Phật Pháp giúp thoát khỏi khổ đau bệnh tật. Giúp thoát khỏi sinh tử luân hồi. LÀ CÓ THẬT,LÀ SỰ THẬT Nguyện cho tất cả con nhà phật sớm đạt được ĐỊNH TÂM, ĐỊNH THẦN. TÂM ĐƯỢC HẾT LOẠN PHẬT LÀ VUA THẦY THUỐC LÀ SỰ THẬT NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG LƯU LY QUANG PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
Nếu mọi người ở thời mạt pháp này mà tu hành được như HT thì quý biết bao nhiêu, con rất tiếc là được nghe pháp của HT quá trễ, nhưng vẫn còn có duyên nên dù có muộn vẫn hơn là không được nghe , nhằm tu thân dưỡng tánh mong thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Con chân thành ghi nhận và cố gắng thực hiện những lời vàng ngọc của HT.
... Thoát khỏi bệnh tật khổ đau.Thoát khỏi sinh tử luân hồi.LÀ SỰ THẬT Cầu cho tất cả niệm Phật được nhất tâm bất loạn. Được định tâm định thần NAM MÔ BỔN SƯ THICH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG LƯU LY QUANG PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NGÀI GIẢNG HAY QUÁ! THẬT Ý NGHĨA Ạ! CON XIN THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ VÀ TRI ÂN CÔNG ĐỨC NGÀI! 🙏🙏🙏CON XIN TRI ÂN KÊNH ĐÃ TRUYỀN TẢI PHẬT PHÁP CỦA NGÀI THẬT Ý NGHĨA! A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
Nam mô a di đà phật ! Con thành kính tri ân công đức của sư thầy ! Con luôn tự dăn dậy ! Mình. Rằng sống luôn đơn giản. Không tham đắm. Buông bỏ ngũ dục. Lục trần ! Để diệt bớt đi nghiệp do thân khẩu ý. Tạo nên! Nam mô a di đà phật !
Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật .
Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏
Thưa Thầy nếu dung thân người để vượt luân hồi cực kỳ khó, không riêng người tu Phật và tất cả mọi chúng sinh, thư thách thu 1 là phải vượt chúa tể ảo giác tức mà hôn trầm, thứ 2 ma vương pháp tu, 2 vị này là những người giữ ngục Trần gian ạ 🙏🙏🙏Nam mô a Di Đà Phật
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 1 ) : Cha Mẹ Tăng Hội là người nước Khương Cư ( Sogdiane ) cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán. Tăng Hội sinh trên đất Giao Chỉ; cha và mẹ Ngài mất năm Ngài lên mười tuổi. Sau khi cha mẹ Ngài mất, khi Ngài lớn lên Ngài đi xuất gia và tu học rất tinh tiến ( Cao Tăng Truyện ). Ngài giỏi cả Phạn ngữ lẫn Hán tự. Sách Cao Tăng Truyện nói rằng Ngài đến Kiến Nghiệp thủ đô nước Ngô ( nay là Nam Kinh ) vào năm Xích Ô thứ mười, tức là năm 247. Ngài mất vào năm 280, niên hiệu Thái Khương nguyên niên đời nhà Tấn. Như vậy Ngài đã ở trên đất Trung Hoa 33 năm. Nhiều người cho rằng Ngài đã trước tác và dịch thuật tại đây, nhưng kỳ thực một phần quan trọng của công việc này đã được Ngài làm tại Giao Chỉ. Trong bài tựa kinh Kinh An Ban Thủ Ý do Ngài viết, ta thấy có một chứng cớ tỏ rằng Ngài đã viết bài tựa này trước năm 229, nghĩa là hồi Ngài còn hành đạo tại Giao Chỉ. Ðó là chi tiết An