"SỐNG CHO HIỆN TẠI": MỘT VÀI HIỂU NHẦM TÔN GIÁO | Triết học Đại chúng | Hội Đồng Cừu

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 17 січ 2025

КОМЕНТАРІ • 389

  • @haito6478
    @haito6478 9 місяців тому +16

    Rất yêu Hđc

  • @TylerLearner
    @TylerLearner Рік тому +146

    Một video rất cần thiết trong tình hình hiện nay khi mà sự lạm dụng ngôn ngữ bởi những quảng cáo đang tràn lan. Là một người ít nhiều nghiên cứu Phật giáo, mình có một vài góp ý trong phần về Phật giáo:
    1) 16:22 Thiền Vipassana được dịch là Thiền Quán Chiếu thì sẽ gần với nghĩa gốc của thuật ngữ Phật giáo hơn, mà ta có thể nghe một tên gọi ngắn hơn là Thiền Quán. Một cách dịch khác phổ biến hơn trong Phật Giáo là Thiền Minh Sát Tuệ (gọi tắt là Thiền Tuệ) mà chữ dịch của tiếng Anh là Insight Meditation. Minh có nghĩa là rõ ràng, Sát có nghĩa là quan sát, Tuệ có nghĩa là trí tuệ. Còn cách dịch Thiền Chuyển Động như trong video có dẫn thì mình thấy hơi lạ và cũng không có liên quan với thuật ngữ gốc. Gọi Thiền Tuệ/Thiền Quán là để phân biệt với Thiền Định như một vài bạn đã chỉ ra trong các comment. Cách thực hành Thiền Tuệ/Thiền Quán là nhận diện và quan sát những gì khởi lên tự nhiên trên thân tâm và ngoại cảnh mà không có ý định xen vào để giải quyết hay điều hướng. Còn cách thực hành thiền Định là tập trung vào một đối tượng nào đó được chọn sẵn (như cách mà cô giáo sư người Hàn chỉ cho Trung). Mục đích của Thiền Tuệ là để thấy ra bản chất của thực tại. Mục đích của Thiền Định là rèn luyện sự tập trung, từ đó đạt đến những thành tựu khác nhau.
    2) Trong thực hành của Phật giáo thì Chánh Niệm là chỉ một phần. Ai tìm hiểu Phật giáo cũng đều biết Bát Chánh Đạo (bao gồm Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định) là trung tâm của sự tu tập và chúng không thể tách rời. Vấn đề của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh khi trình bày Chánh Niệm ra thế giới phương Tây là đã tách, hoặc chỉ chú trọng vào phần Chánh Niệm mà bỏ qua các phần khác của Bát Chánh Đạo.
    3) Câu chuyện về việc chánh niệm trong những hoạt động của đời sống là không mới trong thực hành Phật giáo, như một vài bạn có nói trong phần comment. Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã dạy các vị sư hãy thường nhận rõ, hay biết về những hoạt động, sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Cái vấn đề nằm ở chỗ là cái mục đích. Như đã nói ở mục 1, mục đích của việc này trong Thiền Tuệ là để thấy ra bản chất của thực tại được hiển bày trong những việc tưởng như tầm thường nhất. Còn cách thực hành kiểu "Macmindfulness" như trong video có đề cập thì cái ẩn ý đằng sau là bằng việc chánh niệm, ta có thể "enjoy" cuộc sống thường ngày. Nhưng trong Phật giáo, enjoy cuộc sống hằng ngày là hệ quả tất yếu của việc thấy ra thực tại, một hệ quả phụ, chứ không phải là mục tiêu chính. Mục tiêu chính là thấy được bản chất, sự thật của đời sống này.
    4) Câu hỏi liệu Phật giáo có đang bị thế tục hoá bởi cách mà chánh niệm được hiểu và thực hành như hiện nay hay không thì mình có ý kiến riêng như vầy. Nói có, thì đúng là có, khi mà chánh niệm được quảng bá với mục đích thương mại, như mà người thực hành chánh niệm phần nhiều do đu trend, rồi thì không tìm hiểu thêm mà chỉ nói vì thuận miệng. Tuy nhiên, một mặt khác, Phật giáo vốn không tách rời khỏi cuộc sống thường ngày với những vấn đề và nhu cầu bình thường. Sự phân biệt rạch ròi giữa đời với đạo theo kiểu trắng với đen, tự nó đã là không đúng với lý thuyết của Phật giáo. Cho nên nếu như xã hội thấy chánh niệm là một phương thuốc cho họ dù ít hay nhiều thì đó cũng là điều mà Đức Phật muốn hướng tới.
    Cảm ơn HĐC trong thời gian vừa qua đã giúp mình mở mang rất nhiều. Happy New Year.

    • @thonghuynh3009
      @thonghuynh3009 Рік тому +22

      Comment này chất lượng này, theo ý kiến cá nhân mình thì việc thương mại hóa hay đại trà hóa tâm linh để chữa lành là hoàn toàn ổn chứ chẳng có gì xấu cả. Nó cho thấy nhu cầu về đời sống tinh thần của mọi người đang ngày một tăng cao, nhưng đa phần mọi người không đi theo con đường tu tập chuyên nghiệp, nên họ tìm đến phương pháp nào đó phù hợp với họ hơn, có thể áp dụng vào cuộc sống thường ngày, mà vẫn mang lại những lợi ích nhất định. Giống như đi bộ dưỡng sinh với nâng tạ trong phòng Gym vậy, một cái là tập nghẹ nhàng một cái là tập chuyên nghiệp. Nhưng chúng ta đâu thể nói đi bộ quá nhẹ nhàng, không tính là thể dục thể thao, nên thôi khỏi tập luôn cũng được. Rõ ràng là nó vẫn mang lại những lợi ích nhất định, và phù hợp với phần đông mọi người, bới vì không phải ai cũng là vận động viên, cũng phù hợp để nâng tạ nặng trong phòng Gym đâu.

    • @Yinn_Yangg
      @Yinn_Yangg Рік тому +1

      Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn

    • @trithongnguyen6039
      @trithongnguyen6039 Рік тому +1

      cảm ơn bạn đã giải thích rất rõ

    • @vietphuongbui2194
      @vietphuongbui2194 Рік тому +1

      Chất lượng. Kiến thức đã được tiếp thu. Cảm ơn bác đã cồng măng thật tâm huyết 😊

    • @ThuHa-hw1ou
      @ThuHa-hw1ou Рік тому +1

      Cảm ơn những thông tin hữu ích của bạn nha.

  • @PhucNguyen-yn7ng
    @PhucNguyen-yn7ng Рік тому +97

    Rửa rau mà chỉ tập trung vào việc rửa rau, nhận biết từng thao tác của việc rửa rau là một bài tập quan trọng trong thực hành chánh niệm. Cũng như việc ngồi yên và tập trung suy nghĩ về một đối tượng, vốn rất khó để thực hành, thì để rửa rau mà giữ cho tư tưởng không bay nhảy liên tục cũng cần phải có thâm niên thực tập chứ không hề dễ. Cần phải nói rõ, bài tập này xuất phát từ kinh "Tứ niệm xứ", một bài kinh căn bản về thiền do Đức Phật thuyết. Trong đó, có có bài tập nhận biết tư thế của cơ thể: trong mỗi phút giây, người thực tập luôn nhận biết tư thế của mình, dù là đi, đứng, nằm, ngồi, hay làm việc. Trong kinh "Quán niệm hơi thở", Đức Phật cũng dạy rằng: thở vào, thở ra, tôi nhận biết toàn bộ cơ thể tôi. Như vậy, rửa rau, uống nước, lái xe,... đều là những cơ hội để thực tập chánh niệm, chứ không nhất thiết phải đợi đến giờ ngồi thiền, hay phải học thật nhiều kinh sách. Mình không có ý kiến về việc HĐC đánh giá cách diễn giải "chánh niệm" của thầy Nhất Hạnh là "thế tục hóa". Ở đây, mình muốn nói rằng, các bài tập của thầy đưa ra là rất bám sát vào kinh, là những điểm khởi đầu quan trọng của việc thực hành thiền và cũng là một cách tiếp cận Phật pháp thiên về thực hành, rất hay. Hiển nhiên, việc tu tập theo Phật giáo cần phải đi sâu hơn vào kho tàng kinh điển, nhưng vẫn nên tiếp cận theo lối thực hành. Trong kinh, Phật đã nói rõ rằng mình chỉ dạy về khổ và cách để diệt khổ. Tiếp cận Phật giáo theo tiêu chí này nghĩa là phải bám sát vào cái khổ của bản thân và học cách chuyển hóa nó. Việc học pháp phải nhằm mục đích này chứ không phải để tích lũy kiến thức. Vì vậy, có thể học rất nhiều kinh sách, nhưng việc tu tập thì vẫn phải quay về làm cho được cái căn bản là có mặt trong từng phút giây, trong khi rửa rau, nấu ăn, quét nhà, uống nước...

