Thách thức "HIẾU THẢO"? Lát cắt triết học - lịch sử phương Đông | HỘI ĐỒNG CỪU | Triết học Đại chúng

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 15 жов 2024

КОМЕНТАРІ • 243

  • @hoanganhduyduong1130
    @hoanganhduyduong1130 Рік тому +90

    Mình nghĩ nếu bàn rộng ra, HDC có thể bàn thêm về Familism, khi một bộ phận lớn cha mẹ châu Á sau khi lập gia đình thường sẽ cố gắng gì sinh gần như tất cả cho con cái khi có thể và ít khi có 1 khoảng dành cho việc khi về già. Việc này tạo áp lực lên cả 2 phía. Người lớn khi họ cố gắng cả đời cho thành tựu của con cái và dần trở nên yếu thế khi về già, vậy nên con cái sẽ có áp lực phụng dưỡng ngược lại vì “nhận quá nhiều và không thể bỏ mặc”. Phương Tây theo mình có chủ nghĩa cá nhân cao hơn, và thường thiên về sự phát triển cá nhân tự lo, khi cá nhân nhân phát triển đến mức độ nhất định sẽ thông qua các hình thức khác để truyền điều tốt đẹp cho thế hệ sau, còn tư tưởng Đông phương nặng về giá trị tập thể cộng đồng, các mối quan hệ gia đình và sự hi sinh nguồn lực bản thân để thúc đẩy thế hệ tiếp theo

    • @MyHuynhOfficial
      @MyHuynhOfficial Рік тому +1

      Đồng ý với bạn ❤

    • @thuylienhoang8992
      @thuylienhoang8992 Рік тому +27

      Điều này theo mình không phải chỉ là vấn đề thuần tuý tư tưởng, mà còn chịu tác động của chính sách công, cụ thể là chính sách lương hưu, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, thai sản, chăm sóc người già, trẻ em... Ở các nước phát triển Nhà nước hỗ trợ rất lớn cho cá nhân để tự chăm lo cho bản thân trong khi ở Việt Nam thì cá nhân vẫn phụ thuộc rất lớn vào gia đình mới có thể tồn tại và phát triển được

    • @nguyengiaphu8868
      @nguyengiaphu8868 Рік тому +6

      Mình thì thấy clip viện dẫn rất khéo từ 1 ví dụ sự bất công thời phong kiến bên Trung, để đưa các bạn trẻ liên tưởng đến sự gò bó do ba mẹ quản thúc trong thời hiện đại. Khiến nhiều bạn trẻ bắt đầu nhận đồng quan điểm của tác giả, kế đó là viện dẫn đến việc quản lý nhà nước để hướng các bạn trẻ đối tượng trút những áp bức, bực tức đang phải là ai.
      Mà nếu đúng thì nói ra Nho giáo, Lão giáo, thậm chí Phật giáo và cả triểt học phương Tây đều là triết học, (nhưng thực sự thì Phật giáo ko đc xếp vào triết học vì "Phật Giáo không phải là một triết học vì Phật Giáo không phải chỉ là: "Sự yêu chuộng trí tuệ, lòng ham thích thúc đẩy đi tìm trí tuệ" (Webster's Dictionary). Phật Giáo cũng không phải là "một lối giải thích căn cứ trên lý thuyết, cái không bao giờ cũng được biết (như trong siêu hình học) hay cái được biết không rành mạch (như trong triết học, luân lý hay chính trị)"). Nên về căn bản việc HĐC lấy triết học phương Tây đi viện dẫn và chỉ ra những sai lầm trong văn hóa phương Đông là đang có sự sai lệch. Bạn nên xây dựng triết học dựa trên văn hóa phương Đông, cụ thể ở đây bạn là người VN thì bạn nên dựa trên văn hóa Việt Nam (Đâu phải tự nhiên mà thời xa xưa ở TQ có Khổng Tử). Nên clip này mang nhiều sự dẫn dắt và hướng các bạn trẻ đến với văn hóa phương Tây.

    • @incontv1901
      @incontv1901 Рік тому

      Thì mình thấy các vấn đề này chả phải nghĩ nhiều. Khi đất nước phát triển kinh tế phát triển, các phúc lợi xã hội đc đảm bảo, các tư duy cũ sẽ tự mất đi. Khi con còn nhỏ, nếu phúc lợi xã hội tốt. Bố mẹ sẽ ko phải hi sinh toàn bộ tâm sức tiền bạc dành cho con. Thì bố mẹ có tiền hơn khi về già. Bố mẹ khi về già nếu có phúc lợi xã hội tốt thì cũng ko cần con cái phụng dưỡng. Bây giờ vẫn cần luật yêu thương, bố mẹ phải nuôi con, chăm sóc dạy bảo thành người. Vì ko có luật này là việt nam mà chủ nghĩa cá nhân nổi lên là toàn đánh đạp, ngược đãi, nhất là vừa đẻ đem con đi vứt. Vẫn cần luật hiếu thảo, bố mẹ về già súc khoẻ yếu, ko có tiền. Con phải phụng dưỡng, hiếu kính với cha mẹ. Khi bố mẹ đã hi sinh hết tuổi trẻ, tiền tài cho con thì cònlấy gì mà sống. Mà nhiều đứa ở với bố mẹ, khi chủ nghĩa cá nhân nổi lên. Nó đánh đập chửi bới bố mẹ chả ra gì. Thậm chí có đứa về chiếm nhà đuổi bố mẹ ra khỏi nhà. Có tài sản ko chia nó đâm cho chết thì thôi. Quyền lợi nghĩa vụ tương đồng, sai là ko sống đc. Bảo bỏ chữ hiếu đi, thế thì khi mới đẻ mày ra tao bóp chết luôn đi. Cho mày sống tao cũng ko sống đc. Ở việt Nam bố mẹ còn thiệt thòi hơn. Con cái khi nuôi ngoan ko sao, hư thì nó ăn bám, cờ bạc, lấy đồ đi bán chửi bới mất dạy với bố mẹ. Bố mẹ muốn viết cái đơn từ con cũng ko đc, lúc nào cũng nặng nợ. Còn con lớn rồi, nó ko làm ăn đc thì cứ ở ăn bám bố mẹ. Thậm chí có đứa có tiền đấy, bố mẹ sống thế nào mà kệ. Nó đi khỏi thành phố luôn, sống vui luôn, chả sao hết. Đã thấy chữ hiếu rất quan trọng, giữ cân bằng xã hội. Nếu ko làm đúng thì bị luật lệ điều chỉnh và cả về mặt đạo đức, xã hội cần lên án, hắt hủi. Vậy ta thấy khi kinh tế xã hội phát triển, thì các lề thói, luật lệ cũng thay đổi. Triết học của cái thằng khổng tử cũng phải thay đổi. Còn bây giờ nó vẫn đúng. Phật thích ca mâu ni mấy ngàn năm vẫn đúng cơ mà.

    • @PhuongNguyen-kw4ss
      @PhuongNguyen-kw4ss 5 місяців тому

      Muốn hiểu thì phải đặt bản thân vào hoàn cảnh và hỏi tại sao và vì như thế nào mà nó thành như thế?
      Tư tưởng là 1 hệ quy chiếu được tạo ra do bản sắc dân tộc + quy chiếu trong xã hội thời lúc bấy giờ hình thành. Khi mà Phương Đông còn đang trong thời kì phong kiến thì việc con người trong thời đại đó sinh ra rất ngặt nghèo và phải hỗ trợ lẫn nhau mà sống. Nó giống như việc đẻ bạn ra và vất bạn ở đó nhưng không nuôi mà bạn vẫn có thể sống được không? đó là sự cộng sinh bản năng nhất của 1 con người.
      Các bạn cứ nghĩ đơn giản thế này đi, 1 người 60 năm tuổi thọ thì 20 năm đầu họ sẽ được cha mẹ nuôi dưỡng và phát triển, 20 năm tiếp theo là tạo dựng sự nghiệp và lập gia đình và 20 cuối đời chính là lúc bạn không còn đủ sức lao động và phải phụ thuộc vào con cái để tồn tại ( vì cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái nhưng nếu con cái không muốn đền đáp lại công ơn đó thì như thế nào? ) nếu mà xã hội làm theo tư tưởng cá nhân hoá như thế thì loài người đã diệt vong từ lâu rồi mà chả tồn tại đến được hiện tại.
      Cái gì cũng có 2 mặt của nó, nhưng do 1 số những kẻ có tư tưởng xấu đã chèn những luật lệ không đúng vào những tư tưởng tốt đẹp để trục lợi cá nhân.
      Và việc giới trẻ hiện tại khi bỏ qua thứ gọi là trách nhiệm sẽ kéo theo hệ thống suy đồi đạo đức ( ở đây chính là đặt cái tôi trở lên cao hơn người khác và mong muốn người khác thừa nhận mình, trong khi chính các bạn lại không muốn thừa nhận những người xung quanh mình ). Và đúng là mọi người sẽ thừa nhận bạn nhưng đó là thừa nhận năng lực của bạn, chứ không thừa nhận bạn ( và chuyện gì sẽ xảy ra nếu xã hội không còn cần năng lực đó của bạn nữa? ) vậy lúc này khi bạn không còn gì cả ai sẽ là người bên cạnh bạn nếu như chính bạn đã chối bỏ người khác?

  • @chijolie1619
    @chijolie1619 Рік тому +70

    Chắc cũng hơi trùng hợp, mình mới đọc xong cuốn Tâm lý học An Nam 😂 cuốn đó khá là hay, có câu mình ấn tượng mãi “ở An Nam, không có hiếu thảo, chỉ có đạo hiếu”
    Mn phải đọc thử thì sẽ hiểu rõ hơn về context của câu đó ☺️

    • @nguyentu1076
      @nguyentu1076 Рік тому

      giải thích dùm câu đó được không bạn mình không có cuốn đó

    • @fgnud454
      @fgnud454 Рік тому +16

      @@nguyentu1076 mình nghĩ câu đó được hiểu như sau: “hiếu thảo” là nói về nghĩa vụ của con cái, làm con thì bắt buộc phải có hiếu với bố mẹ, tuy nhiên, đâu đó vẫn có những người bố-người mẹ thậm chí không làm được ở mức cơ bản của người cha-người mẹ, này là bất đạo, thì những trường hợp vậy con cái k cần có hiếu. Còn “đạo hiếu” ở đây là có nghĩa tương tác 2 chiều, bố mẹ có đạo thì con sẽ có hiếu, như vậy thì hợp lẽ hơn. Cảm ơn câu trích dẫn của bạn trên❤

    • @nguyentu1076
      @nguyentu1076 Рік тому

      @@fgnud454 cảm ơn bạn

  • @angelatrinh9308
    @angelatrinh9308 Рік тому +21

    Cái này làm mình nhớ lại thuyết phản khuyến sinh mà HDC giới thiệu cách đây không lâu. Nếu không lo tốt được cho con cái thì đừng sinh nó ra vì đứa trẻ không đòi hỏi được sinh ra.
    Cuộc đời sinh ra đã là bể khổ rồi cho nên làm cha mẹ cũng đừng nên tạo áp lực cho con cái phải mang ơn trong khi bản thân mình không lo được cho nó đàng hoàng. Nó tự lo cho thân nó, không trở thành gánh nặng xã hội là tốt rồi.