Thế Cao, người đã dịch kinh An Ban Thủ Ý : “ Có vị bồ tát tên An Thanh, tự là Thế Cao, con đích của vua An Tức, sau khi nhường ngôi cho chú lánh qua đất này, sau bèn về kinh sư…” Kinh sư ở đây là Lạc Dương, chính ở Lạc Dương mà An Thế Cao đã dịch nhiều kinh vào hậu bán thế kỷ thứ hai. Nếu bài tựa này viết sau năm 229, tức là năm Ngô Tôn Quyền xưng đế, thì kinh sư phải là Kiến Nghiệp chứ không phải là Lạc Dương nữa, bởi vì sau ngày Ngô Tôn Quyền xưng đế, nước ta đã nội thuộc Ðông Ngô rồi mà không theo Bắc Ngụy. Chi tiết quan trọng trên còn cho ta một dữ kiện lịch sử nữa : những cuốn kinh mà An Thế Cao dịch tại Lạc Dương đã được mang tới và lưu hành tại Giao Chỉ trong thời gian Tăng Hội hành đạo tại đây. Những kinh này ví dụ kinh Kinh An Ban Thủ Ý, đã được mang xuống do những người Phật tử Lạc Dương tới tỵ nạn tại Giao Chỉ. Trong số người Phật tử này có cư sĩ Trần Tuệ, học trò của An Thế Cao, người mà Tăng Hội đã gặp và cùng cộng tác để chú sớ kinh Kinh An Ban Thủ Ý. Ta có thể nói rằng chính Trần Tuệ đã mang kinh này từ Lạc Dương xuống. An Thế Cao tại Lạc Dương đã dịch một số kinh về thiền như kinh Kinh An Ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Những kinh này thuộc về thiền nhưng có khuynh hướng tiểu thừa. Chính Tăng Hội đã giới thiệu kinh này theo tinh thần đại thừa. Chính ông đã soạn Lục Ðộ Tập Kinh và phát huy Thiền học trong tinh thần đại thừa. Khương Tăng Hội là người rất thông minh, có biện tài, chuyên trì giới luật, tinh làu Tam tạng Thánh điển, được Tăng chúng tại Trung tâm Phật giáo Luy Lâu vô cùng ngưỡng mộ. Đại sư còn tinh thông cả Tứ thư Ngũ kinh ( Nho giáo ), giỏi thiên văn, toán số, đồ thư, văn chương lưu loát, lại hay biện luận về chính trị. Nhưng sự nghiệp Tăng sĩ của Đại sư mới thật là quan trọng : đó là công đức viết lời tự cho kinh An ban thủ ý (Anapànasàtisutta), kinh điển căn bản của Phật giáo Nguyên thủy Nam tông, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh, trong đó phần viết về Tứ niệm xứ, đạt đến được tinh hoa của tinh thần Thiền thời bấy giờ. Ngoài ra, Khương Tăng Hội còn viết lời tự cho Pháp cảnh kinh ( do An Huyền và Nghiêm Phật Điều ) dịch, và Đạo thọ kinh ( do Chi Kiêm dịch ), đều là những kinh thuộc Thiền quán Nam tông. Trong hai bài tự cho An ban thủ ý và Pháp cảnh kinh, Đại sư Khương Tăng Hội có nhắc đến ba vị thầy mà Phật Điển Hành Tư đã chứng minh chính là An Thế Cao, An Huyền và Nghiêm Phật Điều. An Thế Cao là người đã dịch kinh An ban thủ ý từ Phạn ngữ ra Hán văn. An Huyền và Nghiêm Phật Điều đồng dịch Pháp cảnh kinh. An Thế Cao lại được xem là vị Tăng sĩ đầu tiên trong lịch sử Phật giáo sơ thời Trung Hoa, và cũng là Sơ tổ Thiền Nam tông tại đây. Giáo sư Thang Dụng Đồng, trong sách Hán Ngụy lưỡng tần Nam Bắc triều Phật giáo sử, đã thẩm định rằng ảnh hưởng Thiền học của An Thế Cao nằm ở vùng Bắc