MỤC LỤC THAM KHẢO 0:00 Thảo luận mở đầu 1:47 Disclaimers 3:06 Đặt vấn đề: Có trừng phạt siêu nhiên trong triết lý Phật giáo không? 8:10 Quá trình thần bí hoá Phật giáo (The Mystification of Buddhism) 17:37 "Chánh ngữ"/"Khẩu nghiệp" có hạn chế ngôn luận? *** "Nghiệp quật", "Nghiệp nặng quá nên bị quả báo"... là một trong những biểu đạt phổ biến nhất trong các cộng đồng Việt Nam (bất kể có theo tôn giáo hay không). Cách hiểu về Nghiệp như là một lời đe doạ, một sự trừng phạt siêu nhiên trong triết lý Phật giáo cho đến nay đã cực kỳ phổ biến. Trong video này, chúng ta cùng lựa chọn và phân tích một số điểm triết sử của Phật giáo, cùng với nhiều nghiên cứu thần học có tính thẩm quyền để cho thấy đây không phải là cách hiểu đúng, xét theo nguồn gốc nguyên thủy cũng như một số tài liệu gốc của Phật giáo. gh Ngoài ra, video cũng đưa ra một số thông tin mới thú vị như việc Phật giáo từng được xem là một niềm tin... "vô thần" (Atheism), hay Phật giáo cũng thường được gọi là phiên bản đầu tiên của chủ thuyết Hư vô (Nihilism). HDC mong sẽ mang đến cho bạn đọc nhìều thông tin và tri thức có ích.
Bạn Trung không hiểu gì về Phật giáo cả. Đạo Phật không thờ thực thể siêu nhiên nhưng thờ quy luật tự nhiên mà quy luật lớn nhất là luật nhân-quả. Bởi có luật nhân quả nên tạo nghiệp sẽ bị nghiệp báo không phải vì một thế lực siêu nhiên nào mà là vì luật nhân-quả. Vì vậy đặt vấn đề “trừng phạt siêu nhiên” trong Phật giáo là hoàn toàn không có bởi trong đạo Phật là “trừng phạt tự nhiên” theo quy luật vũ trụ. Vì vậy Phật giáo chẳng hề hạn chế bạn làm điều gì mà chỉ nhấn mạnh đến kết quả mà bạn nhận được khi thực hiện nó. Nếu làm điều xấu thì nhận lại sự xấu nên nếu không muốn bị điều xấu ấy thì đừng làm. Phật giáo chỉ ra hậu quả của hành động để chúng ta cân nhắc trước khi làm (thân, tâm, ý) chứ không cấm làm bất cứ điều gì. Khẩu nghiệp và chánh ngữ không phải quy luật/điều cấm mà là phương pháp tu tập mà ở đó mọi người được dạy rằng hãy nói điều tốt đẹp. Nó không cổ vũ bạn nói gì thì nó mà cổ vũ bạn nói điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể. Vì vậy, mọi chỉ trích, phê phán không hề bị cấm trong đạo Phật nhưng được yêu cầu cách thể hiện phù hợp, không làm tổn thương người khác.
@@huyxuan5994 Vậy theo lập luận của bạn, những quy luật tự nhiên đó từ đâu mà đến, ai tạo ra chúng? Vì theo lập luận của bạn, thì các quy luật này thuộc về vũ trụ, mà ta đã biết vũ trụ có khởi đầu, và cái gì bắt đầu tồn tại thì có nguyên nhân. Vậy thì nguyên nhân cho sự tồn tại của vũ trụ cùng quy luật là gì? Tại sao con người lại phải vào thế gian này chịu khổ để rồi quay về với sự hư vô? Hư vô để đc gì? Nỗ lực làm gì khi kết quả cũng là hư vô? Thật vô nghĩa!
@@dinhnguyen2904 Tất cả mọi người trong vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng đã bị điều tra. Võ Hoàng Yên, Hoài Linh, Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng đều đã tham gia điều tra trong thời gian dài và được tuyên án là vô tội. Còn bà Nguyễn Phương Hằng thì đã bị điều tra và phát hiện có tội nên bị bắt. Đó hoàn toàn đúng pháp luật. Còn về việc "bị những người xa lạ vô cớ vụ khống chửi bới nhục mạ bà và gia đình bà trước", khi bạn chửi người khác thì nên có tâm lý bị chửi lại. Đó là luật nhân quả cơ bản rồi. Đừng dùng lá cờ chính nghĩa để che đậy sự cực đoan của mình
Bác năm nay 74 tuổi, đã theo dõi kênh của cháu khoảng 1 tháng nay, Cháu làm tốt hơn bác nghĩ rất nhiều, kiến thức sâu rộng, khiêm tốn và thận trọng, diễn đạt trong sáng và dễ hiểu. Mong cháu khỏe mạnh và làm nhiều video hơn.
Bác năm nay 76t, theo những clip con trình bày rất tốt, bàc đe72 nghị về Phật giáo thì con nên tìm đọc bản Duy Thức học của cố HT Thích Thiện Hoa, ngoài bản của HT buddha. Rất có nhiều điều mà bác nghỉ con có thể nhận biết vả bổ sung trong kiến thức của con, mừng là VN cũng còn nhiều bạn trẻ vẫ biết vận dụng trí tuệ. Cám ơn con nhiều.
Phật giáo nguyên thủy ko phải là tôn giáo. Bạn này hiểu rất đúng về đạo Phật. Rất ít người hiểu đc như vậy. Nhiều bạn ko hiểu cứ tự nhận mình tu theo Phật =.=
Nói 1 cách chính xác. Ở Việt Nam: +/ người hiểu đúng về Phật pháp tại VN thì ít. +/ Nhóm mà hiểu nhầm; lệch sang hướng trục lợi Phật ( nói trắng ra buôn Phật ) thì rất nhiều.
Mình thấy khá hài hước khi có nhiều bạn (nhất là các bạn trẻ) đi rêu rao cái luận điểm "phật giáo nguyên thủy không phải là tôn giáo" mà chả bao giờ đưa ra được các luận cứ chứng minh cho cái khẳng định của mình cả. Không phải bỗng nhiên mà người ta gọi phật giáo là tôn giáo đâu. Dưới góc độ học thuật để xếp 1 tư tưởng là tư tưởng tôn giáo hoặc một nhóm người là tín đồ của một tôn giáo nào đó phải đạt được một nhóm tiêu chí nhất định. Và phật giáo đạt các tiêu chí đó nên dân chúng, giới học thuật, luật pháp...mới gọi phật giáo là một tôn giáo. Bạn muốn nói "phật giáo nguyên thủy không phải tôn giáo" thì lên đưa ra các luận điểm chứng minh. Chứ đừng adua theo người khác, chả khác gì con vẹt cả. Chủ đề của video này tôi thấy tác giả sử dụng các diễn ngôn từ các nguồn không chính thống, không mang tính đại diện cho phật giáo VN như phát ngôn của người đại diện giáo hội, các ấn phẩm bản in+ điện tử do giáo hội phát hành, các bài thuyết pháp của các chức sắc phật giáo...là không hợp lý. Thực tế những diễn ngôn kiểu "nghiệp quật" đa phần đều xuất phát từ các nguồn không chính thức cả. Hiện nay, nó tràn lan trên internet đặc biệt nhiều trên facebook và youtube. Việc phản biện những diễn ngôn từ các nguồn không chính thức này mình thấy không mấy giá trị. Giá trị hơn là nghiên cứu xem thế lực nào đứng đằng sau việc sản xuất, phát tán mạnh mẽ các diễn ngôn rất "sai lạc" gắn mác "phật giáo" đến công chúng. Họ cố tình gây sự lầm lẫn và hiểu sai phật giáo. Hiện nay, tại các cơ sở tôn giáo của phật giáo ở VN cái hiện tượng đưa vô thờ phượng các đối tượng chả liên quan gì đến lịch sử phật giáo hoặc tiến hành các nghi lễ tôn giáo không có trong truyền thống phật giáo khá phổ biến. Và càng ngày sẽ càng làm hủy hoại phật giáo. Giáo lý của phật giáo thì dù bất kể tông phái nào cũng đều có thuyết giảng khẩu ngữ tạo ra "nghiệp" cả. Tuy nhiên, khẩu ngữ sẽ tạo ra "thiện nghiệp" và " ác nghiệp". Bản chất "nghiệp" không phải chỉ là thứ gì đó đáng sợ mang tính trừng phạt (ác nghiệp) mà ngược lại nó còn là phần thưởng (thiện nghiệp). Thực tế , các diễn ngôn cản trở việc phát ngôn mang tính hù doạ kiểu "nghiệp quật" chỉ là sự cố tình truyền bá thiếu về "khẩu nghiệp" mà thôi.
@@yeumaingannamhvak Bởi vì bạn muốn được câu trả lời thì mình sẽ đưa bạn từ khóa để bạn search 1. đạo Phật nguyên thủy( con đường thoát lập trình không làm khổ mình khổ người) là không phải tôn giáo thì bạn hãy search, tìm hiểu và thực hành con đường KHOA HỌC của TẤT ĐẠT ĐA. 2.Bạn ơi, khẩu ngữ tạo ra thiện nghiệp và không thiện nghiệp(ác nghiệp) như bạn nói là sai r nhé. Và câu của mình vừa nói cũng sai lun nhé, mà mình không nói nó cũng sai lun. p/s: Kiến thức hiện tại về con đường thoát khỏi lập trình để không làm khổ mình khổ người khác chỉ có vậy và mình đang thực hành-kiểm tra thấy đúng. Nếu bạn có tầm nhìn hơn mình thì chia sẻ cho mình biết với để mình sáng tỏ hơn. mình cảm ơn
@@tuilaphuoc8231 @TuiLà Phước : gì phải tìm đọc làm gì cho phí thời gian hả bạn? Nếu bạn là tác giả của các luận điểm đó thì trình bày luôn cho mọi người thảo luận. Còn bạn chỉ là người đọc và chấp nhận cho rằng kết luận đó là đúng thì xin miễn bàn luận thêm. Nội hàm của "khẩunghiệp" nếu bạn bảo không sinh ra "ác nghiệp" trong các kinh điển phật giáo thì xin trích dẫn các kinh điển phật giáo làm dẫn chứng. Mình chán ghét mấy vị thảo luận về phật giáo mà không hiểu kinh -luận - tạng là thế nào. Mấy cái cuốn sách của mấy học giả viết về phật giáo nhiều vô kể. Nhưng học giả đó là người như thế nào? Có hiểu biết đúng về phật giáo hay ko mới là vấn đề.
@@yeumaingannamhvak Khi người khác đưa 1 dẫn chứng về quyển của Tất Đạt Đa thì bạn gạt phăng với lý do bạn đó chỉ là người đọc, không phải là tác giả. Vậy theo luận điểm của bạn thì bạn đã là tác giả của quyển nào chưa để mang đi tranh luận. Và nếu nói như bạn thì bạn Trung cũng ko nên làm youtube phổ biến triết học này vì bạn Trung chưa là tác giả của 1 quyển sách lớn nào. Suy nghĩ lập luận của bạn rất có vấn đề.
Dùng lời lẻ hoa mỹ ko có nghĩa là thâm thuý, thiện ác vốn song hành, phật hay không phật củng là ánh mắt nhìn. Giúp người lại thành hại người hiểu đúng bản chất chứ không phải vẻ ngoài.
Cô chỉ mới biết kênh của cháu gần đây và sau khi nghe một số bài trên kênh của cháu, cô rất mừng là giới trẻ có người như cháu, sự tinh thông, am tường hiểu biếtsâu sắc những chủ đề hóc búa mà lại biểu đạt hết sức rõ ràng và dễ hiểu, thật là thuyết phục! Cô cảm ơn cháu và chúc cháu luôn vui khỏe và có nhiều bài hay nữa nhé. 🎉🎉🎉
Mình từng tranh luận trên mạng về việc "Phật là một khái niệm, không phải chỉ đích danh ai cả" Và thế là có một loạt các "phật tử" vào chửi như đúng rồi, cũng dùng chữ "Nghiệp" để đe dọa mình, rằng mình sẽ bị "Nghiệp" trừng phạt. Xã hội Việt Nam hiện nay chỉ còn một số rất nhỏ cộng đồng còn hiểu sát với phật giáo nguyên thủy, còn cái tôn giáo tự nhận là "phật giáo" kia tự thân nó đã trở thành một tôn giáo khác rồi, nó chỉ mượn áo khoác của phật giáo, khoác áo tăng để phục vụ mục đích chính trị
Tôi đang rất đồng cảm với bạn cho đến khi bạn viết những câu cuối,những câu đó mang tính chất định kiến và ko có bằng chứng xác thực rõ ràng bạn đang đưa ra định kiến dựa trên cảm xúc tức giận của bạn,và tôi nghĩ với 1 tư duy của bạn như vậy bạn bị chửi cx là đúng
Cảm ơn Trung và HĐC. Mình là người có niềm tin tâm linh, có niềm tin vào Đức Phật...nhưng hệ thống Phật giáo ngày nay tại Việt Nam mình cũng cảm thấy nó quá đặt nặng vào giáo điều, phóng đại và thần thánh hóa một cách thái quá về Phật, sùng bái một cách mù quáng dẫn đến mê tín...làm tách xa ý nghĩa ban đầu của đạo Phật đối với đời sống của con người!
@@sapnkp đi tu mà coi trọng vật chất tiền tài thế gian được à. Bởi thế nhà tôi lâu nay ko cúng dường ở chùa nữa mà chỉ đi giúp những nơi khó khăn mà thôi
Vậy phải hiểu khẩu nghiệp, nghiệp quật là như thế nào? Nó có phải là sản phẩm thứ sinh đc sinh ra trong quá trình truyền bá phật giáo, biến đổi từ phật giáo nguyên thủy trở thành phật giáo trong xã hội hiện nay?
Khẩu nghiệp mang ý nghĩa khoa học rất rõ ràng. Khẩu nghiệp không phải là sự trừng phạt của đấng siêu hình. Khẩu nghiệp là hậu quả của chuỗi phát ngôn Sai theo tiêu chuẩn Tục đế lẫn Chân đế. Bạn phân tích rất đúng về giá trị cốt lõi của Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo ngày nay đã lai tạp với thần quyền, biến giá trị tự lực thành dựa dẫm tha lực, phép màu, phù hộ của các đấng siêu hình. Cảm ơn bạn.
Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu. Trong một khóa thiền mình từng tham dự, sư trụ trì có nói thế này: Đức Phật chỉ ra con đường mà Ngài đã đi để thoát khổ, đó là một phương pháp thực hành mà ai muốn thoát khổ thì hãy làm theo. Từ đây có thể hiểu không có chuyện Đức Phật giải thoát cho chúng sinh, mà chúng sinh phải tự tu thân để giải thoát cho mình, nói cho bình dân là ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng.
Tự nhiên anh cho em 1 cái nhìn khác cho những vấn đề trong cuộc sống của mình theo 1 hướng tốt hơn. Video này, video về “Phán xét” và video về Ước mơ đã khiến em có cái nhìn dễ chịu về cuộc sống hơn nhiều. Chân thành cảm ơn HĐC.
Cám ơn anh Trung vì video này. Em là người Công giáo, em được đọc nhiều bài viết về Phật giáo của các linh mục là những người học và nghiên cứu thần học, từ đó cũng biết được vài điều: Phật giáo nguyên thủy không phải là 1 tôn giáo, nhưng là 1 trường phái triết học. Phật không phải là 1 vị thần, cũng không cho mình là thần. Nhưng đúng như anh nói, qua quá trình mở rộng, phát triển ở Trung Quốc rồi truyền bá sang Việt Nam, Phật giáo đã bị biến thành một tôn giáo thờ Phật, điển hình có thể thấy trong phim Tây Du Kí, khi Phật, Bồ Tát là những đấng có quyền năng cao siêu hơn cả Ngọc hoàng.
Đúng vậy bạn, hiểu đơn giản Đức Phật như một người thầy đi trước, có nhiều trải nghiệm và hiểu biết, từ đó ngài chia sẻ lại cho chúng sinh những gì mà ngài đã trải nghiệm, để chúng sinh tu tập và có cuộc sống tốt đẹp hơn thôi. Chứ không phải như biến hóa thần thông, đi mây về gió, trừng phạt người xấu này nọ như trên phim.
Đoạn trên thì mình đồng ý. Nhưng ví dụ Tây Du Ký thì có lẽ không đúng lắm. Vì bản thân tác phẩm này không nhằm truyền bá Phật giáo, mà chỉ mượn các nhân vật để gửi gắm các tư tưởng của tác giả thôi.