  • @baonguyen4270
    @baonguyen4270 5 місяців тому +6

    mình 33T chưa lập gia đình và đi đâu cũng nghe người ta khuyên thế này: lập gia đình đi, để có con sớm để về già có người nuôi!

    • @duynguyen-dt4is
      @duynguyen-dt4is 4 місяці тому +1

      Có một đám mình nuôi lớn
      chờ mình qua đời
      để chia tài sản mình gây dựng cày bừa suốt cả đời

  • @marjottee4999
    @marjottee4999 Рік тому +37

    Mình nghĩ HĐC bàn về chủ đề “hiếu thảo” trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của xã hội Á Đông nói chung và nói riêng là rất cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, mình nghĩ gốc rễ của vấn đề này nó sâu rộng quá, nên cần được dành thêm thời gian để bàn luận sâu hơn một chút. Một số khía cạnh mình xin được đề xuất để HĐC xem xét để làm rõ hơn như là:
    1. Sự thay đổi của hình thái xã hội (vd từ săn bắt hái lượm chuyển sang canh tác nông nghiệp) đã dẫn đến sự phân cấp xã hội và sự tập trung tài sản và quyền lực vào số ít những cá nhân (thường là nam giới) và những cá nhân này sẽ cố gắng hạn chế quyền hạn của những cá nhân khác yếu thế hơn (bao gồm cả nam lẫn nữ). Từ đây có thể bàn thêm về sự công cụ hoá và tài sản hoá con cái hay phụ nữ trong xã hội nô lệ và phong kiến.
    2. Bàn về một trong 6 nền tảng đạo đức được thực hành và bàn luận rộng khắp thế giới: Authority (sự tôn sùng những hình ảnh, biểu tượng, con người có thẩm quyền và những cấp bậc được cho là hợp lệ) và cái cách một số nhà nước áp dụng moral authority để hợp pháp hoá sự cai trị của những nhà cầm quyền cũng như để bảo vệ và duy trì tính chính danh của họ.
    3. So sánh và nhấn mạnh sự khác biệt trong quan niệm về ‘hiếu thảo’ trong một số nền văn hoá khác nhau để chỉ ra vấn đề của moral universalism.
    Can’t wait to see your new video! Many thanks, Duc.

  • @conceptsputnik825
    @conceptsputnik825 Рік тому +7

    Mình cũng hay nói về vấn đề hiếu thảo với những bạn có "phụ huynh độc hại", mình thấy điểm chung của các bạn ấy là gồng mình lên để không trở thành người con bất hiếu, nhưng trong tâm can thì tổn thương nặng nề. Có điều mình không nói hay được như bạn nên mọi người xem mình như kẻ vô ơn với đấng sinh thành

  • @hadanghuy1901
    @hadanghuy1901 Рік тому +8

    4:30 mình lại đồng ý phần lớn đối với bài nghiên cứu này. bởi có thể tác giả ko đặt bài nghiên cứu này vào một đất nước, hoàn cảnh gì cụ thể nhưng về mặt nghiên cứu tâm lý thì bài này hoàn toàn đúng. nó là 1 lựa chọn không phải là nghĩa vụ, tuy có cực đoan nhưng ở phần lớn xã hội là đúng. còn lại thì sự quan trọng của cơ chế, điều kiện xã hội là ko bàn cãi. ở tuổi lao động không thể vừa muốn ở nhà chăm sóc người già mà vừa muốn thu nhập, kinh tế phát triển được. nó cũng giống với việc chăm trẻ con vậy. ko thể thấy trường công nào chăm trẻ em từ 6 tháng cho mẹ đi làm là một dấu chấm hỏi rất lớn với cơ chế an sinh xã hội

  • @vo4rum74
    @vo4rum74 Рік тому +10

    Đến bây h tàu nó vẫn còn tệ nạn cha mẹ bỏ rơi con cái từ bé, bán con đi xong đến lúc nó thành đạt thì bu lại đòi tiền. Có vụ gì vứt con cho dì ruột nuôi, đến lớn lên nó mua nhà cho con của dì em họ của nó vì sống vs nó từ nhỏ thì từ đâu nhà mẹ đẻ lại xông ra k biết liêm sỉ đòi tiền mua nhà cho mẹ, cho e trai dù ko nuôi nổi nó ngày nào.
    Hình luật ngày xưa (có thể từ thời Tống về sau ở thời Minh) của nó cũng mất dậy, cấm con cháu kiện ô bà cha mẹ, cấm dân đen kiện quan lại; có đơn kiện chưa cần xử gì thì cứ nọc ra đánh = trượng trước đã.
    Nhồi vào đầu tư tưởng ngu hiếu, ngu trung.
    Nói chung luật của Tây thì cũng có ưu điểm ở chỗ Nuôi con đến 18 tuổi là nghĩa vụ, còn lại k có ràng buộc trách nhiệm vs cha mẹ vì hệ thống phúc lợi, dưỡng lão của nó. Nhưng cũng k thik kiểu này quá: Nhiều trường hợp cha mẹ hi sinh cả đời, cho tặng TS hết cho con thì bị nó ruồng bỏ cũng k đòi lại đc TS.
    Luật của ta thì hiện nay cũng có chế tài con cái k nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ như tàu, luật thì giống tây hơn, còn XH thì giống tàu;
    tàu nó nó k đủ phúc lợi nên nó phải đẩy gánh nặng đó lên vai lứa con 1 kia thôi, hơn nữa phúc lợi k đủ thì nó khó áp luật như bên tây tước quyền nuôi dưỡng để cho vào mấy trung tâm bảo trợ nếu bạo hành, nên cứ mãi luẩn quẩn cha mẹ nợ nần bạo hành mức độ chưa quá nặng về mặt hình sự mà vẫn phải phạt xong vẫn để lại cho những kẻ đó nuôi chứ k ai nuôi thay bây h.

  • @joestarjoseph7630
    @joestarjoseph7630 Рік тому +8

    Hầu hết các video của HĐC yêu cầu một lượng học thuật nhất định. Mong HĐC có thể chia sẻ tên của một số đầu sách cơ bản để những người không nghiên cứu về triết học (như mình) có thể hiểu rõ và sâu hơn.

  • @nguyenvietanh2152
    @nguyenvietanh2152 Рік тому +18

    Hiếu thảo, cũng như chung thủy trong tình yêu, là đạo đức ra đời từ mô hình cá thể hộ gia đình. Trong đó cha mẹ nuôi dạy con cái mình chứ không phải con cái ai khác. Con cái cũng phụng dưỡng cha mẹ mình chứ không phải cha mẹ ai khác. Do đó đạo đức gắn với xã hội tư hữu cũng mặc định về tính chất ích kỷ của gia đình, cho là người ta có quyền tố cáo cha mẹ của ai khác chứ cha mẹ mình nhất định phải bao che. Nếu cả cha mẹ cũng tố cáo chứng tỏ đạo đức kém, chứ không cần biết cha mẹ sai hay đúng.
    Mặt khác, ý thức hệ Nho giáo dựa trên nền tảng giáo dục, trong đó vua giáo dục cho dân, bố mẹ giáo dục cho con cái. Việc cần làm là đảm bảo đạo đức của vua và bố mẹ, còn con cái và dân phải hoàn toàn tuân thủ theo bề trên "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Nếu con cái và dân phản kháng lại, nền tảng ý thức hệ Nho giáo bị sụp đổ. Tư tưởng của Nho gia vốn cũng bị đối lập bởi Pháp gia - chú trọng hình pháp để quản lý xã hội, Đạo gia - cho rằng mọi việc cứ để thuận theo tự nhiên, không cần ép buộc (vd nếu hiếu thảo là cần thiết tự khắc người ta sẽ hiếu thảo) hay Mặc gia - chủ trương "kiêm ái" không phân biệt (vd cần phải hiếu thảo với ông ăn mày ngoài đường ngang với chính bố mình).
    Trong xã hội mới, một khi việc nuôi dạy trẻ em và phụng dưỡng người già được tập thể hóa thay vì giao phó cho cá thể gia đình, thì tư tưởng về hiếu thảo cũng sẽ tự thay đổi. Những người cha mẹ không làm tròn nghĩa vụ nuôi dạy con cái, bạo hành con cái sẽ bị mất quyền làm cha mẹ. Đạo đức suy cho cùng cũng là công cụ, chứ không phải gông cùm của con người.

    • @nguyenquangkiet2103
      @nguyenquangkiet2103 Рік тому

      Lạ là Nho giáo dạy "trung" kiểu đó nhưng Khổng Tử cũng phải đi nơi này nơi khác để làm quan, chắc ông ấy không đồng tình kiểu ngu trung?

    • @trangngoclinh998
      @trangngoclinh998 Рік тому

      Hay quá bạn

    • @ChauNguyen-en5dh
      @ChauNguyen-en5dh Рік тому

      Có sinh CON mới biết long cha mẹ. Làm CON là phải hiếu thảo. Giờ đây nếu BA mẹ KO công nhận ta hiếu thảo thì sao đây...

