Quyền lực thống trị của Samsung tại Hàn Quốc

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 21 жов 2024
  • Quyền lực thống trị của Samsung tại Hàn Quốc
    Hàn Quốc, về mặt địa lý, dường như được định sẵn cho sự nghèo khó. Với diện tích chỉ lớn hơn bang Indiana của Mỹ một chút, quốc gia này không chỉ nhỏ bé mà còn thiếu đi khả năng sản xuất nông nghiệp trù phú như Indiana. Địa hình hiểm trở và dốc đứng khiến chỉ có vỏn vẹn 22% diện tích đất đai thực sự có thể canh tác.
    Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi Hàn Quốc không có loại tài nguyên khoáng sản nào đáng kể. Hàn Quốc có trữ lượng than đá, nhưng không đáng kể, chỉ đứng thứ 49 trên toàn cầu về trữ lượng đã được chứng minh - thậm chí còn thua xa cả người láng giềng nghèo khó ở phía bắc. Vấn đề nan giải nhất có lẽ nằm ở chỗ quốc gia này gần như hoàn toàn không có trữ lượng dầu mỏ và chỉ xếp hạng 81 trên thế giới về trữ lượng khí đốt tự nhiên.
    Chưa dừng lại ở đó, những thách thức nội tại này còn bị làm trầm trọng thêm bởi vị trí địa lý của Hàn Quốc. Nằm trên một bán đảo đá, quốc gia này bị kẹp giữa các cường quốc trong quá khứ và hiện tại. Bị kiềm hãm bởi các đế chế xung quanh trong suốt chiều dài lịch sử và đối mặt với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, Hàn Quốc dường như không có lựa chọn nào khác ngoài sự nghèo đói.
    Thế nhưng, Hàn Quốc đã vươn lên mạnh mẽ. Thay vì chìm trong nghèo khó, Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia giàu có. Xét về GDP trên danh nghĩa, Hàn Quốc thường xuyên là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới - một thành tựu có mối liên hệ mật thiết với một tập đoàn duy nhất.
    Câu chuyện về sự trỗi dậy của Hàn Quốc gắn liền với tập đoàn Samsung. Trước khi Hàn Quốc được thành lập và trước khi cuộc chiến tranh định hình học thuyết kinh tế của quốc gia này diễn ra, đã có một cửa hàng tạp hóa nhỏ bé ở thành phố Daegu chuyên bán cá và mì mang tên Samsung. Người chủ cửa hàng khi đó, Lee Byung-chul, có lẽ không thể ngờ rằng công việc kinh doanh của mình sẽ sớm trở thành trụ cột cho một trong những cuộc chuyển đổi kinh tế ngoạn mục nhất thế kỷ 20 - một hiện tượng được các nhà kinh tế học gọi là “Kỳ tích sông Hán".
    Nhưng "phép màu" này không đến một cách ngẫu nhiên. Sự tăng trưởng thần kỳ của Hàn Quốc, với GDP tăng gấp 100 lần chỉ trong 40 năm, là kết quả của quá trình hoạch định chiến lược dài hạn đầy khôn ngoan, kết hợp với tinh thần nhạy bén nắm bắt cơ hội. Một phần nguyên nhân cũng bắt nguồn từ thực tế phũ phàng rằng vào năm 1950, Hàn Quốc gần như đã bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới.
    Vào tháng 8 năm 1950, quân đội Hàn Quốc gần như đã kiệt quệ, chỉ còn kiểm soát một góc nhỏ của bán đảo Triều Tiên sau khi lực lượng miền Bắc tràn xuống chiếm đóng gần như toàn bộ đất nước. Đối với miền Nam, đó là thời khắc đen tối nhất của cuộc chiến. Tuy nhiên, chính cuộc chiến tranh tàn khốc này và sự xoay chuyển ngoạn mục của Hàn Quốc trong những năm sau đó đã tạo ra cơ hội cho phép quốc gia này vươn lên mạnh mẽ.
    Giữa đống tro tàn của Chiến tranh Triều Tiên, Lee Byung-chul đã nhìn thấy cơ hội và nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh. Năm 1953, với số vốn ít ỏi tích góp được từ việc bán tài sản còn sót lại từ thời thuộc địa của Nhật Bản và tận dụng bối cảnh phần lớn cơ sở hạ tầng công nghiệp vốn đã nghèo nàn của Hàn Quốc bị chiến tranh tàn phá, Lee Byung-chul thành lập một nhà máy lọc đường. Ngay sau đó, vào năm 1954, ông tiếp tục thành lập một nhà máy len. Cả hai công ty này sau này đều trở thành một phần của tập đoàn Samsung ngày nay.
    Đối với Lee Byung-chul, đây là những bước đi đầy tính toán. Nhu cầu về thực phẩm và hàng hóa thiết yếu của người dân Hàn Quốc sau chiến tranh là rất lớn. Hơn nữa, Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, Syngman Rhee (hay Lý Thừa Vãn), đã bắt đầu chuyển hướng viện trợ quốc tế cho các nhà công nghiệp trong nước với hy vọng giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
    Chính phủ của Rhee đã hỗ trợ cho các dự án mới của Lee Byung-chul bằng cách tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và nhập khẩu đường thô. Nhờ đó, với rất ít đối thủ cạnh tranh trong một đất nước vừa trải qua chiến tranh và sau một vài lần mở rộng kịp thời, tập đoàn Samsung đã nhanh chóng trở thành khách hàng vay vốn lớn thứ tư của Hàn Quốc. Với mối quan hệ chính trị thuận lợi và vị thế vững chắc trong các ngành công nghiệp quan trọng, Samsung đã gặt hái được thành công vang dội. Trong những năm tiếp theo, tập đoàn này tiếp tục mua lại nhiều công ty lớn, đồng thời trở thành cổ đông lớn của hang loạt ngân hàng..
    Chưa đầy một thập kỷ sau, Samsung đã vươn lên trở thành tập đoàn hùng mạnh nhất bán đảo, với giá trị tài sản ròng của nhà sáng lập Lee Byung-chul ước tính chiếm tới 19% tổng tài sản quốc gia. Thành công của Samsung là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong khi Hàn Quốc phân bổ nguồn quỹ tái thiết từ phương Tây và xóa bỏ các tập quán ruộng đất phong kiến, người dân vẫn chìm trong nghèo đói. Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và kém phát triển - những vấn đề đã lên đến đỉnh điểm khi quân đội lật đổ chính quyền Rhee vào năm 1961.