    • @vuhoaitruongnguyen2226
      @vuhoaitruongnguyen2226 Рік тому +19

      Mình đồng ý với cách giải thích của bạn này về chánh niệm và tu tập. Ở đây mình muốn nói thêm một tí về việc “thế tục hoá” chánh niệm. Thật ra không phải ai cũng có mong muốn hay có khả năng tu để giác ngộ, có nhiều người đến với đạo chỉ để chuyển hoá những khổ đau và sống cuộc sống lành thiện tốt đẹp hơn, và với tinh thần từ bi thì Phật giáo cũng dang tay đón họ và cho họ con đường chứ không lấy hạng người này bỏ hạng người kia.
      Nên việc đưa sự thực tập chánh niệm đến với đại chúng là một việc cần thiết, tuy mọi người chỉ tiếp xúc được bề mặt để áp dụng thôi thì cũng đã lợi ích rất nhiều rồi. Nhưng nếu có sự thực tập thật sự thì việc đi xa hơn trên con đường học Pháp và chuyển hoá chỉ là chuyện sớm muộn, còn đi tới đâu phải tuỳ duyên mỗi người nữa.
      Lại phải nói lại, việc lạm dụng khái niệm chánh niệm để kiếm tiền hay vì một giả thuyết nào đó lớn hơn thì đó là vấn đề của những người ở ngoài đời, chứ không phải ở nền đạo Phật nhập thế.

    • @Tony-oc7yf
      @Tony-oc7yf Рік тому +18

      Chắc bạn hiểu lầm rồi. Bạn Trung nói rằng lời giảng của sư Nhất Hạnh bị trích ra, rút gọn, bị thế tục hóa trong nền công nghiệp chữa lành chứ không phải bạn ấy đang nhận xét lời của sư.

    • @HangKhach-os7ev
      @HangKhach-os7ev 7 місяців тому

      Người ta có phán khó dễ gì đâu bạn, thông qua trải nghiệm thì tôi nói cần phải tinh tấn để vượt qua " sự nương tựa " thô thiển đó, kể cả khá hơn là tập trung chuyên nhất vào một đoạn,câu hoặc nhất tự Chú...,rồi cũng phải tự hiểu đó chỉ phương tiện không thể đeo bám nương tựa mãi. Thiền Sắc giới và Vô sắc giới còn phải rời bỏ mới có thể chứng nhập được DIỆT TẬN ĐỊNH để đạt quả A La Hán bạn. Bạn trẻ này là đang bảo vệ luận án tiến sĩ, nên người ta đã nghiên cứu và tham vấn với các vị cao Tăng rồi, chứ không phải nói càng khi làm một chương trình mà phát ra cho toàn trí thức trẻ toàn cầu thi không đơn giản đâu bạn . THÂN THƯƠNG CHIA SẺ bạn.

    • @thanhtrung9692
      @thanhtrung9692 6 місяців тому +1

      Mình thì không có kiến thức nhiều về Phật học, phần lớn chỉ nghe và cảm nhận thôi,
      Mình thấy rất tốt khi áp dụng trong khi lái xe.

    • @phuocvlog
      @phuocvlog 6 місяців тому

      Chính xác. Hình ảnh rửa rau hay ngồi thiền chỉ là hai con đường khác nhau để đạt được chánh niệm mà thôi. Việc ngồi thiền cuối cùng chỉ để tập cho đầu óc chúng ta quán chiếu một sự vật, một vấn đề đang quan tâm để nhận ra được bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Việc rửa rau của Thầy Nhất Hạnh cũng nói lên điều đó. Ông chỉ nói cho dễ hiểu là rửa rau thì đầu óc tập trung vào rửa rau không để những việc khác chen vào. Đó là phải là đích đến của việc ngồi thiền sao?

  • @hongmiennguyenthi4973
    @hongmiennguyenthi4973 11 місяців тому +9

    Cảm ơn anh Trung và Hội Đồng Cừu vì những nội dung chất lượng ạ!

  • @lyle7681
    @lyle7681 9 місяців тому +5

    16. "Don’t just teach your children to read. Teach them to question what they read. Teach them to question everything." George Carlin. Hãy suy tư cho tới, hãy tra hỏi nghi vấn tất cả những gì mình học kinh nghiệm biết

  • @giabaovu2083
    @giabaovu2083 Рік тому +15

    Một góc nhìn tham khảo thêm về chánh niệm theo sự tiếp xúc của cá nhân mình với Phật giáo (sự tiếp xúc còn rất hạn chế mong các bạn thông cảm ạ)
    - Chánh niệm - là 1 trong 8 chi phần của Bát chánh đạo - trước Chánh định! Hiểu một cách khái quát là trạng thái rỗng sáng của tâm thức thấy rõ sự đến đi của các suy nghĩ vẩn vơ vô chủ đích (thuật ngữ theo triết học Phật giáo: Vọng tưởng)
    - Như trong video: phần cuối Admin Hội Đồng Cừu có chia sẻ về cách thiền: tập trung suy nghĩ về một vấn đề: đây là cách thiền tập trung vào một đề mục: tuy nhiên, không phải bất cứ đề mục nào cũng có thể đưa đến chánh niệm! Hãy thử tưởng tượng việc liên tục nghĩ đến crush của mình, bạn sẽ thấy lòng mình xao động không điểm nghỉ! Cũng vậy, thực tập quán chiếu 1 đề mục (Thiền ngữ Phật giáo: Công án Thiền) là việc tập suy nghĩ về một vấn đề chân chính. Ví dụ: Tập suy nghĩ về việc thấy thân này đang già đang chết, ví dụ; tập thấy mình nhỏ bé, không quá quan trọng, ví dụ: tập yêu thương mọi người khi thiền! Xin nhấn mạnh là đề mục đúng mới có thể dẫn đến chánh niệm!
    - Đúng như admin Hội Đồng Cừu chia sẻ: Chánh niệm với cách diễn giải của Hoà thượng Nhất Hạnh: là cách hiểu đơn giản - dung dị hoá của chánh niệm: với mục đích; giới thiệu đạo Phật với bạn bè quốc tế (không giới hạn Đạo Phật ở đó) mà như một sự dẫn dụ - dễ hiểu thì giống như sự khái lược một kho tàng quá đồ sộ và phức tạp vậy!
    Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây ạ

  • @Nobodyk-v2m
    @Nobodyk-v2m Рік тому +4

    Tu tập rất ít, nhưng cố nói về nó, mua bán nó, tìm lợi ích kinh tế hoặc danh vọng thì lại nhiều. Cho nên, cự cãi miết, mà sự phát triển về tâm linh lại hổng lên chút nào. Tôi không nói người khác, tôi nói tới chính mình😅. Càng mong muốn nhiều, càng khổ sở, và, tôi phải chịu nỗi khổ này mỗi ngày.

  • @minhnhannguyen8725
    @minhnhannguyen8725 6 місяців тому +3

    Cảm ơn HDC đã chia sẻ những kiến thức bổ ích

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  5 місяців тому

      Hội Đồng Cừu chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của quý khán giả.