  • @VietNameseBoyz6192
    @VietNameseBoyz6192 Рік тому +57

    Hồi nhỏ mình hay lên án xã hội Mỹ. Tại sao lại ko phụng dưỡng cha mẹ mà lại đưa họ vào nơi được gọi là nhà dưỡng lão. Lớn lên, 3x, đi làm rồi mới hiểu nhiều hơn. Đôi khi ở với con cái cũng không làm người già hạnh phúc bằng sống với những người cùng trang lứa với mình. Nhiều khi con cái có hiếu phụng dưỡng cha.mẹ không thiếu thứ gì nhưng họ vẫn buồn. Bữa cơm ko thiếu thứ gì mà họ ăn vẫn ít. Nhưng mà về quê, ở gần những người đồng trang lứa họ lại cười nhiều hơn, ăn được thêm chén cơm. Không rõ đó là chỉ cá nhân mình cảm nhận hay là thực sự người già họ cần điều này nữa

    • @NguyenNam-cw2ll
      @NguyenNam-cw2ll Рік тому +10

      ông ngoại mình được mẹ mình mời về nhà mà ông không thèm về, ở một mình hay có hội cựu chiến binh qua chơi nên ông thấy vui

    • @trongn.g.u2943
      @trongn.g.u2943 Рік тому +1

      Áp tháp nhu cầu Maslow vô

    • @forlorn916
      @forlorn916 Рік тому +4

      @@trongn.g.u2943 giờ này rồi mà còn "tháp nhu cầu Maslow" nữa vậy bro

    • @lmvietnamchannel8715
      @lmvietnamchannel8715 Рік тому +3

      Vấn đề là ở tâm lý người con. Ở Mỹ người con gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão vì họ nghĩ cha mẹ mình là gánh nặng, là thứ níu chân vướng víu mình còn ở Việt Nam họ làm thế là vì nghĩ cho cha mẹ, vì cha mẹ họ muốn được như thế

    • @khoatuan8762
      @khoatuan8762 Рік тому

      ​@@lmvietnamchannel8715ở VN tuỳ gia đình tôi thấy có khá nhiều gia đình giử cha mẹ già vô viện dưỡng lão cũng vì thấy gánh nặng đấy.

  • @walkinthenight9278
    @walkinthenight9278 Рік тому +9

    Về vấn đề này mình nghĩ HĐC nên lồng ghép thêm vào lối tư duy "tụi bây mang ơn sinh thành của tao, vì tao đẻ ra tụi bây nên tụi bây mới có được cuộc sống này" thì chủ đề sẽ dễ thảo luận hơn với mọi người ấy.

    • @dfethrvftrgtr
      @dfethrvftrgtr Рік тому +9

      Đấy k phải tình mẫu tử. Đó là sự trao đổi ép buộc. Nếu tình mẫu tử là thiêng liêng và tự nhiên, nó phải cho đi mà không cần nhận lại.

  • @anhtuchoa4714
    @anhtuchoa4714 Рік тому +22

    Rất thích nghe Trung phân tích vấn đề, rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu, và học hỏi thêm được nhiều thứ nhất là kiến thức... Giờ rất khó kiếm được một người diễn giả hay như bạn. Bạn phát âm rất rõ và đúng chính tả.. Cảm ơn Trung rất nhiều về những gì bạn chia sẻ. Love you 😍

  • @tuongvile5713
    @tuongvile5713 Рік тому

    Hội Đồng cừu ,bạn Trung phân tích rất hay và thấu hiểu, cảm ơn nhiều. Chúc hội và Trung nhiều sức khỏe.

  • @nhannguyendieu8025
    @nhannguyendieu8025 2 місяці тому

    hay lắm ạ, mong HĐC sẽ có thêm video về các mối quan hệ trong xã hội thế này

  • @homer2384
    @homer2384 Рік тому +15

    Ồ. Làm mình phải suy nghĩ về sự quan tâm của mình dành cho 2 thế hệ như nào là hợp lý.
    Một điểm chưa từng nghĩ đến nữa là "sự hiếu thảo" cũng được sử dụng như một công cụ để các tạo sự ổn định cho xã hội.
    Hmm, thú vị thú vị. Cảm ơn HDC nhiều!!!

  • @samarchery0304
    @samarchery0304 Рік тому +15

    Clip đưa ra rất nhiều những kiến thức hay ạ, mong sẽ được nghe HĐC nói nhiều hơn về chủ đề này trong tương lai.

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому +1

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn.

  • @vuanhnguyen1965
    @vuanhnguyen1965 Рік тому +5

    Cảm ơn bạn!

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому +1

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn.

  • @phucnguyenhong3388
    @phucnguyenhong3388 Рік тому +3

    Em đang học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, đoạn Phác, con trai của người đàn bà hàng chài tấn công bố mình, em thấy chi tiết này hơi cấn cấn, xem video của anh rất hay và mạch lạc. Hi vọng anh sẽ ra thêm những video chuyên sâu hơn về vấn đề đạo hiếu này. Cảm ơn anh.

    • @Fuutoux
      @Fuutoux Рік тому

      Sao lại cấn bạn nhỉ, bạn có thể giải thích thêm quan điểm của bạn không?

  • @linhbui6447
    @linhbui6447 Рік тому +4

    Cảm ơn HĐC và mong có một lát cắt về hiếu thảo ở phương tây và tôn giáo

  • @bhavannamunni
    @bhavannamunni 4 місяці тому

    Còn kênh nào nghiên cứu sâu về triết, logic học, tâm lý học , phật học, xã hội học không ạ ?

  • @TiTi-dg2ws
    @TiTi-dg2ws 24 дні тому

    Nên đào sâu vì đây là vấn đề nhức nhối của xh Việt Nam hiện nay

  • @vankhiemtran7086
    @vankhiemtran7086 Рік тому +12

    với nhiều người có nền tảng gia đình tốt thì ko vấn đề gì.
    mình nền tảng gia đình kém, các cụ không có điều kiện chăm sóc từ nhỏ lên thua thiệt bạn bè khá nhiều.
    bây giờ khoảng cách thua thiệt ngày xưa mới lộ ra, khả năng kinh tế của mình ko thể tốt bằng các bạn đồng trang lứa và rồi các cụ muốn báo hiếu.
    cảm giác ngột ngạt thực sự

    • @shiraikuroko9827
      @shiraikuroko9827 Рік тому

      mqh tưởng như gần gũi tình cảm giữa cha mẹ và con cái, nay vì chữ "hiếu" mà trở nên nặng nề, đầy trách nhiệm và nghĩa vụ.

  • @pdpquoc3363
    @pdpquoc3363 Рік тому +9

    Tư tưởng của Phật giáo thì quy định về nghĩa vụ 2 chiều (theo kinh Gia chủ thuộc Tăng chi Bộ hoặc kinh Thiện sinh thuộc A-Hàm) chứ không phải một chiều như mấy ông hủ Nho. Nhưng người Việt thì thường nhầm lẫn rằng cái thứ 'đạo hiếu 1 chiều' đó là Phật giáo

    • @beered6659
      @beered6659 Рік тому

      bạn cho mình xin thêm thông tin về vấn đề này được ko, cụ thể trong kinh đó giải thích như thế nào á ?

    • @pdpquoc3363
      @pdpquoc3363 Рік тому +5

      @@beered6659 kinh Thiện sinh quy định vợ có 5 bổn phận thì chồng cũng có 5 bổn phận, con cái có 5 bổn phận thì cha mẹ có 5 bổn phận đối ứng, trò có 5 bổn phận thì thầy cũng đối lại 5 bổn phận, cấp dưới có 5 bổn phận thì cấp trên có 5 bổn phận tương ứng (cặp này có thể là chủ-tớ, quan- dân, vua-tôi)

    • @tandung05_nguyen51
      @tandung05_nguyen51 Рік тому

      Bạn nói rất đúng!

  • @tranai9813
    @tranai9813 Рік тому +4

    Video bổ ích. Cảm ơn HĐC.

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn.

  • @linhtinho4212
    @linhtinho4212 Рік тому +1

    Cám ơn hội đồng cừu đã làm về chủ đề này

  • @melodydayne
    @melodydayne Рік тому +7

    vấn đề mà anh nói trong clip á có liên quan mật thiết đến toxic parents , narcissistic and abuse parents / family lắm luôn . e nghĩ chắc anh cũng thừa biết và có kiến thức về các khái niệm này gòy , a sẽ sớm làm clip về nó trong dịp nào đó ở tương lai mà thôi .có lẽ là khi có sự tình gì " nóng bỏng " diễn ra nữa

    • @birbintuxedo7197
      @birbintuxedo7197 Рік тому

      Nếu bạn quan tâm đến khía cạnh chữa lành từ abusive family thì bạn nên xem thử Patrick Teahan LICSW nha

  • @levantan4964
    @levantan4964 10 місяців тому +1

    Rất hay, có học thêm kiến thức thú vị. Xin cảm ơn.

  • @quanghoang3801
    @quanghoang3801 Рік тому +6

    Thanks!

    • @HoiDongCuu
      @HoiDongCuu  Рік тому

      HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn.

  • @_TheMorning_
    @_TheMorning_ Рік тому +1

    Cảm ơn Hội Đồng Cừu đã chia sẻ rất nhiều kiến thức đúng để nhân loại tốt hơn. Nhưng nếu chỉ là kiến thức đúng cũng chưa đủ vì xã hội này luôn đặt câu hỏi là tôi sống đúng và tốt cho mọi người thì được gì?. Nên rất mong Hội Đồng Cừu làm video nói về sự luân hồi trong Phật giáo cũng như tôn giáo khác. Khi có sự tin tưởng sau cái chết còn sự sống thì con người mới giữ được cái đạo đức để vận hành trong cuộc sống. Chúc nhóm nhiều sức khoẻ và tôi tin chắc chắn các bạn sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc ❤

  • @trongtai2991
    @trongtai2991 Рік тому +4

    Mình rất cảm ơn về HĐC về những vấn đề triết học mang tính gần gũi với đại chúng. Mình thấy HĐC trong cách dẫn dắt câu chuyện cũng đã tránh nêu tên trực tiếp của các chủ thể trong dẫn chứng nhưng lại để hình ảnh những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội VN ở bìa UA-cam. Mình thấy không ổn lắm. Mong HĐC xem xét và đánh giá lại những vấn đề nhỏ này để phát triển 1 cách bền vững hơn. Xin cảm ơn.

    • @vitieubao2422
      @vitieubao2422 Рік тому +1

      Cái đó là chiến lược của mấy youtuber bên Mỹ đó. Người nổi tiếng là Public figure, dùng hình ảnh của họ không vi phạm pháp luật.

    • @trongtai2991
      @trongtai2991 Рік тому

      @@vitieubao2422 Cảm ơn bạn. Mình cũng hiểu là nó không vi phạm pháp luật. Nhưng những thứ không vi phạm pháp luật gọi là "hiểu biết luật pháp" để thu hút hơn như thế thì có nên hay không ?

    • @Chuyennho123
      @Chuyennho123 Рік тому

      @@trongtai2991 thế là thông minh mà bạn 😊

    • @trongtai2991
      @trongtai2991 Рік тому

      @@Chuyennho123 vâng

    • @tbnh3908
      @tbnh3908 Рік тому +2

      Mình cũng đồng ý với bạn. Lần này bìa nhìn gây hiểu lầm quá.

