật
    + Đồng An Trụ Bửu Liên Hoa Trì, Khai Thị Nhập Bất Khả Tư Nghị Trí Phật
    + Bình Thân Địa, Công Đức Bửu Quang Minh Vương Phật
    + Hương Ma Ni Tụ, Vô Tận Phước Đức Hải Diệu Trang Nghiêm Phật
    + Vi Diệu Quang Minh, Vô Đẳng Lực Phổ BIến Âm Phật
    + Thập Phương Phổ Kiên Cố Quang Minh Chiếu Diệu, Phổ Nhãn Đại Minh Đăng Phật
    + Tịnh Quang Chiếu Diệu, Tối Thắng Công Đức Quang Phật
    + Diệu Cái, Pháp Tự Tại Huệ Phật
    + Bửu Trang Nghiêm Sư Tử Tòa, Đại Long Uyên Phật
    + Xuất Hiện Kim Cang Tòa, Thắng Sư Tử Tòa Liên Hoa Đài Phật
    + Liên Hoa Thắng Âm, Trí Quang Phổ Khai Ngô Phật
    + Thiện Quán Tập, Trì Địa Diệu Quang Vương Phật
    + Hỉ Lạc Âm, Pháp Đăng Vương Phật
    + Ma Ni Tạng Nhơn Đà La Võng, Bất Không Kiến Phật
    + Chúng Diệu Địa Tạng, Diệm Thân Tràng Phật
    + Kim Quang Luân, Tịnh Trị Chúng Sanh Hạnh Phật
    + Tu Điều Phục Sơn Trang Nghiêm, Nhứt Thiết Công Đức Vân Phổ Chiếu Phật.

  • @TinhanhnguyenBui
    @TinhanhnguyenBui 9 місяців тому

    Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 84 ) :
    235 / Xót xa tiệc mặn ở chùa
    Hiện các chùa trên toàn quốc nói chung, trong các dịp lễ lạt đều tổ chức tiệc chay, làm cỗ chay, tuyệt không có bia rượu. Tuy nhiên, qua phản ánh của bạn đọc, cho biết còn một số rất ít nơi vẫn tổ chức tiệc mặn, ăn uống bia rượu vào các dịp lễ.
    Sở dĩ có hiện tượng này là vì những ngôi chùa ấy có đặc điểm riêng, tuy có trụ trì nhưng danh nghĩa là chính, còn về thực chất thì chùa do Ban Quản lý ( các tổ chức đoàn thể địa phương bầu lên ) xây dựng, quản trị, điều hành. Những chùa này vị trụ trì dường như không có thực quyền, Ban Quản trị quyết định mọi Phật sự lớn nhỏ, trụ trì chỉ như ông từ trông coi hương hỏa mà thôi. Hoặc cũng có những chùa vị trụ trì có toàn quyền quyết định các Phật sự đúng như chức năng mà Giáo hội đã giao phó nhưng vì thuận theo tục lệ làng xã vẫn không tổ chức tiệc chay.
    Trước hết cần xác định việc làm cỗ mặn và đãi đằng ăn uống bia rượu trong chùa như vậy là chưa đúng với đạo lý “ yên lạc và chay tịnh ” của nhà Phật. Nên các lễ lạt ở chùa thiết nghĩ không nên mời đãi bia rượu, chỉ thuần tịnh trà nước mà thôi. Chưa nói đến việc Phật tử thì không bia rượu, chỉ xét riêng các tệ nạn phát xuất từ bia rượu hiện nay đã quá nhiều, vì thế nhà chùa tiếp tay thêm cho bia rượu tung hoành nữa thì thật phản cảm và không nên.
    Đối với vấn đề tiệc mặn trong chùa, hiện nay Phật giáo Việt Nam có hệ phái Nam tông ( Kinh và Khmer ) không chủ trương ăn chay nên chùa cũng không làm tiệc chay. Còn các hệ phái Phật giáo khác như Bắc tông, Khất sĩ đều chủ trương ăn chay, dĩ nhiên sẽ làm cỗ và tiệc chay trong chùa. Trừ một số rất ít chùa vẫn duy trì tổ chức tiệc mặn theo phong tục lâu đời của làng xã như đã nói.
    Thiển nghĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần xây dựng và thiết định chuẩn văn hóa cỗ và tiệc chay cho các chùa viện, nhất là các chùa thuộc phái Bắc tông. Phật giáo Bắc tông chiếm đại đa số, theo thời gian đã tạo ra bản sắc đặc thù của chùa Việt là nếp sống thanh đạm, nâu sồng và chay tịnh. Đây mới đích thực là phong tục ngàn xưa của chùa chiền Việt Nam. Nên những ai cho rằng “ ngày Tết, rằm, giỗ, có lễ lạt gì thì cũng cúng mặn và liên hoan tiệc mặn trong chùa ” là phong tục thì chưa đúng. Đây chỉ là một tập tục ( có thể xem là hủ tục ) hình thành gần đây khi đạo pháp suy đồi, chùa chiền bị bỏ hoang, các hoạt động trong chùa gần như bị đồng hóa với đình miếu.
    Chúng tôi nhất trí cao với ý kiến của bạn là cần “ xây dựng nét văn hóa ở chùa là phải yên lạc, chay tịnh ”. Đến chùa thì mặc nhiên phải đi nhẹ, nói khẽ, mặc kín đáo, ăn cỗ chay, uống nước lọc… thanh đạm, thuần khiết và nhẹ nhàng. Còn muốn ăn uống bia rượu thịt thà náo nhiệt chúc tụng linh đình thì về nhà hay ra hàng quán. Cần trả lại không gian văn hóa tâm linh thanh tịnh cho chùa viện. Để làm được việc này, nhất thiết phải có sự quan tâm chỉ đạo của Giáo hội các cấp thì những chùa viện chưa tổ chức tiệc chay mới có thể tiếp thu và điều chỉnh nhằm xây dựng nét văn hóa “ yên lạc và chay tịnh ” nơi chùa viện.
    236 / Nằm nghe pháp có tội không ?
    Người nghe pháp thì luôn tôn trọng Pháp. Ngày xưa, nghe pháp trực tiếp từ các vị Tỳ Kheo thì người thuyết ngồi cao, người nghe ngồi thấp hơn để thể hiện sự cung kính giáo pháp. Ngày nay cũng vậy, khi vào giảng đường vị giảng sư ngồi trên pháp tòa cao, thính chúng ngồi dưới thấp trang nghiêm cung kính lắng nghe.
    Ngoài việc nghe pháp trực tiếp từ những bậc thầy, hiện chúng ta có nhiều phương tiện để có thể tranh thủ nghe pháp mọi lúc mọi nơi. Dĩ nhiên chúng ta đều nghe pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Vì cuộc sống hiện đại quá bận rộn nên phần lớn phải tranh thủ nghe pháp. Khá nhiều người nghe pháp trong lúc lái xe, làm việc nhà, làm việc mà không cần quá tập trung, kể cả trong khi thư giãn, nghỉ ngơi.
    Trong tinh thần phương tiện, nếu quá mệt mỏi hay tranh thủ lúc nghỉ ngơi có thể nằm nghe pháp mà không mang tội bất kính.
    ......