Hướng dẫn bấm huyệt chữa chảy nước mũi

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 31 лип 2023
  • Chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến thường gặp hàng ngày trong các bệnh lý thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Chảy nước mũi thường gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
    Có nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau gây chảy nước mũi như:
    Viêm mũi xoang cấp: Chảy nước mũi có nhầy mủ, thường ở một bên. Niêm mạc mũi đỏ. Đôi khi nước mũi có mùi hôi hoặc có vị kim loại. Người bệnh đau mặt hoặc đau đầu khu trú và ban đỏ, có thể nhạy cảm đau toàn bộ vùng xoang hàm trên hoặc xoang trán.
    Viêm mũi dị ứng: Thường chảy nước mũi trong như nước, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mắt, niêm mạc mũi nhợt nhạt. Các triệu chứng thường xảy ra theo mùa hoặc khi người bệnh có tiếp xúc với các tác nhân khởi phát dị ứng. Cơ địa người có viêm da dị ứng, hen suyễn, dị ứng thức ăn… dễ dàng gặp tình trạng này.
    Dị vật trong mũi: Chảy nước mũi có mùi hôi (đôi khi có lẫn vết máu), ở một bên, thường gặp ở trẻ em.
    Viêm mũi vận mạch: Thường chảy mũi trong như nước, thường tái phát, hắt hơi, niêm mạc mũi sưng và đỏ. Không xác định được tác nhân gây khởi phát (khác với viêm mũi dị ứng).
    Nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút (cúm mùa, cảm lạnh thông thường…): Chảy nước mũi từ dạng nước đến nhầy, thường kèm theo đau họng, niêm mạc mũi đỏ. Thường có các triệu chứng toàn thân khác như cảm giác khó chịu, người uể oải, ớn lạnh, sốt nhẹ…
    Theo Y học cổ truyền, cơ thể con người có quan hệ mật thiết với vũ trụ thông qua học thuyết âm dương, ngũ hành. Trong cơ thể được chia thành ngũ tạng, lục phủ, ngũ quan, ngũ thể, hệ thống kinh lạc, tinh, khí, thần và các nhóm chức năng sinh lý tương ứng.
    Cơ chế tác dụng của bấm huyệt theo Y học cổ truyền thông qua tác động vào huyệt vị, kinh lạc dựa trên nguyên lý của châm cứu có thể trừ được các bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào (đây là nguyên nhân thường gặp của chảy nước mũi). Đồng thời, bấm huyệt điều hòa hoạt động của kinh lạc khắp toàn cơ thể, khí huyết và chức năng tạng phủ.
    Phương pháp bấm huyệt chữa chảy nước mũi được chỉ định trong các trường hợp: viêm mũi xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng nhẹ và thông thường. Chống chỉ định trong trường hợp: Bệnh nhân đang có tình trạng dị ứng nặng, khó thở, hen suyễn. Bệnh nhân đang mắc bệnh ngoài da, viêm nhiễm ở vùng đầu mặt. Bệnh nhân đang mắc bệnh ưa chảy máu. Bệnh nhân đang sốt cao, nhiễm trùng toàn thân.
    Ngoài ra, đối với nguyên nhân gây chảy nước mũi là dị vật ở mũi thì cần can thiệp cấp cứu nhanh nhất có thể. Đối với trường hợp chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng, cần xác định các tác nhân gây dị ứng (ví dụ như lông chó mèo, bụi bặm...) và tránh tiếp xúc để không tái phát dị ứng.
    #bấmhuyệt #chảynướcmũi
  • Навчання та стиль

КОМЕНТАРІ • 13

  • @Leadnowornever
    @Leadnowornever 11 місяців тому +3

    Cảm ơn bs chảy mũi hoài rất khó chịu, tôi đã làm theo lời bs hướng dẫn rất dễ chịu

  • @LanNguyen-px8pb
    @LanNguyen-px8pb 9 місяців тому

    Cám on cháu đã hướng dẫn cách trị sổ mũi cho mọi người rất hiệu quả.❤❤❤❤❤

  • @nguyenhuong-gw3zx
    @nguyenhuong-gw3zx 11 місяців тому +1

    cám ơn bác sỹ, em chảy nước mũi mỗi ngày rất bất tiện, và dùng giấy lâu hoài rất đau mũi, em đang làm theo bs và cảm thấy có cải thiện , sẽ kiên trì theo khung thời gian bs khuyên ạ

  • @HuePham-yk3sp
    @HuePham-yk3sp 5 місяців тому

    Bác sĩ hướng dẫn em cách bấm huyệt cho trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi với ạ. Em cảm ơn bác sĩ ạ.

    • @yhocthuongthuc10.18
      @yhocthuongthuc10.18  5 місяців тому +1

      Mình có thể tác động vùng Nghinh hương, Thượng tinh của bé để giảm ngạt mũi. Hoặc đơn giản hơn mình có thể cắt bé miếng salonpas dán tại vị trí các huyệt này

    • @HuePham-yk3sp
      @HuePham-yk3sp 5 місяців тому

      @@yhocthuongthuc10.18 dạ! Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!

  • @laclacvien
    @laclacvien 5 місяців тому

    BS, Huyệt ấn đường cũng ấn ngược chiều kim đh ?

    • @yhocthuongthuc10.18
      @yhocthuongthuc10.18  5 місяців тому

      Với ấn đường trong trường hợp này ấn ngược chiều kim đồng hồ hay thuận cũng được. Đơn giản chỉ là ấn thôi

  • @user-lq2cd3eb2b
    @user-lq2cd3eb2b 4 місяці тому +1

    be 1tuoi dung dc k a

    • @yhocthuongthuc10.18
      @yhocthuongthuc10.18  4 місяці тому

      Dạ được. Bé 1 tuổi ngoài việc bấm huyệt còn có thể vuốt dọc tay theo đường từ gốc ngón cái lên phía cẳng tay. Dùng thêm tinh dầu tràm sẽ hiệu quả hơn

  • @HangNguyen-en7cw
    @HangNguyen-en7cw 4 місяці тому

    Vậy bị viêm trực tràng chảy máu thì có dùng cách này được ko ạ?