КОМЕНТАРІ • 77

  • @tandm7717
    @tandm7717 2 місяці тому +17

    Quá khâm phục đất nước con người Hàn Quốc v

    • @TungNguyen-wi5jq
      @TungNguyen-wi5jq 2 місяці тому +2

      Hàn quốc các tài phiệt chi phối chính trị. Ngoài ra chĩnh trị quân sự hàn quốc đều do mỹ kiểm soát . Hàng năm hàn quốc phải đóng thuế bảo kê cho mẽo

    • @t-monkeyleanh2641
      @t-monkeyleanh2641 2 місяці тому +1

      ​@@TungNguyen-wi5jq hằng năm vn đều cử culi làm thuê giá rẻ cho hàn quốc

    • @samaHama-wfssa
      @samaHama-wfssa 2 місяці тому +5

      @@TungNguyen-wi5jq vẫn tốt hơn, là bỏ tiền đầu tư vào quân sử

    • @nhanvo1272
      @nhanvo1272 2 місяці тому +1

      @@samaHama-wfssa Quân sự bị người khác chi phối nói gì nghe nấy thì thật sự gọi là 1 đất nước tự do không.

    • @samaHama-wfssa
      @samaHama-wfssa 2 місяці тому +2

      @@nhanvo1272 thế nào là tự do, bạn cho tôi biết đi, cũng chỉ là có qua có lại thôi, như nhật thôi, ko cần đầu tư vào quân sự tiền đó làm cái khác

  • @MagicAIMoney
    @MagicAIMoney 2 місяці тому +7

    Tài Phiệt yêu nước sẽ là quả tên lửa đẩy cho đất nước, Mong rằng Việt nam sẽ có một tên lửa đẩy như thế

    • @Cyclone1710
      @Cyclone1710 2 місяці тому +1

      có bác vượng đó :v

    • @hauphanmemoto1677
      @hauphanmemoto1677 2 місяці тому +1

      @@Cyclone1710có cl

    • @Bachmguyetquang
      @Bachmguyetquang 2 місяці тому +1

      @@Cyclone1710fpt hoà phát còn nghe được

    • @loctruong6779
      @loctruong6779 2 місяці тому

      Việt Nam có tên lửa hạt nhân châm ngòi nhưng không bay lên được

    • @phuvinh2183
      @phuvinh2183 2 місяці тому +1

      ​@@Cyclone1710 chuẩn ngoài ra còn có masan, fpt

  • @kubogaming1482
    @kubogaming1482 2 місяці тому +3

    Park Chung Hee, Lý Quang Diệu đều là những nhà độc tài, nhưng độc tài của họ lại giúp đất nước, con ngừơi Hàn Quốc và Singapore đi lên và phát triển 🎉

  • @AnTran-dw8sb
    @AnTran-dw8sb 2 місяці тому +1

    Sau khi hoàn thiện toán học dưới góc nhìn vật lý, cơ thể con người là thứ tiếp theo.đến lúc đó hành động là hợp lý nhất.

  • @Tờ3-en3
    @Tờ3-en3 2 місяці тому

    Hấp dẫn.