  • @namviet2124
    @namviet2124 Рік тому +41

    "978. Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài.
    Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
    Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
    Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. " (Đường Hy Vọng)

    • @Bnmtoan1803
      @Bnmtoan1803 Рік тому +5

      Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận ❤

  • @chinhnguyen2609
    @chinhnguyen2609 Рік тому +5

    1/ Hội đồng cừu đã có công lớn trong việc khai sáng cho giới trẻ VN.
    Mừng vì thấy lượng xem đông dù các kiến thức đưa ra không phải là dễ dàng.
    Tôi vẫn thường nghe và thấy rất ấn tượng với lượng kiến thức và cách đại chúng hóa những vấn đề liên quan đến triết học.
    Và diễn giả đã đánh thức được sự ham học hỏi. Cống hiến lớn nhất là chỗ này.
    2/ Nhưng với việc gắn thiền với quan niệm "sống cho ngày hôm nay" ở Matthew là rất nên nói lại.
    +Thiền rốt ráo không liên quan đến Phật! Thiền là buông bỏ, sống trọn vẹn trong từng sát na. Sự "xả thiền và ngồi thiền lại ngay từ đầu" dễ gây nhầm lẫn. Khi ngồi thiền, ta quan sát các vọng niệm khởi lên như quan sát mây trời. Cứ quan sát, từng đám mây bay qua.
    +Sống trong hiện tại, theo đoạn dẫn của nhóm là HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI LÀ THIỀN. ở đây, người Kitô có Chúa quan phòng.
    3/ "thế tục hóa" các khái niệm trong tôn giáo, nghe qua thì có vẻ rất ấn tượng. Nhưng cũng cần nói lại. Tôn giáo luôn luôn hướng về thế tục mà!
    KL: Có rất nhiều chỗ gây bàn cãi. Nhưng đó cũng lại là một điểm đáng khen nhóm Hội đồng cừu.

  • @thaunguyen84
    @thaunguyen84 Рік тому +9

    Đạo Bụt là đạo giải thoát, không rời xa thế tục. Có rất nhiều pháp tu là bởi mỗi người có mức độ thọ nhận khác nhau mà chọn pháp tu cho phù hợp. Pháp tu chỉ là phương tiện, không có đúng hay sai. Miễn nó đưa hành giả đến được cái đích của sự tu tập.

  • @baotran2677
    @baotran2677 Рік тому +2

    Thiền Vipassana tiếng việt còn được gọi là thiền Minh sát.
    Hơn nữa mục tiêu của vipassana không phải để loại bỏ các điểm kích thích mà để ghi nhận sự có mặt của các đối tượng và nhận ra tam tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của vạn pháp hay mọi thứ ở đời 16:58

  • @redgrass1248
    @redgrass1248 Рік тому +4

    Cảm ơn Trung và HĐC❤

    • @binhnhan2492
      @binhnhan2492 Рік тому +1

      🎉

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn. Nhóm chúc bạn một năm 2024 thành công và hạnh phúc.

  • @TrungPham-dm4ir
    @TrungPham-dm4ir 10 місяців тому +1

    Đến một lúc bản thân ta cần sự bình an, hạnh phúc và bản thân ta đã biết sống bình an, hạnh phúc trong từng phút giây thì cái hiểu của bản thân về câu nói sống trong hiện tại sẽ ổn hơn rất nhiều

  • @thienvo4097
    @thienvo4097 3 місяці тому +1

    Tuyệt vời. Không ngờ độ chính xác về kiến thức tôn giáo tốt đến vậy

  • @ThanhTran-rp5pe
    @ThanhTran-rp5pe Рік тому +9

    Mình có lời khen cho Hội Đồng Cừu về phân tích thuật ngữ "Chánh niệm" trong Phật giáo. Thuật ngữ này đang bị tầm thường hóa bằng cách áp dụng một cách công nghiệp. Sự nhầm lẫn cơ bản giữa "thông tin" và "trí huệ". Phần lớn mọi người chỉ nghe về chánh niệm, nắm bắt thông tin đó và nghĩ là mình biết rồi mà không thực sự trải nghiệm và áp dụng nó qua quá trình thiền định! Sự nguy hiểm đối với Phật giáo hiện nay là mọi thứ dường như quá rõ ràng qua các phương tiện truyền thông, nhưng thực chất mọi người đang hiểu sai rất nhiều, không chịu đọc kinh điển và tư duy mà chỉ "nghe nói" và nghĩ rằng mình "biết rồi".

  • @linhmy6960
    @linhmy6960 8 місяців тому +5

    Video của Hội Đồng Cừu nói lên tiếng lòng quá. Mình biết đến Chánh niệm từ năm 2017, mình vô tình tìm được sách dùng chánh niệm chữa trầm cảm. Lúc đó trên mạng không có phổ biến mấy điều như chữa lành, như Hội đồng cừu bảo dần dà mọi thứ thế tục quá, hồi đó nói ra mình còn diễn giải được, giờ nói ra mình thấy ngượng miệng. Giờ ai cũng biết mấy điều đó, nói ra phát ra là bị đánh đồng ngay. Trong khi đó thực sự, nhờ chánh niệm mà tâm mình và bệnh trầm cảm của mình đã đỡ hơn rất nhiều nhờ mua sách về bỏ thời gian ra đọc và thực hành, không có cần phải chi quá nhiều tiền cho khóa học hay bất cứ điều gì khác. Mình hiểu chánh niệm phải sâu lắm, liên quan đến tôn giáo. Nên để mà nói hay chia sẻ về vấn đề này thì mình biết mình hiểu chưa đủ sâu để diễn giải. Nói ra lại bị mỉa mai, nên cái nào tốt thì tự thân thực hành, giữ vững. Từ lúc thấy "chữa lành" nổi lên thành phong trào là mình rén lắm, điều mà nhẽ ra các chuyên gia là người truyền đạt, nay ai cũng biết cũng tự hiểu làm mất đi giá trị

  • @vanannguyen341
    @vanannguyen341 Рік тому +45

    Là 1 người theo Cơ đôc giáo, mình có lời khen HDC cho phần thuật ngữ và diễn giải kinh thánh. Thật chu đáo, khách quan và khá đầy đủ

  • @Trango-rr6jt
    @Trango-rr6jt 10 місяців тому +1

    Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả trong quan điểm về Thích Nhất Hạnh

  • @YenNguyen-lm8gn
    @YenNguyen-lm8gn 9 місяців тому +1

    Tuyệt vời

  • @FFamily-if5rg
    @FFamily-if5rg Рік тому +2

    Thanks!

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому +1

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn. Nhóm chúc bạn một năm 2024 thành công và hạnh phúc.

  • @QSG02981
    @QSG02981 Рік тому +7

    Mình là người tin Chúa, cách diễn giải của HDC rất chính xác và đầy đủ, đồng thời nhóm sử rất đúng những chất liệu từ ngữ, mình rất cảm kích. Người tin Chúa luôn hướng đến phần thưởng khi Chúa tái lâm nghĩa là những nỗ lực, đóng góp , cống hiến ở cuộc sống tại sẽ đc Chúa ghi nhận và ban thưởng khi Chúa đến.

    • @dinhhungnguyen7689
      @dinhhungnguyen7689 Рік тому

      TA không phải là phần thưởng lớn nhất đối với con ư? con còn cần phần thưởng gì khác ngoài việc là con ta sao?