Cảm ơn bạn, mình rất thích cách nói trong sáng rạch ròi, lập luận của bạn. Về cảnh giới Niết Bàn trong Phật giáo, tuy nó có nghĩa là “dập tắt”, nhưng không có đồng nghĩa với “hư vô”. Đây là điều mình muốn góp ý. Đức Phật giác ngộ “lý duyên khởi” mà thành Phật, tức mọi thứ hình thành hay hoại diệt đều do duyên (điều kiện) cả. Vì thế mọi thứ trên đời, cái đang có mặt vì nó đủ duyên nên có mặt; cái đang vắng mặt vì nó đủ duyên vắng mặt. Cũng có nghĩa là chúng không tồn tại vĩnh hằng, cũng không đoạn diệt mất hẳn, mà tất cả chỉ là sự tiếp nối không cùng. Ví dụ như Bạn, khi lúc mới sanh ra, hay lúc 10 tuổi, 20 tuổi và bây giờ là một hay là khác? Nếu nói một là sai, nếu nói hai là trật, thật ra chỉ là sự tiếp nối không cùng. Và đây là cách hiểu mà Phật giáo vượt thoát nhị biên: có không, được mất, vắng mặt có mặt…. Trở lại vấn đề về Niết Bàn, nếu nói trạng thái đó là hư vô thì dính vào đối đãi nhị biên. Bản chất của một vật, rỗng toát bên trong, chẳng có một cái gì đó là nhân xuyên suốt hình thành từ lúc sinh đến lúc mất. Kiểu như “hội đồng cừu”, do nhiều người tụ hợp lại vì một mục đích nào đó, thực chất, không có ai là chính mà không có ai là phụ, rỗng toát bên trong, không có ai là chủ thể xuyên suốt, mà chỉ là đủ thành viên rồi tạm đặt một cái tên vậy thôi. Tu hành không phải để thành cái gì, mà chỉ là thực tập, học hỏi làm sao để hiểu đúng bản chất của vạn pháp (mọi vật) là do duyên sanh, duyên diệt, chúng luôn trong tình trạng thay đổi (vô thường), và chẳng có cái nào là chủ cái nào (vô ngã). Và con người không được tự do tự tại, bị đau khổ là do hiểu sai về nguyên lý này, rồi cho nó là thế này thế kia, không phải thế này thế kia, nó chỉ là nó thôi. Buồn, rầu, đau khổ vì mọi thứ không được như ý mình muốn. Đó là do không hiểu nguyên lý duyên khởi nên sanh tử luân hồi, bởi bản ngã dắt dẫn. Thuật ngữ nhà Phật gọi là do vô minh (không biết, trạng thái mù mờ u tối, thiếu hiểu biết nguyên lý). Ngừoi có trí tuệ trong nhà Phật là thấy biết như thật nó là, không còn khởi tâm tham đắm hay ghét bỏ, chúng là do điều kiện thay đổi nên thay đổi thôi, có trí tuệ là thấy rõ như vậy, nên không còn trạng thái tham đắm hay ghét bỏ, mong muốn được như ý mình, biết tuỳ duyên, thuận pháp mà sống. Đó là trạng thái Niết Bàn. Nói nôm na lại, chỉ cần hiểu đúng lại, chứ không phải tu hành để thành cái gì cả. Như vậy, Phật giáo không chấp một cái gì thường hằng, cũng không cho là “hư vô”. Chúng chỉ là sự tiếp nối liên tục do duyên thay đổi, hiểu rõ như vậy là thể nhập Niết bàn, sống không còn đấu tranh, hơn thua với đời.
Mình đã đọc rất tập trung vào bình luận của bạn nhưng mình chỉ hiểu "Nó là nó". Không phải là "Hư vô" (tức là không có gì). Cách hiểu của mình có đúng ý bạn không vậy?
@@vannhantran547 vâng, mình đứng góc độ vô thuỷ vô chung (không đầu mối, không chung cuộc) để nói mọi vật trên thế gian này, chúng không trường tồn bất biến và cũng không mất hẳn, chúng chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Điều này giống như định luật bảo toàn năng lượng vậy. Khái niệm hư vô (mất hẳn) thì không phải là chủ trương của Phật giáo.
Mình nghĩ đây là một video với chất lượng rất cao. Chúc mừng hội đồng cừu cũng như cảm ơn anh Trung đã chia sẻ tư liệu quý. Điều anh phân tích rất tương đồng với những gì các thầy như thiền sư Nhất Hạnh đã diễn giải cho quần chúng, dĩ nhiên là vẫn giữ được màu sắc học thuật. Rất mong những video tiếp theo của HĐC
@@ThiNguyen-sp1bi cảm ơn bạn. Mình cũng nghe thầy Nhật Từ giảng về Phật Giáo Nguyên Thủy, quả thật rất hay. Ngày trước mình đọc sách đại thừa thì có ý chê tiểu thừa, nhưng quả thật là không phải
Mẹ mình theo Phật pháp và kể từ đó biến thành người dị biệt, mất khả năng nói chuyện, mất khả năng hòa nhập với cộng đồng, hoàn toàn bị cô lập trong thế giới riêng của mẹ mình, thế giới đó mẹ mình là Phật, bà có phép màu và nói được ngôn ngữ động vật, nhắm mắt lại nhìn thấu ngàn phương. Nhớ lại mẹ mình trước đây một người vui vẻ hoạt bát mà giờ thành nửa người nửa thần thánh, với quyền năng phép màu. Mình thật sự ko hiểu Phật pháp làm thế nào biến mẹ mình thành ra như thế.
@@Lamyxiang xin chia sẻ với bạn. Bạn có thể cho tụi mình biết mẹ bạn theo thầy/chùa nào không? Mình rất thích một bài kinh này xin chia sẻ với bạn, nếu được bạn có thể chia sẻ với mẹ bạn là bài kinh Kamala: Nội dung chính của bài kinh ấy là: "Đừng vội tin điều gì chỉ bởi nó là truyền thuyết/truyền thống/do người thân thuộc nói/do thầy của mình nói. Hãy suy luận, đối chiếu với thực tiễn và phê phán với bất cứ lý thuyết/niềm tin nào (kể cả đó là lời Như Lai nói)". Theo ngôn ngữ hiện đại thì đó chính là critical thinking. Một vị thầy chân chính sẽ hướng dẫn cho đệ tử của mình cách lý luận, phân tích đúng sai bằng óc thẩm soát chứ không phải dựa vào niềm tin siêu nhiên mơ hồ. Bản chất đạo Phật không cổ súy cho niềm tin siêu nhiên (supernatural belief) hay mù quáng như anh Trung đã phân tích trong video. Đức Phật cũng là một con người như chúng ta và đã giác ngộ chứ không phải một đấng toàn năng. Link: phatgiao.org.vn/phat-day-co-muoi-dieu-cho-voi-tin-d26731.html
Trung ơi. Hơn 40 năm trước lần đầu tiên đã có một người giác ngộ như Phật( có thể gọi là Alahan hay bán độc giác Phật cũng được) thầy ấy theo đại thừa cả chục năm tu hành gần chết mà mãi không có kết quả làm chủ sự sống hay hết tham sân si hoàn toàn. Lúc ấy thầy ấy tính tự tử vì quá thất vọng khi mình tu tập gần chết mà không chứng đạo nhưng vô tình đọc được cuốn kinh nguyên thuỷ do hoà thượng Thích Minh Châu dịch từ Pali ra Việt ngữ. Thầy ấy ngộ ra nhiều điều sau đó nương theo đúng một câu trong kinh ấy mà quyết tu tiếp hết mình hơn 6 tháng thì chứng đạo thật sự. Thầy ấy ẩn im gần 20 năm vì lúc ấy Đại Thừa nhiều cái sai mà ngay cả Nguyên Thuỷ cũng đang đi lệch lạc con đường xưa của Phật chỉ là gìn giữ lại kinh sách gần với lời Phật dạy nhất thôi nhưng chẳng 1 ai tu tập đúng cách mà chứng đạo được. Mình nghĩ bạn nên thử tìm hiểu về Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Ngài nhập diệt năm 2013 rồi. Theo ngài hiện giờ niết bàn người ta hiểu sai do không có người chứng đạo, ngài bảo sau khi vào niết bàn không còn gì như hư vô thì không đúng mà còn có một cái gì đó cũng không đúng, chỉ có chúng đạo rồi thì mới hiểu được còn không thì hiểu đơn giản là chấm dứt sinh già bệnh chết và tái sinh luân hồi. Mình thì cũng là một con người thuần khoa học và yêu triết học, không theo bất cứ tôn giáo nào nhưng vô tình một lần nghiên cứu sâu tí về triết học Phương Tây lẫn Phương Đông, cụ thể là về tôn giáo tuy là khá đáng chán vì mình không thích tôn giáo lắm nhưng cũng ráng. Cũng vô tình mà tìm thấy một con người khác biệt hẳn với tất cả và rất ít người biết đến lại có thể làm mình ấn tượng. Mà thôi bạn cứ thử tìm hiểu xem. Có thể rất chán nhưng tìm hiểu càng nhiều lại nhận ra nhiều thứ tốt. Đáng giá đấy.
Bạn thực sự có nhiều kiến thức uyên thâm về các lĩnh vực triết học được thảo luận. Khâm phục vì tuổi đời bạn còn trẻ mà đã nghiên cứu nhiều vấn đề đến vậy. Cảm ơn vì đã chia sẻ!
Bản thân mình cũng có nhiều sự không đồng tình với các quan điểm, lời răn dạy của hệ thống quan điểm Phật giáo không chính thống, tuy nhiên không có nhiều kênh đề cập đến vấn đề này một cách khoa học và đầy tình xây dựng như kênh. Minh muốn gửi lời cảm ơn đến các thành viên của hội đồng cừu, đây là 1 video rất chất lượng.
Cảm ơn sự chia sẻ của Trung, mình may mắn gặp được 1 người thầy, thầy mình đã dạy "Hãy xem Đức Phật là 1 người thầy chứ ko phải 1 vị thần thánh có khả năng cứu khổ, ban vui"
Rất cảm ơn Tấn Trung cùng ekip HĐC đã dụng tâm huyết đầu tư tạo dựng một video chứa nội dung chất lượng, tỉ mỉ, chi tiết với đầy đủ dẫn chứng minh bạch một cách khá vẹn toàn như vậy để rồi chia sẻ free đến mọi người, giúp cộng đồng người xem những ai hữu duyên được khai sáng nhận thức dưới dạng học thuật cơ bản, chuẩn mực. Không biết cơ duyên học thuật về Pháp Phật trước đó của Tấn Trung được hình thành khởi phát thế nào, cá nhân mình tin dù hiện tại sự quan tâm tìm hiểu đạo Phật chỉ dừng lại ở mức học thuật tham khảo, thì vẫn có thể chắc chắn rằng đã tồn tại một mối duyên liên kết sâu sắc, tiếp xúc xúc với Phật Pháp từ nhiều kiếp sống với Tấn Trung trước đó rồi, để từ đó mới có duyên xây dựng được trình độ nhận thức sâu rộng như kiếp này. Cũng giống như ánh sáng là bản thể tổng hợp của tất cả màu sắc, có thể xem sự tồn tại mỗi một tôn giáo thần quyền ứng với sự hiện diện của một màu sắc riêng biệt sau khi phân tách qua lăng kính, sau khi pha trộn các tổ hợp màu sắc. Nhưng gọn lại thì nó vẫn là một với bản thể ban đầu của ánh sáng. Một là tất cả, tất cả là một. Nếu không xét tới sự hiện diện của Vật chất tối trong Vũ Trụ, thì sự hiện diện chủ đạo bao quát toàn thể chính là Ánh sáng, khi đó có thể nhìn nhận Ánh sáng là Tạo hoá, là Niết Bàn, là Cội nguồn. Vì chúng ta đang sống trong môi trường tương đối, kết quả hình thành và tiếp diễn của Vũ Trụ đã tạo ra thế giới Nhị nguyên hai mặt, có mặt này mới có mặt kia, không có Tà thì sao biết được Chánh. Nên nếu còn sự phân biệt thì chưa phải là Chân lý rốt ráo, toàn vẹn đối với góc nhìn của Thượng Đế, mà như lời vừa soạn, vốn đối nghịch với yếu tố Chân đã có Nguỵ rồi. Nó là một sự không toàn vẹn trong cái Vũ Trụ tương đối này, luôn có lỗ hổng, không có hồi kết giống như đuôi lẻ của số Pi vậy. Nên thay vì hà khắc, bảo thủ cho sự đúng sai thì ta nên học cách chấp nhận tất cả, dù đó là vinh hoa hay nhục nhã, khổ đau hay hạnh phúc... Nền tảng của Phật Pháp chính là sự Trung dung, là Trung Đạo, là điểm cân bằng chính giữa, không thái quá cũng không bất cập, không chấp trước cũng không buông bỏ. Cái sự buông bỏ thường được đề cập trong giáo học, giảng dạy là buông sự chấp trước, chấp trước khổ đau mà sinh nghiệt ngã, chấp trước hạnh phúc mà sinh cầu toàn. Bởi có sự chấp trước trước đó rồi nên mới cần sự buông bỏ, nếu vốn ban đầu không chấp trước thì cần gì để buông nữa. Điểm cân bằng giống như số 0 đứng giữa ở mọi phương hướng vậy, chấp trước 1 thì buông bỏ 1, chấp trước 10 thì buông bỏ 10, buông bỏ thái quá thành kẻ sống bạc nhược, bất cần đời như một số âm thì cần chấp lại những điều chính thiện để trở về mức 0 cân bằng ban đầu. Trên là nhìn nhận vấn đề ở góc độ nhận thức hành đạo mục tiêu đắc giác ngộ, giải thoát, vẫn là lý thuyết xuông. Còn nếu xét gần lại với tư tưởng sống của người phàm tục chúng ta, Chánh ngữ, Khẩu nghiệp luôn cần được nhận thức một cách nghiêm túc, nhưng cũng đừng thái quá dưới góc độ một kẻ cuồng tín thiếu sự tự nhận thức, phân biệt phải quấy, chánh tà. Vì cái gì cũng có giới hạn nhất định của nó. Người phương Tây họ đâu có truyền thống thờ cúng thần linh, người đã khuất như người phương Đông, vậy mà họ vẫn phát triển mọi mặt từ kinh tế đến xã hội, và còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều, trong khi đại đa số người dân phương Đông chúng ta ngày nay chủ đích thờ cúng không phải thể hiện lòng tín ngưỡng, biết ơn, mà hầu hết tập trung vào mục đích cầu tài lộc, hạnh phúc, tránh né khổ đau. Ta nên nhìn nhận yếu tố Chánh Chính ở đây là hợp với Đạo đức sống làm người nhân văn, yếu tố Nghiệp từ Khẩu miệng ở đây có sự chi phối tác động đến tất cả Nhân loại chứ không riêng gì chỉ người theo đạo, theo tôn giáo riêng, khi nó là cơ chế vận hành tự nhiên của Luật Vũ Trụ, Luật Nhân Quả. Nhưng cũng không vì một điều lệ nào đó dựa trên yếu tố Nhân Quả để mà chúng ta phải chịu sự áp lực, sự quản thúc, phải bị cấm khẩu mà không được diễn đạt tiếng nói riêng cá nhân qua khẩu ngôn, kể cả xét trong phạm vi nhỏ hẹp của một gia đình giữa con cái và cha mẹ chúng. Còn yếu tố Tự do ngôn luận là quyền bình đẳng của mỗi tất cả Nhân loại, nhưng cũng có giới hạn nhất định của nó, không thể mượn cớ lạm dụng thái quá, Nước sông không động nước giếng thì nào có sự tình phát sinh. Dù luận điểm luận cứ ta đưa ra có hợp với chính nghĩa thì vẫn là cái duyên để tạo dựng khối nghiệp Karma với đối phương.
Xem video của kênh làm mình nhớ tới có một câu trong kinh Phạm Võng “Các người là Phật sẽ thành,Ta đây là Phật đã thành.” Theo như mình hiểu câu này tức là ai rồi cũng có thể đạt được sự giác ngộ giống như các vị Phật. Bản thân chữ “Phật” cũng mang ý nghĩa là bậc giác ngộ, chứ không phải là một đấng toàn năng có quyền sinh sát. Cho nên mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của kênh. Còn về vấn đề nghiệp, hay trong trường hợp này là khẩu nghiệp thì mình nghĩ là vẫn có. Vì theo như niềm tin của mình thì nghiệp giống như bài học để mình học lại những lỗi sai mà mình mắc phải trên con đường trở thành một người giác ngộ, và nó mang tính tự do ý chí hơn là bị trừng phạt bởi một đấng siêu nhiên nào đó (cái này thì hơi khó để giải thích). Tuy nhiên đối với mình thì lời nói sẽ cấu thành nghiệp khi nó có tính gây hại đến lợi ích, đến tinh thần hay đời sống của người có liên quan. Còn những lời nhận xét, đánh giá đã được suy xét kĩ lưỡng thì cho dù có tương đồng với đại đa số hay đi ngược với đại đa số thì cũng không hình thành nghiệp. Đó là một số suy nghĩ riêng của mình sau khi xem video thôi. Mình rất thích những chủ đề mà kênh thảo luận. Chúc kênh càng lúc càng phát triển hơn nha 🤗.
