Tại Sao Các Doanh Nghiệp Thích Trọng Tài Thương Mại Hơn Toà Án? | TVPL

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 18 вер 2024
  • Tố tụng Trọng tài là một định chế đặc biệt ở nước ta. Kinh tế hội nhập và phát triển, đòi hỏi hệ thống tư pháp cần tạo một cơ chế tố tụng đặc biệt để giải quyết các vấn đề thương mại một cách thuận tiện, nhanh gọn và đảm bảo công bằng. Trọng tài thương mại, tiền thân là trọng tài kinh tế đã ra đời với những ưu điểm đặc biệt hơn so với tố tụng tại Tòa.
    ----
    Link văn bản:
    - Pháp lệnh Trọng tài kinh tế 1990:
    thuvienphaplua...
    - Luật Trọng tài thương mại 2010
    thuvienphaplua...
    - BLTTDS 2015
    thuvienphaplua...
    ----
    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM
    Nội dung: Thạch Nguyễn
    Trình bày: Trọng Hiếu
    Dựng hình: Hạnh Nguyên
    ----
    Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
    - Website: thuvienphaplua...
    - Fanpage: / thuvienphapl. .
    #TVPL #ThuVienPhapLuat #KienThucPhapLuat
    Mấy hôm nay thì mạng xã hội lùm xùm các câu chuyện xoay quanh khái niệm tố cáo và khởi kiện của mấy nghệ sĩ. Ở video này thì tôi không có hóng hớt, tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào chữ “khởi kiện” để chia sẻ với quý vị và các bạn một vấn đề, đó là “trọng tài thương mại”.
    Theo pháp luật Việt Nam, với những tranh chấp thương mại, tranh chấp mà một bên có hoạt động thương mại thì hoàn toàn có quyền khởi kiện tại một tổ chức khác không phải Tòa án - đó là trọng tài thương mại. Và trong thực tế các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại nếu phát sinh tranh chấp thì họ thường có xu hướng tìm tới trọng tài thương mại hơn là Tòa án. Lý do vì sao lại như vậy thì hôm nay chúng ta sẽ cùng làm rõ.
    Vậy Trọng tài thương mại là gì?
    Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài. Và đương nhiên Trung tâm trọng tài được thành lập và quản lý chặt chẽ bởi Bộ Tư pháp.
    Và giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại có gì đặc biệt mà các doanh nghiệp ưa thích?
    Như đã đề cập, các doanh nghiệp khi có tranh chấp họ thường thích giải quyết tại Trọng tài thương mại hơn. Bởi vì một số lý do như sau:
    1/ Thủ tục nhanh gọn
    Điều này là chắc chắn. Bởi thủ tục tố tụng càng ngắn gọn càng tốt là một phương châm mà các trung tâm trọng tài hướng tới. Bởi các trung tâm trọng tài suy cho cùng họ cũng hướng tới mục đích là kiếm lời. Họ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
    Cho nên việc “tối ưu hóa dịch vụ” làm cho “khách hàng thoải mái là điều mà trung tâm trọng tài nào cũng muốn làm. Không trung tâm trọng tài nào muốn xây dựng một thủ tục màu mè, rườm rà và mất thời gian cả. Như vậy các bên tranh chấp họ sẽ không lựa chọn trung tâm mình, mất khách, mất nguồn thu.
    2/ Các bên có quyền lựa chọn cơ quan Trọng tài
    Nếu khởi kiện ra Tòa theo thủ tục Tố tụng dân sự thì bắt buộc phải nộp đơn khởi kiện theo thẩm quyền lãnh thổ được quy định tại BLTTDS. Tuy nhiên nếu khởi kiện ra trọng tài thì các bên có quyền thỏa thuận. Ví dụ hai bên ở Hà Nội, tuy nhiên thấy trung tâm trọng tài nào đó ở TP.HCM uy tín, giá rẻ… thì hai bên có quyền thỏa thuận để lựa chọn trung tâm trọng tài tại TP.HCM để giải quyết tranh chấp.
    3/ Không nhất thiết phải giải quyết tranh chấp tại Trụ sở
    Khi giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thì các bên có thể thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp. Điều này thuận lợi cho việc đi lại, thời gian của các bên. Khác với việc giải quyết tranh chấp ở Tòa, các bên bắt buộc phải đến Tòa án để làm việc.
    4/ Phán quyết có giá trị chung thẩm
    Khởi kiện, tranh chấp tại Tòa án thì phải trải qua nhiều bước. Sơ thẩm, phúc thẩm… Tuy nhiên tranh chấp tại Trọng tài chỉ có 1 lần. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không kháng cáo, kháng nghị.
    5/ Đảm bảo tính bí mật
    Về nguyên tắc, các bên tham gia tranh chấp tại trọng tài có quyền thỏa thuận để tranh chấp được giải quyết một cách bí mật. Còn ở Tòa án thì các bên không có quyền thỏa thuận việc đó. Mà việc có xử kín hay không phụ thuộc vào nhận định của Tòa.
    6/ Phán quyết của Trọng tài được quốc tế công nhận
    Theo quy định tại Công ước, một phán quyết trọng tài được ban hành tại một quốc gia thành viên của Công ước sẽ được quốc gia thành viên khác công nhận và cho thi hành khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Công ước này.
    TVPL,thư viện pháp luật,thu vien phap luat,trọng tài thương mại,trong tai thuong mai,trọng tài quốc tế,trong tai quoc te,tòa án thương mại,toa an quoc te,tòa án,toa an,trung tâm trọng tài,trung tam trong tai,tranh chấp dân sự,tranh chap dan su,thỏa thuận,thoa thuan,bộ luật dân sự,bo luat dan su,phán quyết,phan quyet,tòa án dân sự,toa an dan su,trọng tài quy chế,trong tai quy che,trọng tài viên,trong tai vien