    • @tunglam3900
      @tunglam3900 Рік тому

      @@dinhhungnguyen7689😅

    • @jacklee3675
      @jacklee3675 3 місяці тому

      M k tìm hiểu sâu về chúa, nhưng cũng có chút suy nghĩ về chúa qua lời nói của bạn. Phải chăng cái chúa đang nói chính là cái trọn vẹn vs thực tại mà chúng ta đang nhắc tới không? Khi ta ở đó thì cũng là nơi chúa đang ở, ở đó chúng ta luôn luôn bình an, chẳng có phiền não đau khổ gì cả (tức chỉ có tình yêu thương và sự sáng suốt). Và ngay ở đó cũng chính là phần thưởng lớn nhất cuộc đời rồi, chúa ở trong ta - ta ở trong chúa, tất cả là 1, còn gì lớn lao hơn niềm hạnh phúc đó 😊

  • @1truthfollower
    @1truthfollower Рік тому +25

    Về phần Phật Giáo và "Sống trong hiện tại" mình có 2 góp ý như sau:
    1. Đã nói về quan điểm của Phật Giáo thì nhóm nên đưa ra định nghĩa về "Chánh niệm" theo lời dạy của Đức Phật. Cụ thể, trong Kinh Đại niệm xứ của Trường Bộ kinh (DN22) có ghi: "Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm (right mindfulness - sammāsati)? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm (mindful - satimā), để chế ngự tham ưu ở đời; quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; quán pháp trên pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm."
    2. Đề mục hình ảnh Đức Phật mà Trung nói ở đoạn 19:00 không phải là đề mục Thiền Quán mà chỉ là đề mục của Thiền Định (samatha jhāna). Thiền Quán chính là Tứ Niệm xứ (quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp). Cách hành Thiền Định có thể hiện hữu ngay cả trong giai đoạn không có vị Phật Chánh Đẳng Giác nào. Còn Thiền Quán chỉ được nêu ra và chỉ dạy khi có sự xuất hiện của một vị Phật Chánh Đẳng Giác.
    Một số thông tin thêm: Thiền Tứ niệm xứ hay Thiền Quán (vipassanā jhāna) vô cùng quan trọng. Vì sao vậy? Ngay phần đầu của Kinh Đại niệm xứ, Đức Phật có nói: "Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Tứ niệm xứ." (Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tìm đọc toàn bộ bài Kinh Đại niệm xứ (DN22) và đọc thêm cuốn "Kinh nghiệm Pháp bảo" của Thiền sư Kim Triệu. Về phương pháp thực hành, các bạn có thể đọc cuốn "Ngay trong kiếp sống này" của Thiền sư Sayadaw U Pandita, bản dịch của Tỳ khưu Khánh Hỷ. Ngoài ra, trong Tam Tạng kinh điển còn có bài Kinh Niệm xứ của Trung bộ kinh cũng nói về con đường độc nhất này. Tỳ Khưu Chánh Minh đã có một cuốn sách 2 tập "Kinh niệm xứ (Giảng giải)" để làm rõ hơn bài kinh này.)

    • @mannguyenhoang9523
      @mannguyenhoang9523 Рік тому +2

      Mình nghĩ nhóm lấy khái niệm Chánh niệm của Thầy Thích Nhất Hạnh có lẽ vì Thầy là "nạn nhân" gần nhất của nạn thế tục hoá từ nền công nghiệp Tự chữa lành.

    • @1truthfollower
      @1truthfollower Рік тому +2

      ​@@mannguyenhoang9523 Mình đồng ý với việc đưa ra định nghĩa (và trích nguồn) của Chánh niệm theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Việc đưa ra định nghĩa gốc của Chánh niệm và trích nguồn từ Tam tạng kinh điển sẽ giúp người nghe có thể tìm tòi, đối chiếu, phản biện, và phát triển.

    • @HailuaLA01
      @HailuaLA01 Рік тому +2

      "nạn nhân" hay ổng là nguyên nhân.

    • @XuanPhongAds
      @XuanPhongAds Рік тому +4

      ngay cả Phật cũng nói rằng Ngài chưa từng nói gì cả. Tức là tất cả những gì ngài nói ko phải là chân lý áp dụng cho tất cả mọi người. PHật hay cao tăng hay 1 vị bác sỹ tài giỏi hay 1 vị giáo viên tài giỏi ko phải là người đưa ra chân lý, đưa ra liều thuốc, đưa ra bài giảng mà đúng cho tất cả mọi người. Mà đơn giản 1 vị PHật là đưa ra chân lý đúng cho hoàn cảnh đó, 1 bác sỹ giỏi là đưa ra đơn thuốc cho Bệnh nhân đó, 1 giáo viên giỏi là đưa ra bài giảng phù hợp cho học sinh đó/ hoặc lớp học đó. Nó chỉ có thể tương đối vậy thôi, thế nên ta chấp nhận như vậy. Sư Ông Nhất Hạnh cũng là 1 vị thầy như vậy thôi, bài giảng, khái niệm, đưa ra phục vụ 1 đối tượng nhất định, đúng với 1 hoàn cảnh nhất định. Nếu ko có giáo viên lớp 1 chỉ bảo tận tình những thứ cơ bản 1+1 bằng 2, thì đâu ra học lên những thứ cao siêu hơn được ? Chánh niệm cũng thế, nếu bạn hiểu dc nó 1 cách cơ bản thì cũng như bạn hiểu dc 1+1 bằng 2, và sau đó lại bảo ko biết ơn người giáo viên lớp 1 vì cô ta giảng thứ vớ vẩn quá ah ?
      @@HailuaLA01

    • @HailuaLA01
      @HailuaLA01 Рік тому

      @@XuanPhongAds cuộc đời của Thích Nhất Hanh, Thích Trí Quang, Thích Quản Độ là họ không sống trong chánh niệm: Tu không lo tu mà sách động phật tử làm loạn, chống đối, vu khống chính quyền hòng lật đổ chính quyền!

  • @vogiabao99
    @vogiabao99 Рік тому +8

    Cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều, nhiều videos của HĐC mình nghe đi, nghe lại để cải khả năng phản biện của bản thân. Mong HĐC ngày càng tạo ra nhiều nội dung hơn 🥳🥳🥳

  • @Dannylily89
    @Dannylily89 Рік тому +21

    Mình rất thích những bài phân tích dưới góc nhìn đa tôn giáo thế này, rất mong sẽ có thêm nhiều bài tương tự. Cảm ơn HDC rất nhiều ❤ Chúc nhóm sẽ có nhiều phát triển trong năm mới 🎉🎉🎉

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому +1

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn. Nhóm chúc bạn một năm 2024 thành công và hạnh phúc.

  • @xarumnguyen8184
    @xarumnguyen8184 10 місяців тому

    Mình nghĩ điều tuyệt vời nhất là HĐC đã đưa ra những chủ đề hay để mọi ngừoi xem và bàn luận. Có thêm nhiều comment của các bạn khác cũng giúp sáng tỏ thêm nhiều vấn đề.

  • @Rosanni66
    @Rosanni66 Рік тому +3

    E năm nay 14t, e biết đến kênh của a qua 1 video vô tình đề xuất trên ytb. Mặc dù mới xem kênh nhưng e thật sự rất biết ơn và hâm mộ những kiến thức mà HĐC chia sẻ . Chúc anh và HĐC có nhiều sức khỏe để mang đến những kiến thức hay và bổ ích vs mn.

  • @thanhan1097
    @thanhan1097 Рік тому +4

    Mình hiện tại cũng làm trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần, đồng ý với HĐC gần như là toàn bộ video. Từ “ chữa lành” và những khái niệm “ chữa lành” bị lạm dụng để công nghiệp hoá/ thương mại hóa rất nhiều, thật giả lẫn lộn, chỉ nói những thứ ở bề nổi, theo phong trào, thậm chí chữa từ trâu lành thành trâu què. Trăn trở câu chuyện 1 hệ sinh thái hỗ trợ chữa lành thật sự từ tâm và có chiều sâu. Cảm ơn HĐC về những vid bổ ích hen.

  • @datle2863
    @datle2863 3 місяці тому

    Em da hoc hoi dc rat nhieu ve chanh niem tu Hoi Dong Cuu. Cam on team!

  • @Bnmtoan1803
    @Bnmtoan1803 Рік тому +4

    “Ngày nào có cái khổ của ngày ấy”

  • @nananguy7221
    @nananguy7221 Рік тому +1

    Tận Nhân Lực ,Tri Thiên Mệnh

  • @meomatngu
    @meomatngu Рік тому +11

    Khi ấy Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ rằng:“Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.”

    • @nhatnguyenminh2015
      @nhatnguyenminh2015 Рік тому +1

      mấy bọn ko biết gì về Kinh Thánh trích dẫn những câu ko quan trọng, mà câu quan trọng nhất của bài giảng là : " trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.." thì lại ko trích dẫn. Hôm nay, bạn sống tốt như lời Chúa dạy, giúp đỡ, thương yêu ng khác, thì tương lai bạn sợ ko đc ai giúp sao?

