Phật Pháp tồn tại đến 5000 năm ? Nguồn gốc và ý nghĩa của Kinh Mi Tiên Vấn Đáp (Milinda Panha)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 20 сер 2024
  • Trích phần Lời Nói Đầu
    Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.

    I. PHẦN DẪN NHẬP
    (Nội dung chính của Video này)
    - Ngoại thuyết (Bàhirakathà)
    - Câu chuyện liên quan tiền kiếp (Pubbayoga)
    ---------------------------------------------------------------------------------
    PHẦN TIẾP THEO CÁC BẠN TỰ KHAM KHẢO TRONG
    Mi Tiên Vấn Ðáp
    (Milinda Panha)
    Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm
    (Maha Thera Thita Silo)
    Tỳ kheo Giới Ðức hiệu đính, ấn bản 2003
    Link Kinh Văn: www.budsas.org...
    Link Thinh Văn của Diệu Pháp Âm: • Mi Tiên Vấn Ðáp - Kinh...
    ----------------------------------------------------------------------------------
    Chuyện về đức vua Mi-lan-đà
    Chuyện về đại đức Na-tiên
    Thấp thoáng bóng sư tử
    II. NỘI DUNG MI-LAN-ĐÀ VẤN KINH
    Gồm 244 câu hỏi: [**]
    - Câu hỏi có khả năng cắt đứt sự nghi ngờ (vimaticchedanapanha)
    - Câu hỏi vượt tầm mức của chúng sanh trong tam giới, chỉ có các vị Bồ tát mới đáp được (mendakapanha)
    - Câu hỏi có tính cách xác định, khẳng định, kết luận (anumanapanha)
    - Câu hỏi về tính chất, tướng, đặc tính của Pháp (lakkhanapanha)
    - Câu hỏi bằng lối ví dụ, so sánh... (upamàpanha)
    III. SAU CUỘC VẤN ĐÁP
    ----------------------------------------------------------------------------------
    - Trích Đoạn Lời Phật Dạy Trước Khi Nhập Niết Bàn:
    "Này các thầy tỳ khưu! Hình như các thầy tưởng rằng khi Như Lai diệt độ rồi, sẽ không còn ai là thầy dạy dỗ các thầy nữa chăng? Không phải thế đâu!
    Này các thầy tỳ khưu! Pháp và Luật rất đầy đủ, Như Lai đã giáo giới đến các thầy rồi.
    - Ba-la-đề-mộc-xoa (patimo-kkha) dành cho Tăng và Ni, Như Lai đã chỉ dạy cặn kẽ trong bộ Lưỡng phân biệt (ubhatovibhanga) rồi.
    - Nhân có tội và nhân vô tội Như Lai cũng đã từng thuyết minh chi li, rõ ràng rồi.
    Thinh Văn ba-la-mật tuệ, Như Lai cũng đã nói rồi.
    Tuệ Đến-bờ-kia cho bậc Độc Giác và bậc Chánh Đẳng Giác, Như Lai cũng đã từng tán dương rồi.
    - Và nào là Tứ diệu đế,
    - Tứ niệm xứ,
    - Tứ chánh cần,
    - Tứ như y túc,
    - Ngũ căn, Ngũ lực,
    - Thất giác chi,
    - Bát chánh đạo,
