Múa Lân cực hay tại Lễ Hội Làm Chay chùa Bà Thiên Hậu Bửu Long

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 вер 2024
  • - Video về “Bà Thiên Hậu Bửu Long - Lịch Sử, Kiến Trúc, Tổ Nghề Đá” tại đây: • Lễ Hội Làm Chay ở Miếu...
    - Video về “Bà Thiên Hậu Chợ Lớn” tại đây: • Chùa Bà Thiên Hậu quận...
    - Video về “Bà Thiên Hậu Thủ Dầu Một” tại đây: • Chùa Bà Thiên Hậu Bình...
    - Video "Ca Cổ - Đoàn Cải Lương Tuồng Cổ Minh Tơ" tại đây: • Video
    Chương Trình Lễ Hội Làm Chay Chùa Bà Thiên Hậu Bửu Long:
    - Ngày thứ nhất: tổ chức lễ thỉnh sắc Bà Thiên Hậu. Lễ được bắt đầu vào giờ tốt trong buổi sáng với chuông trống gióng lên báo hiệu.Đoàn rước thỉnh theo lộ trình từ Miếu Thiên Hậu đến miếu Cây Quăn (nơi thờ Bà trước đây). Tại Miếu Cây Quăn, khi xin keo thỉnh sắc xong, đoàn rước trở ra đi vào đến thỉnh bài vị Tiên Cô Nương Nương (miếu Bà Thánh trong khu du lịch Bửu Long) bài vị Thổ Công (tại Miếu thờ cổng khu du lịch) rồi trở về miếu. Trên lộ trình đoàn rước đi qua, nhiều gia đình sắp sẵn lễ vật cúng nghênh đón Bà, sau đó hòa vào đoàn rứơc về miếu.Tất cả các bài vị thỉnh rước được đặt lên tầng cao nhất của điện thờ. Sau đó, vị chánh tế và thành viên Ban Tổ chức thực hiện việc thỉnh Bà từ Thiên Hậu Cung (một cơ sở thờ Thiên Hậu của người Hoa bang Sùng Chính, phường Hòa Bình) về miếu. Sau khi cung thỉnh sắc hoàn tất, trước sân miếu, các đội võ thuật biểu diễn các trò hội như múa đao, múa võ... tạo nên không khí vui nhộn. Sau đó, miếu bắt đầu đón khách đến lễ Bà. Số người tham dự viếng Bà Thiên Hậu trong ngày đầu lễ rất đông đảo.
    - Ngày thứ hai: tổ chức khai kinh cầu an. Từ sáng sớm, một bộ phận giúp lễ và đội lân các gia đình rước các lễ vật cúng (mâm lễ, tháp giấy, bánh...) các gia đình tham gia cúng về miếu. Chọn giờ tốt, vị chủ tế bắt đầu khai kinh cầu an tại đàn chay và các bàn hương án dưới cây phướng, bàn thờ Ông Tiêu. Chiều tối, các đạo sĩ nhập đàn, tụng các kinh, làm nghi dâng sớ, múa cờ lệnh, tụng kinh, đăng hương.
    - Ngày thứ ba: là chính lễ với nhiều nghi thức lễ hội như khai Kim phong bảng, các đạo sĩ thay phiên nhau tụng kinh cầu an khắp các nơi hành lễ. Khu vực sân lễ, các đội lân múa hòa vào với dàn nhạc ngũ âm tạo nên một không khí náo nhiệt, cuốn hút nhiều người. Sau lễ khai Kim phong bảng, tại miếu tổ chức hội đấu đèn lồng. Số lượng đấu là chín đèn. Khi đấu, thầy cúng đọc những câu thành ngữ tương ứng với thứ tự đèn. Bất kỳ ai thấy hợp với sở cầu thì đấu giá. Thông thường, đèn đầu tiên và cuối cùng được nhiều người đấu giá cao. Mỗi đèn có khi giá đấu lên hàng chục triệu đồng. Không khí đấu đèn rất sôi nổi, hào hứng. Buổi chiều, tổ chức phóng đăng, phóng sanh cầu siêu cho thập loại cô hồn. ở bến sông Tân Thành (thuộc khu phố 3, phường Bửu Long). Buổi tối, bắt đầu nghi thức lập giàn chay và lễ bắc cầu cho Bà.
    - Ngày thứ tư: (Kết lễ làm chay), bao gồm các nghi thức: Lễ Cúng thí, xô giàn; cúng cả mặn kết lễ; đãi cơm chay, biểu diễn ca kịch, lân sư rồng.
    - Việc tổ chức lễ hội làm Chay ở Miếu tổ sư là biểu hiện của tín ngưỡng tôn giáo được người Hoa sùng tín, được người Hẹ bảo tồn, duy trì cho đến ngày nay. Đây là sản phẩm phi vật thể rất có giá trị trong hệ thống các cơ sở tín ngưỡng ở Biên Hòa và Đồng Nai. Lễ hội đã góp phần làm phong phú, đa dạng giá trị của nó trong cộng đồng người Hoa và cả người Việt ở địa phương. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để cộng đồng người Hoa, người Việt gặp mặt giao lưu văn hóa với nhau, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, chuyện gia đình, con cái học hành đỗ đạt và xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa.
    - Sau mỗi lần tổ chức Lễ hội làm Chay xong, Ban Trị sự miếu lại bàn tính việc sửa sang ngôi miếu cho khang trang, to đẹp hơn giúp công tác xã hội hóa tại di tích ngày càng nâng cao. Đặc biệt, miếu luôn mở lòng hướng thiện tìm về những mảnh đời cơ cực, những địa phương bị thiên tai, lũ lụt từ khắp mọi miền Tổ quốc. Theo đại diện Ban Trị sự miếu cho biết: Sau mỗi lễ hội, Miếu đã ủng hộ hàng triệu đồng đến những thanh niên lên đường nhập ngũ; trẻ em nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương thông qua Hội Chữ thập đỏ của địa phương và của tỉnh.
    - Có thể nói, qua từng hoạt động của Lễ hội làm chay, người Hoa bang Hẹ đang góp phần thực hiện hai sứ mệnh cao cả: Một là gìn giữ bản sắc văn hoá người Hoa bang Hẹ, làm phong phú hơn văn hoá Việt Nam, hai là nỗ lực hoà đồng vào cộng đồng chung các dân tộc Việt Nam. Tất cả những việc làm đó đã thể hiện mối liên kết, tình tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm truyền thống được hun đúc, gìn giữ từ bao đời nay của cả người Hoa và người Việt. Đây chính là nét đẹp trong giao lưu văn hóa Việt - Hoa.

КОМЕНТАРІ • 8

  • @vuonhongngayxua
    @vuonhongngayxua Рік тому +1

    Tuyệt vời quá bạn ơi

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️

  • @songque4492
    @songque4492 2 роки тому +1

    Tuyệt vời, cảm ơn kênh

    • @dulich247
      @dulich247  2 роки тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều

  • @khoiang100
    @khoiang100 2 роки тому +1

    Tuyệt vời quá

    • @dulich247
      @dulich247  2 роки тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️

  • @lanhla
    @lanhla Рік тому

    Tuyệt vời

    • @dulich247
      @dulich247  Рік тому

      Cảm ơn bạn rất nhiều ❤️