  • @anhaoha872
    @anhaoha872 Рік тому

    ❤❤❤❤❤❤❤❤❤cảm ơn kênh rất hay trung thực

  • @hoanggiap512
    @hoanggiap512 Рік тому +2

    Tập này hay quá. Cảm ơn bầu trời tri thức

  • @vutruhuyenbi0206
    @vutruhuyenbi0206 Рік тому +3

    Mong Hội Đồng Cừu sẽ làm video về các quan điểm triết học hiện tại khi đi tìm chân lý hay sự đúng trong một tình huống hay hiện tượng.

  • @NBN2350
    @NBN2350 Рік тому +2

    Vậy thì có lý do gì , lý giải cho việc sự quan tâm của "cha mẹ" dành cho" con cái" nhiều hơn "ông bà" ? Liệu có lý do nào khác giải thích cho xu hướng này ngoài mong muốn sau này chúng nó phát triển và chăm sóc lại mình khi về già hay không?

  • @caonguyeno4165
    @caonguyeno4165 Рік тому

    Mình nghĩ trong thời này, việc trẻ em thiếu sự quan tâm về mặt tinh thần do cha mẹ bận duy trì kế sinh nhai. Thì ông bà có thể thực hiện việc đó thay cha mẹ, đó rõ ràng là một điều cần thiết.

  • @alantra6048
    @alantra6048 Рік тому

    cảm ơn Trung cùng HĐC team

  • @melodydayne
    @melodydayne Рік тому +6

    anh và youtuber dưa leo , những con người chưa từng có gia đình hay con cái nhưng có kiến thức về chuyện đó hơn cả những người có cả một gia đình cho mình . Hơn hết các anh đều có tình người , đều có tầm nhìn hơn hẳn số đông mọi người .E tin chắc rằng với cách sống và suy nghĩ như thế những con ng như anh tất nhiên sẽ là 1 ng cha mẹ tốt , dù vẫn sẽ có những sai lầm cần phải học , phải sưả Tôi xin phép cười vào mặt cái bọn chỉ lớn tuổi về mặt sinh lý , luôn nghĩ bản thân sinh đẻ đc con cái là mình hơn hẳn người khác .

  • @LongLe-ms2dw
    @LongLe-ms2dw Рік тому +4

    Rất mong bạn có thêm video chuyên sâu hơn vấn đề này. Từ xưa đến nay vấn đề này luôn không hề đơn giản và khiến con người ta suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà Khổng Tử cất công cả đời để tạo ra một quy luật để cả xã hội vận hành theo. (Không chỉ phương Đông mà ngay cả phương tây thời phòng kiến cũng vận hành theo lối người dưới phải nghe theo lời người trên.) nhưng đó là thời văn hóa nông nghiệp lúa nước .còn với thời nay thời mà cách mạng vật chất đã thay đổi quá nhiều. Thì chương trình cũ mà Khổng Tử viết ra liệu có còn phù hợp. Hay phải thay đổi. Nhưng thay đổi thế nào ,bỏ hẳn hay dựa trên cái cũ để viết ra cái mới . cho phù hợp với thời đại?

    • @tiensibua8616
      @tiensibua8616 Рік тому

      KHổng tử chỉ là người thôi nên ko phải mọi thứ từ KT đều là đúng. Những thứ mà KT viết ra để hổ trợ ổn định XH pk thời ông ta sống, một quy cử trật tự dưới tuân phục trên vô điều kiện , cha mẹ con cái, thầy với trò, quan với dân, vua tôi, tiểu nhân- đại nhân... tuân phục một cách vô điều kiện thậm chí bất chấp lẽ phải đúng sai, như cãi thầy núi đè, con cái cha mẹ trăm đường con hư,, bất trung bất hiếu... thầy sai thầy nói bậy thì sao? cha mẹ là ăn cướp muốn con đi ăn cướp con cái thì sao? vua quan gian ác ko trung với vua quan thì sao? KHổng tử nói sai thì sai thì sao?
      Những thứ Khổng tử chỉ giúp ổn định cho XH pk của ông ta tuy vẫn có một thứ hay đẹp nhưng phần gốc đã quá lạc hậu khi con người ngày càng văn minh XH phát triễn, giá trị cá nhân con người được nâng cao thì những điều Khổng tử phần lớn đều không đúng.
      ps: Nhiều thứ có những lời dạy bão người xưa tuy không phải Khổng tử nói nhưng nó được dựa trên nên tảng do KT dạy căn bản nhất là dưới tuân phục trên vô điều kiện.
      Nói Khổng tử thậm chí Phật sai nhiều khi lại oan cho ông vì nhiều thứ do người đời tự nói ra vì mục đích tư lợi của mình để tăng uy tín hiệu quả câu nói họ gán ghép cho Phật với Khổng tử.

    • @vuvanhoang147
      @vuvanhoang147 Рік тому

      Khổng Tử muốn khôi phục chế độ đẳng cấp quý tộc của nhà Chu, nên mới nói hiếu thảo có ít nhiều liên quan đến quản lý nhà nước bản thân Nho giáo hiện nay là Lý Học Tống Minh của Chu Hi, bề dưới coi trọng bề trên, không tuân theo là không tuân theo Lý, bề trên luôn luôn đúng, nó cũng tác động lên giáo dục Việt Nam như chỉ cần giỏi làm bài kiểm tra, chứ tài năng và thực lực bị loại bỏ, đại học nhiều môn ngành vô dụng, chỉ nhồi nhét chứ không có áp dụng thực tiễn

    • @LongLe-ms2dw
      @LongLe-ms2dw Рік тому

      Như việc Đàm Vĩnh Hưng ko tiếp tục trả nợ cho mẹ đánh bạc nữa. Như giọt nước làm tràn ly.cho cái gọi là có hiếu với cha mẹ. Rõ ràng ta có thể hiểu hoan toàn và ủng hộ việc làm của mr Đàm khi không dung túng cho hành động của mẹ mình. Nhưng nó lại là hành động được cho là bấ hiếu.

    • @LongLe-ms2dw
      @LongLe-ms2dw Рік тому

      Thêm một bài học nữa về chữ hiếu. Nếu ai đọc tam cuốc chí. Thì câu chuyện về Từ Thứ bị Tào Tháo lừa. Vì chữ hiếu và sự thiếu hiểu biết thì mẹ chết. Nếu lúc đó Từ Thứ nhận ra trò lừa dối của Tào Tháo mà vẫn theo Lưu Bị ,thì chả vẹn nguyên cả đôi đường.

    • @tiensibua8616
      @tiensibua8616 Рік тому +1

      @@LongLe-ms2dw trong trường hợp này Đàm được cho là bất hiếu, bất hiếu này sẽ được hiểu bất hiểu theo tiêu chuẩn Khổng Nho,, với những nơi ko ảnh hưởng Khổng thì đó ko được gọi là bất hiếu, trái với chữ hiếu bất chấp lẽ phải của KN thì hiếu thuận thức sự phải là hiếu thuận được xây dựng trên lẽ phải.

  • @incontv1901
    @incontv1901 Рік тому +2

    Cám ơn đã nêu đc một vấn đề, giúp tư duy có dịp làm việc.
    1. Hiếu thảo liên quan đến chính sách ổn định xã hội.
    2. Nguồn lực cho hiếu thảo ko quan trọng bằng để đó phát triển kinh tế
    3. Cái hiếu thảo trong luật pháp, nhiều khi nó chỉ mang tính chất an ủi
    4. Hiếu thảo với người xứng đáng.
    5. Nguồn lực dành cho thế hệ sau cần thiết hơn thế hệ trước.

  • @tieuhactu6382
    @tieuhactu6382 Рік тому

    Mình muốn nghe quan điểm về tư tưởng mặc định "Cha mẹ nào cũng yêu thương con, tất cả những gì họ làm đều xuất phát từ tình yêu thương dành cho con, vì con. Họ không bao giờ muốn hại con và làm tổn thương con." Cảm ơn.

    • @tandung05_nguyen51
      @tandung05_nguyen51 Рік тому +1

      Theo mình thì đúng là cha mẹ nào cũng thương con, nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết thương con đúng cách.

    • @tieuhactu6382
      @tieuhactu6382 Рік тому +1

      @@tandung05_nguyen51 điều đó thì không sai. Vấn đề đó không phải là động cơ duy nhất chi phối các hành động của họ.

  • @philong7945
    @philong7945 Рік тому +1

    Cám ơn Trung và HDC đã chia sẻ một cách rất hay và lôi cuốn.
    Mình để ý là tất cả các video của bạn không có bất kỳ nút dislike nào. Chứng tỏ bạn đã làm một kênh cực kỳ chất lượng.
    Mình thấy bạn có một kỹ thuật trình bày rất cuốn hút và gần như thao túng để nghe tiếp. Bạn có thể làm một video chỉ kỹ thuật trình bày được như vậy được không ?
    Cám ơn Trung và HDC !

    • @zonzonzinzin5583
      @zonzonzinzin5583 Рік тому +1

      UA-cam nó bỏ hiển thị dislike rồi bạn ơi, mình không nhớ rõ lắm nhưng hình như từ 1 hay 2 năm trước, để bảo vệ sức khoẻ tâm lý người làm nội dung.

    • @philong7945
      @philong7945 Рік тому

      @@zonzonzinzin5583 Chuẩn đấy tôi kiểm tra thấy bấm nút mà nó không hiển thị số lượt !

  • @thanhtho9366
    @thanhtho9366 Рік тому +1

    Hy vọng hdc sẽ có clip về những nghiên cứu của phương tây với những khái niệm đang nổi gần đây như toxic parent hay tiger parent.

  • @TracyNguyen2018Jan
    @TracyNguyen2018Jan Рік тому +8

    Cha Mẹ càng không đòi hỏi con cái trả hiếu, con cái càng có hiếu.

    • @TuyenNguyen-ud1mo
      @TuyenNguyen-ud1mo Рік тому

      Chời…

    • @tiensibua8616
      @tiensibua8616 Рік тому +1

      @@TuyenNguyen-ud1mo Điều này rất đúng, tình cảm cha mẹ con cái là tình cảm hoàn toàn tự nhiên trời ban, trong sáng cao đẹp,. Cha mẹ càng thương con con càng thương cha mẹ một tiến trình tự nhiên ko gượng ép.
      Một khi tình cảm tự nhiên bị can thiệp biến nó thanh nghĩa vụ, phải có hiếu phải yêu cha mẹ ko thiên hạ chửi..., khi tỉnh cảm tự nhiên chuyển hướng theo nghĩa vụ thì tình cảm sẽ thành gượng ép, tình cảm thiêng liêng sẽ suy giảm, tình cảm giảm nghĩ vụ tăng sẽ gây ức chế, nhiều trường hợp phản ứng ngược ức chết thành ra bất hiếu, tình trạng này phổ biến nhiều nhất ngoài bắc, cũng là nới nói nhiều về tục lệ hiếu nghĩa nhất.
      Để ý sẽ thấy gia đình con cá hiếu thuận thức sự thì ko bao giờ nghe nói cha mẹ dạy con hiếu thuận, và ngược lại khi cha mẹ kêu gào mày phải có hiếu thì gia đình đó coi như lung lay.