phương của Phật giáo Trung Hoa, tức là từ dòng Dương Tử giang trở lên. Sau này, ta có câu “ Nam Năng Bắc Tú ” cũng chính là dùng để chỉ địa bàn ảnh hưởng phía Nam và Bắc của Trung Hoa, lấy dòng sông Dương Tử làm giới hạn. Kinh An ban thủ ý ( Anapànasàtisutta ) là quyển kinh căn bản về Thiền quán của Phật giáo Nam tông mà qua hơn hai ngàn năm, từ thế hệ này đến thế hệ khác, chư Tăng các nước Phật giáo Nguyên thủy như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan v.v… đều thực tập hành trì làm nền tảng cho đời sống tịnh tu. Ngày nay, tại các nước Âu Mỹ, các thiền sư Nam tông xiển dương hai phương pháp Samatha ( dừng chỉ loạn tâm ) và Vipassana ( quán sát tự tánh ) là dựa trên ý chỉ của kinh này và kinh Tứ niệm xứ. Trí Giả đại sư của Thiên Thai tông, viết luận Đại thừa Chỉ Quán làm nền tảng thực tập Thiền quán cho Đại thừa nói chung và tông Pháp Hoa nói riêng cũng là dựa trên ý chỉ của Samatha ( Chỉ ) và Vipassana ( Quán ) này. An ban thủ ý kinh được dịch ra Việt ngữ và gọi là kinh Quán niệm hơi thở, cũng vậy. Ta có thể nói kinh này là nền tảng căn bản chung cho tiến trình thực tập Thiền quán, siêu việt cả Nam và Bắc tông, bao gồm mọi hệ phái chú trọng về pháp hành trong Phật giáo. ......
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 2 ) : Nói tóm lại, qua công đức viết bài tự cho kinh An ban thủ ý, quyển kinh Thiền căn bản của Phật giáo Nguyên thủy, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh, mà địa vị của Đại sư Khương Tăng Hội trong Thiền học Phật giáo Việt Nam không còn có ai có thể phủ nhận được nữa. Địa vị đó là: Đại sư Khương Tăng Hội chính là Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam, tức thuộc Quán tông ( pháp hành ). Ở đây, chúng ta cũng cần điều chỉnh một nhầm lẫn trong Đại Nam Thiền uyển truyền đăng tập lục ( còn gọi là Thiền uyển tập anh, viết tắt là ĐNTU ) khi ghi rằng Đại sư Thông Biện ( mất năm 1134 ) trả lời Thái hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân là Khương Tăng Hội thuộc Giáo tông ( pháp học ). Thiền tông của Đại sư Khương Tăng Hội ở đây cần được hiểu là vào sơ thời trước khi được phát triển thành một tông phái lớn sau đời Đại sư Huệ Năng ( 638 - 713 ). Thật ra, chính Thần Hội ( đệ tử lớn của Huệ Năng ) mới là người vận động để Huệ Năng được chính thức thừa nhận và sắc tứ là Lục tổ vào năm 815, giành lại ngôi vị mà trước đó, Đại sưThần Tú ( mất năm 705 ) đã một thời được xem như là người thừa kế Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Chính nhờ Thần Hội mà Thiền tông mới được hệ thống hóa và phát triển thành năm hệ phái tại Trung Hoa, rồi truyền sang Nhật Bổn, Hàn Quốc và Việt Nam, mà nổi tiếng nhất là hai phái Lâm Tế và Tào Động, với đặc trưng là những phương pháp đánh, hét, thoại đầu, công án v.v… Nhưng căn bản thì hành giả vẫn phải ngồi thiền, theo dõi, đếm