    • @phatnguyen6721
      @phatnguyen6721 4 місяці тому

      Thiệt ra lo lắng nó là bản chất của con người, và câu trích dẫn của bạn có tính an ủi rất cao.
      Mình đang ở tuổi lập nghiệp, mình xây dựng công việc, và mình suy nghĩ rất nhiều từ việc phát triển sản phẩm, đến tài chánh để phát triển công việc, và khi triển khai thì tài chánh mình không đủ, mình đi vay mượn khắp nơi và lo lắng nó xảy ra, nó là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bạn suy nghĩ quá nhiều, và suy nghĩ ấy chưa có lối thoát, nếu cứ tiếp tục suy nghĩ về nó sẽ dẫn đến lo lắng và bạn sẽ bị stress :')

  • @PhuongNguyen-ew2pg
    @PhuongNguyen-ew2pg 2 місяці тому

    Thanks Hội Dồng Cừu !! ❤❤❤

  • @QuốcPhan-l3z
    @QuốcPhan-l3z 9 місяців тому +1

    E đã nghe câu cữa miệng của người công giáo " Chúa thương nên gọi con về". Có lẽ sẽ là để tài thú vị với khả năng hiểu biết sâu rộng của em. A quốc đến từ Đà Nẵng Vietnam

  • @thuyannguyen3513
    @thuyannguyen3513 Рік тому +1

    Cảm ơn bạn!

  • @binguyen3875
    @binguyen3875 10 місяців тому

    ảnh đức mẹ đẹp quá Trung

  • @Bnmtoan1803
    @Bnmtoan1803 Рік тому +18

    Công giáo: Mọi sự đều trong sự quan phòng của Chúa, không có nghĩa là không làm gì chờ điều tốt đẹp mà là thông qua lao động và làm tròn bổn phận của mình (Bổn phận công dân, bổn phận làm việc, bổn phận làm cha làm mẹ làm con cái,…)

  • @hoangcam6106
    @hoangcam6106 Рік тому +1

    Hay quá, rất chỉn chu

  • @zennynguyen2412
    @zennynguyen2412 5 місяців тому

    Bạn này nói rất đúng với suy nghỉ của mình

  • @kaisershun
    @kaisershun Рік тому +4

    16:35 giá vàng =]]]]
    Cảm ơn nhóm vì bài chia sẻ bổ ích ạ.

  • @bieton5818
    @bieton5818 Рік тому +1

    Biết ơn kênh

  • @danzan_F3
    @danzan_F3 Рік тому +6

    Mình rất thích seri triết học đại chúng này. Mình thường cảm thấy chưa "đã" và muốn nghe Trung nói nhiều và sâu hơn nữa. Cảm ơn hội đồng cừu 🎉

  • @hoaimy3
    @hoaimy3 Рік тому +1

    luôn ủng hội bạn

  • @quanguyenpr
    @quanguyenpr 2 місяці тому

    “Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày” (Ma-thi-ơ 6:11)
    Chúa dạy: “Chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy.”
    Đạo Phật: Chánh niệm - thực tại hiện tiền!
    Đạo Lão: Vô vi nhi vô bất vi !

  • @80nguyenmanhlinh
    @80nguyenmanhlinh 11 місяців тому

    Tuyệt vời! Xin cảm ơn em vì những kiến thức rất bổ ích mà e chia sẻ.

  • @ngocngo9823
    @ngocngo9823 Рік тому +8

    Cái mà tập trung vào công việc hiện tại của mình như rửa rau, ngắm cảnh thì đơn giản đó là khái niệm Flow
    Còn mình đã tham gia 1 khoá học Vipassana 10 ngày ko sử dụng điện thoại, ko nói chuyện thì thấy Chánh niệm là 1 việc cực kì khó. Là mức độ quản lí bản thân về hành vi và suy nghĩ cực kì cao siêu luôn á 😂😂😂

    • @meomatngu
      @meomatngu Рік тому

      maybe b nhập tục sâu quá nên khó thoát tục dc

  • @fivejan43
    @fivejan43 Рік тому +1

    30dec23 tks team và a Trung

  • @phamtrinhyenchi590
    @phamtrinhyenchi590 Рік тому +19

    Cảm ơn Hội đồng Cừu đã giúp mình có 1 sự tỉnh ngộ trc khi sang năm mới. Một điểm nguy hiểm mình nhận ra laf việc “công nghiệp hoá”/ “thương mại hoá” những việc tu tập này khiến nó có vẻ không quá khó nên người ta cũng coi nhẹ và dễ tu tập nửa vời hoặc nghĩ là “để hết lúc bận rộn này rồi tu tập cũng được” vì nó đâu quá khó. Mình cũng đã đọc nhiều về phật giáo và “mindfulness” và cũng đã cố gắng tập luyện theo hướng dẫn trong sách tại nhà và cũng đã rơi vào lối suy nghĩ này. Không ít người bạn quanh mình thì “tu theo mùa”. Để thấy rằng phải tu tập nghiêm túc từ bây giờ và kiên định lâu dài chứ lấy đâu mà “mì ăn liền” làm 1 khoá thiền là được chữa lành.

    • @tuanangduy3614
      @tuanangduy3614 Рік тому +5

      Tùy vào mục đích của họ nữa , mỗi người có cuộc sống khác nhau , mục tiêu khác nhau ... nên lựa chọn giữa họ cũng khác nhau .
      Xét từ góc độ cuộc sống thực tế thì " thương mại hoá tu tập " cũng ko có gì sai . Dù sao ko phải ai cũng thích hợp với việc tu tập , lại thêm cuộc sống xô bồ + xã hội vật chất càng làm cho việc tu tập trở nên khó khăn .
      Như các nhóm yoga hiện đại đã làm , họ đơn giản hoá thiền , đặt mục tiêu thấp hơn , kết hợp với thể dục tạo thành yoga hiện nay . Nó là một môn yoga + thể dục mà bất cứ ai cũng có thể học và có thể thiền vào bất cứ lúc nào họ muốn . Đương nhiên là họ cũng chẳng thể đi xa trên con đường tu hành , đổi lại họ có thể kết hợp việc " tu hành nửa mùa " và cuộc sống hiện đại .... Kết quả là họ vừa có thể có cuộc sống hiện đại vừa có dc một ít thành quả từ việc " tu hành nửa mùa " .
      Thẳng thắn mà nói , xã hội hiện nay có mấy người chuyên tâm vào việc tu hành ...

  • @terrance639
    @terrance639 Рік тому +3

    Chúc mừng năm mới Hội Đồng Cừu!

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn. Nhóm chúc bạn một năm 2024 thành công và hạnh phúc.

  • @Anngoctran4300
    @Anngoctran4300 4 місяці тому

    Người miền nam gọi là lầm: hiểu lầm ( misunderstand), sai lầm ( wrong, mistake), lầm lẫn, lẫn lộn ( confuse). Nhạc sĩ Lam Phương có sáng tác bài ‘ Lầm’ trong đó có ca từ ‘ Tôi đã lầm đưa em sang đây. Để đêm trường nghe tiếng thở dài….’ . Người miền Bắc phát âm lẫn lộn giữa’ n’ với ‘l’ và ‘nh’

  • @daisy123-z8s
    @daisy123-z8s 6 місяців тому

    Kể từ khi biết đến kênh của Trung, chị xem và nghe các bài trên kênh mỗi ngày và nhận thấy chúng rất bổ ích. Cảm ơn em rất nhiều. Chị chúc em luôn khỏe và luôn có nhiều bài hay nữa nhé.🎉🎉🎉

  • @chauho001ho7
    @chauho001ho7 6 місяців тому

    HDC có đầu óc tinh tế khi bàn luận .

  • @tomdan7449
    @tomdan7449 8 місяців тому

    rất hay ! kiến thức rất sâu và đa dạng về chủ đề ''sống tỉnh thức'' trong mọi sinh hoạt hàng ngày như là một phần nhỏ của những điều cần làm, cần sống để phát triển một đời sống tốt đẹp hơn

  • @nguyenoan6739
    @nguyenoan6739 Рік тому

    Hay quá !

  • @hungliudanchi2187
    @hungliudanchi2187 Рік тому +1

    Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu. Đọc các comment của mọi người cũng rất bổ ích.