Đã biết và theo dõi HĐC được 4 tháng. Việc bản thân phát hiện ra HĐC giống như cá gặp nước vậy, mở mang đều đặn. Có một góc nhìn rất thú vị muốn gửi tới HĐC như sau: Phật Giáo không sáng tạo ra luật nhân quả, Phật Giáo phát hiện ra luật nhân quả. Bản thân lưng chừng giữa duy tâm và duy vật, am hiểu kha khá về chiêm tinh học, càng rất thích tìm đọc những đầu sách, blog thiên hướng về triết học. Nhưng khi đến với góc nhìn về Phật Giáo của HĐC, cụ thể hơn là của Trung, có rất nhiều nét tương đồng. Việc răn dạy bằng cách áp đặt thần quyền sẽ làm sai lệch đi giá trị của luật nhân quả, cũng như việc đem luật nhân quả để xét tính đúng sai của một sự việc hiện tượng cũng không giúp xác định rõ tính đúng sai. Rất tâm đắc và xin cảm ơn những đóng góp của HĐC đến với chú cá nhỏ đang cố tìm một nơi để thuộc về này.
Cảm ơn bạn đã cho mình thêm thông tin về Phật giáo nguyên thủy. Mình rất thích nhân quả và sự tu tâm của Phật giáo, đặc biệt khi nó cho chúng ta cảm giác tự do, có thể tự lực cánh sinh. Mình thì không rành về Phật giáo, mình chỉ có thể đưa quan điểm về mặt xã hội thôi .Vấn đề mình thấy ở VN hay cụ thể trên mạng xã hội là trong mắt rất nhiều bạn, tranh luận và chửi lộn nó giống nhau. Từ đó 1 bộ phận thì chửi nhau, công kích cá nhân với nhau dưới danh nghĩa "tranh luận" còn 1 bộ phận khác thì lại nhìn việc tranh luận chính là chửi lộn và lên án họ "khẩu nghiệp". Bản thân việc tranh luận công tâm cũng rất khó thực hiện vì đôi khi chúng ta phải chấp nhận được điểm thiếu sót, đôi khi là sai sót, trong quan niệm, nhận thức và kể cả sự thiên vị từ cảm xúc. Thay vì chọn 1 thứ vừa khó hiểu, vừa khó thực hiện như tranh luận, nhiều người sẽ chọn phương án dễ dàng đó là đổ tất cả cho "khẩu nghiệp" và biến tất cả sai phạm hay hậu quả là do 1 thế lực siêu nhiên là nghiệp gây ra.
Bài này Trung phân tích rất tốt. 1. Phân tích các yếu tố Phật học dựa trên góc nhìn Phật Giáo Nguyên Thủy. Tương tự khi học về kinh tế, các trường đại học ở Mỹ, Tây Âu sẽ là lựa chọn đầu tiên đối với người biết suy nghĩ và có điều kiện (thay vì các trường ở Afghanistan chẳng hạn). Khi phân tích về các yếu tố Phật Học, sẽ rất phiến diện (thậm chí vô nghĩa) nếu phân tích dựa trên kiến thức không có nguồn gốc Đức Phật dạy. (được xác minh kỹ lưỡng). 2. Có trích dẫn từ các tư liệu cổ (Aṅguttaranikāya), thay vì đưa ra ý kiến chủ quan (thậm chí như nhiều người hiện nay có khuynh hướng copy ý đâu đó rồi ghi là lời Phật Dạy). 3. Có góc nhìn đúng đắn về các khái niệm Phật Giáo. Chánh Ngữ, khẩu nghiệp không có mục đích biến Phật Tử thành người câm.
Mình đồng ý với ý 3. Đạo Phật không biến người ta thành người mềm yếu, nhu nhược. Khi cần dùng sức mạnh, người thực tập đạo Phật cũng sẽ dùng sức mạnh, nhưng với tâm từ, tình thương, chứ không phải với tâm sân. Khi cần dùng lời nói, người thực tập đạo Phật sẽ dùng lời nói để giúp cho mọi sự tốt hơn, với tâm từ, mà không vì lòng tham (tham người ta thấy mình giỏi, tham người ta ca ngợi mình), với lòng sân (vì ganh ghét đố kỵ).
@Ngoc Hai Nguyen sao lại gọi là ăn xin nhỉ? ở đời ăn bánh thì trả tiền, kiến thức hay thì phải đầu tư thgian tìm tòi. Không chịu tìm tòi thì donate để người ta mang đến cho mình, cũng fair mà
2 роки тому+1
@Ngoc Hai Nguyen mình nghĩ là đã đưa giá trị đến với cộng đồng thì hiển nhiên sẽ có quyền nhận lại những điều tương xứng với giá trị đó. Như các bạn streamer cũng được donate vì tính giải trí thôi. Chừng nào ko làm gì mà đòi donate mới gọi là ăn xin được
Video giúp em nhận ra 1 điều vô thức trước h bản thân vẫn hay gặp phải, hay giải thích, kết luận hành vi, lời nói của người đối diện trong cuộc sống thường nhật bằng "nghiệp", phần lớn trường hợp này dành cho việc đùa giỡn thông thường, không có tính răn đe hay trừng phạt gì. Tuy nhiên đùa cũng là 1 hình thức của tư duy, qua vid này bản thân em có thể cho mình 1 cách tư duy mới để có 1 suy nghĩ đc xem là đúng đắn hơn, mang tính tôn trọng quyền thực hành ngôn luận hơn. Ngoài ra cũng làm rõ về sự hiểu nhầm của em về thế lực siêu nhiên, các thần thánh trong Phật giáo Rất cảm ơn chia sẻ của anh và HĐC, luôn chờ đón vid của kênh mỗi tuần
Rất cảm ơn HDC, tính khoa học và có tính thuyết phục rất cao. Ở đây xin làm rõ hơn 2 vấn đề: 1/Phật giáo có đầy đủ những yếu tố cần có của một tôn giáo, như bạn đã nêu ra. Tuy nhiên, ở yếu tố thứ nhất (mà cũng quan trọng nhất), có sự khác nhau cơ bản trong quan niệm về "thần linh" giữa Phật giáo và các tôn giáo khác (như Ki-tô, Do thái). Phật giáo cũng thừa nhận có và tôn thờ thần linh, nhưng đó cũng chỉ là những chúng sinh trong Tam giới, tuy có những năng lực siêu nhiên nhưng không phải là toàn năng vô hạn, mà cũng phải chịu sự chi phối của nguyên lí Vô thường và luật Nhân - Duyên - Quả , chừng nào tự mình còn chưa bứt được khỏi dòng chảy bất tận của luân hồi nghiệp báo (giải thoát). 2/. Niết-bàn là gì, là cảnh giới hay trạng thái, thật khó dùng ngôn ngữ hay khái niệm để diễn đạt. Nó không phải là hư không hay trống rỗng, cũng không phải là "dập tắt" hay "vắng lặng"... mà là một trạng thái hay cảnh giới "tự nhiên", ở đó, mọi hoạt động của thân, khẩu, ý đều không dính mắc, đều tự nhiên (như Trần Nhân Tông: Tùy duyên... Đối cảnh vô tâm...). Tất nhiên, đây là cảnh giới, trạng thái của Phật, của bậc "Chính đẳng chính giác".
Vô tình xem được video này, cảm thấy bản thân thật may mắn, theo quan điểm của tôi thì tất cả đều nói đúng, dù ở khía cạnh nào đi nữa thì cũng có chổ sai trong cái đúng đó, Tôi chưa từng nhìn thấy kinh phật, tôi chỉ tin phật thôi, chứ k cần phải đọc kinh này kinh kia, tôi chỉ ước được 1 lần nghe được tiếng của phật, dù là trách móc tôi cũng mãng nguyện, chúc mọi người nhiều sức khoẻ
Chào bạn Trung! Bạn và kênh Hội đồng cừu đã và đang làm rất tốt việc đem ánh sáng tri thức đến cho mọi người. Tôi rất thích các bạn. Mong các bạn tiếp tục giữ vững sự trung lập để đem đến tri thức đa chiều cho mọi người. Nhìn chung thì đại đa số các cá nhân có những bình luận quá khích đều có lượng tri thức khá hạn hẹp. Do tri thức hạn hẹp nên suy nghĩ của họ cũng hẹp hòi, chỉ nhìn phiến diện và bằng mọi cách bảo vệ quan điểm của mình một cách bảo thủ. Nói riêng về đạo Phật thì ngày nay hầu hết các lời răn của đức Phật đều bị biến tướng để phục vụ cho các mục đích cá nhân, mục đích của các nhóm thực hành tôn giáo. Và đa số những người tự xem mình là Phật tử đều hiểu sai về lời răn của Phật, bị lôi kéo vào các hoạt động tâm linh, thần thánh hóa và mê tín dị đoan. Theo như những gì tôi học được ở bậc Cao học và đọc từ những quyển sách được cộng đồng quốc tế công nhận giá trị thì có 2 điều đáng chú ý như sau: 1. Là đức Phật không phải là bậc thần thánh. Người chỉ nhận mình là người đi trước, người thầy, chỉ đường cho người thế tục bước theo ngài trên con đường giải thoát khổ đau. 2. Là triết học của đức Phật là nhằm giải thoát khổ đau và nó được thực hiện chủ yếu từ bên trong mỗi người. Không có năng lực siêu nhiên nào tác động cả. 3. Là triết lý trọng tâm của đạo Phật là :"không tức thị sắc, sắc tức thị không". Hiểu là chẳng có gì đúng, chẳng có gì sai; chẳng có gì tốt, chẳng có gì xấu. Nắm rõ triết lý trọng tâm này để bớt sân si sẽ bớt khổ đau. Do vậy những người tự nhận mình là phật tử mà lên mạng tranh cãi nảy lửa rồi quay ra chửi bới, hằn học người có ý kiến đối lập đều đã sai.
Video hay ạ, cám ơn hội đồng cừu. Chánh ngữ theo triết học phật giáo là: khi bạn nói một điều không sai sự thật, theo đúng chân lý, không hại người hại mình thì không có tội. Huống chi tội xét từ tâm. Tâm trong sáng thì tội cũng ko. Theo phật giáo là quy y tam bảo phật pháp tăng, nhưng ngày nay người ta chi biết tăng và thần thánh hoá người tăng sĩ. Nên họ mù oán mà không xem xét phổ quát mọi thứ.
Ngoài ra mình bổ sung một chút về khái niệm Niết bàn (khái niệm giải thoát trong Phật giáo). 1. Nibbana đúng là một khái niệm khó để giải thích. Một yếu tố quan trọng để giải thích rõ là cần dựa trên các kiến thức về Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) như Rupa ( Sắc/ vật chất), Nama (Danh/ Ý thức), Citta (Tâm), Cetasika (Tâm sở), thì việc giải thích mới dễ dàng hơn. 2. Niết Bàn không phải là sự hư vô (base of boundless space). Niết bàn cũng không phải trạng thái tinh thần siêu thế mà ở đó không có gì cả. 3. Niết Bàn có nhiều nghĩa. Một nghĩa để mọi người dễ hình dung là việc chấm dứt hoàn toàn các ô nhiễm của tâm (tham, sân, si...). Một nghĩa khác là việc chấm dứt hoàn toàn việc sinh, tử (giống như Đức Phật sau khi Ngài diệt độ). 4. Với các bạn muốn tìm hiểu thêm, mình xin giới thiệu thêm bài Pháp của một vị Sư người Myanmar ở đây: ua-cam.com/video/3Oa8KqWZ4XM/v-deo.html .
Hôm nay mới xem được video này của em. Gia đình chị từ đời ông cố ông sơ cũng là Phật tử đây và chị thấy em không làm gì sai. Em đừng lo chuyện quả báo quả biếc gì mà một số người hù doạ em.
Cám ơn anh Trung và các bạn kênh Hội Đồng Cừu, mỗi video của kênh giúp mình mở mang được thêm các góc nhìn mới, quan điểm mới, và nhiều kiến mở mang đầu óc. Chân thành cảm ơn kênh. Hi vọng lúc nào đó kênh có video nêu quan điểm, sự so sánh giữa các tư tưởng triết học của Phật giáo, Khắc Kỷ, Lão Tử,... Một lần nữa xinh chân thành cảm ơn nhóm, chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Chỉ cần Đức Phúc hát ballad thì dù buồn hay vui ĐP cũng truyền tải cảm xúc của bài hát rất tốt. Bài buồn thì nghe đúng kiểu tự sự, đau khổ, nghe là muốn khóc. Còn bài vui thì lại nhẹ nhàng, ấm áp, chân thành nghe là muốn yêu❤️
bạn này nói chuyện bằng trí tuệ ! thêm một góc nhìn rất hay. Mình tin vào lý thuyết của Phật Giáo, nhưng cũng tin vào những góc nhìn mới nếu có căn cứ và luận điểm sắc bén, khoa học !
Mình cực kì thích khi có những video thế này là vì sẽ có rất nhiều luồng quan điểm, nhiều người nghiên cứu Phật giáo lẫn không nghiên cứu tranh luận, phản biện lẫn nhau. Nhìn những cmt dài và nhiều tâm huyết của các bạn là mình thấy cực thích chứng tỏ các bạn có quan tâm và muốn nghiên cứu nó kĩ càng hơn rất nhiều. Mình cũng học được rất nhiều từ đây. Thanks
Mình rất thích cách bạn phân tích toàn diện từ các nguồn tài liệu nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng. Góc nhìn của mình đơn giản hóa câu chuyện ở đây rằng khi mà một kiến thức dưới dạng vô hình để đến với đa số đám đông thì việc hữu hình hóa nó là quá trình tất yếu và dễ hiểu, song song đó là lượng thông tin sẽ bị mất đi trong quá trình chuyển từ dạng này sang dạng khác dẫn đến sẽ có sự "nhập nhằng" hay "dùng sai" khái niệm gốc vốn có của nó.
Phật giáo rông lớn và thâm sâu, nếu hời hợt nhin bề ngoài rồi ngán ngẩm với phường buôn thần bán thánh mà bỏ đi không đào sâu tìm hiểu thì rất đáng tiếc . Cảm ơn HĐC đã mang đến góc nhìn sáng tỏ cho cộng đồng
Em cám ơn anh về sự chia sẻ ạ. Mong anh sẽ ra nhiều video hơn về chủ đề Phật giáo, bởi lẽ em thấy ở Việt Nam hiện tại đi theo thiên hướng lễ bái nhiều hơn là ứng dụng đạo Phật. Cám ơn anh vì đã khai mở nhiều vấn đề dưới góc nhìn khách quan
Phật giáo ko phải là tôn giáo mà là con đường giải thoát, đức Phật cũng ko phải là nơi ban phước giáng hoạ như các tôn giáo thần quyền khác. Vì thế mới có câu "Kẻ thù lớn nhất của tôn giáo chính là khoa học". Khoa học càng hiện đại, càng tiến bộ thì các tôn giáo thần quyền sẽ càng sợ, càng căm ghét. Nhưng Phật giáo thì ko sợ sự tiến bộ đó của khoa học vì cốt lõi của Phật giáo là chân lý nhân quả bất di, bất dịch.
Cám ơn những chia sẻ rất hữu ích của Trung và Hội Đồng Cừu. Mình ko phải Phật tử nhưng qua tìm hiểu, quan sát mình cho rằng nếu muốn theo Phật thì nên theo đạo "Bụt" (bạn nào có tìm hiểu sẽ biết vì sao là đạo Bụt chứ ko phải đạo Phật). Chúc mọi người có cuối tuần thư giãn, bình an.
bao lâu nay không thể thích nổi cách tiếp cận vận hành và truyền bá của phật giáo vn, nghe xong video này giúp mình hiểu đạo phật hơn rất nhiều. phật pháp đơn giản là sự tự tu tập , thực hành các giá trị đạo đức trong xã hội. Cảm giác khá giống self help 😀 chân thành cảm ơn hội đồng cừu vì kiến thức hữu ích.
Mình nghĩ self help nó là hoàn thiện bản thân đấy, nhưng là các giá trị bên ngoài như cách để trở nên giàu có, thu hút được đám đông, cách chinh phục nhân tâm hay đại loại vậy. Đạo Phật thì tập trung hẳn vào việc thay đổi cốt lõi nhận thức và thói quen xấu của con người luôn
Mình là Phật tử, đi chùa theo đạo cũng khá lâu, nhưng ít có cơ hội được nghe pháp giảng giải từ kinh Nguyên Thủy nhiều, cũng không tự nghiên cứu kính điển Nguyên thủy nhiều, chủ yếu nghe các sư Thầy Cô giảng chủ yếu kinh đại thừa. Ngoài ra tôi cảm thấy chùa chiền nặng về cúng bái nghi lễ, kêu gọi từ thiện , góp công Đức xây chùa v.v…tôi không đã kích việc Phước thiện nhưng nếu không được hiểu đúng đắn giáo pháp để tu tập cho cuộc sống bớt đau khổ thì việc chính đi chùa học đạo đã sai và thành người mê tín, sống sai lạc làm liên lụy cho những người thân và thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc bình yên của gia đình.