    • @tinhhoaconhan2023
      @tinhhoaconhan2023 2 місяці тому

      @@tiensibua8616Tào lao…

    • @tiensibua8616
      @tiensibua8616 2 місяці тому

      @@tinhhoaconhan2023 Những cái tên kiểu: tinh hoa cổ nhân, lời cô nhân, người xưa nói... thông thương là nhũng kẻ hủ nhỏ cô hủ, những người thấm tư tưởng này họ rất sĩ diện ảo, coi trọng bề ngoài thực chất xếp thứ yếu và hiếu đạo cũng là phần trong sĩ diện ảo đó, cái hiếu đạo này chỉ vì bản thân họ chứ ko phải vi cha mẹ, họ tỏ ra câu văn chữ nghĩa cho người cố show cho người khác thấy để khen họ tâng bốc họ hiếu đạo này nọ, tình cảm ko đến từ lòng trắc ẩn. KHoe hiếu đạo là chính tình thương là phụ nên nói về hiếu đúng nghĩa họ thua xa những người thông thường ko nói chuyện hiếu nghĩa thậm chí những người này thậm chí bất hiếu vì cái hiếu của nhóm người này là cho họ ko phải cho cha mẹ.
      GIờ bạn có thể tự kiểm chứng điều này với những thích đạo lý xung quanh thì sẽ thấy tình cảm cha mẹ tỉ lệ nghịch với đạo lý, nói càng nhiều thuong càng ít. Một gia đình luôn miệng gào thét hiếu đia đaọ đi thương cha mẹ đi thì đó nơi của những đứa con bất hiếu

  • @DanielLamHN
    @DanielLamHN Рік тому +6

    Clip này là câu trả lời cho những người may mắn có "cha mẹ thương con như trời như bể" mạnh miệng phán xét, khuyên nhũ đạo hiếu những người con không may có những bậc "cha mẹ không ra gì". Tương tự Trung ra bài lý luận về những người phụ nữ trời sinh lỡ xấu, kém duyên (không ai dụ dỗ họ hư thân mất nết) mạnh miệng phán xét lên án những người phụ nữ trời sinh lỡ đẹp quá, cứ ong bướm dập dìu, nay bị đại gia này offer nhà lầu, mai bị đại gia kia offer xe hơi...làm họ dễ sa ngã. Cũng ý đó ra bài phân tích những cậu ấm cô chiêu, sinh ra ở vạch đích, điều kiện quá tốt, quá nhiều lựa chọn đâm ra khó mà phấn đấu chết sống như những người học sinh quá khổ, chỉ còn một con đường quyết học không thì chết. Chưa biết phẩm chất thuần túy ai hơn ai.

  • @hikaruH1507
    @hikaruH1507 Рік тому +1

    Nhóm có thể dành một video làm về việc dung hòa các giá trị đạo đức trong tôn giáo theo thời đại và các văn hóa khác nhau được không ạ :> ?
    Như kiểu ngày xưa Thiên Chúa Giáo không cho phép thắp nhang nhưng giờ thì được chẳng hạn...

  • @changmauveao
    @changmauveao Рік тому

    Video này Trung thều thào quá, max volumn mà vẫn hơi khó nghe, phải gắn tai nghe đó Trung, Trung chú ý nâng tông giọng của mình lên xíu là tự động âm lượng nó tăng theo sẽ nghe rõ ràng hơn đó Trung

  • @tieulaonhan6392
    @tieulaonhan6392 Рік тому +7

    cái này thấy giống như lên xe bus 'phải' nhường chỗ cho người lớn tuổi.
    đem lòng tốt biến thành nghĩa vụ bắt buộc.
    theo mình thì việc pháp luật quy định:
    cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái chưa trưởng thành và con cái trưởng thành phải có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ
    là nhằm mục đích ổn định kinh tế xã hội chứ không nên xem là một quy phạm đạo đức bởi vì
    một, yêu thương là cho đi mà không đòi nhận lại. Việc đem hiếu thảo gắn kết chặt chẽ với công ơn dưỡng dục khiến cho gia đình trở thành nơi mua gạo trả tiền. Tưởng rằng tôn vinh truyền thống tốt đẹp nhưng thực ra chỉ khiến mối quan hệ thiêng liêng trong gia đình trở nên phàm tục, vụ lợi.
    hai, 'thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi'. Mặc dù không đồng ý lắm với câu này nhưng nếu đem đối tượng để thương và ghét ở trong câu ấy biến thành người cao niên sẽ nhận ra tác hại của việc 'yêu thương' nhóm này quá mức. Lên xe bus bắt bà bầu nhường chỗ cho mình, xếp hàng đòi ghế dựa, trong nhà thì gia trưởng, cưng cháu không cho ba mẹ dạy kết quả tạo thành 'hội sún răng' rốn vũ trụ.
    đương nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Hiếu thảo là tốt và nên được đề cao, tôn vinh nếu như xuất phát từ lòng yêu thương chân thành và sự tôn trọng có lý trí dành cho cha mẹ.
    kỳ thực theo bản thân mình trãi nghiệm thì áp lực đạo hiếu phần nhiều là đến từ những người bên ngoài, những kẻ tự cho là 'ngoài cuộc thì sáng' dạng KOC, trong khi chã biết cái gì về chuyện nội bộ gia đình người ta mà cứ phán như thể Phan Thị.
    những bậc cha mẹ yêu thương con cái thật lòng sẽ không yêu cầu con cái hiếu thảo (mặc dù họ sẽ rất vui khi nhận được dù chỉ một chút xíu).
    Mà lại thêm nữa là, để một con người trưởng thành khỏe mạnh cả về vật chất lẫn tâm hồn thì tình yêu thương của cha mẹ là to lớn lắm và sâu sắc lắm, không thể đem so sánh với tiền bạc hay vật chất mà con cái chu cấp được.
    Ví như một củ khoai mẹ nhường con khi bần hàn rồi mẹ chịu đói cả đêm.
    Cái cảm giác ấy liệu 1000 bữa ăn ở nhà hàng 5 sao có bù được???
    1 của khoai ấy có lẽ không thể để con no được 18 năm nhưng cũng góp phần dạy con nên người.
    trong khi, ở cái tuổi già của mẹ thì bữa ăn nhà hàng 5 sao với đủ thứ sơn hào bổ quá đôi khi bổ ngửa sẽ làm rối loạn tiêu hóa của mẹ. đùa thôi!
    Nói chung là theo mình làm sao thì làm, trong nhà vui vẻ, bố mẹ con cái tự hiểu với nhau là được, còn đâu mặc kệ người ngoài. Về phần nếu như chúng ta ở trong vai người ngoài thì nên lý trí, tỉnh táo, đừng vội xét đoán một ai là ngu hiếu hay không hiếu thảo. Về mặt pháp luật thì không nên lấn sân quá sâu vào đạo đức, vô hình trung vật chất hóa những giá trị nhân văn.

  • @buicong9161
    @buicong9161 Рік тому

    hóng phần bàn sâu hơn về vấn đề này

  • @manhhuy8669
    @manhhuy8669 Рік тому

    Ad nghĩ sao về việc cdm đang có thiên hướng chỉ trích việc người việt nam mặc trang phục truyền thống nước ngoài chụp ảnh ở các địa điểm du lịch trong nước.

  • @thanhphucphan330
    @thanhphucphan330 Рік тому

    Kinh Thánh cơ đốc giáo dạy: con cái phải hiếu kính cha mẹ, và cha mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấm chọc giận con cái khiến con cái ngã lòng. Theo cá nhân tôi đấy mới là chuẩn mực đạo đức, nghĩa vụ trong gia đình.

    • @duythientrinh9081
      @duythientrinh9081 Рік тому +4

      quan trọng là 1 trong 2 bên ko tôn trọng điều luật thì sẽ như thế nào

  • @sandking5493
    @sandking5493 Рік тому +1

    hmm mình không biết bên Tây họ cảm nghĩ như thế nào về hiếu thảo nhỉ? Và trong luật họ có đề cập đến vấn đề này không? Video rất thú vị, cảm ơn HDC

    • @theresehuong
      @theresehuong Рік тому

      Trong 10 điều răn của Chúa, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

  • @ngocdoankim3619
    @ngocdoankim3619 Рік тому

    Cám ơn HĐC

  • @vuvanhoang147
    @vuvanhoang147 Рік тому +10

    Anh Trung đã giải thích về gia đình gây áp lực như trong video, vậy nếu anh giải thích thêm gia đình bỏ bê (neglected parents) mà sinh ra trường hợp "Trẻ con có biết gì đâu" như vụ con mèo bị bầm dập mùng 3 tết

    • @ink8027
      @ink8027 Рік тому

      Nhưng mà cái này thì liên quan gì đến hiếu thảo

    • @vuvanhoang147
      @vuvanhoang147 Рік тому

      @@ink8027
      Tùy trường hợp, nếu như còn nhỏ đã dám làm trò này thì lớn lên có thể làm điều tương tự với phụ huynh, cũng là trái với hiếu thảo

  • @ChauNguyen-en5dh
    @ChauNguyen-en5dh Рік тому

    Tôi cũng muôn tham gia ý nhỏ về lòng hiếu thảo từ câu chuyện của NG.quen l nếu BA bạn quyết liệt KÊU bạn phải trọn chư hiểứ theo ý ông CON me thì năn nỉ bạn cách khác...

  • @vietanhchu7401
    @vietanhchu7401 Рік тому +1

    Anh ơi, anh có thể làm video nói về việc thanh niên với việc thích ứng trong chuyển đổi số dưới góc độ triết học và pháp luật được không? Hiện tại em cũng đang nghiên cứu vấn đề này mà chưa biết bắt đầu từ đâu luôn anh ;(

  • @tin9759
    @tin9759 Рік тому +1

    Anh làm về việc gian lận thuyết thống đi

  • @GoodGood-ft8fm
    @GoodGood-ft8fm Рік тому

    Hãy làm về sinh khoa học và triết học

  • @MAXOAUDIO-LIGHTING
    @MAXOAUDIO-LIGHTING Рік тому

    Cảm ơn anh

  • @asukiza
    @asukiza Рік тому

    Xin chào. Mình có thể hỏi bạn đang sử dụng camera và mic nào để livestream không?