  • @nguyentri5961
    @nguyentri5961 2 місяці тому

    mình có thử nghe băng 2 3 cái loa khác nhau với 2 laptop thì nhận ra thỉnh thoảng âm lượng của HĐC đột ngột to lên hoặc nhỏ đi.
    Mình cứ tưởng loa mình bị hư

  • @thaohuynh3438
    @thaohuynh3438 6 місяців тому

    Trung có nghĩ ý Chúa là hãy trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, ví dụ nhé : khi làm ruộng, hãy tập trung thời gian đó để làm thật tốt thật trọn vẹn, thì kết quả chắc chắn là sẽ thu hoạch lúa như mình mong muốn ( trừ thiên tai nhé). Hoặc yêu thương ai, cứ hãy yêu thương hết lòng ko tính toán, thì hệ quả tốt đẹp là sẽ đương nhiên mà ko ko cần duy tính gì cả.

  • @davidle10001
    @davidle10001 8 місяців тому

    cám ơn rất nhiều về câu kinh thánh.

  • @Annhien196
    @Annhien196 Рік тому

    Hội đồng cừu là kênh hiếu hoi mình theo dõi để lựa chọn nguồn thông tin đa chiều , thực tế để học hỏi

  • @KhanhHuynh-fz4em
    @KhanhHuynh-fz4em 5 місяців тому

    Một kênh bổ ích ❤

  • @nghinguyen2411
    @nghinguyen2411 3 місяці тому

    Sati: dịch là niệm-sự ghi nhận mà bất kì loài động vật có ý thức đều có thể có dc
    Sammasati: Chánh niệm- ghi nhận để bớt tham-sân-si

  • @maihuy8095
    @maihuy8095 Рік тому +7

    Cám ơn những kiến thức mà kênh đã mang đến cho mình cũng như tất cả mọi người.❤❤❤
    Theo mình là một người có tham cứu về Phật Giáo thì việc học Phật là để tu thân và nó nên bắt đầu bằng Chánh Kiến ( cái nhìn đúng đắn ) vì đây là căn cơ đầu tiên của bát chánh đạo.
    Các nước phương tây thích dùng chánh niệm để điều chỉnh cảm xúc được tốt và giúp cho họ có năng suất lao động cao hơn nhưng nó không phải là con đường đúng đắn.
    Phản biện lại ý của kênh theo mình việc đưa chánh niệm vào đời sống thông qua nhiều hình thức cũng đã góp phần không nhỏ cho việc đánh thức một số người sa đoạ mà tìm về với tỉnh giác.

    • @phuquymaile8394
      @phuquymaile8394 Рік тому +1

      Đồng ý, kiểu Hoằng Pháp ấy, có thể pp đó ko phải "cái đúng", nhưng thông qua pp đó, sẽ tạo cho chúng sinh cái duyên để tìm đến "cái đúng"

  • @meemee-re1yb
    @meemee-re1yb Рік тому

    Lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích cá nhân. Đó chính biểu hiện của thời mạt pháp

  • @thuannguyen-thai4803
    @thuannguyen-thai4803 Рік тому +1

    Đúng.

    • @vananpham-ye9wk
      @vananpham-ye9wk Рік тому

      Giá như có thêm đúng 1 Câu quan trọng nhất dùng cho mở bài hoặc kết luận sẽ khiến bài diễn thuyết này hoàn thiện 100% : Chúng ta cần phải có khái niệm rõ ràng giữa TÍN NGƯỠNG và TÔN GIÁO , cho dù hai phạm trù này gần như không có biên giới khác biệt - xét về định nghĩa . Muốn hay không thì ĐỨC TIN - TÍN NGƯỠNG liên quan TIỀM NĂNG và cũng là sức sáng tạo của loài người . TÔN GIÁO luôn lệ thuộc GIÁO LÝ do một cá nhân hoặc tổ chức nào đấy vẽ ra - ví như luật bất hành văn có tên riêng , phục thiện riêng cho TÔN GIÁO đó của Họ . Bằng chứng chính là vô vàn giáo phái mang biệt danh khác nhau dùng chung cuốn Thánh kinh , cũng như Hinduismus và Buddhismus . Các bậc hiền triết như Buddha và Jesus không cố tình thiết lập TÔN GIÁO ngoài sự cần thiết thực hành TÍN NGƯỠNG có ý thức , trong khuôn khổ của đức tin và quy luật NHÂN - QUẢ 🥸

  • @Gia_Phu_Knife_Sharpness
    @Gia_Phu_Knife_Sharpness 8 місяців тому +1

    Hay ! Thanks adm !

  • @truongthuattuong5480
    @truongthuattuong5480 Рік тому

    hay

  • @TrangNguyen-gv4ux
    @TrangNguyen-gv4ux Рік тому +1

    Chắc đây là lần đầu tiên em comment cảm ơn ai đó, thật sự đối với em đây là video rất bổ ích và cũng chia sẻ thêm những điều em lăn tăn về việc chữa lành. Em cũng có một ý đồng điệu với những diễn giải của HĐC nhưng do trí óc hạn hẹp nên mọi thứ cứ mơ hồ trong não. Nay em rất cảm ơn HĐC đã có một mổ xẻ nhỏ nhưng rõ về ngành "công nghiệp" chữa lành. Chúc HĐC ngày càng làm nhiều video đưa đến những góc nhìn đa chiều như vậy ạ.

  • @changeyourmindchangeyourlife85
    @changeyourmindchangeyourlife85 2 місяці тому

    Hi vọng bạn có video giảng về chữ Từ Bi của nhà Phật chính xác nhất !

  • @momo45619
    @momo45619 Рік тому +1

    Chánh niệm trong pg có nhiều cách hiểu và thực hành. Thực hành trong pg nó phù hợp với căn cơ của mỗi ng. Ko phải ai cũng áp dụng 1 cách đc. Vấn đề của đạo Phật có thể lãnh hội bằng tri thức, nhưng để hiểu thấu đáo cái gì là đúng là sai cần phải thực hành. Nên khi làm những chủ đề về đạo, hđc chỉ nên khai thác ở mức độ văn bản kinh điển. Còn đánh giá đúng sai thì ko nên. Trong tu đạo thì ko có gì là sai đúng hoàn toàn nếu chỉ dựa vào con chữ.

  • @marydhan
    @marydhan Рік тому +3

    Nếu xét về tính từ ngữ của chữ Thiên Chúa giáo thì bạn Trung nói đúng rồi nè.
    Có một câu mà mình không nhớ thánh nào đã nói, bạn nào nhớ thánh nào comment mình với nha, câu là " hãy làm như thế việc đó là của bạn và cầu nguyện như thể việc đó là của Chúa".
    Bạn cũng sẽ thấy trong câu "ngày nào cũng có cái khổ của ngày ấy" (bản dịch CG), cũng đã bao gồm cả những khổ cực tinh thần, thể xác, những kế hoạch toan tính của con người rồi, chỉ có điều ta có quá bám sát nó như thể nó chính là chúa tể cuộc đời mình hay không. Người Việt Nam ta có câu " người tính không bằng Trời tính" cũng để áp dụng cho việc chính chúng ta cũng không thể kiểm soát được kế hoạch tương lai của mình.
    Thiên Chúa giáo (TCG) sẽ không đồng ý việc chỉ để cho Chúa lo hết mọi thứ như kiểu một người vô trách nhiệm với cộng đồng, xã hội đâu, vì người TCG sống theo cộng đồng là chính nên là " Đức tin không có việc làm là đức tin chết". Nhưng vì tìm kiếm sự công chính của Đức Chúa Trời và nhờ cậy sức mạnh của Ngài qua lời cầu nguyện và gắn kết cộng đồng, mà con người chúng ta có thể vượt lên trên sự an toàn và tinh thần thế tục xác thịt của bản thân mà có thể tiến đến những sự cao cả hơn trong các công việc đơn giản mà mình phải đang làm hằng ngày. Ví dụ như nếu làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến tiền bạc, để có cái ăn cái mặc ngay lập tức thì bản thân đang sống quá an toàn và sẽ không thể bỏ mình ra để phục vụ cộng đồng, phát triển sáng tạo hay tìm kiếm vương quốc của Ngài được. Nên sự sống cho hiện tại của TCG là một sự hướng thượng và hướng tha nhân, yêu Chúa và yêu người, thay vì quá tập trung vào cái tôi bự của riêng cá nhân (tất nhiên con người được Chúa dựng lên độc nhất nên việc có bản sắc riêng là một điều tốt cho cộng đồng, nhưng bự quá thì rất mệt), chỉ cần vậy thì mình sẽ trở nên sống nhẹ nhàng và phó thác hơn. Chỉ cần sống công chính theo Chúa, mọi sự Chúa sẽ an bài.

