Nỗi lòng nguòi đi ...là bài nhạc không ai không biết trong miền Nam lúc bấy giờ ,,, mình lúc ấy còn rất nhỏ , mỗi lần nghe bài nhạc , lại mơ về Hanoi , mơ về những cô gái HaNoi ngoài ấy đẹp thế nào nhỉ ,,,,chắc là vẻ đẹp cô gái Hà Nội phải là ...nhất ...!!...đôi lúc mình hỏi mẹ mình con gái Hanoi thế nào ..?? Mẹ mình ( cũng con gái Ha Noi ) cuòi và nói ...." mai mốt gặp thì biết " ...!!!..và mình lại mơ mộng tiếp ...!!
Sự tương phản rất rõ khi nghe 2 ca sĩ này hát . Ca sĩ thời nay chỉ thích phô diễn kỹ thuật chứ không đặt nhiều cảm xúc khi hát . Tuấn Ngọc và lớp ca sĩ kỳ cựu họ hát như dạo chơi và thả tâm hồn vô bài hát rất nhiều . Điều đó mới làm họ sống mãi với thời gian cùng khán giả
Tuấn Ngọc có sự nhấn nhá rõ rệt của một bậc tiền bối đã giàu kinh nghiêm… còn Tấn Minh một giọng hát trẻ đẹp và mượt mà của một thế hệ tương lai… mỗi phong cách có một cái hay riêng! ❤❤❤❤❤
Anh Tấn Minh dùng kỹ thuật tuyệt đỉnh để giải quyết nốt cao, nốt trầm xuất sắc. Anh Tuấn Ngọc dùng nét tâm tình tự sự vốn riêng của mình để giải quyết ngôn từ một cách tự nhiên nhất. Đúng là đỉnh cao âm nhạc
Ca sỹ Tuấn Ngọc thực sự nhận được rất,rất nhiều sự mến mộ của khán giả.Phong cách thanh lịch,tự nhiên,chất giọng rất nội lực,rung động trái tim khán thính giả!Dù giờ đây tuổi tác đã cao nhưng chất giọng và phong cách hát của anh phải nói là trên tầm thế hệ ca sỹ sau anh rất nhiều.
Tuấn Ngọc k còn gì để bàn, giọng ca huyền thoại tôi yêu thích. Hôm nay, tôi mới nghe được TM hát, thật k ngờ là rất hay, giọng khoẻ, truyền cảm, hát rõ lời,…phải nói rất hay.
Tôi không sinh ra HN, cũng không sống ở HN,nhưng nghe 2 ca sĩ hát dường như cũng thức dậy một hoài niệm xa xôi nào đó trong đời , cảm ơn 2 ca sĩ với giọng ca tuyệt vời
Tuan Ngoc ? nho voc dang ly tuong, khong map,khong om, cho nen tuan Ngoc mac Veston rat dep. Nho the Tuan Ngoc trong tre mai va dep trai, du da lon tuoi roi. Strongly support Tuan Ngoc
Toan Thay Giao cùng với Nguyễn Thị Tịnh Thy và 4 người khác Hà Nội đổi mới thật rồi ông giáo ạ! Tuyệt phẩm "Nỗi lòng người đi" được dựng với dàn nhạc thật hoành tráng, với 2 giọng ca trứ danh khét tiếng (cổ điển hay bán cổ điển chi đó - đài nói thế!) Nguyễn Phúc Tiệp và Phạm Thu Hà; nghe vào dịp tiếp quản thủ đô cũng hợp nữa. Chỉ thương ông giáo Tiệp, Học viện ÂN QGVN (Thái Bình quê tôi, đi giầy cỡ 46, golfer chẻ loại sing gù handicap) nên hát bài này toàn phải giữ hơi thì phải, kẻo to quá! Đây là 1 trong 5 bài tui thích nhất, có thể hát đi hát lại cả đêm; nhất là có tí ghi ta và sự động viên hắt hủi của Giáo Hiệp Van Hiep Nguyen nữa thì phê thôi dồi! Ca khúc này thường được coi là "Nhạc và lời Anh Bằng" nhưng kỳ thực thì ca tư là từ một bài thơ của nhạc sỹ Khúc Ngọc Chân (sinh ra ở Hà Nội nhưng là con cháu của Cụ Khúc Thừa Dụ ở Ninh Giang, Hải Dương). Theo nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha thì "Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch - Hà Nội. Ở Hà Nội, khi ông Chân vào thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm ở đây, vừa không bị bắt đi lính, lại chỉ phải làm có nửa ngày, nửa ngày tự do có thể làm gì tùy thích. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn nổi tiếng. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém ông hai tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm. Không thể quên những chiều ngồi bên bờ hồ té nước đùa vui với nhau. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký hiệp định Genève. Ông Chân phải theo gia đình về quê. Nỗi nhớ nhung người yêu khiến cho ông cảm xúc bâng khuâng. Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, ở khách sạn Cầu Đất chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng để sống cùng người yêu, chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất - Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng qua, những ngày tháng xa Hà Nội. Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và hẹn nàng cứ vào trước, chàng sẽ vào sau, tìm nàng ở Sài Gòn. Ông Chân kể rằng, khi viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào... Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát, khi ấy đã là cuối tháng 11/1954. Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Chàng trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn. Còn nàng, khi vào Sài Gòn, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đã được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, ca khúc hay như thế đã lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó khi xa Hà Nội, chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đã có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và tìm cách xử lý. Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam; Khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi tam thập nhị lập. Chính vì người yêu đã mất nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc Tôi xa Hà Nội của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu slow và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc loang ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu. Nhưng vì ca khúc ghi là của tác giả Anh Bằng nên những ca từ rất thực của ông diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm lại trở thành một vệt đen mang đậm nỗi ấm ức của bao người di cư ở bên kia chiến tuyến. Lại nữa, vì Anh Bằng đổi tên ca khúc thành Nỗi lòng người đi nên vệt đen kia hóa thành có thực khi đất nước bị chia cắt. Cũng chính vì thế mà cho đến nay, Nỗi lòng người đi (vốn là Tôi xa Hà Nội) vẫn chưa được cho phép hát lại. Tác giả thật của Nỗi lòng người đi? 2 Tìm hiểu về nhạc sĩ Anh Bằng qua nhiều luồng thông tin thì thấy rằng điều ông Chân thổ lộ rất có cơ sở. Nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Bỉm Sơn thuộc Ninh Bình. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Sau ngày 30/4/1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn trung tâm Asia Entertainment tại Houston. Ngày ấy, khi nghe được ca khúc Tôi xa Hà Nội do một thiếu nữ làm ở quán bar hát mà lại không biết xuất xứ, với khả năng âm nhạc của mình, Anh Bằng đã thuộc được giai điệu này. Ông thấy rất hợp tâm trạng của những thanh niên vừa phải xa Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Vậy là để hợp thời thế, Anh Bằng đã chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc Tôi xa Hà Nội thành nhịp 4/4, dùng tiết điệu slow. Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ tình nổi tiếng là Nguyễn Bính. Nhưng rất tiếc, sau hiệp định Geneve, ông đã ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này Anh Bằng không biết nên ông đã tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm ca từ này. Trong ca từ, Anh Bằng có sửa vài chỗ. Chỗ thì cho lãng mạn hơn theo ý của ông. Đấy là câu “Khua nước chơi như ngày xưa” thành “Khua nước trong như ngày xưa”. Hồ Gươm còn được gọi là hồ Lục Thủy, tức là hồ nước xanh tự ngàn xưa nên chữ “trong” không đúng với hiện thực mà là tưởng tượng ra thôi. Còn nữa, nếu Khúc Ngọc Chân viết: “Mộng với tay cao hơn trời/ Ai nhắn thay tôi đôi lời” thì Anh Bằng sửa là “Tôi hái hoa tiên cho đời” thì đúng là ca ngợi cuộc sống Sài Gòn lúc đó, để cho người miền Nam thấy đang hưởng một cuộc sống “phồn hoa” tuy “giả tạo”. Cuối cùng, Anh Bằng đã đổi tên ca khúc Tôi xa Hà Nội thành Nỗi lòng người đi, rất phù hợp với tâm trạng những người xa Hà Nội khi ấy ở Sài Gòn. Và nhờ Nỗi lòng người đi, Anh Bằng đã chính thức bước vào làng nhạc để rồi tạo ra trung tâm âm nhạc “Lê - Minh - Bằng”, tức là trung tâm do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng khởi xướng, chuyên làm đĩa nhạc và dạy âm nhạc ở Sài Gòn từ 1966 - 1975. Có một điều muôn thuở là “cái gì của Ceza thì trả lại cho Ceza”. Bài viết này tuy đã muộn nhưng vẫn còn kịp kể vì nhạc sĩ Anh Bằng có thể có một lời nào đó với nhân gian về câu chuyện này."
