NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN (Trích "Những người khốn khổ" - V. Huy-gô) (Ngữ văn 11)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 22 лис 2024
  • Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng đầu thế kỉ XIX cho tới nay. Thời thơ ấu, Huy-gô đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ có mâu thuẫn. Tuy nhiên, với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng”, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như bao ấn tượng mãnh liệt từ những hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác. Đó là những trang sách đời khắc nghiệt mà không phải đứa trẻ nào cũng buộc phải trải qua, song với Huy-gô lại là những trãi nghiệm vô cùng hấp dẫn, để lại những dấu ấn không bao giờ phait trong sáng tạo của thiên tài. Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Lời của Huy-gô nói về thơ của mình - “… Một tiếng vọng âm vang của thời đại” - cũng có thể là nhận định chung cho toàn bộ sáng tác vừa bao la, vừa sâu thẳm của ông. Không những thế, Huy-gô là một người suốt đời có nhưng hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
    Một số tiểu thuyết của ông được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới và đã quen biết ở Việt Nam như : Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),… Thơ ông trải dài suốt cuộc đời, tiêu biểu là : Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853). Ở một lĩnh vực không phong phú bằng hai thể loại trên là kịch, Huy-gô vẫn có tác phẩm gây sóng gió trên sân khấu như Éc-na-ni (1830; còn có cách phiên âm là Héc-na-ni).
    Tên tuổi của Huy-gô đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ do những kiệt tác của nhà văn, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa vào chon cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua chúa và các vị danh tướng. Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã là lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại.
    "Những người khốn khổ" là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” (gồm thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu luận,… và cả tranh vẽ) của Huy-gô. Nhân vật trung tâm của tác phẩm Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con. Song gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay đổi họ tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nắm mồ, “cỏ che, mưa xóa”. Tuy nhiên, trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng, Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Giăng Van-giăng lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sauk hi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông : “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
    "Những người khốn khổ" được chia làm năm phần. Phần thứ nhất mang tên : Phăng tin ; phần thứ hai : Cô-dét ; phần thứ ba : Ma-ri-uýt ; phần thứ tư : Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hung ca phố Xanh Đơ-ni ; phần thứ năm : Giăng Van-giăng. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở đoạn cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-Giăn buộc phải tự thú mình là ai, và Ma-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn…

КОМЕНТАРІ • 2

  • @longtran6705
    @longtran6705 Рік тому +9

    Có ai lười đọc nên nghe kể như tui ko 😆

  • @QuyenLe-si1jp
    @QuyenLe-si1jp 3 роки тому +1

    Cảm ơn ad ạ.