  • @phanphipha5791
    @phanphipha5791 Рік тому +2

    Mình nghĩ hiếu thảo là vấn đề về đạo đức . Một xã hội mà cần có luật pháp ràng buộc phải hiếu thảo thì xã hội đó có còn đạo đức trong đó không . Mình cảm thấy luật pháp càng chi tiết thì nói lên được đó là xã hội không còn cái gọi là đạo đức nữa

  • @Aris-rp7kq
    @Aris-rp7kq Рік тому +1

    Em có thể làm video về ICC vừa ra Trap với Putin không em?

  • @nemanh415
    @nemanh415 Рік тому +1

    Bắt buộc con cái "hiếu thảo" cha mẹ trước , nhưng chủ yếu là mất sự phản kháng và phục tùng trước triều đình là chủ yếu.
    Phong kiến quá tàn ác .
    Nhưng phong kiến thời hiện đại còn ác hơn

  • @binhduongnguyen5656
    @binhduongnguyen5656 Рік тому

    Nhìn nhận văn hóa xã hội TQ trên cơ sở triết lí nho giáo và khổng giáo.
    Trí tuệ của bạn có ý nghĩa và giá trị cho nhân loại

  • @Jasminethynguyen
    @Jasminethynguyen Рік тому

    Anh ơi làm về thuần phong mỹ tục đi anh

  • @lumxum123
    @lumxum123 Рік тому +38

    Nội dung hay mà clip ngắn quá, nghe không “phê”. Từ sau mấy cái clip review phim ra xong, chất lượng nội dung xuống hẳn. Theo dõi từ những clip đầu tay của HDC, nghe hay quá, nghe đi nghe lại nhiều lần. Mong HDC sẽ đầu tư thêm. Thân.

    • @angelatrinh9308
      @angelatrinh9308 Рік тому +7

      Cá nhân mình thấy chủ để này hay và rộng, nhiều thứ để nói, mới tập sơ lược mà HDC đã đưa ra được một số khía cạnh nghiên cứu đáng suy nghĩ. Chắc HDC đang chờ thêm xem khán giả bình luận, đánh giá ntn để khai thác tiếp khía cạnh nào mới 😊

    • @timhoang3607
      @timhoang3607 Рік тому +7

      Làm mấy cái này cực lắm bro. Nội clip có 15 phút tui thấy team phải đọc và dò hết bà 2 quyển sách với bốn bài báo. Thôi thông cảm chắc ông Trung đang bận

    • @NguyenThang-rp5de
      @NguyenThang-rp5de Рік тому +2

      Mình đồng ý với quan điểm của bạn này! Tuy là chất lượng không hẳn là giảm sút,mà là cá nhân mình thấy HĐC dạo này ôm hơi nhiều quá nội dung,chưa kể thời gian gần đây giống như việc sản xuất nội dung hay đi theo các sự kiện trên mạng xã hội. Mấy cái chủ đề mà HĐC từng đưa ra như Triết gia đại chiến,giới thiệu sách,hỏi xoáy đáp bình thường,vvv bị bỏ ngỏ. Rất mong HĐC có thể đưa trở lại những nội dung sâu và mang tính tri thức cao như vậy với khán thính giả! Mặc dù biết là bạn Trung cực kỳ bận,nên cũng chỉ mong thà ít mà tinh,còn hơn nhiều nhưng thời gian nội dung lại giảm xuống. ❤

    • @Goku-db2gt
      @Goku-db2gt Рік тому +3

      Ngoài làm ndung kênh còn cần phải tăng view nên cần có chiến lược phù hợp về độ dài, content dễ lan toả,.. nên cũng dễ hỉu

    • @hanhkop4475
      @hanhkop4475 Рік тому +8

      Thì Trung có nói vid này chỉ mang tính chất giới thiệu chứ chưa chuyên sâu mà. Đề tài rộng như thế này bàn đến năm sau cũng chưa hết chuyện.

  • @LeeCat
    @LeeCat Рік тому

    Hội đồng Cừu luôn là một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt!

  • @heninguyen7227
    @heninguyen7227 Рік тому +6

    Tôi cũng đang bối rối về vấn đề này. Đôi khi sự Hiếu thảo lại là một áp lực rất lớn trên đôi vai của con cái, ví dụ như: lúc còn nhỏ thì bạn phải học tốt, có thứ hạng cao, luôn luôn vâng lời cha mẹ. Rồi vào đại học phải chọn trường theo ý ba mẹ, phải làm bác sĩ, kỹ sư… kiếm được nhiều tiền, mua được nhà, được xe… Làm cho cha mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm cũng là một dạng Hiếu thảo. Hàng tháng gửi về bao nhiêu tiền, mỗi lần về thăm nghĩ xem phải mua gì cho cha mẹ. Mặc dù ngoài miệng cha mẹ không ép buộc chúng ta nhưng bên trong các Ngài sẽ thấy vui hơn nếu chúng ta làm. Rồi hay so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Phải có nghĩa vụ quân tâm phụng dưỡng cả ông bà nội ngoại, cha mẹ, con cái… có phải là áp lực quá nặng không?

    • @heninguyen7227
      @heninguyen7227 Рік тому +2

      @@DotaDraheart Mình đồng ý là ai cũng phải biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh. Nhưng cha mẹ có nên đặt nặng quá “ chữ Hiếu” theo cách này không!? Ai sinh con thì cũng phải nghĩ đến trách nhiệm giáo dục, bảo vệ và cho đi. Nhưng vậy rồi rồi để ép buộc làm theo ý mình, sống theo ý mình, để được nhận lại kết quả theo ý mình thì có đúng?

    • @thanhnhanmaiquang9421
      @thanhnhanmaiquang9421 Рік тому +1

      @@DotaDraheart xin lỗi chứ bạn đặt câu hỏi như vậy đối với chủ cmt thì cuộc tranh luận này sẽ không có kết quả gì, nói theo video trước đây của Trung là "Cưỡng bức tích cực" đấy. Thứ hai, mình không biết bạn có đọc kĩ câu hỏi không chứ mà so sánh con mình với con nhà hàng xóm, theo học trường gì,... đều theo ý ba mẹ mà bạn cũng hỏi theo kiểu vơ đũa cả nắm như trên thì cũng chịu bạn đấy.

    • @heninguyen7227
      @heninguyen7227 Рік тому

      @@DotaDraheart mình biết bạn có nhiều “ lựu đạn “ mà ném ngang hông vậy đỡ không nổi luôn Á!? :))))

    • @vanhanguyen5490
      @vanhanguyen5490 Рік тому

      Tại sao bạn nghĩ là phải có quà thì họ ms vui ạ. Áp lực tự bạn tạo ra đó thôi. Sự thành công của bạn nữa. Nó cũng phục vụ cho bạn là chủ yếu. Làm cha mẹ ai ko mong muốn con mình giỏi giang tốt cho bạn sau này. Bố mẹ tôi từng nói. Ko cần mày làm ông nọ bà kia. Chỉ cần mày khỏe mạnh là được rồi. Và rồi hiện tại ông bà vẫn trông cháu phụ 2 vc đi làm. Nghĩ cũng thương ông bà. 😊

    • @heninguyen7227
      @heninguyen7227 Рік тому +2

      @@vanhanguyen5490 Mình viết như trên chắc nhiều người nghĩ mình chống đối các Ngài lắm . Mình đã làm theo 80-90% rồi. Mình nói ở đây là áp lực thường gặp phải để được xem là “người con có hiếu ”. Vô hình trong cách các Ngài nói chuyện gây ảnh hưởng lên tâm lý của người con. Ví dụ các Ngài nói con L nó lấy chồng rồi chồng nó xây cho ba má nó căn nhà đẹp như cái biệt thự, nhà này con cũng lấy chồng mà chưa làm được gì hết, chỉ là bông đùa vui vui nhưng rồi đứa con sẽ nghĩ ah đó là cách báo hiếu của người con, rồi còn chờ mình qua lại vài lần để coi căn nhà đó vì nó đẹp thiệt. Hay thằng T nhà kế bên mới mua chiếc xe hơi cho ba má nó đi lại, đi du lịch cho tiện….Tất cả đều là động lực để cho mình cố gắng nhưng đó cũng là 1 dạng áp lực khi dùng nhiều lần. Cha mẹ chăm cháu cho con cái thật sự là một việc rất đáng quý. Nhưng nếu các Ngài không có đủ sức khỏe thì mình cũng phải tự xoay xở. Chắc vì vậy mà phương Tây nó sợ có con vì tự chăm và đi làm khá vất vã. Mình nghĩ như bạn Trung nói là khác nhau trong mô hình quản lý XH. Và do cha mẹ chúng ta đã trãi qua một thời quá khó khăn rồi nên mọi hy vọng các Ngài đều đặt hết nơi con cái. Mình biết và viết ra để có ý bạn Trung nói thêm về điều này. Chứ quản lý XH đã như vậy mình không thay đổi được, nhưng mình thay đổi là bớt áp lực cho con cái về “chữ hiếu”.

  • @NguyenNam-cw2ll
    @NguyenNam-cw2ll Рік тому +2

    vỗ tay 🎉🎉🎉

  • @vukiennguyen7308
    @vukiennguyen7308 Рік тому +1

    Mong anh Trung bàn về toxic parent như anh Dưa leo. E muốn nghe từ 2 phía❤❤

  • @LonelyRelax
    @LonelyRelax Рік тому

    Hiếu thảo không thể nào xem như là một loại luật pháp. Nhưng đa số con cái đều coi tất cả những gì mình nhận được là điều đương nhiên. "Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng. Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày". Có đôi khi rõ ràng cha mẹ có thể nuôi được 7 đứa con, nhưng 7 đứa con nuôi không nổi một người cha người mẹ của mình.