Tuyệt vời,tôi rất mê bài hát này,và càng rất mê ca sĩ Tuấn Ngọc hải ngoại,ca sĩ Tấn Minh trẻ hơn nhg hát cg rất hay,hai tài năng đc khán giả rất mến mộ nhé
Nobody can sing NOI LONG NGUOI DI by ANH BANG better than TUAN NGOC does. Also, the well-made suit worn by TUAN NGOC makes him look younger and elegant. Wow, his voice is beautiful with this song.
No. That 's yours. Mine "s TOÀN NGUYỄN. These 2- famouse, but not best for N.L.N.D. Not quite sensitive, say T.ngoc > < T.minh . Known. (I am poor typing, ) . For u only. Đừng b.luận bằng tiếng nc. ngoài để mọi người cùng đọc.
A TN với giọng hát rắn, lạnh lùng như mùa đông, làm tan chảy những ca khúc bất hủ. Của một thời dại khờ nghe a hát, lòng đanh lại nhưng sao cứ rơi từng mãnh tim tan vỡ, với ca khúc "Riêng một góc trời" Ca sĩ TN mãi đỉnh trong trái tim tôi ! TM thì với cái ngọt ngào ép tim
Hay qua! Giọng của TN đúng là bất hủ 👍 Giọng của TM cũng hay và hơi có âm hưởng của TN nhưng chưa được chín muồi. Thời gian sẽ làm nó trau chuốt và hay hơn.
Mình nghe anh (thật ra có thể gọi là chú) lần đầu khoảng năm 1986-1988 gì đo, lúc đầu quả thật không thích nghe giọng ca của anh. Nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe và khoảng 15 năm trở lại đây thì rất thích giọng ca của anh. Rất tiếc là chưa được nghe anh hát ở rạp bao giờ. Vẫn hy vọng có một lần! Còn Tấn Minh thì vẫn thần tượng với ca khúc “bức thư tình đầu tiên” của nhạc sỹ Đỗ Bảo.
Tôi năm nay 57 tuổi gọi ca sĩ Tuấn Ngọc là chú, vậy không biết Tấn Minh có cao tuổi như chú Tuấn Ngọc không mà nhìn trẻ quá vậy, trẻ hơn cả tôi nữa chứ.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, cách xưng hô rất hạn chế theo hình thức cách biệt thế hệ. Chứ theo tuổi tác, Tấn Minh sinh năm 72, gọi bằng chú mới phải phép xưng hô.
Tuấn Ngọc tuổi cao, giọng vỡ, khàn đục và hụt hơi đó là qui luật nhưng vẫn mang chất lãng tử ca; Tấn Minh giọng trẻ trong, mang hơi hướng nhạc trẻ, nốt cao của Tân Minh chưa bùng nổ để chạm đến trái tim người nghe được.
Nhà mình có tầm 30cd của chý Tuấn Ngọc hát, thường nghe 1 mình hoặc cùng em trai. Khách đến chơi thì không thích nghe dòng nhạc này …. y như Tấn Minh nói vậy. May là có Tấn Minh kế cận chú Tuấn Ngọc. Ít cs hát nhạc trữ tình mà thật trữ tình quá. Tiếc.
Nỗi lòng nguòi đi ...là bài nhạc không ai không biết trong miền Nam lúc bấy giờ ,,, mình lúc ấy còn rất nhỏ , mỗi lần nghe bài nhạc , lại mơ về Hanoi , mơ về những cô gái HaNoi ngoài ấy đẹp thế nào nhỉ ,,,,chắc là vẻ đẹp cô gái Hà Nội phải là ...nhất ...!!...đôi lúc mình hỏi mẹ mình con gái Hanoi thế nào ..?? Mẹ mình ( cũng con gái Ha Noi ) cuòi và nói ...." mai mốt gặp thì biết " ...!!!..và mình lại mơ mộng tiếp ...!!
Bài này trước 75 trong Miền Nam ai cũng biết hát .