    - Thất quả, Bát định, Cửu định.. . Như Lai cũng đã nhiều lần tuyên thuyết bằng những thời pháp, đoản ngôn, kệ ngôn, ví dụ, so sánh, giảng giải, phân tích ... khác nhau.
    Vậy này các thầy tỳ khưu! Người nào thông hiểu pháp ấy, chứng ngộ pháp ấy được gọi là Thinh Văn đệ tử của Như Lai; là người có căn cơ mẫn tiệp, lanh lẹ, kiến trú vững chắc, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không xao động.
    Này các thầy tỳ khưu! Dầu Như Lai có diệt độ, nhưng Pháp và Luật ấy chính là thầy của các thầy, còn ở bên các thầy, làm nơi nương tựa và dẫn lối cho các thầy. Thế thì sầu thương, bi lụy có ích gì khi các pháp dẫu nhỏ nhiệm như mảnh lân hư trần, to lớn như Tu-di sơn cũng đều phải bị vô thường biến hoại ?
    1. Lại nữa, khi Như Lai Niết bàn rồi, ông Đại Ca-Diếp sẽ mở hội kết tập lần đầu, trùng tuyên lại Pháp và Luật cho đầy đủ, tỏ rạng lên hầu nhắc nhở và mở mắt cho những tỳ khưu hư hỏng, phóng túng như ông Subhadda cùng những hoa ngôn, lộng ngữ, xuyên tạc Chánh pháp của chúng ngoại đạo.
    2. Lại một trăm năm sau nữa, có vị trưởng lão A-la-hán có tên Yassa Kananda, vì hủy trừ lời nói của tỳ khưu Vajjiputtaka mà mở đại hội kết tập lần thứ nhì, trùng tuyên trọn vẹn Tam tạng Thánh điển.
    3. Thế rồi, hai trăm mười tám năm sau kể từ khi Như Lai diệt độ, có tôn giả Moggaliputtatissa kết tập lần thứ ba, loại bỏ tất cả tư tưởng lai tạp của ngoại giáo, giữ nguyên lời dạy chơn truyền của Như Lai y như lần thứ nhất và lần thứ nhì.
    4. Sau đó nữa, tỳ khưu Mahinda, một vị Thánh Tăng, vốn là hoàng tử con của vua A-dục, đã đem ba tạng kinh truyền Chánh pháp vào xứ Tích-lan (Jampànidìpa).
    5. Và khoảng chừng năm trăm năm sau kể từ hôm nay, có một đức vua tên là Mi-lan-đà, có nhiều phước duyên thù thắng (abhinihàra) đã tạo trữ từ xưa, dùng những câu hỏi rất cao siêu, vi tế, sắc bén bởi năng lực trí tuệ của mình để vấn đạo, bức bách các sa-môn, bà-la-môn trong toàn cõi Diêm-phù này, làm cho họ phải trốn vào rừng sâu.
    Khi ấy, có một vị tỳ khưu tên là Na-tiên, có trí tuệ siêu phàm, đã giải đáp dễ dàng những câu hỏi, phá nghi những nạn vấn cho đức vua Mi-lan-đà bằng nhiều cách phân tích thiện xảo, nhiều ví dụ sinh động, cụ thể làm cho bậc minh quân vô cùng hài lòng. Nhờ vậy, Pháp và Luật của Như Lai đã không lu mơ, mà trái lại, càng thêm tỏ rạng, được trân trọng bảo lưu, truyền thừa trên thế gian tròn đủ 5.000 năm."