  • @nhuyphamnguyen5191
    @nhuyphamnguyen5191 Рік тому

    mở đầu video "cha vợ gian díu với con dâu" hơi khó load chỗ này xíu ạ 😅

  • @phile8664
    @phile8664 Рік тому +2

    Về tình yêu có 2 loại: Tình yêu có điều kiện và tình yêu ko điều kiện.
    Theo quy luật tự nhiên, chỉ có tình yêu mẹ cho con là tình yêu ko điều kiện mà thôi.
    Còn lại tất cả các loại tình yêu khác đều là tình yêu có điều kiện. Nếu điều kiện ko còn đảm bảo thì tình yêu sẽ bị ảnh hưởng, phai nhạt, và cuối cùng là biến mất.
    Về cơ bản, 1 người mẹ sẽ yêu con vô điều kiện, có thể thằng con hư hỏng, mất dạy, phạm pháp thì bà mẹ đó vẫn yêu con, vẫn che dấu cho con. Ngược lại, 1 ông bố tình yêu cho con sẽ giảm đi nêu đứa con hư hỏng, mất dạy, phạm pháp.
    Tình yêu đôi lứa, vợ chồng cũng vậy, nếu 1 trong 2 người ko còn đảm bảo điều kiện yêu thương nhau thì người kia nếu ko mù quáng thì nên xem xét lại tình cảm đó.
    Tình cảm giữa mọi người với nhau trong xã hội cũng vậy, nếu điều kiện được đảm bảo thì nghĩa vụ với nhau sẽ còn và nên được duy trì, nếu điều kiện đã bị phá vỡ, thì sẽ thành người dưng nước lã, thành kẻ địch, kẻ thù.
    Nguyên lý thực ra đơn giản vậy thôi, tùy từng trường hợp mà ta xác định cụ thể điều kiện cho tình cảm là gì, và nghĩa vụ kèm theo tương ứng.

    • @NguyenNam-cw2ll
      @NguyenNam-cw2ll Рік тому +3

      mẹ bán con cũng có đầy nè, người xa lạ yêu thương nhau vô điều kiện cũng có, thứ bạn quy nạp hẹp quá

    • @phile8664
      @phile8664 Рік тому

      @@NguyenNam-cw2ll trường hợp của bạn chắc 1 triệu người mới có 1 người, tỷ lệ rất nhỏ hẹp, tôi nói theo cái thường xảy ra bao gồm số lượng rộng lớn, ko hiểu đầu óc ai hạn hẹp ở đây nhỉ?

    • @NguyenNam-cw2ll
      @NguyenNam-cw2ll Рік тому +2

      @@phile8664 tôi thấy cả mấy xóm lao động mà tôi quan sát họ sống tình nghĩa với nhau mà không cần điều kiện này, cha mẹ bạo hành không thèm quan tâm con cái ở xã hội này không phải thiếu, đã là vấn nạn thì có là thiểu số vẫn là vấn nạn chứ ngụy biện số đông thì lỗi to rồi nha, đó là chưa kể bạn chẳng có số liệu nào nhưng bạn tự bịa ra số liệu cho nhóm người mà tôi vừa nói đấy, điều cuối cùng là ai nói đầu óc bạn hẹp đâu - cái này bạn tự nghĩ nhá

    • @phile8664
      @phile8664 Рік тому

      Ko hiểu ý bạn là gì. Vấn đề của bạn thì mọi người cũng biết. Vấn đề đó tôi ko đề cập ở đây. Còn bạn thấy vấn đề đó hay thì tùy bạn, tôi ko quan tâm.

    • @hieu4297
      @hieu4297 Рік тому

      @@phile8664 Cha này người ta bảo "thứ bạn quy nạp hẹp quá " thì lại hiểu theo "đầu óc hạn hẹp". Người ta lịch sự đề cập lại thì lại dỗi. Không hiểu kiểu gì.
      Mà vụ số liệu nào của cha cho thấy "tình yêu mẹ cho con là tình yêu không điều kiện" vậy nhỉ. Có chính xác 100%, hay ít hơn là 60-70% trường hợp không? Có tài liệu nghiên cứu nào không? Sợ cha dỗi tôi nói thẳng là thực tế vụ cha mẹ bạo hành con không hiếm gặp đâu nhé.

  • @congdung9496
    @congdung9496 Рік тому

    Video này có bị chỉnh sáng quá đà ko bro

  • @katelynramirez
    @katelynramirez Рік тому +2

    Nói về truyền thống TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO đi a. A có nghĩ rằng cái truyền thống "tốt đẹp" đó đang kéo lùi nền giáo dục VN không?

    • @katelynramirez
      @katelynramirez Рік тому +2

      @Hoang Trung Lam xin lỗi nhưng văn của bạn nghe ba phải quá, y như văn họp chi bộ đảng vậy.

    • @lebach83
      @lebach83 Рік тому

      muốn học từ ai thì ít nhất phải tôn trọng người đó trước, ít nhất là trong lĩnh vực chuyên môn của họ, h bạn học toán cao cấp ông thầy siêu giỏi nhưng bạn del ưa thì thử hỏi có học được gì ko
      còn ý ông trên mà bro bảo ba phải là sai hoàn toàn rồi, vì tôn sư trọng đạo không phải là chân lý hay được khẳng định là luôn đúng, nên việc suy xét từng trường hợp là cần thiết
      còn lôi họp chi bộ đảng vô chi vậy, bạn sợ đảng đến mức chuyện chả liên quan cũng nhớ đến à :))

    • @katelynramirez
      @katelynramirez Рік тому

      @@lebach83 luyên thuyên

    • @lebach83
      @lebach83 Рік тому

      @@katelynramirez rồi anh bạn có hiểu nghĩa của từ luyên thuyên là gì không mà lại dùng trong trường hợp này :))???
      rồi cứng họng chỉ nói được thế không dám phản biện gì luôn

    • @katelynramirez
      @katelynramirez Рік тому

      @@lebach83 Tự chui vào comment của người ta rồi kêu phản biện? phản quần què gì thế. Đ' ai có nhu cầu phản b' với mày đâu á. Cút.

  • @phuongnguyen-qw6gl
    @phuongnguyen-qw6gl 2 місяці тому

    ❤️❤️❤️❤️❤️❤️👍👏🙏

  • @LeHuuDucnt
    @LeHuuDucnt Рік тому

    Đức có thấy thông báo từ chính quyền khi lên Sapa thì du khách ko nên mua đồ hoặc cho tiền các bé nhỏ vì cha mẹ đang lợi dụng lòng tốt của du khách. Cũng như nhiều nơi trên thế giới thì tình trạng này không hiếm gặp vậy giải pháp là gì và chúng ta có thể hỗ trợ các em bé ấy bằng cách nào?
    Việc tách khỏi cha mẹ của những em ấy liệu có phù hợp và có nên quy định trong luật pháp không?
    Nếu xét theo vấn đề dân tộc thiểu số thì tư tưởng, văn hoá cũng có nhiều điểm khác nhau. Vậy có áp dụng luật cho dân tộc thiểu số đc chăng?

    • @quanghieunguyen4335
      @quanghieunguyen4335 Рік тому

      Các điều luật sẽ xuất phát từ các vấn đề thực tế. Hiện tại nói về việc tách bố mẹ ra khỏi con cái, tránh việc bm đang ép buộc con cái trở thành công cụ sản xuất cho bm và ngăn cản sự phát triển của cá nhân của các em nhỏ. Nhưng nếu tách các em ra khỏi bố mẹ và hiển nhiên các em í sẽ vào các ngôi nhà hay làng tình thương hoặc trung tâm bảo trợ xã hội như nhà nước đã quy định. Thì một vấn đề là trong văn hóa của người Việt Nam luôn luôn là ưu tiên việc duy trì nòi giống để kế tục gia đình, sau đó chăm sóc con cái và con cái của họ khi lớn lên sẽ quay lại phụng dưỡng chính họ. Tuy nhiên chính vì việc họ suy nghĩ rằng mình nuôi chính con cái của mình và khi chúng lớn chúng sẽ quay lại đền ơn và báo hiếu thì họ sẽ sản sinh ra tư tưởng không nên nhận con nuôi vì nếu như khi lớn lên và được tiết lộ về thân thế của mình hay việc những người đc nhận nuôi có xu hướng rời xa gia đình nhận nuôi của mình. Chính vì việc không có hành vi nhận con nuôi do đó việc tách trẻ ra để tạo cho trẻ được môi trường phát triển bình đẳng đang thiếu mất một vế rất quan trọng đó chính là phần gia đình trong mỗi con người không được giải quyết.Tại sao lại không được giải quyết bởi vì một phần rất lớn bố mẹ người việt luôn mong muốn có một đứa bé do chính mình sinh ra mang chính giọt máu của mình. Do vậy họ sẽ không chia sẻ gánh nặng cho xã hội và những đứa trẻ được tách ra sẽ thiếu mất phần dưỡng dục quan trọng của gia đình.

  • @chinhhoangminh3617
    @chinhhoangminh3617 Рік тому +2

    Ngoài lề video: em nhớ lâu về trước có đọc một bài về từ "phong kiến" . Trong đó tác giả đề cập rằng phong kiến là phong thổ kiến quốc, và rằng như vậy nó chỉ đúng tình trạng của bên trung cổ châu âu. Còn ở phương Đông, thì không nên gọi các nhà nước đó là phong kiến.
    Không biết mọi người có ý gì về điều này không?.
    Xin lỗi vì đọc cũng lâu rồi nên không nhớ được nguồn.

    • @longnuest8772
      @longnuest8772 Рік тому +1

      Nên gọi chung là nhà nước quân chủ hay chế độ quân chủ

    • @hiphopsavedmylife
      @hiphopsavedmylife Рік тому +1

      Bạn có thể search “Có hay không chế độ phong kiến ở VN” trên trang nghiên cứu lịch sử, VN chưa bao giờ có chế độ phong kiến và sử dụng chế độ quận, huyện giống TQ thôi

    • @meigyokuthmn
      @meigyokuthmn Рік тому

      Khả năng là do khi chủ nghĩa Marx được đưa sang TQ rồi VN, những người dịch đã bê nguyên xi khái niệm feudalism áp vào bối cảnh châu Á nên giờ feudalism - phong kiến nó mới nhập nhằng như vậy. Chứ đúng là từ thời Tần Thủy Hoàng trở đi thì ko còn phong kiến ở TQ cổ đại nữa cho đến giờ. Về mặt vẻ ngoài thì mình thấy đến cận đại chỉ có châu Âu với Nhật Bản là phong kiến.

    • @phuongaile3581
      @phuongaile3581 Рік тому +2

      Phong kiến là cách gọi ngắn gọn của "phong tước, kiến địa", nghĩa là nhà vua phong tước vị cho những người dưới trướng mình và chia đất cho họ, để họ cai trị một vùng nhất định. Với cách hiểu này thì nhà nước phong kiến chuẩn xác nhất là nhà nước phong kiến phương Tây và thời Tây Chu của Trung Quốc, khi nhà vua không trực tiếp điều hành toàn bộ lãnh thổ mà lại chia đất cho các lãnh chúa (phương Đông gọi là các nước chư hầu) để họ cai quản. Trong lãnh địa của mình, lãnh chúa sẽ có quyền ban hành pháp luật riêng, có quân đội riêng, tiền tệ riêng... không khác gì một vị vua nhỏ, và nhà vua thực sự thậm chí không thể can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa, nghĩa là 3 nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của vua đã bị chia bớt vào tay các lãnh chúa, người ta gọi đây là "phong kiến". Ở Trung Quốc, sau khi nhà Chu sụp đổ, Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước chư hầu thống nhất Trung Hoa thì thể chế "phong kiến" theo nghĩa phía trên đã biến mất, vì ông đã gom toàn bộ 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp vào tay nhà vua, từ đây vua có quyền lực tuyệt đối, vậy nên nhiều học giả mới cho rằng từ thời Tần trở đi, Trung Quốc đã không còn là "phong kiến" đúng nghĩa nữa.