Sự tương phản rất rõ khi nghe 2 ca sĩ này hát . Ca sĩ thời nay chỉ thích phô diễn kỹ thuật chứ không đặt nhiều cảm xúc khi hát . Tuấn Ngọc và lớp ca sĩ kỳ cựu họ hát như dạo chơi và thả tâm hồn vô bài hát rất nhiều . Điều đó mới làm họ sống mãi với thời gian cùng khán giả
Bọn mà hát thiên về kỹ thuật thanh nhạc mà bỏ ddI cảm xúc là mụ thanh lam với Mỹ linh. Thề luôn nghe ko cảm xúc gì cả
Tuấn Ngọc có sự nhấn nhá rõ rệt của một bậc tiền bối đã giàu kinh nghiêm… còn Tấn Minh một giọng hát trẻ đẹp và mượt mà của một thế hệ tương lai… mỗi phong cách có một cái hay riêng! ❤❤❤❤❤
Anh Tấn Minh dùng kỹ thuật tuyệt đỉnh để giải quyết nốt cao, nốt trầm xuất sắc. Anh Tuấn Ngọc dùng nét tâm tình tự sự vốn riêng của mình để giải quyết ngôn từ một cách tự nhiên nhất. Đúng là đỉnh cao âm nhạc
Xuất sắc đến mức nghe được có mấy chữ.
Anh có giọng hát hay mà dang người đẹp nữa quá bao năm
Ca sỹ Tuấn Ngọc thực sự nhận được rất,rất nhiều sự mến mộ của khán giả.Phong cách thanh lịch,tự nhiên,chất giọng rất nội lực,rung động trái tim khán thính giả!Dù giờ đây tuổi tác đã cao nhưng chất giọng và phong cách hát của anh phải nói là trên tầm thế hệ ca sỹ sau anh rất nhiều.
😊
Cụ Tuấn Ngọc mãi cô đơn trên đỉnh.
Tấn Minh hát rất tình cảm.
Và không nên so sánh 2 giọng ca này với nhau.
Tôi n thế kỷ trước ,vô cùng cảm ơn các nhạc sỹ và ca sỹ trước 75 _tài hoa lịch lãm ,giàu chất nhân bản làm say lòng n,đi cùng năm tháng .Cảm ơn
Thích cách nói chuyện dí dỏm của Tuấn Ngọc
Tuấn Ngọc k còn gì để bàn, giọng ca huyền thoại tôi yêu thích. Hôm nay, tôi mới nghe được TM hát, thật k ngờ là rất hay, giọng khoẻ, truyền cảm, hát rõ lời,…phải nói rất hay.
Giọng ca Nam đẹp nhất miền Bắc 1 thời đó bạn.
Giọng của ca sĩ Tấn Minh hay mà,
Giám đốc nhà hát ca múa nhạc Thăng Long mà. Ngày xưa đạt giải nhất giọng hát hay hn
Hai ca sĩ hát rất hay
Hí hí, lúc tôi nghe Tấn Minh hát bài Mối Tình đầu, tôi thấy Tấn Minh hát bài tôi thích hay hơn cả tôi hát nên tôi cũng thích Tấn Minh luôn 😊
ui da có tùng dương vô hát thì vỡ hết không khí tuyệt vời của khán phòng
Tuyệt vời khi được nghe Tuấn Ngọc và Tấn Minh biểu diễn !
Nhân nguyên: tuần Ngọc nói chuyện rất duyên..cap đời tn Va tm hay : bai ca Ha Noi Tuyet hay.
Hình như tôi đã thích nụ cười của anh tuấn ngọc rồi.. nụ cười tỏa nắng và thật sự zui zẻ
Ca sĩ Tuấn Ngọc hát nghe như dạo chơi ,nhẹ nhàng sâu lắng..Tấn Minh còn trẻ ,nên giọng còn khỏe .đúng là giọng hát của ngày mai.
Tôi không sinh ra HN, cũng không sống ở HN,nhưng nghe 2 ca sĩ hát dường như cũng thức dậy một hoài niệm xa xôi nào đó trong đời , cảm ơn 2 ca sĩ với giọng ca tuyệt vời
Tuan Ngoc ? nho voc dang ly tuong, khong map,khong om, cho nen tuan Ngoc mac Veston rat dep. Nho the Tuan Ngoc trong tre mai va dep trai, du da lon tuoi roi. Strongly support Tuan Ngoc
Toan Thay Giao cùng với Nguyễn Thị Tịnh Thy và 4 người khác
Hà Nội đổi mới thật rồi ông giáo ạ!