КОМЕНТАРІ • 2

  • @ThungHoang
    @ThungHoang 3 місяці тому +1

    Mình đã xem tiếp video của bạn Trường Xuân..... Video hay và thú vị lắm bạn ơi... Thung Hoàng thích video này của bạn quá... Chúc bạn luôn vui vẻ, có nhiều sức khỏe.... Hẹn gặp lai bạn trong các video tiếp theo bạn nhé..vvvvv... Mình đã ủng hộ kênh của bạn đầy đủ rồi bạn nhé.. Mong kênh luôn phát triển....

  • @NgoHuuThuan1983
    @NgoHuuThuan1983  8 місяців тому +1

    Phần này các bạn nên đọc để biết thời gian giáo Pháp của Phật.
    96. Nghi về thời gian giáo pháp tồn tại
    - Thưa đại đức! Khi Đức Thế Tôn cho phép nữ giới vào tu, ngài có nói là giáo pháp chỉ còn tồn tại năm ngàn năm. Nhưng khi sắp Niết bàn, Đức Thế Tôn lại nói với Subhaddà rằng: "chừng nào chư tỳ khưu đệ tử của Như Lai, có đức tin đầy đủ, biết thực hành đúng đắn giáo pháp của Như Lai thì chừng ấy trong thế gian sẽ không mất quả vị A-la-hán!"
    Thưa đại đức! Tại sao Đức Thế Tôn thuyết lời nói sau lại ngược với lời nói trước?
    Tại sao Đức Thế Tôn lại thuyết hai lời, trước sau không như một, làm cho kẻ hậu học không xiết nghi ngờ; và kẻ ngoại đạo sẽ lấy lý do ấy để dị luận, tiếu đàm giáo pháp của đức Tôn Sư?
    - Tâu đại vương! Quả là hai lời ấy Đức Thế Tôn đều có thuyết. Và quả thật, Phật ngôn ấy ý nghĩa không đồng nhau, có ý nghĩa khác nhau, văn tự, ngữ nghĩa đều khác nhau. Nó xa nhau, khác nhau và cách biệt nhau lắm.
    Ví như đất và trời, ví như bảo điện chốn thiên cung và hỏa lò nơi địa ngục;
    ví như vui với khổ, như tội với phước, như có đức và thất đức v.v...
    Bần tăng xin xác nhận sự thật ấy!
    - Thế ra đại đức cũng đồng ý sự mâu thuẫn giữa hai Phật ngôn của Đức Tôn Sư?
    - Đại vương, đại vương hiểu thế nào, khi Đức Thế Tôn tuyên bố giáo pháp chỉ còn tồn tại năm ngàn năm, là ngài tiên tri về thời gian giáo pháp tiêu hoại hay là ngài có ý ngăn cấm sự giác ngộ đạo qủa?
    - Dĩ nhiên Đức Tôn Sư chỉ nói đến thời hạn giáo pháp tiêu hoại thôi.
    - Đúng thế, Đức Thế Tôn nói đến thời kỳ tiêu hoại giáo pháp như là ranh giới không có phần dư, nhưng "phần còn lại" thì Đức Thế Tôn chưa nói đến, tâu đại vương!
    - Cái gì là "phần còn lại" thưa đại đức?
    - Ví như có một người gia chủ biết rằng tài sản của mình ba năm nữa là tiêu hoại, nhưng y không thối chí, ngã lòng, ăn tiêu cần kiệm, cố gắng làm ăn tích lũy thì thời hạn ba năm ấy có đúng chăng, đại vương?
    - Sẽ kéo dài, và thời kỳ tiêu hoại sẽ lâu hơn.
    - Nhưng giả dụ y cứ tiếp tục phung phí, ăn tiêu xa xỉ thì thế nào hở đại vương?
    - Thời gian tiêu hoại sẽ rút ngắn lại.
    - Cũng vậy là ý nghĩa đằng sau lời tuyên bố của Đức Thế Tôn. Giáo pháp năm ngàn năm nữa là tiêu hoại, nhưng nếu chư tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam nữ chuyên tâm tu thiền định, thiền quán, tu tứ vô lượng tâm, cần cầu sự giác ngộ, giải thoát thì thời hạn kia chắc chắn sẽ được kéo dài, phải thế không, đại vương?
    - Đúng thế.
    - Và nếu tứ chúng đệ tử sống buông lung, phóng dật, chẳng chịu tu tập gì cả thì thời hạn kia sẽ thế nào, hở đại vương?
    - Dĩ nhiên là giáo pháp sẽ nhanh chóng tiêu hoại hơn thế nữa.
    - Vậy thì hai lời tuyên bố của Đức Thế Tôn ở trên mặc dù văn tự khác nhau, ngữ nghĩa khác nhau, dường như nó mâu thuẫn nhau, nhưng lại bổ túc ý nghĩa cho nhau, tâu đại vương!
    - Thưa, trẫm đã hiểu nhưng trẫm còn muốn nghe ví dụ nữa.
    ...