Kỳ XXXII - Chung | Theo Dấu Chân Phật | Tỳ-khưu Chơn Tín

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 19 вер 2024
  • Rời Nālanda khi đêm vẫn còn đen, khi con ong vẫn say giấc nồng chưa đi tìm mật, Tăng đoàn nhằm hướng Rājagaha (Vương Xá Thành) cất bước. Chặng này 12km, chúng tôi đi một nhịp tới khi bình minh lên là đến.
    Ánh dương ló dạng, xa xa là một dãy núi đá chắn ngang tầm mắt, kinh đô của vương quốc Māgadha (Ma Kiệt Đà) xưa nằm phía sau ấy. Mùa này nắng nóng, những bụi cây trên núi lá đã vàng, những trảng cỏ khô cháy, những chú dê mải miết nhặt lá khô nhai sột soạt một cách ngon lành.
    Điểm ghé đầu tiên của đoàn chúng tôi là Veḷuvana Vihāra (Trúc Lâm Tịnh Xá), được vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) dâng cúng đến Đức Phật cùng Tăng chúng. Ngôi tịnh xá này là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo, ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất) đích thân giám sát thi công xây dựng cho kịp Đức Phật và Tăng chúng có chỗ an trú nhập hạ thứ hai (mùa hạ ở Ấn Độ là mùa mưa). Thật kỳ diệu thay! Không gian thánh tích xưa, đường xa nóng nực nhưng khi vào khuôn viên tịnh xá thì mát rượi. Cái mát từ bóng cây, từ hơi nước, mát như ngôi nhà của mẹ sau những dặm dài oi ả. Năng lượng mát mẻ ấy lan len đến từng chân tơ kẽ tóc, thấm vào cả những ngõ ngách của tâm hồn.
    Sau thời kinh ngắn, trước pho tượng đá đặt trong khuôn viên, trưởng đoàn ra hiệu cho chúng tôi có thể tự do chiêm bái nơi này 30 phút. Vậy mà quá nửa trong chúng tôi nghe trưởng đoàn nói mà không phản ứng gì, vẫn ngồi im một chỗ! Ồ, hóa ra các vị ấy đang ngủ. Chắc do những ngày nắng nối dài nay đã mệt, lại thêm khi đến nơi đây như được về nhà nên các vị ngủ ngon lành. Trưởng đoàn lại ra dấu hãy để cho các vị ấy ngủ, chưa đến giờ đi không cần phải kêu dậy.
    Điểm đến tiếp theo là thạch động Sattapannaguhā (Thất Diệp), núi Vebhāra thành Rājagaha (Vương Xá); nơi này không xa Veḷuvana Vihāra (Trúc Lâm tịnh xá) lắm. Đây là nơi diễn ra cuộc kết tập Phật ngôn lần thứ nhất do Ngài Mahā Kasappa (Đại Ca Diếp) làm chủ tọa, ngài Upāli (Ưu Bà Ly) tuyên đọc về Luật, Ngài Ānanda (A Nan) tuyên đọc về Kinh. Cuộc kết tập này có tất cả 500 vị A-la-hán tham dự, được vua Ajātasattu (A Xà Thế) bảo trợ, sau 7 tháng thì hoàn thành.
    Các vị mới tới đây lần đầu, khi nghe được đến nơi kết tập Phật ngôn lần thứ nhất thì háo hức lắm, vội đi nhanh trên con đường đá nhỏ dẫn lên núi. Không xa đỉnh núi Vebhāra là thạch động Sattapannaguhā (Thất Diệp), khi tôi đến nơi nhiều vị từ trong hang động đi ra mặt ngơ ngác hỏi:
    - Đây là nơi kết tập Phật ngôn lần thứ nhất à?
    Tôi gật đầu, vị ấy lại hỏi tiếp:
    - Sao nó nhỏ vậy, nhỏ xíu vậy rồi làm sao chứa được 500 người?
    Tôi cười rồi hỏi vị ấy:
    - Có phải trước khi đến đây Sư tưởng tượng một hang động to đẹp, lớn rộng lắm phải không?
    Vị ấy gật đầu, tôi tiếp:
    - Đây quả thật là thạch động Sattapannaguhā (Thất Diệp), nơi kết tập Phật ngôn lần thứ nhất, điều kiện để các vị được tham dự lần kết tập này là những vị A-la-hán có thắng trí, nên với thần thông lực của các ngài thì 500, 1.000 hay hàng triệu vị ở trong không gian này thì vẫn ổn phải không Sư?
    Khi nghe tôi nói vậy, vị ấy gật đầu đồng ý, khuôn mặt đã giãn ra không còn đăm chiêu nữa.
    Sau cuộc viếng thăm thạch động Sattapannaguhā (Thất Diệp), chúng tôi ghé qua một Bảo tháp gạch đã xiêu vẹo rêu phong quá đỗi, Bảo tháp Maniyar. Đây là Bảo tháp thờ loài rồng, trong các lần khai quật xung quang Bảo tháp người ta đã tìm được rất nhiều tượng Nàga (rồng). Nàga ở đây là một loại rắn lớn có thần lực, được ghi lại nhiều trong kinh điển và được dịch là rồng, nhưng không giống hình ảnh loài rồng Việt Nam hay rồng Trung Quốc.
    Khuôn viên Maniyar nhỏ xinh, thân Bảo tháp xưa lún sâu xuống đất, những bức tường gạch không chịu nổi áp lực của thời gian nên cong vênh muốn đổ sập. Để bảo vệ, người ta cho dựng một mái tôn phía trên để che mưa đỡ nắng cho Bảo tháp. Trước tháp là một khoảng sân gạch cao rộng để tế lễ.
    Cách không xa nơi này về phía tây bắc là động đá Sonabhandana, hang động được con người tạo dựng để chứa vàng bạc hay còn gọi là kho tàng thuộc triều đại vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) và vua Ajātasattu (A Xà Thế). Các triều đại sụp đổ nơi đây trở thành hoang phế. Vào thế kỉ III-IV, có vị Tăng vào động này trú ngụ, đã vẽ lên tường hang động một bức tượng Phật lớn. Dù đã trải qua hơn 16 thế kỷ, bức bích hoạ nay vẫn còn. Đảnh lễ tượng Đức Thế Tôn, chúng tôi lại tiếp tục lên đường.
    ...
    * Quý vị có thể đọc/nghe sách thông qua các nền tảng sau:
    open.spotify.c....
    waka.vn/.../th....
    huyenkhongsonthuong.app.web
    #TheoDấuChânPhật
    #TỳkhưuChơnTín

КОМЕНТАРІ • 1

  • @HienNguyen-ei7iy
    @HienNguyen-ei7iy 3 дні тому

    Con xin cảm ơn Thầy vì ngồi nhà con cũng đã được theo dấu chân Thầy để đến với miền Đất Phật !❤