Tuyệt phẩm "Nỗi lòng người đi" được dựng với dàn nhạc thật hoành tráng, với 2 giọng ca trứ danh khét tiếng (cổ điển hay bán cổ điển chi đó - đài nói thế!) Nguyễn Phúc Tiệp và Phạm Thu Hà; nghe vào dịp tiếp quản thủ đô cũng hợp nữa. Chỉ thương ông giáo Tiệp, Học viện ÂN QGVN (Thái Bình quê tôi, đi giầy cỡ 46, golfer chẻ loại sing gù handicap) nên hát bài này toàn phải giữ hơi thì phải, kẻo to quá!
Đây là 1 trong 5 bài tui thích nhất, có thể hát đi hát lại cả đêm; nhất là có tí ghi ta và sự động viên hắt hủi của Giáo Hiệp Van Hiep Nguyen nữa thì phê thôi dồi!
Ca khúc này thường được coi là "Nhạc và lời Anh Bằng" nhưng kỳ thực thì ca tư là từ một bài thơ của nhạc sỹ Khúc Ngọc Chân (sinh ra ở Hà Nội nhưng là con cháu của Cụ Khúc Thừa Dụ ở Ninh Giang, Hải Dương).
Theo nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha thì "Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch - Hà Nội. Ở Hà Nội, khi ông Chân vào thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm ở đây, vừa không bị bắt đi lính, lại chỉ phải làm có nửa ngày, nửa ngày tự do có thể làm gì tùy thích. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn nổi tiếng. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém ông hai tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm. Không thể quên những chiều ngồi bên bờ hồ té nước đùa vui với nhau.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký hiệp định Genève. Ông Chân phải theo gia đình về quê. Nỗi nhớ nhung người yêu khiến cho ông cảm xúc bâng khuâng.
Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, ở khách sạn Cầu Đất chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng để sống cùng người yêu, chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất - Hải Phòng, viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng qua, những ngày tháng xa Hà Nội.
Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và hẹn nàng cứ vào trước, chàng sẽ vào sau, tìm nàng ở Sài Gòn.
Ông Chân kể rằng, khi viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào... Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát, khi ấy đã là cuối tháng 11/1954.
Ngày tiễn nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, còn chàng thì cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Con tàu đã rời xa đất liền, trôi mãi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối tình đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. Chàng trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ nàng thì cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn.
Còn nàng, khi vào Sài Gòn, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình, nàng đã đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đã được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, ca khúc hay như thế đã lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó khi xa Hà Nội, chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đã có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và tìm cách xử lý.
Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam; Khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi tam thập nhị lập. Chính vì người yêu đã mất nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc Tôi xa Hà Nội của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu slow và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc loang ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu. Nhưng vì ca khúc ghi là của tác giả Anh Bằng nên những ca từ rất thực của ông diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm lại trở thành một vệt đen mang đậm nỗi ấm ức của bao người di cư ở bên kia chiến tuyến. Lại nữa, vì Anh Bằng đổi tên ca khúc thành Nỗi lòng người đi nên vệt đen kia hóa thành có thực khi đất nước bị chia cắt. Cũng chính vì thế mà cho đến nay, Nỗi lòng người đi (vốn là Tôi xa Hà Nội) vẫn chưa được cho phép hát lại.
Tác giả thật của Nỗi lòng người đi? 2
Tìm hiểu về nhạc sĩ Anh Bằng qua nhiều luồng thông tin thì thấy rằng điều ông Chân thổ lộ rất có cơ sở. Nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Bỉm Sơn thuộc Ninh Bình. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Sau ngày 30/4/1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn trung tâm Asia Entertainment tại Houston. Ngày ấy, khi nghe được ca khúc Tôi xa Hà Nội do một thiếu nữ làm ở quán bar hát mà lại không biết xuất xứ, với khả năng âm nhạc của mình, Anh Bằng đã thuộc được giai điệu này. Ông thấy rất hợp tâm trạng của những thanh niên vừa phải xa Hà Nội di cư vào Sài Gòn. Vậy là để hợp thời thế, Anh Bằng đã chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc Tôi xa Hà Nội thành nhịp 4/4, dùng tiết điệu slow. Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ tình nổi tiếng là Nguyễn Bính. Nhưng rất tiếc, sau hiệp định Geneve, ông đã ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này Anh Bằng không biết nên ông đã tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm ca từ này. Trong ca từ, Anh Bằng có sửa vài chỗ. Chỗ thì cho lãng mạn hơn theo ý của ông. Đấy là câu “Khua nước chơi như ngày xưa” thành “Khua nước trong như ngày xưa”. Hồ Gươm còn được gọi là hồ Lục Thủy, tức là hồ nước xanh tự ngàn xưa nên chữ “trong” không đúng với hiện thực mà là tưởng tượng ra thôi. Còn nữa, nếu Khúc Ngọc Chân viết: “Mộng với tay cao hơn trời/ Ai nhắn thay tôi đôi lời” thì Anh Bằng sửa là “Tôi hái hoa tiên cho đời” thì đúng là ca ngợi cuộc sống Sài Gòn lúc đó, để cho người miền Nam thấy đang hưởng một cuộc sống “phồn hoa” tuy “giả tạo”. Cuối cùng, Anh Bằng đã đổi tên ca khúc Tôi xa Hà Nội thành Nỗi lòng người đi, rất phù hợp với tâm trạng những người xa Hà Nội khi ấy ở Sài Gòn. Và nhờ Nỗi lòng người đi, Anh Bằng đã chính thức bước vào làng nhạc để rồi tạo ra trung tâm âm nhạc “Lê - Minh - Bằng”, tức là trung tâm do 3 nhạc sĩ: Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng khởi xướng, chuyên làm đĩa nhạc và dạy âm nhạc ở Sài Gòn từ 1966 - 1975.
