Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 23 сер 2024

КОМЕНТАРІ • 1

  • @thangtrinh5895
    @thangtrinh5895 4 роки тому

    Lâu nay vẫn luôn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên có những phát ngôn không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.
    Những cán bộ, đảng viên nói và viết không đúng quan điểm, đường lối của Đảng thường có chung đặc điểm là "tiền hậu bất nhất".
    Trên diễn đàn, trong hội nghị, khi sinh hoạt Đảng thì họ nói đúng tinh thần, nội dung, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, không “nghĩ vênh, hiểu sai, nói trái” với quan điểm, đường lối của Đảng, thậm chí có người tỏ vẻ “tiền hô hậu ủng” mọi chủ trương, quyết sách của Đảng, của cấp ủy và tổ chức đảng cấp mình.
    Thế nhưng, phía sau diễn đàn, bên ngoài hội nghị, khi xa cuộc họp, chính họ lại có những ý kiến nửa vời, trái chiều, thậm chí lệch lạc với tinh thần nghị quyết.
    Đáng nói hơn, một số ít đảng viên là nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nghệ sĩ (trong đó có người có học hàm, học vị), tức là những người có trình độ học vấn cao so với mặt bằng chung của xã hội, nhưng đã có những phát ngôn, quan niệm trái với quan điểm, đường lối của Đảng.
    Lợi dụng internet, facebook, blog, một số đảng viên là trí thức đã tán phát, khuếch trương những thông tin, bài viết, bình luận các vấn đề xã hội dưới góc nhìn chủ quan.
    Họ xem xét vấn đề theo kiểu “thầy bói xem voi”, chỉ nhìn cây mà không thấy rừng, chỉ thấy hiện tượng rồi quy chụp thành bản chất, mà thực chất là thổi phồng khuyết điểm, khoét sâu những mặt trái, tiêu cực của xã hội để bôi đen hình ảnh đất nước.
    Trước một vấn đề xã hội, cán bộ, đảng viên có quyền nhận định, xem xét, phân tích, bình luận, đánh giá, nhưng những thông tin đó cần phải được thẩm định qua “lăng kính chính trị” và soi chiếu qua “góc nhìn văn hóa” của cán bộ, đảng viên để góp phần làm lành mạnh môi trường thông tin xã hội.
    Những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng, ban hành bởi tập thể những người có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng và được kiến tạo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học.
    Đây là những “sản phẩm” tập hợp, quy tụ tinh hoa trí tuệ xã hội và có giá trị như “cẩm nang” để góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
    Do vậy, đối với cán bộ đảng viên nói, viết và làm theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện thái độ chuẩn mực về chính trị, mà còn là hành vi ứng xử văn hóa của người công dân.
    Khi đã là thành viên của một tổ chức, đòi hỏi yêu cầu cao về ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh như tổ chức Đảng, nếu tùy tiện nói trái, viết lệch hay phê phán chủ trương, đường lối của Đảng là sai cả về lý và tình