hay quán sát hơi thở như An ban thủ ý chỉ dạy. Đây là phương pháp hành trì chân chính, căn bản duy nhất, mà ngay chính Thái tử Sĩ Đạt Ta khi chưa giác ngộ cũng đã phải trải qua một thời gian 49 ngày dưới cội Bồ Đề, mới có thể thực chứng, giác ngộ, thành Phật. Còn những cách đánh, hét, thoại đầu, công án, biện giải v.v… đều là những kỹ thuật được sử dụng vào giây phút chót, sau một quá trình thực tập Chỉ Quán, để đập phá cánh cửa chướng ngại cuối cùng cho hành giả bừng ngộ; không có quá trình này thì những kỹ thuật đó cũng chỉ vô dụng mà thôi. Ngày nay, chúng ta cứ ca tụng tánh thể uyên nguyên mà Đại sư Huệ Năng đã thực chứng và cho là đốn ngộ, quên rằng suốt trọn cuộc đời chúng ta vẫn còn là phải hành trì từng bước tiệm tu theo phương pháp của Đại sư Thần Tú mà thôi. Vì thế, chúng ta cần phải nghiêm chỉnh chấp nhận rằng thực tập Thiền quán phải bắt đầu bằng bước thứ nhất, là quán sát, đếm, theo dõi… hơi thở để tịnh tâm và chánh niệm ( Chỉ và Quán = Định ) rồi mới có thể thấy rõ tự tánh vạn pháp ( Tuệ ) để đạt được giác ngộ. Có nghĩa là bất kỳ thời nào và ở đâu, An ban thủ ý hay Quán niệm hơi thở hoặc Chỉ Quán cũng vẫn là nền tảng căn bản độc nhất mà hành giả phải hành trì, nếu muốn đi theo con đường Đức Phật đã đi qua. Do đó, tôn xưng Đại sư Khương Tăng Hội chính là tôn xưng giáo pháp Thiền quán mà chính Đức Phật đã chỉ dạy cho hậu thế chúng ta ( Như Lai Thiền ), là trở lại cội nguồn căn bản mà Thiền Bắc tông ( Tổ Sư Thiền ) vì chạy theo ngọn lá xum xuê phất phơ trước gió đã đánh mất đi gốc rễ khô khan nhưng vững chắc trên mặt đất. Đây là một việc làm trong việc đi tìm một sắc thái đặc biệt cho Phật giáo Việt Nam. Tiểu sử của Đại sư Khương Tăng Hội cho biết rằng tuy gốc người Khương Cư ( Sogdian ) nhưng được sanh trưởng tại vùng Bắc Ninh, đến tuổi trưởng thành xuất gia tu học tại một đạo tràng ( Trung tâm Luy Lâu ) ở đây; và cũng chính nơi đây mà Đại sư thành danh với bài tự cho kinh An ban thủ ý cũng như các công trình viết lách khác; bởi vì khi chống tích trượng sang Ngô năm 247 Tây lịch thì Đại sư đã hơn 50 tuổi rồi. Điều này chứng tỏ rằng Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam trước thời Khương Tăng Hội rất lâu, và đạo tràng nơi Khương Tăng Hội tu hành lại được xác chứng là sớm nhất, sớm hơn cả hai Trung tâm Lạc Dương và Bành Thành của Trung Hoa; cả ba là những trung tâm Phật giáo đầu tiên tại phía Đông của Ấn Độ. Do đó, tôn xưng Đại sư Khương Tăng Hội là Sơ tổ của Phật giáo Việt Nam nói chung còn có nghĩa là thẩm định một lần quyết chắc rằng Phật giáo Việt Nam ngay từ lúc đầu đã không vay mượn và nợ nần ơn nghĩa gì với Phật giáo Trung Hoa cả. Thật ra, chính Trung Hoa, miền Nam Kiến Nghiệp của nhà Ngô mới thật là chịu ơn giáo hóa của Đại sư Khương Tăng Hội khi Đại sư chống tích trượng sang đó hành đạo vào năm 247 Tây lịch. ......