Có một điều muôn thuở là “cái gì của Ceza thì trả lại cho Ceza”. Bài viết này tuy đã muộn nhưng vẫn còn kịp kể vì nhạc sĩ Anh Bằng có thể có một lời nào đó với nhân gian về câu chuyện này."
Thích cách nói chuyện của Chú Tuấn Ngọc🎧💚dí dỏm và rất duyên
Nhạc trữ tình thế hệ trước có Tuấn Ngọc, thế hệ sau có Tấn Minh! Đỉnh của đỉnh
Tuấn ngọc dù dã già nhưng vẫn là số một !
Tuyệt vời,tôi rất mê bài hát này,và càng rất mê ca sĩ Tuấn Ngọc hải ngoại,ca sĩ Tấn Minh trẻ hơn nhg hát cg rất hay,hai tài năng đc khán giả rất mến mộ nhé
Tôi có may mắn được xem tại chỗ màn trình diễn này, phải nói là tuyệt vời.
Từ bao giờ bạn
Nghe lại một lần nữa Tan Mình hát rất hay !
Bản phối hay ! Kết hợp 2 giọng ca gạo cội ! Nghe sướng tai quá ! ❤ !
Tuấn Ngọc giong rất riêng tuyệt vòi ❤❤😂😂😂❤❤
Nobody can sing NOI LONG NGUOI DI by ANH BANG better than TUAN NGOC does. Also, the well-made suit worn by TUAN NGOC makes him look younger and elegant. Wow, his voice is beautiful with this song.
No. That 's yours. Mine "s TOÀN NGUYỄN. These 2- famouse, but not best for N.L.N.D.
Not quite sensitive, say T.ngoc > < T.minh . Known.
(I am poor typing, ) . For u only.
Đừng b.luận bằng tiếng nc. ngoài để mọi người cùng đọc.
Agreed 👍 with julie nguyen , I loved TN voice so much and of course he’s my favorite VN Singer👍👍👍
Hai chú cháu này 👋🍃♥️🍃😜có giọng ca vàng trốn rất lâu giờ mới khai trương ra
Tuấn Ngọc ! Danh ca trăm năm có 1.👌
tấn minh hát rất hay ! tuấn ngọc giọng rung động già dăn - kết hợp tuyệt vời !
Tuấn Ngọc đẹp trai một cách lãng tử. Giọng cũng rất sexy nha...
Tui cũng mê Tuấn Ngọc l
@@myvanthinguyen4603 em dep hon KV, anh iu
em dep hon KV, anh iu
Giọng ca của 4 huyền thoại, mỗi người một vẻ, nghe rất sướng
ngoài Tuấn Ngọc, 3 ca sĩ kia mà là huyền thoại à
❤❤❤hay quá
Hai ca sĩ hát rất chân trọng nhau. Quá văn minh.
A TN với giọng hát rắn, lạnh lùng như mùa đông, làm tan chảy những ca khúc bất hủ.
Của một thời dại khờ nghe a hát, lòng đanh lại nhưng sao cứ rơi từng mãnh tim tan vỡ, với ca khúc "Riêng một góc trời"
Ca sĩ TN mãi đỉnh trong trái tim tôi !