КОМЕНТАРІ • 20

  • @tantaiphan9725
    @tantaiphan9725 3 роки тому +8

    Ưu điểm thì clip đã nêu nên chỉ nói mặt nhược điểm khiến trọng tài (ở Việt Nam) không là sự lực chọn của các doanh nghiệp.
    1. Nộp đơn kk thì đóng phí rất cao và đóng 100% chứ không phải chỉ tạm ứng như TA.
    2. Khi vụ án bị đình chỉ vì lý do gì đó thì phí trọng tài không được trả lại cho nguyên đơn như TA (Tiền mất, tật mang).
    3. Thắng kiện thì cũng không được hoàn lại mà phải kiếm bị đơn mà đòi.
    4. Quyết định trong tài là phúc thẩm nhưng không có cơ chế giám sát như tòa án nên phát sinh tiêu cực thì thua: nhiều TTV không đc xử vụ nào nên xử bừa một vụ rồi nghỉ luôn thì chết.
    5. Nếu phát sinh người liên quan không có thỏa thuận trọng tài thì vướng.
    6. Nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có tòa án mới áp dụng.
    7. Trong tài ít thu thập chứng cứ vì nhiều cơ quan không có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho trọng tài như tòa án.
    8. Trong tài thường sẽ dừng xét xử nếu thỏa thuận trong tài vì lý do gì đó bị vô hiệu mà vẫn hưởng phí trọng tài.

    • @THUVIENPHAPLUAT_VN
      @THUVIENPHAPLUAT_VN  3 роки тому +3

      cảm ơn anh đã gửi ý kiến đóng góp về cho kênh

  • @DuyNguyễnDanh-k2d
    @DuyNguyễnDanh-k2d Рік тому

    Video này đã truyền cảm hứng cho tôi.

  • @TamLe-c6j2s
    @TamLe-c6j2s Рік тому

    Tổ chức tuyệt vời!

  • @minhduong909
    @minhduong909 3 місяці тому

    trung tâm trọng tài không hoạt động vì mục đích kiếm lời nhé. mong ad cập nhật lại kiến thức

  • @thitrinhle5930
    @thitrinhle5930 Рік тому

    Dạ cho em hỏi với ạ "Trong trọng tài thương mại quốc tế, liệu việc áp dụng pháp luật quốc gia của các bên có thể gây ra sự thiếu công bằng trong quyết định của trọng tài?"

  • @LanAnh-ig8qr
    @LanAnh-ig8qr 2 роки тому

    Ad cho em hỏi với ạ.Trong hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài thương mại. Trong trường hợp ông A ký hợp đồng mua hàng hóa với công ty TNHH có xảy ra tranh chấp về chất lượng hàng hóa, bên công ty từ chối trách nhiệm. Thì tòa án nhân dân có thụ lý đơn khởi kiện của ông A không ạ

  • @DucNguyen-zb2fr
    @DucNguyen-zb2fr 2 роки тому

    Nếu kháng quyết của tòa trọng tài là chung thẩm thì nếu bị xử sai hoặc có yếu tố bổ sung thì làm sao nhỉ?

  • @huenguyenthu1655
    @huenguyenthu1655 3 роки тому

    vid sao tố tụng trọng tài quyền tự định đoạt của các bên được đề cao hơn trong tố tụng tòa án?

  • @promaFT
    @promaFT 3 роки тому +1

    Vậy nếu DN ko thực hiện theo phán quyết của trọng tài, thì làm sao

    • @vothanhhuy2339
      @vothanhhuy2339 3 роки тому

      Thì khởi kiện ra toà án

    • @THUVIENPHAPLUAT_VN
      @THUVIENPHAPLUAT_VN  3 роки тому +1

      Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan Thi Hành Án Dân Sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài đó

  • @thinhtruong2808
    @thinhtruong2808 2 роки тому

    5:28

  • @QuangVu-hs2qp
    @QuangVu-hs2qp 3 роки тому

    Theo mình biết thì trong hệ thống toà án thì chỉ có Bác Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao mới là cán bộ mà ad.
    Mong ad giải đáp ạ.

    • @THUVIENPHAPLUAT_VN
      @THUVIENPHAPLUAT_VN  3 роки тому

      Bạn có thắc mắc vấn đề gì trong video, bạn nói cụ thể giúp ad nhé

    • @QuangVu-hs2qp
      @QuangVu-hs2qp 3 роки тому

      Dạ ở 1:16 ấy ạ
      E có nghe ad bảo cán bộ toà án ạ

    • @THUVIENPHAPLUAT_VN
      @THUVIENPHAPLUAT_VN  3 роки тому

      @@QuangVu-hs2qp Cán bộ Tòa án Ad nói đến là chỉ những người nói chung có chức năng quyền hạn cụ thể làm việc tại Tòa án bạn ạ.

    • @QuangVu-hs2qp
      @QuangVu-hs2qp 3 роки тому

      @@THUVIENPHAPLUAT_VN dạ vâng ạ, nhưng trong toà án chỉ có 1 cán bộ là Chánh án Toà án nhân dân tối cao, còn lại đều là công chức hết ạ. Nếu ad nói chung vậy thì khiến người nghe nghĩ rằng những người có chức năng quyền hạn làm việc trong Toà án đều là cán bộ ạ.

    • @THUVIENPHAPLUAT_VN
      @THUVIENPHAPLUAT_VN  3 роки тому +1

      @@QuangVu-hs2qp Cảm ơn bạn đã gửi ý kiến đóng góp về cho kênh