Đa số Phật giáo tại Việt Nam mình theo đại thừa nên cũng khó cho bạn khi muốn tiếp cận đến giáo lý nguyên thủy của Phật giáo. Nhưng nếu không có thời gian nghiên cứu mình có thể gợi ý cho bạn vài vị Thầy có nghiên cứu và giảng dạy theo tư tưởng của giáo lý nguyên thủy như Sư Minh Niệm. Thầy Nhật Từ, là hai vị mà mình thấy có tư tưởng rất thực tế và gần với giáo lý nguyên thủy, không duy tâm hoặc mang tư tưởng gây mê tín cho phật tử. Có điều kiện bạn nên tham khảo thử bài giảng của hai vị. Chúc bạn an lạc.
Hãy xem các bài giảng pháp của hoà thượng viên minh giảng sâu vào giáo lý với từ ngữ dễ hiểu hơn. Và đặc biệt không cổ súy cho các ý nghĩ thần thánh theo phật giáo trung quốc.
Tôi ủng hộ bạn, tôi tin bạn rất lựa lời, rất cẩn trọng diễn đạt gốc nhìn chuyên môn và gốc nhìn theo triết học. Bạn đạo gì tôi k biết nhưng nếu theo đạo phật của tôi bạn đã chính ngữ, bạn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều nhưng tôi theo dõi để học hỏi bạn.
Lại 1 nhận định sai lầm, Phật Giáo nguyên thủy được coi là những quy luật và con đường của Đức Phật để giải thoát Nên podcast nói về PG nguyên thủy k dc tính về thần học vì có thờ thần nào đâu ...
mình tin là ở VN không còn phật giáo đơn thuần theo tín ngưỡng nữa, mà là phật giáo theo tuyên giáo, họ biết người vn đa số theo phật giáo nên họ cài cắm người vào tôn giáo để kiểm soát suy nghĩ và tư tưởng của tín đồ.
Mình nghĩ PG nguyên thuỷ đâu có hệ thống chùa chiền, hệ thống cấp độ sư sãi khổng lồ như ngày nay. 1 khi hình thành 1 hệ thống cần quản lý thì tự động sẽ thêm thêm bớt bớt vào các giáo lý để duy trì, mở rộng
Thưa bạn. Theo mình thì Phật Giáo của Việt Nam lại quá nặng tín ngưỡng, rất ít Phật Tử có nhu cầu khai thác các kiến thức trong kinh hay ở chùa. Họ chỉ đơn thuần xem chùa là nơi để cầu ước như các tôn giáo nhất thần, xa rời Phật Giáo gốc. Cái gốc mê tín lớn như vậy thì dẫu có cái "tuyên giáo" như bạn nói thì cũng chả làm được gì đâu. Nhiều vị thầy bên đây áp dụng mô hình Phật Giáo Nguyên Thủy rất nhiều. Nhưng mà Pháp Giảng và lý thuyết trên nó khác biệt hẳn với cái ngộ nhận đã ăn sâu trong tiềm thức của người "Phật Tử" tín ngưỡng. Nên họ không chấp nhận và hô hào phản đối, có rất rất nhiều.
VN thật sự đang thiếu những cách diễn giải Phật giáo một cách khoa học xứng đáng với tư cách "tôn giáo gần gũi nhất với khoa học" như thế này. Phật online thì nhiều, người theo lại ko muốn đào sâu tìm hiểu rồi dễ bị dẫn dụ bởi chiêu bài của mấy tổ chức định hướng tuyên truyền, cài cắm tư tưởng phách lối. P/s: thích nghe HDC ghê mà sau này các anh chị bận bịu thì chắc ko có tgian mà làm video nữa, nghĩ chắc buồn lắm, 1 kênh mở mang tầm mắt mình rõ nhiều
Xin lỗi bạn chứ mình ko bao giờ trịch thượng đến mức đi nói người khác ko nghe đủ, ko đọc đủ, cũng ko bao giờ tự tin rằng mình có thừa bởi vì tôi tin lời Đức Phật dạy rằng đừng tin chính những điều Đức Phật nói chỉ vì đó là lời của Ngài, và việc tu tập sẽ không thành tự nếu chỉ nghe theo mà không có tư duy trạch pháp. Tự bản thân ko đọc, ko tìm hiểu, mà chỉ thụ động ngồi nghe, gật gù, trong khi mỗi một người truyền giảng đều có cách interpret khác nhau, thì xin hỏi cái giác ngộ được là tư tưởng của mình hay của một người khác mớm cho?
@@maivu6773 thật ra bạn nói đúng nhưng phải có trình độ ngang nhau thì mới nói chuyện với nhau dc . những người ngồi nghe phần lớn trình độ hiểu biết về Phật pháp sẽ thấp hơn người giảng cho nên họ ngồi nghe . Còn đã hiểu ngang nhau thì họ ngồi tranh luận đàm đạo chứ ai hơi đâu mà nghe :)
Sau khi xem các video của HĐC, mình tổng hợp 3 câu ngụy biện, cãi cùn thường thấy trong tranh luận, hay cãi nhau trên mạng như sau 1. Tích cực độc hại. Cách nhận biết: "bạn phải nhìn vào mặt tích cực của vấn đề", "méo mó có hơn không", "nhiều người khổ hơn nhiều mà họ có kêu đâu", "con sâu làm rầu nồi canh thôi", "thế là sướng chán rồi còn muốn cái gì nữa" 2. Đòi hỏi thẩm quyền đạo đức. Cách nhận biết: "mày có tư cách gì nói người ta", "nhìn lại mình đi", "nếu là mày mày lại chả ăn gấp mấy lần nó", "ai mà chả có lỗi lầm, mày chưa từng phạm lỗi lầm nào à mà nói nó". 3. Khẩu nghiệp. Cách nhận biết: "coi chừng khẩu nghiệp".
@@phanhuyvinh4820 bạn thử xem hết các video về đề tài này của HĐC xem. Chứ tôi thấy những đối tượng nói mấy câu này họ vốn không có ý định tranh luận văn minh rồi, mình có nói gì cũng thế thôi, hehe
Một suy nghĩ xuất hiện trong đầu mình khi xem video này đó là: phải chăng những người lạm dụng dùng "khẩu nghiệp sẽ bị nghiệp quật" đang tự thần thánh hoá bản thân? Họ nghĩ điều họ đưa ra chắc chắn đúng và phía bên kia hoàn toàn sai? Trong khi nếu suy nghĩ rằng bản thân mình cũng có thể sai, cũng có thể bị "nghiệp quật" thì họ sẽ không bao giờ phát ngôn như thế. Các phân tích của Hội Đồng Cừu rất khoa học. Cảm ơn!
Tranh luận với những kẻ bầy đàn nào vô tâm không có mục đích tìm kiếm lẽ phải thì làm điều vô ích... và sẽ dễ bị khẩu nạn... chứ không có gì là khẩu nghiệp... Và tôi cảm ơn bạn về chủ đề cần suy tư này..
cảm ơn anh và HDC đã mang cho em một cái nhìn mới về phật giáo, làm cho em lóe lên một thích thú đến phật giáo. Trước giờ sự thật em rất ghét phật giáo, bởi vì không chỉ được thần quyền hóa mà còn sự sai lệch trong cách dùng triết học phật giáo để nhìn nhận vấn đề, chính em cũng trải qua cái sai lệch đó (khẩu nghiệp) và thấy nó chẳng đúng tí nào cả. Video này cho mình một cái quan điểm mới về phật giáo, phật giáo cũng giống như cách giáo dục con người, họ nhìn nhận vấn đề, suy nghĩ và xem xét mới đưa ra những tư tưởng đúng đắn trong mọi thời đại, không vô lý hay tin vào những siêu nhiên toàn năng.
Buổi sáng nghe đc video của Trung rất hay, rất ý nghĩa . Kiến thức về Phật giáo của Trung thật sự rất sâu, có nghiên cứu bài bản. Cảm ơn Trung rất nhiều. Mong Trung và team sẽ cho ra nhiều clip có giá trị cao nữa. Respect.
Anh thật sự không biết phải cảm ơn Trung như thế nào vì những kiến thức mà anh đã học được từ kênh Hội Đồng Cừu. Anh đã không bỏ sót bất cứ một video clip nào từ kênh, và thú thật là có những video clip mà anh "theo không nổi" ... phải nghiền ngẩm nhiều lần mới hiểu được hết ! Còn về nội dung của clip này, theo quan điểm cá nhân anh, thì chính Phật tử tại Việt Nam đã khiến Phật Giáo không còn theo kịp thời đại mới. Cám ơn Trung và kênh Hội Đồng Cừu thật nhiều !
Thật ra "nghiệp" trong Phật Giáo là nói đến những hành động và thói quen của con người qua 3 đường thân, khẩu, ý. Vì vậy mà có sự phân biệt giữa thiện nghiệp và ác nghiệp, hiểu đơn giản như là những tập tính, nhận thức tốt hoặc xấu của 1 người. Gần đây cho 1 số trend trên mxh đẩy mạnh chữ "khẩu nghiệp" mà người ta hiểu nghiệp như là 1 loại quả báo.
đúng đó, đức phật bản thân ngài cũng đã chỉ ra điều sai của rất nhiều người và nhờ đó cảm hóa được họ, đưa họ về con đường chính đạo. một điều mình thấy đúng nữa là chỉ ra hành động sai chứ không chỉ trích một người, điểu này thể hiện tính vô sắc, vô ngã và vô thường của đạo phật
Kênh này rất hay, mình rất thích và cám ơn kênh đã đưa đến những kiến thức hay, thú vị, mình mở mang được rất nhiều. Dọng bạn đọc cũng hay, lôi cuốn, duy có điều mình là ng bắc, nên muốn nghe rõ phải tập chung 100% vừa nghe vừa phân tích xem bạn đang nói gì, mình nghe có đúng không. Không thể vừa nghe vừa ăn uống hay làm việc khác vì sẽ không thể nghe hiểu được. Nếu được xin to tiếng thêm. Xin cám ơn kênh
Theo mình thấy thì khái niệm “khẩu nghiệp” ở VN được hiểu như là một quá trình tích tụ “nghiệp” qua lời nói “xấu” (nên mới có câu nói đùa: nghiệp tụ vành môi). Và nếu tích quá nhiều thì có thể đến một thời điểm nào đó của kiếp này hoặc kiếp sau sẽ phải trả giá vì nó, như hơi nước tích tụ lâu ngày thì sẽ có mưa ở đâu đó. Nếu nghĩ theo hướng này thì mình thấy nó hợp lý với giáo lý Phật giáo.
cảm ơn những chia sẻ của anh ạ. giá như HĐC có thể đầu tư mic để tạo ra chất lượng âm thanh hay hơn thì tốt ạ. Giọng anh rất hay, những kiến thức rất bổ ích tuy nhiên âm thanh hiện tại đang hơi bị rè nên em thấy tiếc ấy ạ
Đầu tiên xin cảm ơn team đã dồn nhiều tâm huyết trong các video. Tuy nhiên, video mình phải góp ý xíu là nghe bị kiểu nghẹt mũi quá nên hơi khó nghe các bác ạ
MỤC LỤC THAM KHẢO
0:00 Thảo luận mở đầu
1:47 Disclaimers
3:06 Đặt vấn đề: Có trừng phạt siêu nhiên trong triết lý Phật giáo không?
8:10 Quá trình thần bí hoá Phật giáo (The Mystification of Buddhism)
17:37 "Chánh ngữ"/"Khẩu nghiệp" có hạn chế ngôn luận?
***
"Nghiệp quật", "Nghiệp nặng quá nên bị quả báo"... là một trong những biểu đạt phổ biến nhất trong các cộng đồng Việt Nam (bất kể có theo tôn giáo hay không). Cách hiểu về Nghiệp như là một lời đe doạ, một sự trừng phạt siêu nhiên trong triết lý Phật giáo cho đến nay đã cực kỳ phổ biến.
Trong video này, chúng ta cùng lựa chọn và phân tích một số điểm triết sử của Phật giáo, cùng với nhiều nghiên cứu thần học có tính thẩm quyền để cho thấy đây không phải là cách hiểu đúng, xét theo nguồn gốc nguyên thủy cũng như một số tài liệu gốc của Phật giáo. gh
Ngoài ra, video cũng đưa ra một số thông tin mới thú vị như việc Phật giáo từng được xem là một niềm tin... "vô thần" (Atheism), hay Phật giáo cũng thường được gọi là phiên bản đầu tiên của chủ thuyết Hư vô (Nihilism).
HDC mong sẽ mang đến cho bạn đọc nhìều thông tin và tri thức có ích.
Bạn Trung không hiểu gì về Phật giáo cả. Đạo Phật không thờ thực thể siêu nhiên nhưng thờ quy luật tự nhiên mà quy luật lớn nhất là luật nhân-quả. Bởi có luật nhân quả nên tạo nghiệp sẽ bị nghiệp báo không phải vì một thế lực siêu nhiên nào mà là vì luật nhân-quả. Vì vậy đặt vấn đề “trừng phạt siêu nhiên” trong Phật giáo là hoàn toàn không có bởi trong đạo Phật là “trừng phạt tự nhiên” theo quy luật vũ trụ.
Vì vậy Phật giáo chẳng hề hạn chế bạn làm điều gì mà chỉ nhấn mạnh đến kết quả mà bạn nhận được khi thực hiện nó. Nếu làm điều xấu thì nhận lại sự xấu nên nếu không muốn bị điều xấu ấy thì đừng làm. Phật giáo chỉ ra hậu quả của hành động để chúng ta cân nhắc trước khi làm (thân, tâm, ý) chứ không cấm làm bất cứ điều gì.
Khẩu nghiệp và chánh ngữ không phải quy luật/điều cấm mà là phương pháp tu tập mà ở đó mọi người được dạy rằng hãy nói điều tốt đẹp. Nó không cổ vũ bạn nói gì thì nó mà cổ vũ bạn nói điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể. Vì vậy, mọi chỉ trích, phê phán không hề bị cấm trong đạo Phật nhưng được yêu cầu cách thể hiện phù hợp, không làm tổn thương người khác.
@@dinhnguyen2904 :))
Nếu ko vì phạm luật pháp thì ko thể bắt được
@@huyxuan5994 Vậy theo lập luận của bạn, những quy luật tự nhiên đó từ đâu mà đến, ai tạo ra chúng? Vì theo lập luận của bạn, thì các quy luật này thuộc về vũ trụ, mà ta đã biết vũ trụ có khởi đầu, và cái gì bắt đầu tồn tại thì có nguyên nhân. Vậy thì nguyên nhân cho sự tồn tại của vũ trụ cùng quy luật là gì? Tại sao con người lại phải vào thế gian này chịu khổ để rồi quay về với sự hư vô? Hư vô để đc gì? Nỗ lực làm gì khi kết quả cũng là hư vô? Thật vô nghĩa!
@@dinhnguyen2904 Tất cả mọi người trong vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng đã bị điều tra. Võ Hoàng Yên, Hoài Linh, Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng đều đã tham gia điều tra trong thời gian dài và được tuyên án là vô tội. Còn bà Nguyễn Phương Hằng thì đã bị điều tra và phát hiện có tội nên bị bắt. Đó hoàn toàn đúng pháp luật.
Còn về việc "bị những người xa lạ vô cớ vụ khống chửi bới nhục mạ bà và gia đình bà trước", khi bạn chửi người khác thì nên có tâm lý bị chửi lại. Đó là luật nhân quả cơ bản rồi. Đừng dùng lá cờ chính nghĩa để che đậy sự cực đoan của mình
Bác năm nay 74 tuổi, đã theo dõi kênh của cháu khoảng 1 tháng nay, Cháu làm tốt hơn bác nghĩ rất nhiều, kiến thức sâu rộng, khiêm tốn và thận trọng, diễn đạt trong sáng và dễ hiểu. Mong cháu khỏe mạnh và làm nhiều video hơn.
Hội đồng cừu luôn là kênh giá trị nhất.Cảm ơn bạn.
Bác năm nay 76t, theo những clip con trình bày rất tốt, bàc đe72 nghị về Phật giáo thì con nên tìm đọc bản Duy Thức học của cố HT Thích Thiện Hoa, ngoài bản của HT buddha. Rất có nhiều điều mà bác nghỉ con có thể nhận biết vả bổ sung trong kiến thức của con, mừng là VN cũng còn nhiều bạn trẻ vẫ biết vận dụng trí tuệ. Cám ơn con nhiều.
Bác khuyến khích bạn tìm hiểu về Duy Thức tức là bác rất có trình độ rồi. Cảm ơn bác.
người có tư duy như bác mà chỉ làm một khán thính giả âm thầm thì uổng phí quá
Đến một mức độ nào đó 😊
...sao biết là " thính giả âm thầm " ạ ...?
Phật giáo nguyên thủy ko phải là tôn giáo. Bạn này hiểu rất đúng về đạo Phật. Rất ít người hiểu đc như vậy. Nhiều bạn ko hiểu cứ tự nhận mình tu theo Phật =.=
Nói 1 cách chính xác. Ở Việt Nam:
+/ người hiểu đúng về Phật pháp tại VN thì ít.
+/ Nhóm mà hiểu nhầm; lệch sang hướng trục lợi Phật ( nói trắng ra buôn Phật ) thì rất nhiều.