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật " Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 3 ) : Ở vào buổi sơ thời, khi dân cư di chuyển khắp nơi để lập nghiệp, cũng như tổ tiên chúng ta nguyên là Bách Việt, ta lại có được một vị Tăng với cái tên vỏn vẹn là Hội, tuy gốc người Khương Cư, nhưng sanh tại Việt Nam và lớn lên cũng như thành danh tại Việt Nam, thì Đại sư phải được nhìn nhận là người Việt Nam và đã mang lại một hãnh diện lớn lao cho đất nước Việt Nam. ( theo lập luận của GS. Lê Mạnh Thát, mẹ của Tăng Hội là người Việt, bởi: Cả Tăng Hựu lẫn Huệ Hạo đều nói chỉ một mình cha Hội đến Giao Chỉ buôn bán ( kỳ phụ nhân thương cổ, di vu Giao Chỉ ). Vậy, phải chăng khi đến Giao Chỉ buôn bán một thời gian, cha Hội mới lập gia đình và cưới một cô gái người Việt bản xứ làm vợ và sau đó trở thành mẹ của Hội ? ) Đại sư Thông Biện lại còn trình bày với Thái hậu Cảm Linh Nhân là : “ Hiện nay ( tức vào năm 1096 ), truyền thừa của dòng Vô Ngôn Thông là Thiền sư Mai Viên và Nhan Quảng Trí; truyền thừa của dòng Khương Tăng Hội là Lôi Hà Trạch…”. Như thế chứng minh rằng Khương Tăng Hội đã có truyền thừa và dòng thiền đó vẫn còn hiện diện và sinh hoạt mạnh mẽ cho đến cuối thế kỷ thứ XI. Nhờ vào những lời này mà Thông Biện mới được tấn phong làm quốc sư; cho nên những gì ngài trình bày đều phải được trân trọng và chấp nhận là đúng. Do vậy, qua lời nói của Quốc sư Thông Biện, ta đã có chứng cứ là dòng Thiền Khương Tăng Hội vẫn còn hiện diện và hoạt động mạnh cho đến thế kỷ thứ XI; sau đó vì thiếu tài liệu do những biến cố lịch sử khắc nghiệt, cho nên ta không còn nghe nói đến nữa; nhưng điều đó cũng không có nghĩa là dòng truyền thừa Khương Tăng Hội đã bị mai một. Việc nghiên cứu về vị Sơ tổ Thiền Việt Nam nói riêng và lịch sử Phật giáo dân tộc nói chung là rất cần thiết. Vì chỉ khi hiểu đúng về quá khứ của mình, xác định được bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua lịch sử của Phật giáo tại Việt Nam, chúng ta mới có thể có tự tin trong đối thoại và hội nhập với nền Phật giáo toàn cầu, mà hiện nay đang được Tây phương chú ý nghiên cứu trong vài thập niên qua. Vai Trò Của Ngài Sáng Tổ Cho Thiền Tông Việt Nam : Vai trò xướng minh Thiền học của Tăng Hội ăn sâu vào cả trong tuyền thuyết. Cao Tăng Truyện chép câu chuyện An Thế Cao để lại một bức cẩm nang, trong đó ông tiên đoán như sau: “Tôn Ngộ đạo giả, cư sĩ Trần Tuệ; truyền thiền kinh giả, tỷ kheo Tăng Hội”. Nghĩa là cư sĩ Trần Tuệ là người làm tôn giá trị đạo học của tôi, còn Tỳ khưu Tăng Hội là người truyền dạy kinh thiền”. Câu chuyện này có thể cho ta một ý niệm về sự cộng tác của Tăng Hội và Trần Tuệ trong việc truyền bá thiền pháp trước tiên tại Giao Chỉ và sau đó ở miền Giang Tả. Trong bài tựa An Ban Thủ Ý, Tăng Hội viết: “Trần Tuệ chú giải, còn tôi giúp sửa chữa thêm bớt” ( Trần