Hướng Dẫn Tham Quan ĐỊA ĐẠO CỦ CHI 2024. Trải Nghiệm Chui Hầm, Bắn Súng, Ăn Khoai Mì...
Вставка
- Опубліковано 7 лют 2025
- Địa Đạo Bến Đình Củ Chi
741 Đ. Tỉnh Lộ 15, Nhuận Đức, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa đạo Bến Đình Củ Chi - di tích lịch sử thu hút khách ở Sài Gòn
Địa đạo Bến Đình Củ Chi là di tích lịch sử nổi tiếng thu hút du khách tham quan khi tới Sài Gòn. Tham quan địa đạo Bến đình du khách sẽ được tìm hiểu về những năm tháng đấu tranh hào hùng của dân tộc, tìm hiểu địa hình của địa đạo và tham gia bắn súng.
Lịch sử hình thành địa đạo Bến Đình Củ Chi
Địa đạo Bến Đình Củ Chi ở Sài Gòn thuộc hệ thống của địa đạo Củ Chi được xây dựng vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc (từ năm 1946 - 1948). Lúc đầu bốn là đường hầm sau đó được phát triển và mở rộng nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
Thời điểm Pháp tấn công Củ Chi cơ sở hoạt động của huyện ủy đã được di chuyển đi nhiều nơi. Giai đoạn từ 1964 - 1967 địa đạo Củ Chi được chia thành nhiều nhánh khác nhau và ấp Bến Đình là nơi có vị trí thuận tiện nhất.
Ý nghĩa của di tích địa đạo Bến Đình Củ Chi
Địa đạo Bến Đình Củ Chi được xây dựng giống như một trận đồ và được biến hóa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Để xây dựng bản đồ của địa đạo Bến Đình như hiện tại, quân dân Củ Chi đã ngày đêm thay nhau đào hầm dưới lòng đất chỉ bằng những dụng cụ thô sơ. Một số đoạn đường của địa đạo Bến Đình bị xe tăng và bom đạn tàn phá, nhưng người dân vẫn không ngừng kiên trì sáng tạo và kiên cố với diện mạo như ngày nay.
Di tích địa đạo Bến Đình có ý nghĩa to lớn đối với những trận đánh trong dịp Tết Mậu Thân vào năm 1968 và đặc biệt là đại thắng mùa xuân năm 1975... Là công trình có kiến trúc độc đáo và ý nghĩa to lớn về lịch sử, di tích địa đạo Bến Đình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Địa đạo Bến Đình Củ Chi có gì thu hút du khách?
Tham quan địa đạo Bến Đình Củ Chi du khách sẽ phải đi bộ mất khoảng nửa ngày trên đường mòn, xuyên hầm để tìm hiểu về địa hình độc đáo, đầy sáng tạo của quân dân ta. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những gian khổ và tinh thần đấu tranh kiên cường của lực lượng dân quân khi thống nhất đất nước.
Đến với địa đạo Bến Đình du khách còn được xem những thước phim về lịch sử và sự phát triển của địa đạo Củ Chi. Sau đó du khách sẽ được tìm hiểu về nơi sinh hoạt, hầm chế tạo vũ khí, phòng họp, bảo tàng... Đặc biệt, du khách sẽ được chụp hình trên xe tăng làm kỷ niệm.
Điều thú vị nhất khi tham quan địa đạo này đó là, du khách sẽ được di chuyển xuống hầm lá khô để nguy trang. Cùng tận mắt chứng kiến bếp Hoàng Cầm nổi tiếng giúp nấu nướng nuôi quân dân ta nhưng lại không hề phát khó ra ngoài để quân địch phát hiện.
Trải nghiệm thú vị khi tới địa đạo Bến Đình Củ Chi đó là, du khách sẽ được tham gia bắn súng. Môn thể thao này được nhiều du khách yêu thích và muốn được trải nghiệm khi tới địa đạo bến Đình. Du khách sẽ được chọn súng kèm theo hướng dẫn để bắn.
Sau khi tham quan du khách có thể dừng chân tại cửa hàng lưu niệm để chọn những món quà làm kỷ niệm như: Đồ thủ công, bút bi, bật lửa, dép cao su, các mặt hàng được làm từ mây tre đan.
Di tích địa đạo Bến Đình Củ Chi là điểm đến lý tưởng để tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc và tinh thần đấu tranh kiên cường của quân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến tham quan trọn vẹn nhất khi du lịch Sài Gòn.
Kênh TÔI YÊU VIỆT NAM, chia sẻ với quý vị và các bạn về thành phố sài gòn và Việt Nam.
Về những cảnh đẹp sài gòn ,di tích lịch sử, những sự kiện diễn ra ở Việt Nam.
đường phố sài gòn, cuộc sống của người dân sài gòn ,sài gòn ngày nay có gì .
tôi sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn qua những video tôi quay lại đăng trên kênh.
quý vị và các bạn hãy vui lòng ủng hộ kênh bằng cách like ,đăng ký ,bình luận ,chia sẻ, để kênh phát triển hơn ,để tôi có động lực ra nhiều video hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn quý vị và các bạn.
#diadaocuchi
#dulichsaigon #dainam #laccanhdainam #dulichbinhdinh #doclabinhduong #dulichbinhduong #dulichvietnam #dulichviet #dulichvietnamvietnamtravel #dulichmientay #dulịchmiềntây #dulichbaclieu