Mình thấy khá hài hước khi có nhiều bạn (nhất là các bạn trẻ) đi rêu rao cái luận điểm "phật giáo nguyên thủy không phải là tôn giáo" mà chả bao giờ đưa ra được các luận cứ chứng minh cho cái khẳng định của mình cả. Không phải bỗng nhiên mà người ta gọi phật giáo là tôn giáo đâu. Dưới góc độ học thuật để xếp 1 tư tưởng là tư tưởng tôn giáo hoặc một nhóm người là tín đồ của một tôn giáo nào đó phải đạt được một nhóm tiêu chí nhất định. Và phật giáo đạt các tiêu chí đó nên dân chúng, giới học thuật, luật pháp...mới gọi phật giáo là một tôn giáo. Bạn muốn nói "phật giáo nguyên thủy không phải tôn giáo" thì lên đưa ra các luận điểm chứng minh. Chứ đừng adua theo người khác, chả khác gì con vẹt cả.
Chủ đề của video này tôi thấy tác giả sử dụng các diễn ngôn từ các nguồn không chính thống, không mang tính đại diện cho phật giáo VN như phát ngôn của người đại diện giáo hội, các ấn phẩm bản in+ điện tử do giáo hội phát hành, các bài thuyết pháp của các chức sắc phật giáo...là không hợp lý.
Thực tế những diễn ngôn kiểu "nghiệp quật" đa phần đều xuất phát từ các nguồn không chính thức cả. Hiện nay, nó tràn lan trên internet đặc biệt nhiều trên facebook và youtube. Việc phản biện những diễn ngôn từ các nguồn không chính thức này mình thấy không mấy giá trị. Giá trị hơn là nghiên cứu xem thế lực nào đứng đằng sau việc sản xuất, phát tán mạnh mẽ các diễn ngôn rất "sai lạc" gắn mác "phật giáo" đến công chúng. Họ cố tình gây sự lầm lẫn và hiểu sai phật giáo.
Hiện nay, tại các cơ sở tôn giáo của phật giáo ở VN cái hiện tượng đưa vô thờ phượng các đối tượng chả liên quan gì đến lịch sử phật giáo hoặc tiến hành các nghi lễ tôn giáo không có trong truyền thống phật giáo khá phổ biến. Và càng ngày sẽ càng làm hủy hoại phật giáo.
Giáo lý của phật giáo thì dù bất kể tông phái nào cũng đều có thuyết giảng khẩu ngữ tạo ra "nghiệp" cả. Tuy nhiên, khẩu ngữ sẽ tạo ra "thiện nghiệp" và " ác nghiệp". Bản chất "nghiệp" không phải chỉ là thứ gì đó đáng sợ mang tính trừng phạt (ác nghiệp) mà ngược lại nó còn là phần thưởng (thiện nghiệp). Thực tế , các diễn ngôn cản trở việc phát ngôn mang tính hù doạ kiểu "nghiệp quật" chỉ là sự cố tình truyền bá thiếu về "khẩu nghiệp" mà thôi.
@@yeumaingannamhvak
Bởi vì bạn muốn được câu trả lời thì mình sẽ đưa bạn từ khóa để bạn search
1. đạo Phật nguyên thủy( con đường thoát lập trình không làm khổ mình khổ người) là không phải tôn giáo thì bạn hãy search, tìm hiểu và thực hành con đường KHOA HỌC của TẤT ĐẠT ĐA.
2.Bạn ơi, khẩu ngữ tạo ra thiện nghiệp và không thiện nghiệp(ác nghiệp) như bạn nói là sai r nhé. Và câu của mình vừa nói cũng sai lun nhé, mà mình không nói nó cũng sai lun.
p/s: Kiến thức hiện tại về con đường thoát khỏi lập trình để không làm khổ mình khổ người khác chỉ có vậy và mình đang thực hành-kiểm tra thấy đúng. Nếu bạn có tầm nhìn hơn mình thì chia sẻ cho mình biết với để mình sáng tỏ hơn. mình cảm ơn
@@tuilaphuoc8231 @TuiLà Phước : gì phải tìm đọc làm gì cho phí thời gian hả bạn? Nếu bạn là tác giả của các luận điểm đó thì trình bày luôn cho mọi người thảo luận. Còn bạn chỉ là người đọc và chấp nhận cho rằng kết luận đó là đúng thì xin miễn bàn luận thêm.
Nội hàm của "khẩunghiệp" nếu bạn bảo không sinh ra "ác nghiệp" trong các kinh điển phật giáo thì xin trích dẫn các kinh điển phật giáo làm dẫn chứng.
Mình chán ghét mấy vị thảo luận về phật giáo mà không hiểu kinh -luận - tạng là thế nào. Mấy cái cuốn sách của mấy học giả viết về phật giáo nhiều vô kể. Nhưng học giả đó là người như thế nào? Có hiểu biết đúng về phật giáo hay ko mới là vấn đề.
@@yeumaingannamhvak Khi người khác đưa 1 dẫn chứng về quyển của Tất Đạt Đa thì bạn gạt phăng với lý do bạn đó chỉ là người đọc, không phải là tác giả.
Vậy theo luận điểm của bạn thì bạn đã là tác giả của quyển nào chưa để mang đi tranh luận. Và nếu nói như bạn thì bạn Trung cũng ko nên làm youtube phổ biến triết học này vì bạn Trung chưa là tác giả của 1 quyển sách lớn nào.
Suy nghĩ lập luận của bạn rất có vấn đề.
Luật ở quanh ta, triết phủ chân ta. Hội đồng cừu rất đầu tư và tỉ mỉ.
Đẩy Phật Giáo Nguyên Thủy vào phần trình bày, các bạn thật dũng cảm.
Dùng lời lẻ hoa mỹ ko có nghĩa là thâm thuý, thiện ác vốn song hành, phật hay không phật củng là ánh mắt nhìn. Giúp người lại thành hại người hiểu đúng bản chất chứ không phải vẻ ngoài.
Cô chỉ mới biết kênh của cháu gần đây và sau khi nghe một số bài trên kênh của cháu, cô rất mừng là giới trẻ có người như cháu, sự tinh thông, am tường hiểu biếtsâu sắc những chủ đề hóc búa mà lại biểu đạt hết sức rõ ràng và dễ hiểu, thật là thuyết phục! Cô cảm ơn cháu và chúc cháu luôn vui khỏe và có nhiều bài hay nữa nhé. 🎉🎉🎉
Mình từng tranh luận trên mạng về việc "Phật là một khái niệm, không phải chỉ đích danh ai cả" Và thế là có một loạt các "phật tử" vào chửi như đúng rồi, cũng dùng chữ "Nghiệp" để đe dọa mình, rằng mình sẽ bị "Nghiệp" trừng phạt. Xã hội Việt Nam hiện nay chỉ còn một số rất nhỏ cộng đồng còn hiểu sát với phật giáo nguyên thủy, còn cái tôn giáo tự nhận là "phật giáo" kia tự thân nó đã trở thành một tôn giáo khác rồi, nó chỉ mượn áo khoác của phật giáo, khoác áo tăng để phục vụ mục đích chính trị
Tôi đang rất đồng cảm với bạn cho đến khi bạn viết những câu cuối,những câu đó mang tính chất định kiến và ko có bằng chứng xác thực rõ ràng bạn đang đưa ra định kiến dựa trên cảm xúc tức giận của bạn,và tôi nghĩ với 1 tư duy của bạn như vậy bạn bị chửi cx là đúng
Cảm ơn Trung và HĐC. Mình là người có niềm tin tâm linh, có niềm tin vào Đức Phật...nhưng hệ thống Phật giáo ngày nay tại Việt Nam mình cũng cảm thấy nó quá đặt nặng vào giáo điều, phóng đại và thần thánh hóa một cách thái quá về Phật, sùng bái một cách mù quáng dẫn đến mê tín...làm tách xa ý nghĩa ban đầu của đạo Phật đối với đời sống của con người!
và quá coi trọng tiền bạc nữa
@@clara9350 tiền bạc ai không coi trọng, miễn không bám chấp dính mắc vào nó
@@sapnkp đi tu mà coi trọng vật chất tiền tài thế gian được à. Bởi thế nhà tôi lâu nay ko cúng dường ở chùa nữa mà chỉ đi giúp những nơi khó khăn mà thôi
Từ đó mình cực ghét mê tín
Vậy phải hiểu khẩu nghiệp, nghiệp quật là như thế nào? Nó có phải là sản phẩm thứ sinh đc sinh ra trong quá trình truyền bá phật giáo, biến đổi từ phật giáo nguyên thủy trở thành phật giáo trong xã hội hiện nay?
Khẩu nghiệp mang ý nghĩa khoa học rất rõ ràng. Khẩu nghiệp không phải là sự trừng phạt của đấng siêu hình. Khẩu nghiệp là hậu quả của chuỗi phát ngôn Sai theo tiêu chuẩn Tục đế lẫn Chân đế. Bạn phân tích rất đúng về giá trị cốt lõi của Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo ngày nay đã lai tạp với thần quyền, biến giá trị tự lực thành dựa dẫm tha lực, phép màu, phù hộ của các đấng siêu hình. Cảm ơn bạn.
Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu. Trong một khóa thiền mình từng tham dự, sư trụ trì có nói thế này: Đức Phật chỉ ra con đường mà Ngài đã đi để thoát khổ, đó là một phương pháp thực hành mà ai muốn thoát khổ thì hãy làm theo. Từ đây có thể hiểu không có chuyện Đức Phật giải thoát cho chúng sinh, mà chúng sinh phải tự tu thân để giải thoát cho mình, nói cho bình dân là ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng.
Anh năm nay cũng lớn tuổi, từ ngày biết đến kênh, anh lại thấy mình trẻ hơn bởi anh đang học nhiều hơn. Cảm ơn kênh.
Tự nhiên anh cho em 1 cái nhìn khác cho những vấn đề trong cuộc sống của mình theo 1 hướng tốt hơn. Video này, video về “Phán xét” và video về Ước mơ đã khiến em có cái nhìn dễ chịu về cuộc sống hơn nhiều. Chân thành cảm ơn HĐC.
HDC chân thành cảm ơn đóng góp quý báu của bạn. Nhóm sẽ cố gắng nhiều hơn.
Cám ơn anh Trung vì video này. Em là người Công giáo, em được đọc nhiều bài viết về Phật giáo của các linh mục là những người học và nghiên cứu thần học, từ đó cũng biết được vài điều: Phật giáo nguyên thủy không phải là 1 tôn giáo, nhưng là 1 trường phái triết học. Phật không phải là 1 vị thần, cũng không cho mình là thần. Nhưng đúng như anh nói, qua quá trình mở rộng, phát triển ở Trung Quốc rồi truyền bá sang Việt Nam, Phật giáo đã bị biến thành một tôn giáo thờ Phật, điển hình có thể thấy trong phim Tây Du Kí, khi Phật, Bồ Tát là những đấng có quyền năng cao siêu hơn cả Ngọc hoàng.
Đúng vậy bạn, hiểu đơn giản Đức Phật như một người thầy đi trước, có nhiều trải nghiệm và hiểu biết, từ đó ngài chia sẻ lại cho chúng sinh những gì mà ngài đã trải nghiệm, để chúng sinh tu tập và có cuộc sống tốt đẹp hơn thôi. Chứ không phải như biến hóa thần thông, đi mây về gió, trừng phạt người xấu này nọ như trên phim.
Đoạn trên thì mình đồng ý. Nhưng ví dụ Tây Du Ký thì có lẽ không đúng lắm. Vì bản thân tác phẩm này không nhằm truyền bá Phật giáo, mà chỉ mượn các nhân vật để gửi gắm các tư tưởng của tác giả thôi.
@@RuaSkye1 xin lỗi vì mình viết gây hiểu lầm. Ý mình là hình ảnh thần thánh của Phật được thể hiện trong phim Tây Du Kí á bạn :3
@@lh.hoangmai mình cũng theo Công giáo. Và thích tìm hiểu những điều Đức Phật dạy. Bởi đơn giản, vĩ nhân luôn đáng được ngưỡng mộ.
Thế nên Đức Phật mới dự ngôn rằng pháp môn của ngài rồi cũng sẽ đến thời kì Mạt Pháp tức là thời này chứ còn đâu
Cảm ơn bạn, mình rất thích cách nói trong sáng rạch ròi, lập luận của bạn. Về cảnh giới Niết Bàn trong Phật giáo, tuy nó có nghĩa là “dập tắt”, nhưng không có đồng nghĩa với “hư vô”. Đây là điều mình muốn góp ý.
Đức Phật giác ngộ “lý duyên khởi” mà thành Phật, tức mọi thứ hình thành hay hoại diệt đều do duyên (điều kiện) cả. Vì thế mọi thứ trên đời, cái đang có mặt vì nó đủ duyên nên có mặt; cái đang vắng mặt vì nó đủ duyên vắng mặt. Cũng có nghĩa là chúng không tồn tại vĩnh hằng, cũng không đoạn diệt mất hẳn, mà tất cả chỉ là sự tiếp nối không cùng. Ví dụ như Bạn, khi lúc mới sanh ra, hay lúc 10 tuổi, 20 tuổi và bây giờ là một hay là khác? Nếu nói một là sai, nếu nói hai là trật, thật ra chỉ là sự tiếp nối không cùng. Và đây là cách hiểu mà Phật giáo vượt thoát nhị biên: có không, được mất, vắng mặt có mặt….
Trở lại vấn đề về Niết Bàn, nếu nói trạng thái đó là hư vô thì dính vào đối đãi nhị biên. Bản chất của một vật, rỗng toát bên trong, chẳng có một cái gì đó là nhân xuyên suốt hình thành từ lúc sinh đến lúc mất. Kiểu như “hội đồng cừu”, do nhiều người tụ hợp lại vì một mục đích nào đó, thực chất, không có ai là chính mà không có ai là phụ, rỗng toát bên trong, không có ai là chủ thể xuyên suốt, mà chỉ là đủ thành viên rồi tạm đặt một cái tên vậy thôi.
Tu hành không phải để thành cái gì, mà chỉ là thực tập, học hỏi làm sao để hiểu đúng bản chất của vạn pháp (mọi vật) là do duyên sanh, duyên diệt, chúng luôn trong tình trạng thay đổi (vô thường), và chẳng có cái nào là chủ cái nào (vô ngã). Và con người không được tự do tự tại, bị đau khổ là do hiểu sai về nguyên lý này, rồi cho nó là thế này thế kia, không phải thế này thế kia, nó chỉ là nó thôi. Buồn, rầu, đau khổ vì mọi thứ không được như ý mình muốn. Đó là do không hiểu nguyên lý duyên khởi nên sanh tử luân hồi, bởi bản ngã dắt dẫn. Thuật ngữ nhà Phật gọi là do vô minh (không biết, trạng thái mù mờ u tối, thiếu hiểu biết nguyên lý). Ngừoi có trí tuệ trong nhà Phật là thấy biết như thật nó là, không còn khởi tâm tham đắm hay ghét bỏ, chúng là do điều kiện thay đổi nên thay đổi thôi, có trí tuệ là thấy rõ như vậy, nên không còn trạng thái tham đắm hay ghét bỏ, mong muốn được như ý mình, biết tuỳ duyên, thuận pháp mà sống. Đó là trạng thái Niết Bàn. Nói nôm na lại, chỉ cần hiểu đúng lại, chứ không phải tu hành để thành cái gì cả.
Như vậy, Phật giáo không chấp một cái gì thường hằng, cũng không cho là “hư vô”. Chúng chỉ là sự tiếp nối liên tục do duyên thay đổi, hiểu rõ như vậy là thể nhập Niết bàn, sống không còn đấu tranh, hơn thua với đời.
có lẽ do tôi còn chưa đủ tri thức để hiểu rõ được những gì bạn nói.
nhưng tôi đọc xong comment của bạn lại cảm thấy Phật giáo so với Hư Vô càng Hư Vô
Mình đã đọc rất tập trung vào bình luận của bạn nhưng mình chỉ hiểu "Nó là nó". Không phải là "Hư vô" (tức là không có gì).
Cách hiểu của mình có đúng ý bạn không vậy?
@@vannhantran547 vâng, mình đứng góc độ vô thuỷ vô chung (không đầu mối, không chung cuộc) để nói mọi vật trên thế gian này, chúng không trường tồn bất biến và cũng không mất hẳn, chúng chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Điều này giống như định luật bảo toàn năng lượng vậy. Khái niệm hư vô (mất hẳn) thì không phải là chủ trương của Phật giáo.
@@tieulaonhan6392 dạ, nếu tôi nói vụng về làm bạn không hiểu hoặc hiểu nhầm về Phật giáo. Tôi xin lỗi ạ!
Sadhu sadhu lành thay !!!
Mình nghĩ đây là một video với chất lượng rất cao. Chúc mừng hội đồng cừu cũng như cảm ơn anh Trung đã chia sẻ tư liệu quý. Điều anh phân tích rất tương đồng với những gì các thầy như thiền sư Nhất Hạnh đã diễn giải cho quần chúng, dĩ nhiên là vẫn giữ được màu sắc học thuật. Rất mong những video tiếp theo của HĐC
Ở Vn có thầy Thích Thông Lạc cũng tu theo Phật giáo nguyên thuỷ.