Tuệ chú giải, dư trợ châm chước ). Tăng Hội còn nói rằng những sửa chữa đó nằm trong tinh thần đạo học của An Thế Cao, ông không tự do thêm vào những điều trái với tinh thần này ( phi sư bất truyền bất cảm tự do giả ). Nhưng đây chẳng qua là lời khiêm nhường đối với thầy của người cộng tác với mình; trong công việc, thực ra Tăng Hội đã đại thừa hóa Thiền học của An Thế Cao. Cùng có mặt với Trần Tuệ lúc ấy, còn có hai người cư sĩ khác, cũng có thể là học trò của An Thế Cao; đó là Hàn Lâm và Bì Nghiệp. Ta thấy học trò của An Thế Cao đều là cư sĩ, kể cả An Huyền và Nghiêm Phù Ðiều ( trong bài tựa An Ban Thủ Ý, Tăng Hội gọi ba cư sĩ Trần Tuệ, Hàn Lâm và Bì Nghiệp là tam hiền; trong bài tựa Pháp Cảnh, ông cũng gọi An Huyền và Nghiêm Phù Ðiều là nhị hiền; trong bài tựa Pháp Cảnh, ông cũng gọi An Huyền và Nghiêm Phù Ðiều là nhị hiền. Không biết sau này Nghiêm Phù Ðiều có được làm Sa di không, bởi vì ông có viết cuốn Sa Di Thập Tuệ Chương Cú. Chắc chắn là Trần Tuệ có kể cho Tăng Hội về cách thức dịch kinh ở Lạc Dương, bởi vì Tăng Hội có nói trong bài tựa Pháp Cảnh là An Huyền dịch miệng và Nghiêm Phù Ðiều, vốn người Hán, chép lên giấy thành chữ. Ðó là trường hợp kinh Pháp Cảnh. ......
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật " Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 4 ) : Thiết lập đạo tràng tu học Luy Lâu : Thầy đã thiết lập đạo tràng, huấn luyện đồ chúng và phiên dịch kinh điển tại Giao Chỉ. Trung tâm hành đạo của thầy có thể đã được thiết lập ở chùa Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, ở thủ phủ Luy Lâu, tức phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Chùa Pháp Vân dựng gần nha môn của quan thái thú Sĩ Nhiếp, đã là một trung tâm hành đạo phồn thịnh cho đến triều nhà Lý, dù rằng sau đó Luy Lâu không còn là thủ phủ của Giao Châu nữa. Tăng sĩ người Giao Châu cư trú đông đảo ở đây và tu tập hành đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm này cũng có hai vị cư sĩ từ kinh đô Lạc Dương tỵ nạn chạy về, đó là Trần Tuệ và Bì Nghiệp. Cả hai đều là đệ tử tại gia của thiền sư An Thế Cao ở Lạc Dương. Thầy An Thế Cao là người An Tức ( Parthia ) cũng Bắc Ấn. Hồi đó bên nhà Hán, người Hán chưa được phép xuất gia làm tăng sĩ. Chỉ ở Giao Châu mới có tăng đoàn địa phương, ngoài một số ít tăng sĩ người Ấn độ. Hai vị cư sĩ này đã mang theo về Luy Lâu một số kinh thiền do thiền sư An Thế Cao dịch. Thầy Tăng Hội đã mời các vị này gia nhập vào ban nghiên cứu phiên dịch và chú giải kinh điển của trung tâm Luy Lâu. Cư sĩ Trần Tuệ đã chú giải kinh An Ban Thủ Ý. Thầy Tăng Hội đã đọc lại bản chú giải, thêm bớt, và viết bài tựa. Bài tựa của kinh An Ban Thủ Ý, theo tài liệu chắc chắn, đã được viết tại Giao Châu, và nhiều kinh khác mang tên thầy là dịch giả chắc hẳn cũng đã được dịch tại Giao Châu. Truyền thống của