  • @bchannel6238
    @bchannel6238 Рік тому +1

    Cám ơn bạn! Bài rất hay!

  • @tiendungmai3696
    @tiendungmai3696 3 місяці тому

    Tôi nghĩ rằng khái niệm "sống cho thực tại" sẽ rất khó để dung hòa giữa cuộc sống với công việc, mà như ta đã biết thì công việc là một phần rất lớn chiếm phần rất lớn gần như đa số cả về thời gian, khối lượng của cuộc sống. Hãy thử tưởng tượng xem khi boss của bạn yêu cầu bạn lập và trình bày về kế hoạch và mục tiêu của năm sau và bạn trả lời boss rằng chúng ta chỉ nên sống cho thực tại và hoàn thành cho ngày hôm nay thôi 😅

  • @caotienxuananh
    @caotienxuananh Рік тому +2

    Bạn phân tích rất hay.

  • @xuanquynhtran2391
    @xuanquynhtran2391 Рік тому +4

    Ở Việt Nam thiền Vipassana còn được dịch là thiền "Minh sát". Kiến thức của kênh rất hay. Xin cảm ơn

  • @bsngocbao_yhct4533
    @bsngocbao_yhct4533 Рік тому +1

    Chủ đề này hot quá ạ😂

  • @HuliJing8
    @HuliJing8 Рік тому

    Vipassana là một pháp tu để đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, thoát khỏi sinh tử luân hồi.. là một hành trình rất dài. Còn chỉ để định tâm vốn gần gũi và dễ tiếp cận đi vào đời sống con người thì tập Annapana vốn là một phần bắt buộc trước khi vào Vipassana. Tuỳ nghiệp/phước mỗi người khác nhau mà có sự tiếp thu tương ứng với căn cơ của người đó. Đang trình lớp 1 thì hk thể nào bắt giải tích. Ngược lại ai đủ căn cơ thì tự động bị hấp dẫn để tu tập cao hơn, bước tiếp hành trình tiến hoá. Mindfulness ngày nay được tiếp cận một cách cơ bản nhất để gieo một hạt giống, hay nhắc nhở chúng ta biết quay vào bên trong, từ đó hạt giống đâm chồi trong đời này hoặc đời sau sau nữa.

  • @hatranvan8377
    @hatranvan8377 Рік тому +2

    Để thiền và sống trong thực tại và không xuy nghĩ gì... Thì đã đến niết bàn rồi

  • @TriNguyenTPT
    @TriNguyenTPT Рік тому +1

    Quá hay

  • @khuongthinhchau381
    @khuongthinhchau381 8 місяців тому

    Nice! Thank you very much!

  • @dongnairiver3636
    @dongnairiver3636 Рік тому

    thanks Hội Đồng Cừu

  • @kimlong308
    @kimlong308 Рік тому +7

    Bài kinh thể hiện rõ nhất về sống trong hiện tại của nhà Phật là bài "Nhất dạ hiền giả" trong hệ thống Pali:
    Quá khứ không truy tìm
    Tương lai không ước vọng.
    Quá khứ đã đoạn tận,
    Tương lai lại chưa đến.
    Chỉ có pháp hiện tại,
    Tuệ quán chính ở đây,
    Không động, không rung chuyển.
    Biết vậy, nên tu tập,
    Hôm nay nhiệt tâm làm,
    Ai biết chết ngày mai?
    Không ai điều đình được,
    Với đại quân thần chết.
    Trú như vậy nhiệt tâm,
    Đêm ngày không mệt mỏi,
    Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
    Bậc an tịnh, trầm lặng.
    ---
    Thật sự rất lạ khi các nhà sư lại đóng vai trò của chuyên gia tâm lý. Đúng như mục tiêu tôn chỉ độ đời của Phật giáo, thì các vị xuất gia có thể giúp đại chúng nhận thức đúng về cuộc sống và qua đó thoát khỏi sự khổ đau, nhưng biến điều đó thành một "nghề nghiệp" với các trung tâm chữa lành thì thật là đi quá xa.

    • @vuhoaitruongnguyen2226
      @vuhoaitruongnguyen2226 Рік тому +6

      Việc các nhà sư đóng vai trò “chuyên gia tâm lí” hay người chữa lành thật ra là họ đang đem cái nhận thức của Phật giáo về cuộc đời đến với đại chúng đó chứ. Ví dụ cụ thể: khi một người tham vấn với một nhà sư thì nhà sư sẽ cho họ câu trả lời dưới cái nhìn của Phật giáo, dựa trên lời dạy của đức Phật về đạo đức cũng như tâm lí học Phật giáo, còn nếu tham vấn với một người bình thường ở đời thì họ sẽ cho câu trả lời dựa trên trải nghiệm của cuộc đời thôi.
      Lại nói tiếp, không phải ai cũng có mong muốn và khả năng tu tập để giải thoát, lìa xa buồn vui. Người đời thường muốn hết buồn và được vui mà, nên họ đến với đạo để chuyển hoá bớt khổ đau và sống an lạc hơn thôi. Nên dưới tinh thần từ bi đem lại lợi lạc cho mọi người thì nền đạo Phật nhập thế mới bày đủ con đường, phương tiện tuỳ căn cơ mỗi người.

    • @NhatLinhTranMinh
      @NhatLinhTranMinh Рік тому +1

      quan điểm giống mình

  • @-turkum-80
    @-turkum-80 Рік тому +1

    Cảm ơn Hội Đồng Cừu

  • @tamphamdinh2336
    @tamphamdinh2336 Рік тому

    Bài hay. Cám ơn HDC

  • @DarkHorse.coffeine
    @DarkHorse.coffeine Рік тому

    Chuổi phức tạp

  • @homer2384
    @homer2384 Рік тому +1

    11:29, 19:32 - lại mặn =))
    Thanks HDD!!
    À, với timestamp bị nhầm 2 phần với nhau ấyy

  • @dangnhuhoang1991
    @dangnhuhoang1991 Рік тому +1

    HAY LẮM TRUNG ƠI

  • @hothivan117
    @hothivan117 Рік тому

    Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã giải thích về "Chánh Niệm", không nhầm lẫn giữa "Chánh niệm" và "Sống trong hiện tại"

  • @KimNgan-rc2he
    @KimNgan-rc2he 11 місяців тому +12

    E xuất thân từ gd dưới mức trung bình, cha mẹ k có học thức cao hay khôn ngoan ngoài xã hội, e bế tắc k biết làm thế nào để thoát khỏi cái hoàn cảnh như cha mẹ e. E rất mong a làm về chủ đề này để những người như e có dc định hướng căn bản.

    • @AngelliaX
      @AngelliaX 10 місяців тому

      accept your fate

    • @AngelliaX
      @AngelliaX 10 місяців тому

      lấy chồng giàu

    • @maeiliw1778
      @maeiliw1778 6 місяців тому

      khi độc lập tài chính vững mạnh về nó tự động tự do thôi

    • @KimNgan-rc2he
      @KimNgan-rc2he 6 місяців тому +2

      @@maeiliw1778 k có nền tảng gì làm sao tài chính vững mạnh

    • @maeiliw1778
      @maeiliw1778 6 місяців тому

      không có, vậy thì học. vừa học vừa làm như mình cũng được, trên mạng giờ thiếu gì bài học miễn phí
      bạn muốn mà bạn không học không có kiến thức, không có hành động, chỉ ngồi đợi giải pháp, thì không có gì cứu rỗi cả hoặc như bạn phía trên nói ấy, lấy chồng giàu.

