02.04. Phân biệt nghiên cứu định lượng và định tính theo quy trình nghiên cứu

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 20 січ 2025

КОМЕНТАРІ • 16

  • @nguyengiabao5202
    @nguyengiabao5202 Рік тому +3

    cảm ơn cô ạ ,đọc sách đau đầu xem video của cô hiểu luôn.

  • @NguyenKhangLe-y4o
    @NguyenKhangLe-y4o Рік тому +2

  • @VyBùi-u5r
    @VyBùi-u5r 11 місяців тому +1

    Cô có thể phân biệt phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu khoa học không ạ ? Em cảm ơn cô nhiều ạ

    • @hoctapvuive
      @hoctapvuive  11 місяців тому +1

      cô thường giải thích như này cho dễ hiểu: phương pháp nghiên cứu là cách thức để tiến hành nghiên cứu, ví dụ các phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính; còn phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý luận về phương pháp nghiên cứu. Phương pháp luận giải thích lý do vì sao lại dùng phương pháp nghiên cứu này mà không phải phương pháp nghiên cứu kia. Vì tiếng Việt nhiều khi có sự trùng lặp nội hàm giữa một số từ nên có lúc cô cũng lo bản dịch của cô gây khó hiểu. Vì thế mà cô hay mở ngoặc nguyên nghĩa : ontology, epistemology, methodology, method... như trong video này
      ua-cam.com/video/N6Jcfko6Si8/v-deo.htmlsi=l4H7NMlI0PAgsoF4

  • @huyhoang22-
    @huyhoang22- 8 місяців тому +1

    Làm thế nào phân biệt giữa bảng hỏi định lượng và định tính ạ

    • @hoctapvuive
      @hoctapvuive  8 місяців тому +2

      Bảng hỏi để sử dụng trong nghiên cứu định lượng phải được thiết kế làm sao mà sau khi thu thập dữ liệu xong có thể mã hóa thành số (để có thể nhập vào các phần mềm phân tích định lượng), nhất quán về format (từ đầu đến cuối đề đưa ra các câu hỏi khẳng định hoặc phủ định, thể phủ định ít xuất hiện hơn), và được cho sẵn các đáp án để người trả lời lựa chọn, VD: "Tôi mua hàng trên shopee vì giá rẻ hơn các nền tảng khác", người trả lời có thể chọn "rất không đồng ý", "không đồng ý"......"rất đồng ý". Nghiên cứu định tính bản chất là nghiên cứu khám phá nê ít dùng bảng hỏi, nếu có, trong một số trường hợp bảng hỏi dùng cho nghiên cứu định tính có thể được thiết kế đa dạng tùy theo mục đích nghiên cứu, dạng đơn giản nhất là chỉ có 2 đáp án là "có", "không"

    • @huyhoang22-
      @huyhoang22- 8 місяців тому

      @@hoctapvuive dạ em cảm ơn ạ 🥰

  • @meursaultnorfolk5025
    @meursaultnorfolk5025 Рік тому +2

    Trường hợp nếu bắt đầu từ một lý thuyết (chưa được xây dựng hoàn thiện và chưa tương xứng với thực tiễn), sau đó đánh giá việc áp dụng lý thuyết này trong thực tiễn (có sự thiếu nhất quán, chênh lệch xuất phát từ việc nhiều mẫu thực chất bị định danh sai), để khái quát lại rồi đưa ra giải pháp cần chỉnh sửa, bổ sung lý thuyết cho chặt chẽ, phù hợp hơn, thì gọi là loại nghiên cứu gì bạn nhỉ?

    • @hoctapvuive
      @hoctapvuive  Рік тому

      Nếu mục tiêu của nghiên cứu là để xây dựng hoặc hoàn thiện lý thuyết thì có thể áp dụng grounded theory (xây dựng lý thuyết nền tảng), còn nếu chỉ là bổ sung những điểm chưa hoàn thiện của lý thuyết thì các phương pháp nghiên cứu empirical study dựa trên nền tảng lý thuyết (nghiên cứu hành động, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu hiện tượng...) đều có thể dùng được bạn à

    • @meursaultnorfolk5025
      @meursaultnorfolk5025 Рік тому

      @@hoctapvuive Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này được chỉ định là đánh giá việc áp dụng lý thuyết, nên buộc phải xuất phát từ emprical study. Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi, phân tích kết quả, tác giả kết lại bằng việc khái quát thành những điểm cụ thể cần điều chỉnh trong lý thuyết (kèm cả một số khuyến nghị thực tiễn khác). Liệu có thể gọi cách tiếp cận này là hỗn hợp (mixed methods) không bạn nhỉ?

    • @hoctapvuive
      @hoctapvuive  Рік тому

      Mixed methods thì bao gồm cả định tính và định lượng. Nếu trong nghiên cứu gồm cả những giai đoạn định tính và định lượng thì mới được gọi là mixed. Còn cách xuất phát từ một lý thuyết nào đó, sau đó bạn tiến hành nghiên cứu để đánh giá việc áp dụng lý thuyết, tuy trong quá trình theo dõi, phân tích kết quả, tác giả thấy cần phải điều chỉnh lý thuyết...cũng là một cách tiếp cận phổ biến, mình không rõ trong các bước này bạn dùng định tính và định lượng hay không nên không biết có phải mixed không. Thông thường thì định tính dùng để building theory, còn định lượng testing theory. Một số nghiên cứu mixed thiết kế giai đoạn định tính để build theory, sau đó triển khai định lượng để test chính giả thuyết về mặt lý luận mà họ vừa build@@meursaultnorfolk5025

    • @meursaultnorfolk5025
      @meursaultnorfolk5025 Рік тому +1

      @@hoctapvuive mình hiểu rồi. Cảm ơn bạn nhé!

  • @thugiang5381
    @thugiang5381 3 місяці тому

    Cô cho em hỏi chút với ạ, đế tài của nhóm em là: NC ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên thì nên sử dụng phương pháp định lượng hay định tính ạ ? Em cảm ơn cô nhiều ạ

    • @hoctapvuive
      @hoctapvuive  3 місяці тому

      Đề tài này có thể làm cả phương pháp định tính và định lượng em ạ. Đã có nhiều nghiên cứu trước được thực hiện (có liên quan đến đề tài này) nên nếu làm định lượng thì emcó thể vận dụng các giả thuyết nghiên cứu từ các đề tài trước. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực không bao giờ cũ :D nên vẫn rất nhiều khoảng trống cho nghiên cứu định tính. Tùy thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu, các tài liệu tổng quan, và khả năng xử lý dữ liệu... của các em. Nếu em quen định lượng thì sử dụng định lượng, nếu em quen định tính thì sử dụng định tính.

    • @thugiang5381
      @thugiang5381 3 місяці тому +1

      @@hoctapvuive dạ em cảm ơn cô ạ