Cách nhìn đạo Phật của HDC tương tự thầy Thích Từ Thông nữa bạn
@@ThiNguyen-sp1bi cảm ơn bạn. Mình cũng nghe thầy Nhật Từ giảng về Phật Giáo Nguyên Thủy, quả thật rất hay. Ngày trước mình đọc sách đại thừa thì có ý chê tiểu thừa, nhưng quả thật là không phải
Mẹ mình theo Phật pháp và kể từ đó biến thành người dị biệt, mất khả năng nói chuyện, mất khả năng hòa nhập với cộng đồng, hoàn toàn bị cô lập trong thế giới riêng của mẹ mình, thế giới đó mẹ mình là Phật, bà có phép màu và nói được ngôn ngữ động vật, nhắm mắt lại nhìn thấu ngàn phương. Nhớ lại mẹ mình trước đây một người vui vẻ hoạt bát mà giờ thành nửa người nửa thần thánh, với quyền năng phép màu. Mình thật sự ko hiểu Phật pháp làm thế nào biến mẹ mình thành ra như thế.
@@Lamyxiang xin chia sẻ với bạn. Bạn có thể cho tụi mình biết mẹ bạn theo thầy/chùa nào không?
Mình rất thích một bài kinh này xin chia sẻ với bạn, nếu được bạn có thể chia sẻ với mẹ bạn là bài kinh Kamala:
Nội dung chính của bài kinh ấy là: "Đừng vội tin điều gì chỉ bởi nó là truyền thuyết/truyền thống/do người thân thuộc nói/do thầy của mình nói. Hãy suy luận, đối chiếu với thực tiễn và phê phán với bất cứ lý thuyết/niềm tin nào (kể cả đó là lời Như Lai nói)". Theo ngôn ngữ hiện đại thì đó chính là critical thinking. Một vị thầy chân chính sẽ hướng dẫn cho đệ tử của mình cách lý luận, phân tích đúng sai bằng óc thẩm soát chứ không phải dựa vào niềm tin siêu nhiên mơ hồ. Bản chất đạo Phật không cổ súy cho niềm tin siêu nhiên (supernatural belief) hay mù quáng như anh Trung đã phân tích trong video. Đức Phật cũng là một con người như chúng ta và đã giác ngộ chứ không phải một đấng toàn năng.
Link: phatgiao.org.vn/phat-day-co-muoi-dieu-cho-voi-tin-d26731.html
Cám ơn kênh. Các bạn quá giỏi. Chúc kênh và các thành viên trong hội đồng sẽ luôn tràn đầy nhiệt huyết và luôn đi đúng hướng nhé.
Mình đã xem video của HDC về luật án của thầy Thích Chân Quang và mình thấy Trung nói rất hay, ngôn từ rất lịch sự và dễ hiểu. Cảm ơn bạn rất nhiều
Giờ này Quang trọc bị mang ra xử rồi, ko phải vì người dân nhận ra bộ mặt xấu xa của hắn, mà bị xử do hắn bị phe nhóm mạnh hơn phe nhóm của hắn xử
Trung ơi. Hơn 40 năm trước lần đầu tiên đã có một người giác ngộ như Phật( có thể gọi là Alahan hay bán độc giác Phật cũng được) thầy ấy theo đại thừa cả chục năm tu hành gần chết mà mãi không có kết quả làm chủ sự sống hay hết tham sân si hoàn toàn. Lúc ấy thầy ấy tính tự tử vì quá thất vọng khi mình tu tập gần chết mà không chứng đạo nhưng vô tình đọc được cuốn kinh nguyên thuỷ do hoà thượng Thích Minh Châu dịch từ Pali ra Việt ngữ. Thầy ấy ngộ ra nhiều điều sau đó nương theo đúng một câu trong kinh ấy mà quyết tu tiếp hết mình hơn 6 tháng thì chứng đạo thật sự. Thầy ấy ẩn im gần 20 năm vì lúc ấy Đại Thừa nhiều cái sai mà ngay cả Nguyên Thuỷ cũng đang đi lệch lạc con đường xưa của Phật chỉ là gìn giữ lại kinh sách gần với lời Phật dạy nhất thôi nhưng chẳng 1 ai tu tập đúng cách mà chứng đạo được. Mình nghĩ bạn nên thử tìm hiểu về Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Ngài nhập diệt năm 2013 rồi. Theo ngài hiện giờ niết bàn người ta hiểu sai do không có người chứng đạo, ngài bảo sau khi vào niết bàn không còn gì như hư vô thì không đúng mà còn có một cái gì đó cũng không đúng, chỉ có chúng đạo rồi thì mới hiểu được còn không thì hiểu đơn giản là chấm dứt sinh già bệnh chết và tái sinh luân hồi. Mình thì cũng là một con người thuần khoa học và yêu triết học, không theo bất cứ tôn giáo nào nhưng vô tình một lần nghiên cứu sâu tí về triết học Phương Tây lẫn Phương Đông, cụ thể là về tôn giáo tuy là khá đáng chán vì mình không thích tôn giáo lắm nhưng cũng ráng. Cũng vô tình mà tìm thấy một con người khác biệt hẳn với tất cả và rất ít người biết đến lại có thể làm mình ấn tượng. Mà thôi bạn cứ thử tìm hiểu xem. Có thể rất chán nhưng tìm hiểu càng nhiều lại nhận ra nhiều thứ tốt. Đáng giá đấy.
HĐC rất dũng cảm khi chọn chủ đề này và các bạn cũng khai thác nó rất tốt.
Cảm ơn HĐC và mong chờ những video tiếp theo từ các bạn.
Bạn thực sự có nhiều kiến thức uyên thâm về các lĩnh vực triết học được thảo luận. Khâm phục vì tuổi đời bạn còn trẻ mà đã nghiên cứu nhiều vấn đề đến vậy. Cảm ơn vì đã chia sẻ!
Nói vấn đề nào ra là có dẫn chứng trích dẫn cuốn sách về chủ đề đó luôn, thật sự nể về khoản: đọc cuốn nào là nhớ cuốn đó, mà rất nhiều sách nữa chứ.
Bản thân mình cũng có nhiều sự không đồng tình với các quan điểm, lời răn dạy của hệ thống quan điểm Phật giáo không chính thống, tuy nhiên không có nhiều kênh đề cập đến vấn đề này một cách khoa học và đầy tình xây dựng như kênh. Minh muốn gửi lời cảm ơn đến các thành viên của hội đồng cừu, đây là 1 video rất chất lượng.
a Trung luôn trình bày vấn đề rất logic, khách quan , đủ sâu để người nghe hiểu căn bản nhưng không quá sâu đến mức khó hiểu, ủng hộ a Trung và team
Cảm ơn Trung và HĐC.
Cảm ơn sự chia sẻ của Trung, mình may mắn gặp được 1 người thầy, thầy mình đã dạy "Hãy xem Đức Phật là 1 người thầy chứ ko phải 1 vị thần thánh có khả năng cứu khổ, ban vui"
Chính xác, đạo Phật là một quá trình tự chứng ngộ. Ai cũng bình đẳng để tu tập và sám hối để đạt đc Niết Bàn của chính bản thân mình.
Rất cảm ơn Tấn Trung cùng ekip HĐC đã dụng tâm huyết đầu tư tạo dựng một video chứa nội dung chất lượng, tỉ mỉ, chi tiết với đầy đủ dẫn chứng minh bạch một cách khá vẹn toàn như vậy để rồi chia sẻ free đến mọi người, giúp cộng đồng người xem những ai hữu duyên được khai sáng nhận thức dưới dạng học thuật cơ bản, chuẩn mực.
Không biết cơ duyên học thuật về Pháp Phật trước đó của Tấn Trung được hình thành khởi phát thế nào, cá nhân mình tin dù hiện tại sự quan tâm tìm hiểu đạo Phật chỉ dừng lại ở mức học thuật tham khảo, thì vẫn có thể chắc chắn rằng đã tồn tại một mối duyên liên kết sâu sắc, tiếp xúc xúc với Phật Pháp từ nhiều kiếp sống với Tấn Trung trước đó rồi, để từ đó mới có duyên xây dựng được trình độ nhận thức sâu rộng như kiếp này.
Cũng giống như ánh sáng là bản thể tổng hợp của tất cả màu sắc, có thể xem sự tồn tại mỗi một tôn giáo thần quyền ứng với sự hiện diện của một màu sắc riêng biệt sau khi phân tách qua lăng kính, sau khi pha trộn các tổ hợp màu sắc. Nhưng gọn lại thì nó vẫn là một với bản thể ban đầu của ánh sáng. Một là tất cả, tất cả là một. Nếu không xét tới sự hiện diện của Vật chất tối trong Vũ Trụ, thì sự hiện diện chủ đạo bao quát toàn thể chính là Ánh sáng, khi đó có thể nhìn nhận Ánh sáng là Tạo hoá, là Niết Bàn, là Cội nguồn.
Vì chúng ta đang sống trong môi trường tương đối, kết quả hình thành và tiếp diễn của Vũ Trụ đã tạo ra thế giới Nhị nguyên hai mặt, có mặt này mới có mặt kia, không có Tà thì sao biết được Chánh. Nên nếu còn sự phân biệt thì chưa phải là Chân lý rốt ráo, toàn vẹn đối với góc nhìn của Thượng Đế, mà như lời vừa soạn, vốn đối nghịch với yếu tố Chân đã có Nguỵ rồi. Nó là một sự không toàn vẹn trong cái Vũ Trụ tương đối này, luôn có lỗ hổng, không có hồi kết giống như đuôi lẻ của số Pi vậy. Nên thay vì hà khắc, bảo thủ cho sự đúng sai thì ta nên học cách chấp nhận tất cả, dù đó là vinh hoa hay nhục nhã, khổ đau hay hạnh phúc...
Nền tảng của Phật Pháp chính là sự Trung dung, là Trung Đạo, là điểm cân bằng chính giữa, không thái quá cũng không bất cập, không chấp trước cũng không buông bỏ. Cái sự buông bỏ thường được đề cập trong giáo học, giảng dạy là buông sự chấp trước, chấp trước khổ đau mà sinh nghiệt ngã, chấp trước hạnh phúc mà sinh cầu toàn. Bởi có sự chấp trước trước đó rồi nên mới cần sự buông bỏ, nếu vốn ban đầu không chấp trước thì cần gì để buông nữa. Điểm cân bằng giống như số 0 đứng giữa ở mọi phương hướng vậy, chấp trước 1 thì buông bỏ 1, chấp trước 10 thì buông bỏ 10, buông bỏ thái quá thành kẻ sống bạc nhược, bất cần đời như một số âm thì cần chấp lại những điều chính thiện để trở về mức 0 cân bằng ban đầu.
Trên là nhìn nhận vấn đề ở góc độ nhận thức hành đạo mục tiêu đắc giác ngộ, giải thoát, vẫn là lý thuyết xuông. Còn nếu xét gần lại với tư tưởng sống của người phàm tục chúng ta, Chánh ngữ, Khẩu nghiệp luôn cần được nhận thức một cách nghiêm túc, nhưng cũng đừng thái quá dưới góc độ một kẻ cuồng tín thiếu sự tự nhận thức, phân biệt phải quấy, chánh tà. Vì cái gì cũng có giới hạn nhất định của nó. Người phương Tây họ đâu có truyền thống thờ cúng thần linh, người đã khuất như người phương Đông, vậy mà họ vẫn phát triển mọi mặt từ kinh tế đến xã hội, và còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều, trong khi đại đa số người dân phương Đông chúng ta ngày nay chủ đích thờ cúng không phải thể hiện lòng tín ngưỡng, biết ơn, mà hầu hết tập trung vào mục đích cầu tài lộc, hạnh phúc, tránh né khổ đau.
Ta nên nhìn nhận yếu tố Chánh Chính ở đây là hợp với Đạo đức sống làm người nhân văn, yếu tố Nghiệp từ Khẩu miệng ở đây có sự chi phối tác động đến tất cả Nhân loại chứ không riêng gì chỉ người theo đạo, theo tôn giáo riêng, khi nó là cơ chế vận hành tự nhiên của Luật Vũ Trụ, Luật Nhân Quả. Nhưng cũng không vì một điều lệ nào đó dựa trên yếu tố Nhân Quả để mà chúng ta phải chịu sự áp lực, sự quản thúc, phải bị cấm khẩu mà không được diễn đạt tiếng nói riêng cá nhân qua khẩu ngôn, kể cả xét trong phạm vi nhỏ hẹp của một gia đình giữa con cái và cha mẹ chúng. Còn yếu tố Tự do ngôn luận là quyền bình đẳng của mỗi tất cả Nhân loại, nhưng cũng có giới hạn nhất định của nó, không thể mượn cớ lạm dụng thái quá, Nước sông không động nước giếng thì nào có sự tình phát sinh. Dù luận điểm luận cứ ta đưa ra có hợp với chính nghĩa thì vẫn là cái duyên để tạo dựng khối nghiệp Karma với đối phương.
nói chung là có 1 cái nghiệp - nghiệp phản khoa học - ai mà phạm vào là ăn quả báo ngay. còn về nói lấp liếm, thần bí hóa thì ko xem ko ra gì cả
Xem video của kênh làm mình nhớ tới có một câu trong kinh Phạm Võng “Các người là Phật sẽ thành,Ta đây là Phật đã thành.” Theo như mình hiểu câu này tức là ai rồi cũng có thể đạt được sự giác ngộ giống như các vị Phật. Bản thân chữ “Phật” cũng mang ý nghĩa là bậc giác ngộ, chứ không phải là một đấng toàn năng có quyền sinh sát. Cho nên mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của kênh.
Còn về vấn đề nghiệp, hay trong trường hợp này là khẩu nghiệp thì mình nghĩ là vẫn có. Vì theo như niềm tin của mình thì nghiệp giống như bài học để mình học lại những lỗi sai mà mình mắc phải trên con đường trở thành một người giác ngộ, và nó mang tính tự do ý chí hơn là bị trừng phạt bởi một đấng siêu nhiên nào đó (cái này thì hơi khó để giải thích).
Tuy nhiên đối với mình thì lời nói sẽ cấu thành nghiệp khi nó có tính gây hại đến lợi ích, đến tinh thần hay đời sống của người có liên quan. Còn những lời nhận xét, đánh giá đã được suy xét kĩ lưỡng thì cho dù có tương đồng với đại đa số hay đi ngược với đại đa số thì cũng không hình thành nghiệp. Đó là một số suy nghĩ riêng của mình sau khi xem video thôi. Mình rất thích những chủ đề mà kênh thảo luận. Chúc kênh càng lúc càng phát triển hơn nha 🤗.
Đã biết và theo dõi HĐC được 4 tháng. Việc bản thân phát hiện ra HĐC giống như cá gặp nước vậy, mở mang đều đặn. Có một góc nhìn rất thú vị muốn gửi tới HĐC như sau: Phật Giáo không sáng tạo ra luật nhân quả, Phật Giáo phát hiện ra luật nhân quả.
Bản thân lưng chừng giữa duy tâm và duy vật, am hiểu kha khá về chiêm tinh học, càng rất thích tìm đọc những đầu sách, blog thiên hướng về triết học. Nhưng khi đến với góc nhìn về Phật Giáo của HĐC, cụ thể hơn là của Trung, có rất nhiều nét tương đồng. Việc răn dạy bằng cách áp đặt thần quyền sẽ làm sai lệch đi giá trị của luật nhân quả, cũng như việc đem luật nhân quả để xét tính đúng sai của một sự việc hiện tượng cũng không giúp xác định rõ tính đúng sai. Rất tâm đắc và xin cảm ơn những đóng góp của HĐC đến với chú cá nhỏ đang cố tìm một nơi để thuộc về này.
Cảm ơn Trung và HĐC ! Nghe em phản biện và phân tích rất hợp lý ,thấu đáo !
Cảm ơn bạn đã cho mình thêm thông tin về Phật giáo nguyên thủy. Mình rất thích nhân quả và sự tu tâm của Phật giáo, đặc biệt khi nó cho chúng ta cảm giác tự do, có thể tự lực cánh sinh.
Mình thì không rành về Phật giáo, mình chỉ có thể đưa quan điểm về mặt xã hội thôi .Vấn đề mình thấy ở VN hay cụ thể trên mạng xã hội là trong mắt rất nhiều bạn, tranh luận và chửi lộn nó giống nhau. Từ đó 1 bộ phận thì chửi nhau, công kích cá nhân với nhau dưới danh nghĩa "tranh luận" còn 1 bộ phận khác thì lại nhìn việc tranh luận chính là chửi lộn và lên án họ "khẩu nghiệp". Bản thân việc tranh luận công tâm cũng rất khó thực hiện vì đôi khi chúng ta phải chấp nhận được điểm thiếu sót, đôi khi là sai sót, trong quan niệm, nhận thức và kể cả sự thiên vị từ cảm xúc. Thay vì chọn 1 thứ vừa khó hiểu, vừa khó thực hiện như tranh luận, nhiều người sẽ chọn phương án dễ dàng đó là đổ tất cả cho "khẩu nghiệp" và biến tất cả sai phạm hay hậu quả là do 1 thế lực siêu nhiên là nghiệp gây ra.