thầy Tăng Hội thành lập đã trở nên một thiền phái vững mạnh, tồn tại mãi tới đời Lý và sau đó đến đời Trần mới hòa nhập cùng các thiền phái như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, v.v… vào thiền phái Trúc Lâm. Sách Thiền Uyển Tập Anh có cho biết là người đại diện cho thiền phái Tăng Hội ở thế kỷ thứ 12 là thiền sư Lôi Hà Trạch. Rất tiếc là ta không có tài liệu gì thêm về thiền phái này. Tại Luy Lâu hồi ấy, giới trí thức nhà Hán về tỵ nạn đông lắm và vì vậy giáo pháp của đạo Bụt đã phải được trình bày theo một phương cách để người có Lão học và Khổng học có thể dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Hán về đạo Bụt đã được viết tại Luy Lâu. Mâu Tử tác giả sách này đã mở đường cho công trình hoằng pháp theo phương hướng ấy. Mâu Tử có thể đã là một trong những vị thân giáo sư của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm Luy Lâu, tăng sĩ người Giao Châu đã được học hỏi cả kinh điển chữ Phạn và chữ Hán, đã phải học hỏi cả Lão giáo và Khổng giáo để có thể hoằng pháp với giới trí thức. Thầy Tăng Hội là một mẫu người lý tưởng cho giới xuất gia thời đó, bởi vì ngoài Phật học, thầy còn lão thông Nho học, Lão học và những khoa học khác như đồ vỹ, thiên văn, địa lý, v.v… Sử dụng Tứ thư và Ngũ kinh để diễn bày Phật học, đó là việc rất thông dụng trong thời ấy. Có những danh từ Phật học mà sau đó mấy trăm năm không còn được dùng, như danh từ Đức Chúng Hựu chỉ cho Đức Thế Tôn, danh từ Tông Miếu chỉ cho tự viện, danh từ Đạo chỉ cho Pháp và Bồ Đề, danh từ Tang Môn chỉ cho Sa Môn, danh từ vô ngô chỉ cho vô ngã, danh từ vô vi chỉ cho Niết Bàn. Ngoài các thiền kinh căn bản như kinh An Ban Thủ Ý, kinh Ấm Trì Nhập, kinh Pháp Cảnh, kinh Đạo Thọ, kinh Niệm Xứ, kinh Tứ Thập Nhị Chương, còn có các kinh đại thừa như kinh Đạo Hành Bát Nhã, kinh Lục Độ Tập. Tăng sĩ Giao Châu thọ trì 250 giới theo giới bản Thập Tụng của Nhất Thiết Hữu Bộ ( Sarvastivada ), tuy nhiên tất cả đều thực tập theo truyền thống đại thừa và tất cả đều ăn chay. Lúc ấy chưa có giáo đoàn tỳ khưu ni. Các thầy còn quấn y tăng già lê, chưa mặc áo tràng, vì áo tràng chỉ xuất hiện vào đầu đời Đường. Thầy Tăng Hội sang Ngô cũng đắp y tăng già lê màu vàng. Chắc chắn là hồi ấy dân ta đã gọi Buddha là Bụt, đã biết đọc tam quy ngũ giới và xưng tán tam bảo bằng tiếng Sanskrit, cũng có thể đã biết tụng đọc bằng tiếng Việt. Các thầy đã học hỏi và sử dụng các thiền kinh nguyên thỉ theo tinh thần đại thừa. Giáo lý của thầy Tăng Hội chứng tỏ một cách rõ ràng khuynh hướng ấy. Giáo lý Lục Độ là giáo lý đại thừa căn bản. Ngoài việc biên tập kinh Lục Độ Tập, thầy Tăng Hội còn sáng tác Lục Độ Yếu Mục để làm sách giáo khoa cho đạo tràng Luy Lâu. Chùa Pháp Vân tại Luy Lâu là một đạo tràng hưng thịnh thực tập thiền học. Đến thế kỷ thứ 6, khi thiền sư Vinitaruci vân du tới Giao Châu ( 562 ), ông