    • @KhaiNguyen-vr8ce
      @KhaiNguyen-vr8ce Рік тому

      @@phuongaile3581 phong kiến là 1 người hay 1 nhóm có cùng quyền lợi người nắm trong tay cả ba quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp! và quyền lực đc cha truyền con nối, đặc trưng cho việc thao túng quyền lực quốc gia của 1 nhóm người hay 1 người (nhà vua). nước chư hầu ko đúng lắm, phải nói là địa chủ vương công quý tộc được chia đất quản lý thì đúng hơn, chứ chư hầu nó có chủ quyền riêng rồi nó chỉ thần phục thôi chứ chủ quyền trên danh nghĩa là vẫn còn

  • @vancolo7758
    @vancolo7758 Рік тому

    Triết về tỉnh thức đi bạn

  • @sandking5493
    @sandking5493 Рік тому +1

    à phần ánh sáng của video này hơi kì

  • @oceanblue1938
    @oceanblue1938 Рік тому

    HĐC cẩn thận nhé, lấy hình tượng người giới "showbiz VN" phải được cho phép từ chính chủ và có văn bản hay tin nhắn có nội dung ước định.
    Ko là chuẩn bị abcxyz từ fan ảo.

  • @JuneLe
    @JuneLe Рік тому

    Chính sự phát triển kinh tế mà các nước Đông Bắc Á đã bỏ qua nguồn lực để có thể chăm sóc người cao tuổi mà họ quay sang đầu tư cho thế hệ tiếp nối chính vì vậy mà hệ thống Viện Dưỡng Lão phát triển và sự độc lập của mối quan hệ trong gia đình của con cái và cha mẹ có sự độc lập trong tư tưởng. Mối quan hệ này chỉ có sự gắn kết đến năm 18 tuổi, sau khi 18 tuổi con cái sẽ tự lo cho mình mà không phụ thuộc vào bố mẹ. TQ có khi cũng tiếp bước Nhật và Hàn để quản lý xã hội như Nhật đã phát triển, đây chẳng nhẽ là bước tiến hóa tiếp theo của xã hội tại Việt Nam khi nhà quản lý sẽ tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho thế hệ tiếp nối còn những người già, cao tuổi thì để tự xã hội hóa hoặc anh phải tự chuẩn bị một cái túi tiền cho mình đủ để có thể chi trả phí dưỡng lão cho anh hàng tháng bằng trong chính tại thời điểm này kế hoạch những cột mốc tuổi U70

    • @vuvanhoang147
      @vuvanhoang147 Рік тому

      Việt Nam đang nằm trong Asean, để thoát đông Á thì chỉ cần tham gia mô hình Đông Nam Á

  • @mnhnha
    @mnhnha Рік тому

    Eo ôi cái đèn chiếu làm anh Trung trắng nhợt nhạt như ma 😮

    • @thuymai7766
      @thuymai7766 Рік тому

      Thì?

    • @mnhnha
      @mnhnha Рік тому

      @@thuymai7766 Sao?

    • @thuymai7766
      @thuymai7766 Рік тому

      @@mnhnha à hóa ra bạn chỉ nói bâng quơ thôi🍆

  • @JacobKennady
    @JacobKennady 2 місяці тому

    Loại chế độ chuyên chế.Chỉ mang con người tới diệt vong bởi " quyền lực" thú rừng...
    Đa giao cấu,( thích giao cấu ai thì, tìm mọi cách để giao cấu,hoặc xé xác kẻ yếu kém )

  • @thynguyen031792
    @thynguyen031792 Рік тому

    "Nghệ thuật sứ quán" không nên được xem là thuật ngữ hay nhận định hợp lý, chính đáng về bất kỳ thứ gì trong lịch sử mỹ thuật VN hiện đại. Chúng rõ ràng là ngôn từ được vũ trang hoá, phục vụ cho chiến lược bảo tồn vị thế đại diện chính danh trong bối cảnh mỹ thuật VN của một nhóm nhỏ thông quá việc khai thác chủ nghĩa dân tộc. Bốn chữ này bắt buộc phải chống.

  • @dongnguyenvan4216
    @dongnguyenvan4216 Рік тому

    Đó là lý do vì sao chế độ phong kiến không còn tồn tại

    • @vuvanhoang147
      @vuvanhoang147 Рік тому

      Trừ bố mẹ bạn và tôi...và bé Bi

  • @xuhaoxq.957
    @xuhaoxq.957 Рік тому

    Nội dung hay nhưng mà hơi ngắn, tuy lắng đọng lại khá nhiều nhưng vẫn chưa thực sự thỏa mãn được những thính giả hơi khó tính như mình, mọi người xem kênh mình biết là phần lớn những người hiểu, hiểu đường lối triết học hoạt động trong đời sống, cũng tìm hiểu các vấn đề xã hội kha khá rồi tuy nhiên cá nhân mình là người muốn hiểu tường tận hơn, nhiều video kênh giới thiệu nhiều tác phẩm tuy nhiên nó vẫn vượt quá tầm hiểu biết của mình, thế nên mình mong kênh có thể đưa ra 1 vài key word để mình có thể dựa vào đó hiểu rõ hơn 1 chút cũng như làm cho video của kênh làm rõ nội dung hơn, mình không có ý chê đâu, tại mình khó tính thôi =))

    • @huyholyfire
      @huyholyfire Рік тому

      Trong video có nhắc đến nội dung của một số bài viết cũng như tiêu đề của sách mà HĐC trích ra đó, bạn quan tâm thì tìm đọc những bài viết cũng như sách đó để biết thêm chi tiết về chủ đề này.

  • @ChauNguyen-en5dh
    @ChauNguyen-en5dh Рік тому

    Con nói thêm ban ắt 50 t BA me b gần đây 80t

  • @nayindo7988
    @nayindo7988 Рік тому

    Lại nhớ lại đấu tố cha mẹ kk

    • @tiensibua8616
      @tiensibua8616 Рік тому

      đừng quy chụp bậy bạ, 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

  • @duongpham-zj6hv
    @duongpham-zj6hv Рік тому +2

    Comment thứ 2 nè

  • @nhienthien2220
    @nhienthien2220 Рік тому

    Đấu tố cha mẹ

  • @maunguyen3006
    @maunguyen3006 Рік тому

    Hội đồng cừ

  • @ChauNguyen-en5dh
    @ChauNguyen-en5dh Рік тому

    Là mẹ bạn đừng cách CON hãy nghe lời ba đi dù việc đó KO ĐUOC báo trước với CON hay nó KO đúng với lời mẹ từng hứa với CON thì ráng nghe lời ba cho vui cho mẹ KO khổ tâm.Và bạn dù khó xử và bị mất quyền lợi nhưng bạn tội cho mẹ vì mẹ bạn khẩn cầu. Nếu con KO nghe lời mẹ thi mẹ phải sẽ lạy COn?.? Và bạn KO KO chịu nổi thương mẹ vì 2me con rủ rỉ với nhau nên bạn đồng ý nghe lời ba bạn nhưng.....sau hơn 10 năm xảy ra căng thẳng với BA thì sự việc trái ngược...

  • @jgudhfdgb
    @jgudhfdgb Рік тому

    hổ không ăn thịt con hahaha

  • @kiettran8070
    @kiettran8070 Рік тому

    giong doc nhu ga mai vay

    • @thuymai7766
      @thuymai7766 Рік тому +1

      Nhưng mà kênh người ta nút bạc rùi, liu liu cái đồ không có nút bạc

  • @MinhVu-gr6lg
    @MinhVu-gr6lg Рік тому +1

    Tố cha tố mẹ phải kể đến giai đoạn CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT năm 1954 với gương điển hình tiên tiến là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Chu Văn Biên ạ. Y hệt như cuộc Cách mạng văn hóa hay Đại nhảy vọt của ông anh Tàu khựa, xã hội đảo điên và văn hóa dân tộc bị xóa sổ, HĐC có dịp làm video về những cuộc nhảy vọt này đi.

  • @vo4rum74
    @vo4rum74 Рік тому

    nếu rơi vào trường hợp này ở tàu thì cách hành xử phải thủ đoạn như mấy mớ truyện convert tàu thôi.
    Đường thẳng thắn thì ko đc. Thứ hình luật các triều sau thời tống quái thai dựa theo thứ quan niệm "phụ xử nhi tử, nhi bất tử bất hiếu" ở chỗ cấm con tố cáo cha mẹ (dù là đại nghĩa diệt thân), dân tố cáo quan.
    Cứ đến công đường chưa cần đúng sai đã nọc ra đánh mấy chục gậy trước đã thì còn gì là đời.
    Chỉ có cách nhờ hay mướn người ngoài như hàng xóm, bên thông gia, gia nhân trong nhà đi tố cáo thay thôi.
    Cần thì phải đút lót cho cửa quan, hay tận dụng các mối quan hệ nữa.
    Ngay cho đến bây h thì luật tàu cũng vẫn còn quy định bắt buộc con cái có phí cấp dưỡng dù rằng lúc trước chẳng đối xử với con ra gì.
    Quái thai hơn nữa là cha mẹ đẻ quẳng bớt con đi cho anh chị em là cô dì chú bác của đứa con nuôi hộ, về sau nó có tiền nó mua nhà cho dì, cho em họ người nó coi là gia đình thì cha mẹ đẻ lại đòi kiện ra toà cũng phải cho tiền mẹ đẻ em ruột mua nhà dù quan hệ xa lạ.

  • @quanquynh6460
    @quanquynh6460 Рік тому +2

    vu lan báo hiếu cũng là một ngày lễ rất ngớ ngẫn. giống như 8/3 vậy

    • @nguyenquangkiet2103
      @nguyenquangkiet2103 Рік тому

      8/3 thì vớ vẩn rõ rồi, nó bị theo định hướng chính trị mà.

  • @thanhatnguyen4246
    @thanhatnguyen4246 Рік тому

    HDC có thể bàn về modernity và masculinity được không nhỉ?