Bài này Trung phân tích rất tốt.
1. Phân tích các yếu tố Phật học dựa trên góc nhìn Phật Giáo Nguyên Thủy. Tương tự khi học về kinh tế, các trường đại học ở Mỹ, Tây Âu sẽ là lựa chọn đầu tiên đối với người biết suy nghĩ và có điều kiện (thay vì các trường ở Afghanistan chẳng hạn). Khi phân tích về các yếu tố Phật Học, sẽ rất phiến diện (thậm chí vô nghĩa) nếu phân tích dựa trên kiến thức không có nguồn gốc Đức Phật dạy. (được xác minh kỹ lưỡng).
2. Có trích dẫn từ các tư liệu cổ (Aṅguttaranikāya), thay vì đưa ra ý kiến chủ quan (thậm chí như nhiều người hiện nay có khuynh hướng copy ý đâu đó rồi ghi là lời Phật Dạy).
3. Có góc nhìn đúng đắn về các khái niệm Phật Giáo. Chánh Ngữ, khẩu nghiệp không có mục đích biến Phật Tử thành người câm.
Mình đồng ý với ý 3. Đạo Phật không biến người ta thành người mềm yếu, nhu nhược.
Khi cần dùng sức mạnh, người thực tập đạo Phật cũng sẽ dùng sức mạnh, nhưng với tâm từ, tình thương, chứ không phải với tâm sân.
Khi cần dùng lời nói, người thực tập đạo Phật sẽ dùng lời nói để giúp cho mọi sự tốt hơn, với tâm từ, mà không vì lòng tham (tham người ta thấy mình giỏi, tham người ta ca ngợi mình), với lòng sân (vì ganh ghét đố kỵ).
Anh Trung nếu cần có thể mở 1 kênh donate. Mình tin rằng những khán thính giả của kênh sẽ ủng hộ Trung nhiệt tình.
@Ngoc Hai Nguyen Dưa Leo cũng có quảng bá cho kênh này đó.
@Ngoc Hai Nguyen sao lại gọi là ăn xin nhỉ? ở đời ăn bánh thì trả tiền, kiến thức hay thì phải đầu tư thgian tìm tòi. Không chịu tìm tòi thì donate để người ta mang đến cho mình, cũng fair mà
@Ngoc Hai Nguyen mình nghĩ là đã đưa giá trị đến với cộng đồng thì hiển nhiên sẽ có quyền nhận lại những điều tương xứng với giá trị đó. Như các bạn streamer cũng được donate vì tính giải trí thôi. Chừng nào ko làm gì mà đòi donate mới gọi là ăn xin được
Video giúp em nhận ra 1 điều vô thức trước h bản thân vẫn hay gặp phải, hay giải thích, kết luận hành vi, lời nói của người đối diện trong cuộc sống thường nhật bằng "nghiệp", phần lớn trường hợp này dành cho việc đùa giỡn thông thường, không có tính răn đe hay trừng phạt gì. Tuy nhiên đùa cũng là 1 hình thức của tư duy, qua vid này bản thân em có thể cho mình 1 cách tư duy mới để có 1 suy nghĩ đc xem là đúng đắn hơn, mang tính tôn trọng quyền thực hành ngôn luận hơn. Ngoài ra cũng làm rõ về sự hiểu nhầm của em về thế lực siêu nhiên, các thần thánh trong Phật giáo
Rất cảm ơn chia sẻ của anh và HĐC, luôn chờ đón vid của kênh mỗi tuần
Quá nhiều chất xám trong các video của hội đồng. Rất cảm ơn Trung và team vì những bài chia sẻ như này.
Rất cảm ơn HDC, tính khoa học và có tính thuyết phục rất cao. Ở đây xin làm rõ hơn 2 vấn đề: 1/Phật giáo có đầy đủ những yếu tố cần có của một tôn giáo, như bạn đã nêu ra. Tuy nhiên, ở yếu tố thứ nhất (mà cũng quan trọng nhất), có sự khác nhau cơ bản trong quan niệm về "thần linh" giữa Phật giáo và các tôn giáo khác (như Ki-tô, Do thái). Phật giáo cũng thừa nhận có và tôn thờ thần linh, nhưng đó cũng chỉ là những chúng sinh trong Tam giới, tuy có những năng lực siêu nhiên nhưng không phải là toàn năng vô hạn, mà cũng phải chịu sự chi phối của nguyên lí Vô thường và luật Nhân - Duyên - Quả , chừng nào tự mình còn chưa bứt được khỏi dòng chảy bất tận của luân hồi nghiệp báo (giải thoát). 2/. Niết-bàn là gì, là cảnh giới hay trạng thái, thật khó dùng ngôn ngữ hay khái niệm để diễn đạt. Nó không phải là hư không hay trống rỗng, cũng không phải là "dập tắt" hay "vắng lặng"... mà là một trạng thái hay cảnh giới "tự nhiên", ở đó, mọi hoạt động của thân, khẩu, ý đều không dính mắc, đều tự nhiên (như Trần Nhân Tông: Tùy duyên... Đối cảnh vô tâm...). Tất nhiên, đây là cảnh giới, trạng thái của Phật, của bậc "Chính đẳng chính giác".
Vô tình xem được video này, cảm thấy bản thân thật may mắn, theo quan điểm của tôi thì tất cả đều nói đúng, dù ở khía cạnh nào đi nữa thì cũng có chổ sai trong cái đúng đó,
Tôi chưa từng nhìn thấy kinh phật, tôi chỉ tin phật thôi, chứ k cần phải đọc kinh này kinh kia, tôi chỉ ước được 1 lần nghe được tiếng của phật, dù là trách móc tôi cũng mãng nguyện, chúc mọi người nhiều sức khoẻ
Kênh này nhiều thông tin hay quá! Bạn đã rất dũng cảm để nói lên Sự Thật. Sự bình an luôn đến với bạn.
Cảm ơn bạn!
Rất hay! Cám ơn Trung và HĐ% Cừu
Chào bạn Trung! Bạn và kênh Hội đồng cừu đã và đang làm rất tốt việc đem ánh sáng tri thức đến cho mọi người. Tôi rất thích các bạn. Mong các bạn tiếp tục giữ vững sự trung lập để đem đến tri thức đa chiều cho mọi người.
Nhìn chung thì đại đa số các cá nhân có những bình luận quá khích đều có lượng tri thức khá hạn hẹp. Do tri thức hạn hẹp nên suy nghĩ của họ cũng hẹp hòi, chỉ nhìn phiến diện và bằng mọi cách bảo vệ quan điểm của mình một cách bảo thủ.
Nói riêng về đạo Phật thì ngày nay hầu hết các lời răn của đức Phật đều bị biến tướng để phục vụ cho các mục đích cá nhân, mục đích của các nhóm thực hành tôn giáo. Và đa số những người tự xem mình là Phật tử đều hiểu sai về lời răn của Phật, bị lôi kéo vào các hoạt động tâm linh, thần thánh hóa và mê tín dị đoan. Theo như những gì tôi học được ở bậc Cao học và đọc từ những quyển sách được cộng đồng quốc tế công nhận giá trị thì có 2 điều đáng chú ý như sau:
1. Là đức Phật không phải là bậc thần thánh. Người chỉ nhận mình là người đi trước, người thầy, chỉ đường cho người thế tục bước theo ngài trên con đường giải thoát khổ đau.
2. Là triết học của đức Phật là nhằm giải thoát khổ đau và nó được thực hiện chủ yếu từ bên trong mỗi người. Không có năng lực siêu nhiên nào tác động cả.
3. Là triết lý trọng tâm của đạo Phật là :"không tức thị sắc, sắc tức thị không". Hiểu là chẳng có gì đúng, chẳng có gì sai; chẳng có gì tốt, chẳng có gì xấu. Nắm rõ triết lý trọng tâm này để bớt sân si sẽ bớt khổ đau. Do vậy những người tự nhận mình là phật tử mà lên mạng tranh cãi nảy lửa rồi quay ra chửi bới, hằn học người có ý kiến đối lập đều đã sai.
Video hay ạ, cám ơn hội đồng cừu. Chánh ngữ theo triết học phật giáo là: khi bạn nói một điều không sai sự thật, theo đúng chân lý, không hại người hại mình thì không có tội. Huống chi tội xét từ tâm. Tâm trong sáng thì tội cũng ko. Theo phật giáo là quy y tam bảo phật pháp tăng, nhưng ngày nay người ta chi biết tăng và thần thánh hoá người tăng sĩ. Nên họ mù oán mà không xem xét phổ quát mọi thứ.
Quả là phần phân tích của một người làm nghiên cứu, rất thuyết phục!
Ngoài ra mình bổ sung một chút về khái niệm Niết bàn (khái niệm giải thoát trong Phật giáo).
1. Nibbana đúng là một khái niệm khó để giải thích. Một yếu tố quan trọng để giải thích rõ là cần dựa trên các kiến thức về Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) như Rupa ( Sắc/ vật chất), Nama (Danh/ Ý thức), Citta (Tâm), Cetasika (Tâm sở), thì việc giải thích mới dễ dàng hơn.
2. Niết Bàn không phải là sự hư vô (base of boundless space). Niết bàn cũng không phải trạng thái tinh thần siêu thế mà ở đó không có gì cả.
3. Niết Bàn có nhiều nghĩa. Một nghĩa để mọi người dễ hình dung là việc chấm dứt hoàn toàn các ô nhiễm của tâm (tham, sân, si...). Một nghĩa khác là việc chấm dứt hoàn toàn việc sinh, tử (giống như Đức Phật sau khi Ngài diệt độ).
4. Với các bạn muốn tìm hiểu thêm, mình xin giới thiệu thêm bài Pháp của một vị Sư người Myanmar ở đây: ua-cam.com/video/3Oa8KqWZ4XM/v-deo.html .
Hôm nay mới xem được video này của em. Gia đình chị từ đời ông cố ông sơ cũng là Phật tử đây và chị thấy em không làm gì sai. Em đừng lo chuyện quả báo quả biếc gì mà một số người hù doạ em.
Cám ơn anh Trung và các bạn kênh Hội Đồng Cừu, mỗi video của kênh giúp mình mở mang được thêm các góc nhìn mới, quan điểm mới, và nhiều kiến mở mang đầu óc. Chân thành cảm ơn kênh. Hi vọng lúc nào đó kênh có video nêu quan điểm, sự so sánh giữa các tư tưởng triết học của Phật giáo, Khắc Kỷ, Lão Tử,... Một lần nữa xinh chân thành cảm ơn nhóm, chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Cám ơn Hội đồng cừu và Trung đã chia sẻ kiến thức 1 cách có chắt lọc và viện dẫn có khoa học. Cám ơn các bạn rất nhiều.
Cám ơn đã chia sẻ. Thao mình, nếu khẩu nghiệp là có thật như cách mọi người vẫn nghĩ thì sẽ dựa trên đánh giá của Đức Phật, thần thánh chứ con người phàm chưa đủ tư cách để đánh giá.
Chỉ cần Đức Phúc hát ballad thì dù buồn hay vui ĐP cũng truyền tải cảm xúc của bài hát rất tốt. Bài buồn thì nghe đúng kiểu tự sự, đau khổ, nghe là muốn khóc. Còn bài vui thì lại nhẹ nhàng, ấm áp, chân thành nghe là muốn yêu❤️
Cám ơn HĐC, luôn thích các video phân tích của HĐC, phân tích rõ ràng và luôn có luận cứ.
Đã xem và đã đọc hết tất cả ý kiến các bạn đưa ra. Xin Cảm on
Ủng hộ HĐC, tôn giáo thuộc về hệ tư tưởng xã hội nên nó phản ánh mong muốn và đời sống tinh thần của xã hội, nhất là một xã hội như Việt Nam.
Cảm ơn Trung và những video mà HĐC đưa ra. Mỗi lần nghe video của Trung là lại có cảm giác vừa được thưởng thức 1 mâm kiến thức với đủ các món hảo hạng nhất vậy. Mình cảm thấy rất khó để phản biện được các quan điểm mà Trung đưa ra. Vì 100% đều lấy từ những nguồn chính thống, đã được giới phê bình xác thực và ủng hộ. Đứng trên cương vị một người nghiên cứu khoa học mình thấy cách làm của bạn rất chính xác. Tuy nhiên theo mình cuộc sống nên là hợp tình hợp lý. Rất mong Trung có thể đứng từ góc độ trải nghiệm cá nhân, trải nghiệm xã hội để đưa ra thêm nhưng góc nhìn mới hơn. Vì chẳng ai biết niềm tin của mình đúng hay sai cho đến khi thực sự trải nghiệm nó một cách sâu sắc. Người tin vào khoa học, tâm linh hay thần phật đều có nguyên nhân sâu sa của họ, và nếu bản thân mình không thể trải nghiệm những niềm tin mình cho là đúng. Thì cũng chẳng nên nói về niềm tin ngược chiều là sai, vì túm lại việc đó khá vô nghĩa. Mình tin là có những thực thệ mà nhiều cho là thần thanh, nhưng họ sống cuộc sống của họ, và họ cũng phải sống trong những quy luật của tự nhiên. Dù có ai đó nói gì, tranh luận gì, hay tin tưởng điều thì các quy luật vẫn tôn tại như vậy. Nếu bản thân không thể trải nghiệm hay thực chứng những điều ấy thì tranh luận làm gì cho mất công.
Tôi thật là rất ngưỡng mộ tài, trí đức của một bạn trẻ. Nam mô a duy đà phật amen.
Luôn ủng hộ HDC
bạn này nói chuyện bằng trí tuệ ! thêm một góc nhìn rất hay. Mình tin vào lý thuyết của Phật Giáo, nhưng cũng tin vào những góc nhìn mới nếu có căn cứ và luận điểm sắc bén, khoa học !
Trung có sự hiểu biết rộng và đa dạng, rất hợp lý và logic! Rất ngưỡng mộ Trung!❤
Mình cực kì thích khi có những video thế này là vì sẽ có rất nhiều luồng quan điểm, nhiều người nghiên cứu Phật giáo lẫn không nghiên cứu tranh luận, phản biện lẫn nhau. Nhìn những cmt dài và nhiều tâm huyết của các bạn là mình thấy cực thích chứng tỏ các bạn có quan tâm và muốn nghiên cứu nó kĩ càng hơn rất nhiều.
Mình cũng học được rất nhiều từ đây. Thanks
Mình rất thích cách bạn phân tích toàn diện từ các nguồn tài liệu nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng. Góc nhìn của mình đơn giản hóa câu chuyện ở đây rằng khi mà một kiến thức dưới dạng vô hình để đến với đa số đám đông thì việc hữu hình hóa nó là quá trình tất yếu và dễ hiểu, song song đó là lượng thông tin sẽ bị mất đi trong quá trình chuyển từ dạng này sang dạng khác dẫn đến sẽ có sự "nhập nhằng" hay "dùng sai" khái niệm gốc vốn có của nó.
Cảm ơn Thầy Trung và Hội Đồng Cừu vì những chia sẻ, trình bày về Phật giáo một cách khoa học, rõ ràng, ái ngữ như vậy!
Phật giáo rông lớn và thâm sâu, nếu hời hợt nhin bề ngoài rồi ngán ngẩm với phường buôn thần bán thánh mà bỏ đi không đào sâu tìm hiểu thì rất đáng tiếc . Cảm ơn HĐC đã mang đến góc nhìn sáng tỏ cho cộng đồng
Em cám ơn anh về sự chia sẻ ạ. Mong anh sẽ ra nhiều video hơn về chủ đề Phật giáo, bởi lẽ em thấy ở Việt Nam hiện tại đi theo thiên hướng lễ bái nhiều hơn là ứng dụng đạo Phật. Cám ơn anh vì đã khai mở nhiều vấn đề dưới góc nhìn khách quan
Thật thán phục các bạn. Tôi nghe mà mở mang ra được quá nhiều. Cám ơn các bạn trẻ.
Phật giáo ko phải là tôn giáo mà là con đường giải thoát, đức Phật cũng ko phải là nơi ban phước giáng hoạ như các tôn giáo thần quyền khác. Vì thế mới có câu "Kẻ thù lớn nhất của tôn giáo chính là khoa học". Khoa học càng hiện đại, càng tiến bộ thì các tôn giáo thần quyền sẽ càng sợ, càng căm ghét. Nhưng Phật giáo thì ko sợ sự tiến bộ đó của khoa học vì cốt lõi của Phật giáo là chân lý nhân quả bất di, bất dịch.
Cám ơn những chia sẻ rất hữu ích của Trung và Hội Đồng Cừu. Mình ko phải Phật tử nhưng qua tìm hiểu, quan sát mình cho rằng nếu muốn theo Phật thì nên theo đạo "Bụt" (bạn nào có tìm hiểu sẽ biết vì sao là đạo Bụt chứ ko phải đạo Phật). Chúc mọi người có cuối tuần thư giãn, bình an.
Rất cám ơn Bạn Trung.