  • @diemmy1979
    @diemmy1979 2 місяці тому +1

    Một Like và ❤️ cho Ê kíp Team Người Thành Công 🥰 ❤️

  • @athoang3826
    @athoang3826 2 місяці тому +4

    Vn bây giờ còn phụ thuộc samsung nói gi

  • @Livingston21
    @Livingston21 2 місяці тому +5

    câu không ai giàu ba họ không ai khó ba đời k áp dụng với các gia đình tài phiệt, tinh anh - được hưởng nền giáo dục tinh anh, k như cách giáo dục của mấy tay quan tham vn

    • @cuongchau43
      @cuongchau43 2 місяці тому

      câu ko ai giàu 3 họ là áp dụng cho tham quan nha fen.... tụi mình còn 1 câu là : "1 người làm quan cả họ được nhờ"

  • @sumivacherry3790
    @sumivacherry3790 2 місяці тому +8

    Chiến tranh Việt Nam cũng là cơ hội cho HQ. Giành được những hợp đồng cung cấp nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh Việt Nam, được Mỹ chia sẽ công nghệ để mở các nhà máy, gửi lính đánh thuê qua Việt Nam. Chúng ta bây giờ có thể gác lại quá khứ để làm ăn với HQ nhưng không thể quá khứ bị quên lãng.

    • @pnphuctai
      @pnphuctai 2 місяці тому +10

      Không có kẻ thù vĩnh viễn , chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Nếu cứ giữ lòng căm thù thì Vn không thể làm ăn với nước nào cả .

    • @sumivacherry3790
      @sumivacherry3790 2 місяці тому +2

      @@pnphuctai đúng rồi. Nhưng lịch sử vẫn phải dạy để thế hệ sau biết và lấy đó làm bài học.

    • @vule-bi9id
      @vule-bi9id 2 місяці тому +1

      Mỹ chia sẻ công nghệ gì m nói t nghe coi

    • @sumivacherry3790
      @sumivacherry3790 2 місяці тому +1

      @@vule-bi9id về học lịch sử đi

    • @vule-bi9id
      @vule-bi9id 2 місяці тому +2

      ​@@sumivacherry3790ủa, sách lịch sử dạy "mỹ chia sẻ công nghệ cho hàn quốc" hả, t đang hỏi m chia sẻ công nghệ gì thì m ko trả lời đc,

  • @_shanemi_6813
    @_shanemi_6813 2 місяці тому +1

    Hi ad ❤❤❤❤❤❤❤❤

  • @Mat_kinh_Nhan_Nguyen
    @Mat_kinh_Nhan_Nguyen 2 місяці тому +1

    Người Hàn Quốc said "mấy thằng Parky nghèo đói" (Parky = Triều Tiên 😃 chứ ko phải VN đâu đừng nhảu dựng)

  • @lamsonsl8056
    @lamsonsl8056 2 місяці тому

    Huyndai, KIA, LG, Lottet, hanwha life. .... Chắc không bằng SAMSUNG

  • @Cambeautyvn
    @Cambeautyvn 2 місяці тому

    Khoáng sản là Lisa chứ còn gì.😮😮😮

  • @Anhđãbịbắt
    @Anhđãbịbắt 2 місяці тому +3

    50 năm trước họ bàng Việt Nam! Chung ta.nhưng hiện giờ thi…

    • @xuanphuho8658
      @xuanphuho8658 2 місяці тому +1

      50 năm trc nó đang phát triển mạnh trong hòa bình, còn VN 50 năm trc vẫn còn chiến tranh. Cho hỏi là bằng nhau kiểu gì?

    • @xuanphuho8658
      @xuanphuho8658 2 місяці тому +1

      Tiếp tục quay lại 70 năm trc, họ đã kết thúc chiến tranh, ta vẫn đánh nhau vs pháp. Cho hỏi bằng nhau chỗ nào???

    • @vietfluters4475
      @vietfluters4475 2 місяці тому

      Có học lsu k mà so sánh ngu thế?

    • @Anhđãbịbắt
      @Anhđãbịbắt 2 місяці тому

      @@xuanphuho8658 nó chả trải qua chiến tranh dó.chia 2 mien luon do

    • @NguyenNguyen-rk1qx
      @NguyenNguyen-rk1qx 2 місяці тому

      ​@@AnhđãbịbắtHàn Quốc kết thúc chiến tranh từ tận năm 1953, rồi từ đó đến giờ nó dồn toàn lực cho phát triển kinh tế. Còn Việt Nam chỉ mới hết chiến tranh từ năm 1989 thôi !

  • @hainguyenxuan8675
    @hainguyenxuan8675 2 місяці тому

    hi

  • @nguyenucien5487
    @nguyenucien5487 2 місяці тому

    kh

  • @KiGimart
    @KiGimart 2 місяці тому

    Ggu