  • @anhphan-bd7is
    @anhphan-bd7is Рік тому +1

    Thank you and happy new year

  • @jackbereson
    @jackbereson Рік тому

    Hay, ko nói được là hay chổ nào, nhưng mà là mở mang rất nhiều, cảm ơn anh em HỘI ĐỒNG CỪU

  • @dutruong2101
    @dutruong2101 Рік тому +1

    Anh phản biện rất là hay ❤

  • @antruong7132
    @antruong7132 Рік тому

    Cảm ơn Trung và Team nhé

  • @lientranngoc1906
    @lientranngoc1906 Рік тому

    ❤❤❤

  • @lyle7681
    @lyle7681 9 місяців тому

    “Chúng ta bỏ qua được những điểm kích thích …” làm sao có thể biết được nó thật sự xuất phát từ chính bản thân mình mà k phải là từ nơi khác, điều duy nhất mình biết là có kích thích phát khởi, nhưng để có thể chắc chắn là nó phát khởi từ chinh bản thân mình thì k có căn cứ solid nào cả. Chưa kể là thậm chí bản thân mình vẫn còn là một bí ẩn, những thứ mình biết chỉ là những bề nổi , những suy luận căn cứ trên những tiền đề tương đối. Socrate đa noi " tôi chỉ biet minh thật sự k biết gì" , vô pháp bất khả đắc, …

  • @NgocAnhNguyen-zr8md
    @NgocAnhNguyen-zr8md Рік тому

    Happy New Year 2024, Trung và các bạn trong HDC. Trong hành trình 2023 của mình, mình thấy may mắn vì biết đến kênh này của các bạn.

  • @hale2757
    @hale2757 Рік тому +8

    ý, video bị nhầm về vị trí chú thích 2 phần: Phật giáo và "Sống cho hiện tại" và Thiên Chúa giáo và "Sống cho hiện tại". Nội dung thật tuyệt, cảm ơn Hội Đồng Cừu!

  • @d-league7762
    @d-league7762 Рік тому

    thiền định, chữa lành, chánh niệm, tỉnh thức, phản tư, thấu hiểu, biết ơn, bao dung, sớt chia, năng lượng tích cực, tín hiệu vũ trụ, hiểu về trái tim, trở về chính mình, loại bỏ cái tôi, thương lấy đứa trẻ trong ta, chấp nhận cs trước mắt

  • @TrongTinNguyen-p1x
    @TrongTinNguyen-p1x Рік тому

    Happy new year to Hội Đồng Cừu.

  • @duylu2346
    @duylu2346 Рік тому

    Hay quá n

  • @ThanhVu-kg7oo
    @ThanhVu-kg7oo Рік тому +7

    Cách lý giải về thực hành chánh niệm của cô giáo sư người Hàn khác biệt khá nhiều với những gì mình được biết.
    Về chuyện thực hành thì việc tập trung chú ý vào hơi thở hoặc bất kỳ một đề mục nào chỉ là thiền định. Nếu bạn bị suy nghĩ kéo đi, không giữ được định thì cần tập trung trở lại với đề mục, không cần phải xả thiền rồi bắt đầu lại từ đầu. Giống như việc tập cơ vậy, mỗi lần kéo tay lại thì cơ bạn sẽ khoẻ lên một chút, mỗi lần bạn kéo sự chú ý về thì định của bạn sẽ khoẻ lên một chút. Dần dần kiên trì đến một lúc nào đó bạn sẽ đạt được định.
    Còn thiền quán chiếu (thiền chánh niệm) là khi bạn dùng sự định tâm đó để đi quan sát lần lượt từng phần trên cơ thể, càng quan sát nhiều, tâm bạn sẽ càng nhạy và nhận biết được nhiều cảm giác (thọ) mà bình thường bạn không nhận biết, có thể nhạy đến mức bạn cảm nhận những sự thay đổi vi tế trên cơ thể như những hoocmon được tiết ra, mạch đập nhanh, nổi da gà,.. hoặc xa hơn là cảm giác cơ thể như một dòng chảy xuyên suốt, và sau đó là cảm thấy thân thể bạn tan rã, trống không. Đó là mới quán thọ thôi, những đối tượng quán chiếu còn lại là quán tâm, quán thân, và quán pháp mới đủ là vipassanna (tứ niệm xứ)
    Chánh niệm có thể phát trên dựa trên định, và cũng có thể không cần dựa trên định, bạn cũng có thể bỏ qua bước thiền định và đi thẳng vào tập thiền quán luôn, tuỳ vào bạn cảm thấy hướng nào phù hợp.
    Và việc thực tập chánh niệm cũng không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về kinh điển phật giáo, chỉ cần nắm một số điểm cốt lõi là bạn có thể bắt đầu thực hành được rồi. Nhưng đúng là cần thiết phải có sự kỷ luật, quyết tâm và tốt hơn hết là có người thầy (thiền sư) hướng dẫn để không đi sai đường.
    ---
    Bổ sung thêm: Sati (chánh niệm) là sự hiện diện của tâm, hoặc sự ý thức về chính mình. Đó là sự hay biết bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại mà không có bất cứ một định kiến nào.
    Ví dụ cho dễ hiểu, khi có người chửi bạn, điều đó làm cho bạn tức giận. Việc bắt đầu tiếp nhận kích thích từ bên ngoài (âm thanh) bằng giác quan, cho đến sinh ra cảm xúc bên trong bạn và những hành động tiếp theo trải qua rất nhiều công đoạn nối tiếp nhau như là những mắt xích, bao gồm cả sự kếp hợp với những kinh nghiệm và định kiến của bạn về những lời nói này, về người này. Có thể ở phần ý thức bạn biết mình không nên tức giận, nhưng trong vô thức (tạm chia tâm làm 2 phần là ý thức và vô thức cho dễ hình dung), trong vô thức, tâm bạn vẫn phản ứng với những kích thích, những hoocmon sinh ra, tim bạn sẽ đập nhanh hơn, v.v... Khi bạn phản ứng với những kích thích này, sẽ sinh ra cảm xúc và hành nghiệp.
    Nếu bạn thực hành chánh niệm đủ nhiều, sự chú ý của bạn đủ mạnh, bạn sẽ nhận biết được những kích thích bên trong này, và là bước đầu tiên để bạn chặt đứt được mắt xích sinh ra những cảm xúc như tức giận, lo lắng (và cả những cảm xúc mạnh hơn như yêu đương, sung sướng hay đau khổ, vì cơ chế của tụi nó cũng không khác nhau mấy), bạn phải nhìn thấy được nó thì mới giải quyết nó được. Còn việc tự nhủ là không nên tức giận, lo lắng chỉ là sự đè nén ở mặt ý thức.
    Nói chung nó cũng không đơn giản là "sống cho hiện tại" như những phương pháp chữa lành đang dùng.

    • @nghiatran7777
      @nghiatran7777 Рік тому +1

      Hay quá, bạn có thể chia sẻ cho mình biết để bắt đầu thực hành theo đạo Phật thì đọc những quyển kinh, sách nào nhỉ

    • @ThanhVu-kg7oo
      @ThanhVu-kg7oo Рік тому

      @@nghiatran7777 bạn có thể đọc những sách của thiền Sayadaw U Jotika (được dịch ở trang Saigon Meditation Project) và thiền sư S. N. Goenka. Hình như kênh này ko cho post link nên bạn chịu khó search google chút là ra

    • @tuongtran1012
      @tuongtran1012 Рік тому

      bạn nên tìm hiểu và tham gia khoá thiền Vipassana 10 ngày, đó là điều tốt để bắt đầu đi trên con đường thực hành (khoá 10 ngày là khoá tối thiểu để bắt đầu bạn nhé)@@nghiatran7777

    • @ThanhVu-kg7oo
      @ThanhVu-kg7oo Рік тому

      @@nghiatran7777 Về phần thực hành thì thiền sư Goenka có các trung tâm dạy thiền trên toàn thế giới trong đó có VN, mỗi tháng đều có khoá mới 10 ngày liên tục, pháp môn quán thọ. Bạn có thể tự tập thiền định (anapana) trước để làm quen với thiền, hoặc nếu ở SG hay HN thì cũng có các nhóm tập Vipassana để làm quen

    • @ThanhVu-kg7oo
      @ThanhVu-kg7oo Рік тому

      @@nghiatran7777 Mình có trả lời nhưng hình như bị tự động ẩn comment hết rồi. Chắc có rule filter gì đó để tránh seeding chẳng hạn