Cám ơn Hội Đồng Cừu. Hi vọng mỗi tuần đều có video mới để xem ♥
Cảm ơn Trung, đồng tình với lập luận và quan điểm của Hội đồng Cừu
Em noi rat dungve khaunghiep noi nhung ngon tu qua dang thi se bi nhung tac hai ve sau trong doi nay vs ca trong tuong lai cam on em nhoeunha
bao lâu nay không thể thích nổi cách tiếp cận vận hành và truyền bá của phật giáo vn,
nghe xong video này giúp mình hiểu đạo phật hơn rất nhiều. phật pháp đơn giản là sự tự tu tập ,
thực hành các giá trị đạo đức trong xã hội. Cảm giác khá giống self help 😀
chân thành cảm ơn hội đồng cừu vì kiến thức hữu ích.
Mình nghĩ self help nó là hoàn thiện bản thân đấy, nhưng là các giá trị bên ngoài như cách để trở nên giàu có, thu hút được đám đông, cách chinh phục nhân tâm hay đại loại vậy. Đạo Phật thì tập trung hẳn vào việc thay đổi cốt lõi nhận thức và thói quen xấu của con người luôn
Mình là Phật tử, đi chùa theo đạo cũng khá lâu, nhưng ít có cơ hội được nghe pháp giảng giải từ kinh Nguyên Thủy nhiều, cũng không tự nghiên cứu kính điển Nguyên thủy nhiều, chủ yếu nghe các sư Thầy Cô giảng chủ yếu kinh đại thừa. Ngoài ra tôi cảm thấy chùa chiền nặng về cúng bái nghi lễ, kêu gọi từ thiện , góp công Đức xây chùa v.v…tôi không đã kích việc Phước thiện nhưng nếu không được hiểu đúng đắn giáo pháp để tu tập cho cuộc sống bớt đau khổ thì việc chính đi chùa học đạo đã sai và thành người mê tín, sống sai lạc làm liên lụy cho những người thân và thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc bình yên của gia đình.
Đa số Phật giáo tại Việt Nam mình theo đại thừa nên cũng khó cho bạn khi muốn tiếp cận đến giáo lý nguyên thủy của Phật giáo. Nhưng nếu không có thời gian nghiên cứu mình có thể gợi ý cho bạn vài vị Thầy có nghiên cứu và giảng dạy theo tư tưởng của giáo lý nguyên thủy như Sư Minh Niệm. Thầy Nhật Từ, là hai vị mà mình thấy có tư tưởng rất thực tế và gần với giáo lý nguyên thủy, không duy tâm hoặc mang tư tưởng gây mê tín cho phật tử. Có điều kiện bạn nên tham khảo thử bài giảng của hai vị. Chúc bạn an lạc.
@@nguyentantrung1924 cảm ơn đạo hữu
Đức tin ko có việc làm là đức tin chết!
Hãy xem các bài giảng pháp của hoà thượng viên minh giảng sâu vào giáo lý với từ ngữ dễ hiểu hơn. Và đặc biệt không cổ súy cho các ý nghĩ thần thánh theo phật giáo trung quốc.
Thầy thì cũng chỉ là người hướng dẫn. đôi khi họ nói theo tính chủ quan của bản thân mình. Mà nói về kinh điển tìm hiểu thì chắc cả đời cũng chẳng hết dù nguyên thủy hay đại thừa. Cái quan trọng là bạn tìm được cốt lõi của kinh điển muốn nói gì hay không mà thôi, vì tất cả đều dựa vào chính bản thân bạn, cái gì không hiểu thì mới nhờ đến các vị thầy.
Cảm ơn anh vì đã chia sẻ kiến thức và có những bài phân tích rất sâu sắc ạ.
Em mới xem hết video của anh, đều rất hay và ý nghĩa. Làm về "Chủ Nghĩa Sùng Bái Cá Nhân" đi anh ơi
Tôi ủng hộ bạn, tôi tin bạn rất lựa lời, rất cẩn trọng diễn đạt gốc nhìn chuyên môn và gốc nhìn theo triết học. Bạn đạo gì tôi k biết nhưng nếu theo đạo phật của tôi bạn đã chính ngữ, bạn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều nhưng tôi theo dõi để học hỏi bạn.
Cám ơn bạn và Hội Đồng Cừu.
Quả là tài không đợi tuổi. 🙂
Ủng hộ Hội Đồng ra những clip với chủ đề liên quan đến Thần Học như vầy :)
Lại 1 nhận định sai lầm, Phật Giáo nguyên thủy được coi là những quy luật và con đường của Đức Phật để giải thoát
Nên podcast nói về PG nguyên thủy k dc tính về thần học vì có thờ thần nào đâu ...
@@nguyenminhhieu4798 đúng rồi, PG ko phải thần học
Xin cảm ơn HDC
Cám ơn anh đã giành thời gian để nghiên cứu, sắp xếp và chia sẻ kiến thức cho mn
mình tin là ở VN không còn phật giáo đơn thuần theo tín ngưỡng nữa, mà là phật giáo theo tuyên giáo, họ biết người vn đa số theo phật giáo nên họ cài cắm người vào tôn giáo để kiểm soát suy nghĩ và tư tưởng của tín đồ.
Vn chủ yếu vô thần k theo tôn giáo nên sai căn bản r
Mình nghĩ PG nguyên thuỷ đâu có hệ thống chùa chiền, hệ thống cấp độ sư sãi khổng lồ như ngày nay. 1 khi hình thành 1 hệ thống cần quản lý thì tự động sẽ thêm thêm bớt bớt vào các giáo lý để duy trì, mở rộng
Thưa bạn. Theo mình thì Phật Giáo của Việt Nam lại quá nặng tín ngưỡng, rất ít Phật Tử có nhu cầu khai thác các kiến thức trong kinh hay ở chùa. Họ chỉ đơn thuần xem chùa là nơi để cầu ước như các tôn giáo nhất thần, xa rời Phật Giáo gốc.
Cái gốc mê tín lớn như vậy thì dẫu có cái "tuyên giáo" như bạn nói thì cũng chả làm được gì đâu.
Nhiều vị thầy bên đây áp dụng mô hình Phật Giáo Nguyên Thủy rất nhiều. Nhưng mà Pháp Giảng và lý thuyết trên nó khác biệt hẳn với cái ngộ nhận đã ăn sâu trong tiềm thức của người "Phật Tử" tín ngưỡng. Nên họ không chấp nhận và hô hào phản đối, có rất rất nhiều.
@@stronggau6981 làm gì là làm gì? chính vì mê tín, mụ mẫm như vậy mà càng dễ bị lèo lái, chỉ cần gắn cái mác tôn giáo thì nói gì cũng tin
@@stronggau6981 Đa phần hiểu sai hết về Phật luôn ấy, rồi tập đọc kinh ê a bát ma na các thứ mà không ai hiểu gì, chỉ biết đọc thôi.
VN thật sự đang thiếu những cách diễn giải Phật giáo một cách khoa học xứng đáng với tư cách "tôn giáo gần gũi nhất với khoa học" như thế này. Phật online thì nhiều, người theo lại ko muốn đào sâu tìm hiểu rồi dễ bị dẫn dụ bởi chiêu bài của mấy tổ chức định hướng tuyên truyền, cài cắm tư tưởng phách lối.
P/s: thích nghe HDC ghê mà sau này các anh chị bận bịu thì chắc ko có tgian mà làm video nữa, nghĩ chắc buồn lắm, 1 kênh mở mang tầm mắt mình rõ nhiều
mấy b có bao giờ nghe, hay có thử chịu khó nghe hết các sư thầy giảng đâu mà cứ đưa ra kết luận ở VN thế này, ở VN thế nọ như đinh đóng cột nhỉ
Xin lỗi bạn chứ mình ko bao giờ trịch thượng đến mức đi nói người khác ko nghe đủ, ko đọc đủ, cũng ko bao giờ tự tin rằng mình có thừa bởi vì tôi tin lời Đức Phật dạy rằng đừng tin chính những điều Đức Phật nói chỉ vì đó là lời của Ngài, và việc tu tập sẽ không thành tự nếu chỉ nghe theo mà không có tư duy trạch pháp. Tự bản thân ko đọc, ko tìm hiểu, mà chỉ thụ động ngồi nghe, gật gù, trong khi mỗi một người truyền giảng đều có cách interpret khác nhau, thì xin hỏi cái giác ngộ được là tư tưởng của mình hay của một người khác mớm cho?
@@haruharu2202 bạn nên đọc phật học tinh hoa của Thu Giang đi. Thầy bà gì đám tuyên giáo mang áo cà sa
@@maivu6773 cảm ơn Mai Vũ. Chúc sức khỏe
@@maivu6773 thật ra bạn nói đúng nhưng phải có trình độ ngang nhau thì mới nói chuyện với nhau dc . những người ngồi nghe phần lớn trình độ hiểu biết về Phật pháp sẽ thấp hơn người giảng cho nên họ ngồi nghe . Còn đã hiểu ngang nhau thì họ ngồi tranh luận đàm đạo chứ ai hơi đâu mà nghe :)
Sau khi xem các video của HĐC, mình tổng hợp 3 câu ngụy biện, cãi cùn thường thấy trong tranh luận, hay cãi nhau trên mạng như sau
1. Tích cực độc hại. Cách nhận biết: "bạn phải nhìn vào mặt tích cực của vấn đề", "méo mó có hơn không", "nhiều người khổ hơn nhiều mà họ có kêu đâu", "con sâu làm rầu nồi canh thôi", "thế là sướng chán rồi còn muốn cái gì nữa"
2. Đòi hỏi thẩm quyền đạo đức. Cách nhận biết: "mày có tư cách gì nói người ta", "nhìn lại mình đi", "nếu là mày mày lại chả ăn gấp mấy lần nó", "ai mà chả có lỗi lầm, mày chưa từng phạm lỗi lầm nào à mà nói nó".
3. Khẩu nghiệp. Cách nhận biết: "coi chừng khẩu nghiệp".
Xin cách phản pháo lại 3 kiểu người trên luôn đi bạn :D
@@phanhuyvinh4820 bạn thử xem hết các video về đề tài này của HĐC xem. Chứ tôi thấy những đối tượng nói mấy câu này họ vốn không có ý định tranh luận văn minh rồi, mình có nói gì cũng thế thôi, hehe
Một suy nghĩ xuất hiện trong đầu mình khi xem video này đó là: phải chăng những người lạm dụng dùng "khẩu nghiệp sẽ bị nghiệp quật" đang tự thần thánh hoá bản thân? Họ nghĩ điều họ đưa ra chắc chắn đúng và phía bên kia hoàn toàn sai? Trong khi nếu suy nghĩ rằng bản thân mình cũng có thể sai, cũng có thể bị "nghiệp quật" thì họ sẽ không bao giờ phát ngôn như thế. Các phân tích của Hội Đồng Cừu rất khoa học. Cảm ơn!
Hoan nghinh Trung, bài nói rất hay, rất chính xác
Thật lòng cảm ơn Hội đồng Cừu vì đã chia sẻ những điều hữu ích, với cách truyền tải rõ ràng và có dẫn chứng.
Phân tích rất tốt, lời kết rất hay. Ủng hộ HĐC.
Tranh luận với những kẻ bầy đàn nào vô tâm không có mục đích tìm kiếm lẽ phải thì làm điều vô ích... và sẽ dễ bị khẩu nạn... chứ không có gì là khẩu nghiệp... Và tôi cảm ơn bạn về chủ đề cần suy tư này..
cảm ơn anh và HDC đã mang cho em một cái nhìn mới về phật giáo, làm cho em lóe lên một thích thú đến phật giáo. Trước giờ sự thật em rất ghét phật giáo, bởi vì không chỉ được thần quyền hóa mà còn sự sai lệch trong cách dùng triết học phật giáo để nhìn nhận vấn đề, chính em cũng trải qua cái sai lệch đó (khẩu nghiệp) và thấy nó chẳng đúng tí nào cả. Video này cho mình một cái quan điểm mới về phật giáo, phật giáo cũng giống như cách giáo dục con người, họ nhìn nhận vấn đề, suy nghĩ và xem xét mới đưa ra những tư tưởng đúng đắn trong mọi thời đại, không vô lý hay tin vào những siêu nhiên toàn năng.
Cảm ơn bạn và ekip, bài rất hay
Phật giáo vừa là khoa học vừa là triết học vừa là tôn giáo, không nghiêng về bên nào
Buổi sáng nghe đc video của Trung rất hay, rất ý nghĩa . Kiến thức về Phật giáo của Trung thật sự rất sâu, có nghiên cứu bài bản.
Cảm ơn Trung rất nhiều. Mong Trung và team sẽ cho ra nhiều clip có giá trị cao nữa.
Respect.
Cảm ơn cậu - lần đầu mình nghe bài của 1 người trong lĩnh vực nghiên cứu nhưng đi khá sâu về triết lý Phật giáo - Cảm ơn cậu lần nữa
Cảm ơn những chia sẻ từ anh! Ngắn gọn, mạch lạc và văn minh!
Cảm ơn Trung rất nhiều. Mong muốn thêm nhiều giải thích về tôn giáo để người Việt không mụ mị và bị lừa đảo.
Anh thật sự không biết phải cảm ơn Trung như thế nào vì những kiến thức mà anh đã học được từ kênh Hội Đồng Cừu. Anh đã không bỏ sót bất cứ một video clip nào từ kênh, và thú thật là có những video clip mà anh "theo không nổi" ... phải nghiền ngẩm nhiều lần mới hiểu được hết ! Còn về nội dung của clip này, theo quan điểm cá nhân anh, thì chính Phật tử tại Việt Nam đã khiến Phật Giáo không còn theo kịp thời đại mới. Cám ơn Trung và kênh Hội Đồng Cừu thật nhiều !
Thật ra "nghiệp" trong Phật Giáo là nói đến những hành động và thói quen của con người qua 3 đường thân, khẩu, ý. Vì vậy mà có sự phân biệt giữa thiện nghiệp và ác nghiệp, hiểu đơn giản như là những tập tính, nhận thức tốt hoặc xấu của 1 người. Gần đây cho 1 số trend trên mxh đẩy mạnh chữ "khẩu nghiệp" mà người ta hiểu nghiệp như là 1 loại quả báo.
đúng đó, đức phật bản thân ngài cũng đã chỉ ra điều sai của rất nhiều người và nhờ đó cảm hóa được họ, đưa họ về con đường chính đạo. một điều mình thấy đúng nữa là chỉ ra hành động sai chứ không chỉ trích một người, điểu này thể hiện tính vô sắc, vô ngã và vô thường của đạo phật
Kênh này rất hay, mình rất thích và cám ơn kênh đã đưa đến những kiến thức hay, thú vị, mình mở mang được rất nhiều. Dọng bạn đọc cũng hay, lôi cuốn, duy có điều mình là ng bắc, nên muốn nghe rõ phải tập chung 100% vừa nghe vừa phân tích xem bạn đang nói gì, mình nghe có đúng không. Không thể vừa nghe vừa ăn uống hay làm việc khác vì sẽ không thể nghe hiểu được. Nếu được xin to tiếng thêm. Xin cám ơn kênh
Theo mình thấy thì khái niệm “khẩu nghiệp” ở VN được hiểu như là một quá trình tích tụ “nghiệp” qua lời nói “xấu” (nên mới có câu nói đùa: nghiệp tụ vành môi). Và nếu tích quá nhiều thì có thể đến một thời điểm nào đó của kiếp này hoặc kiếp sau sẽ phải trả giá vì nó, như hơi nước tích tụ lâu ngày thì sẽ có mưa ở đâu đó. Nếu nghĩ theo hướng này thì mình thấy nó hợp lý với giáo lý Phật giáo.
Đều là doạ dẫm của bọn Tà quyền sử dụng Tà giáo, nhằm dập tắt sự bất đồng chính kiến để giữ vững sự cai trị đời đời.
Trung có hệ thống “diễn ngôn” tiêu chuẩn cộng đồng nâng cao
Hệ thống "diễn ngôn" có nghĩa là gì ạ?
@@whiskynguyen6059 Cứ hiểu đơn giản là có cách truyền đạt quan điểm (của mình đến công chúng) khoa học và văn minh thôi
@@whiskynguyen6059 "diễn ngôn" là cách sử dụng ngôn ngữ của một người á bạn. Nó là từ dùng trong học thuật các ngành nghiên cứu ngôn ngữ
cảm ơn những chia sẻ của anh ạ. giá như HĐC có thể đầu tư mic để tạo ra chất lượng âm thanh hay hơn thì tốt ạ. Giọng anh rất hay, những kiến thức rất bổ ích tuy nhiên âm thanh hiện tại đang hơi bị rè nên em thấy tiếc ấy ạ
Xin chào Mai Anh,
Các video gần đây nhóm nghĩ chất lượng âm thanh đã tốt hơn với microphone tốt hơn. Mong bạn xem xét và tiếp tục ủng hộ nhóm
Đầu tiên xin cảm ơn team đã dồn nhiều tâm huyết trong các video.
Tuy nhiên, video mình phải góp ý xíu là nghe bị kiểu nghẹt mũi quá nên hơi khó nghe các bác ạ