TM thì với cái ngọt ngào ép tim
Thần tượng của tôi…! Tuấn Ngọc
Uầy, bài hát rất cảm xúc mà còn được 2 ca sĩ quá tuyệt vời này hát 🤤🤤🤤
TN hát như người kể chuyện hay... đi vào lòng người cảm xúc xao xuyến...bồi hồi...
Hai Cô Cháu hát rất tuyệt vời,xin đa tạ.
Giọng hát Trời phú của Tuấn Ngọc đã đi vào lòng người cách hát của anh ấy lại giọng của anh ấy
Trời sinh ra mội người một giọng khác nhau. Tuấn Ngọc đã luyện giọng hát trời cho đến mức nghệ thuật đỉnh cao.
Riêng một góc trời !
Tuấn Ngọc hát rất chuẩn, Tấn Minh nên học hỏi
Tấn Minh cũng là cao thủ rồi được phong nsnd là cũng không phải là dạng vừa đâu
Giọng TN tình cảm.. giọng hát thì tuyệt vời
Bị nghiện giọng Tuấn Ngọc
Hay quá, thích nốt trầm Tuấn Ngọc. Tuyệt.
Có sự kết hợp mới thấy được câu nói gừng càng già càng cay
Tuấn Ngọc vừa nhả giọng ra là hồn xiêu phách lạc. Hay gì mà siêu phàm luôn
Thật cảm xúc ❤… chúc chú Tuấn Ngọc và Tấn Minh nhiều niềm vui và hạnh phúc
Tuấn Ngọc giọng hát quá tuyệt vời ,phong cách lịch lãm,chúc anh luôn nhìu sk .
Giọng hát anh tấn Minh truyền cảm đằm thắm da diết làm người nghe có phần rung động với tâm trạng của tác giả viết bài hát này
Rất yêu mến TMinh chúc Anh sức khỏe
Giọng Bắc bây giờ nghe lấc cấc, nhà quê. Giọng ông Tuấn Ngọc nói nghe hay, hát rất hay. Ngữ điệu, tốc độ, ngân nga, nhấn nhá vừa đủ, êm tai, thật dễ chịu.
Đúng rồi Tuấn Ngọc hát hây còn Tuấn minh thi không danh bàng Tuấn Ngọc cần phải cố lên đừng tự mảnh
Hai giọng ca của 2 thế hệ tôi yêu thích. Tuyệt vời!
Hay qua!
Giọng của TN đúng là bất hủ 👍
Giọng của TM cũng hay và hơi có âm hưởng của TN nhưng chưa được chín muồi. Thời gian sẽ làm nó trau chuốt và hay hơn.
Giọng hát và kĩ thuật hát tôi không dám bàn nhưng 2 ca sĩ này đánh mất cái hồn của ca khúc này ; thể hiện rất vô hồn.
Tôi rất ngưỡng mộ hai giọng hát TN và T M! Quá tuyệt vời!
Mình nghe anh (thật ra có thể gọi là chú) lần đầu khoảng năm 1986-1988 gì đo, lúc đầu quả thật không thích nghe giọng ca của anh. Nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe và khoảng 15 năm trở lại đây thì rất thích giọng ca của anh. Rất tiếc là chưa được nghe anh hát ở rạp bao giờ. Vẫn hy vọng có một lần! Còn Tấn Minh thì vẫn thần tượng với ca khúc “bức thư tình đầu tiên” của nhạc sỹ Đỗ Bảo.
Mãi yêu giọng hát anh, Anh Tuấn Ngọc!
Theo mình Vũ Khanh hát bài này hay nhất.
Tôi yêu giong hat tuân ngoc
Quá hay, ông bà mình nói quá đúng: Rừng càng già càng cay.
Bài này tôi nghe cs Ngọc Tân của Hải phòng hát hay nhất chỉ tiếc rằng thần tượng của tôi đã đi rất xa
Hai người đàn ông của hai thế hệ mà tôi say mê giọng hát của họ rất nhiều . Hay và đỉnh..
Không nên so sánh giọng hát của cs Tuấn Ngọc và Tuấn Minh.
Những người nào có trình độ thưởng thức âm nhạc sẽ thấy sự khác biệt như thế nào.
Tuan Ngoc for ever ⭐️ he is legend singer ❤ ❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤
Tôi năm nay 57 tuổi gọi ca sĩ Tuấn Ngọc là chú, vậy không biết Tấn Minh có cao tuổi như chú Tuấn Ngọc không mà nhìn trẻ quá vậy, trẻ hơn cả tôi nữa chứ.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, cách xưng hô rất hạn chế theo hình thức cách biệt thế hệ. Chứ theo tuổi tác, Tấn Minh sinh năm 72, gọi bằng chú mới phải phép xưng hô.
Lâu lắm mới nghe TM hát!
Ôkê 2 bạn!!!
Tuấn Ngọc .và Tuấn Minh . Hát rất hay. anh Tuấn Ngọc Hát ai cũng biết. Nhưng Tuấn Minh cũng quá xuat sắc. Cám ơn 2 Ca sĩ.
Tấn Minh không phải Tuấn Minh
Giọng Tấn Minh hay quá, nếu Tấn Minh hát nhiều nhạc vàng rồi bỏ nhỏ những chỗ luyến láy thì chắc ko có đối thủ.
Tấn Minh được đào tạo theo dòng nhạc thính phòng, hát nhạc trữ tình có nhiều tính hàn lâm thì ok, nhưng hát bolero không được đâu.
🎉van la tieng hát 🎤 brother Tuấn Ngọc đình ( Top of top)
giọng Tuấn Ngọc vẫn vững chắc chưa ai sánh bằng
giỏi giới thiệu quá, hát thì ôi chua ơi Chua
Nghe toàn giọng cổ cứ ứ ứ như kiểu chỉnh âm ly jagua203 hát ko toát được giọng bạn nhỉ.
Phong cách của người nghệ sỹ là đây nè
Both had strong and beautiful voices.👍👍👍👍💐💐💐💐💐
Bản này hay quá ^^ như hai người đang tâm sự vậy
Hai bạn hát rất hay. Tấn Minh hát Mối tình đầu rất tuyệt. Tuấn Ngọc đã là tượng đài rồi, sau này Tấn Minh cũng vậy nhé.
Hay quá hai danh ca... 😘♥️
Tuấn Ngọc có giọng hát hát mà như đọc truyện nghe rất hay chắc ít có người bắt trước được anh
Cả 2 anh hát rất tuyệt... TM thì trau chuốt ca từ còn TN cảm giác phiêu lãng cùng ca từ
Tuấn Ngọc tuổi cao, giọng vỡ, khàn đục và hụt hơi đó là qui luật nhưng vẫn mang chất lãng tử ca; Tấn Minh giọng trẻ trong, mang hơi hướng nhạc trẻ, nốt cao của Tân Minh chưa bùng nổ để chạm đến trái tim người nghe được.
Tôi thich giọng Tấn Minh ca sĩ nam miền Bắc.
TN van đẳng cấp !!!
Trời vào thu Việt gian nhiều lắm em ơi
Đẳng cấp
Đúng giọng hát đẳng cấp.
Hai thế hệ Chú - Cháu giọng hát không những khoẻ mà còn mượt.
Nổi Lòng Người Đi… trên 60năm rồi, tôi vẫn Thích Nghe …2 Ca sĩ hát thật hay 👍
Hai giọng ca hòa quyện vào nhau với tôi rất hay!
Rat yhich nghe giong noi ngoui mien Bac. Dac biet that la quyen r
ru, va mgot ngao nua.
sự kết hợp tên cả tuyệt vời
Tâng bốc TN quá đáng người nghe thấy ngượng luôn. Lời nói cũng thể hiện tính cách con người.
2 giọng ca idol của tôi, 2 thế hệ .
Đã quá hai thần tượng ❤❤
Đỉnh cao tuyệt vời!
giọng ca hay nhất hải ngoại
Yêu Tuấn Ngọc❤❤❤
em dep hon TN, anh iu
Tuấn Ngọc bây giờ già rồi, có những nốt lên không nổi. Trong khi trong nước có rất nhiều ca sĩ vượt trội như Tuấn Nghĩa, Đức Tuấn, Tùng Dương...
Tuyệt vời quá Anh
Nhà mình có tầm 30cd của chý Tuấn Ngọc hát, thường nghe 1 mình hoặc cùng em trai. Khách đến chơi thì không thích nghe dòng nhạc này …. y như Tấn Minh nói vậy.
May là có Tấn Minh kế cận chú Tuấn Ngọc. Ít cs hát nhạc trữ tình mà thật trữ tình quá. Tiếc.
Tuấn Ngọc còn …. dài Tấn Minh giọng hát tuyệt vời !
Chất như này mới là tên tuổi