đã tới cư trú tại chùa này và đã gặp thiền sư Quán Duyên người đang chủ trì sự giảng dạy và hướng dẫn thiền tập tại đây. Thiền sư Pháp Hiền là một trong những đệ tử xuất sắc của thiền sư Quán Duyên, sau này lại được đắc pháp với thiền sư Vinitaruci nữa. Ta có nhiều lý do để tin tưởng rằng các thiền sư Huệ Thắng ( chùa Tiên Châu Sơn ) của Giao Châu, người đã qua dạy thiền ở chùa U Thê ở Bành Thành, cũng như thiền sư Quán Duyên ( chùa Pháp Vân ) đều là những người thuộc hệ phái thiền Tăng Hội. Sau một thời gian hành đạo tại Luy Lâu, thầy sang nước Ngô. Thầy tới Kiến Nghiệp kinh đô nước Ngô năm 247, nghĩa là vào năm thứ 10 của niên hiệu Xích Ộ Tại Kiến Nghiệp, thầy đã xây dựng trung tâm hoằng pháp Kiến Sơ, tổ chức giới đàn, và độ người xuất gia. Đây là lần đầu tiên tại Trung Quốc người bản xứ được phép xuất gia để thành sa môn. Thể thức truyền giới của thầy là thể thức tam sư thất chứng. Tam sư là ba vị thầy : hòa thượng, yết ma và giáo thọ. Thất chứng là bảy vị chứng minh. Để có được hội đồng truyền giới, thầy đã cho gửi mời các vị sa môn từ Giao Chỉ qua, tại vì hồi ấy ở Đông Ngô không có sa môn, kể cả sa môn người Ấn Độ. ......
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật " Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 5 ) : Trung Tâm Kiến Nghiệp : Chùa Kiến Sơ đã do vua Tôn Quyền nước Đông Ngô yểm trợ xây dựng lên làm cơ sở hoằng pháp cho thầy Tăng Hội. Chùa cũng được gọi là Phật Đà Lý ( Trung Tâm Phật - Buddha Center ). Đây là ngôi chùa đầu tiên được thành lập tại Giang Nam. Cạnh chùa Kiến Sơ còn được xây một ngôi tháp gọi là tháp A Dục. Tháp này chắc chắn là để thờ xá lợi Bụt. Truyền kỳ cho rằng xá lợi xuất hiện là do chú nguyện và định lực của thầy Tăng Hội và các vị đệ tử, nhưng ta có thể đoán định rằng xá lợi này thầy Tăng Hội đã có do bổn sư của mình ở Giao Châu trao truyền, và thầy đã mang theo trên đường hoằng pháp. Sách Cao Tăng Truyện của thiền sư Huệ Hạo nói : “ Từ đây đạo Bụt được hưng thạnh ở miền Giang Tả ”. Miền Giang Tả là lĩnh thổ Trung Quốc từ sông Dương Tử trở xuống. Thầy Tăng Hội đã được phép vua Ngô Tôn Quyền tổ chức truyền giới xuất gia cho người Ngô, từ đấy mới có các vị xuất gia người Trung Quốc. Chùa Kiến Sơ là trung tâm đào tạo các vị tăng sĩ này, và sau đó, nhiều ngôi chùa khác đã được tạo dựng trong nước. Khi Tôn Hạo, con của Tôn Quyền, lên ngôi, đạo Bụt bị đàn áp, bởi vì Tôn Hạo nghe lời một số các vị cố vấn, cho đạo Bụt là tà đạo từ ngoại quốc đem tới. Hầu hết các chùa đều bị phá bỏ, tuy nhiên vua quan nhà Ngô đã không dám đụng tới chùa Kiến Sơ vì uy tín của đạo tràng Tổ sư Tăng Hội rất lớn. Tuy không phá chùa nhưng vua lại ép đổi tên chùa thành chùa Thiên Tử. Vua sai nhà trí thức Trương Dục đến chùa để vấn nạn thầy Tăng Hội, cố dồn thầy vào chỗ bí. Trương Dục là một nhà trí thức thông hiểu Lão và Nho, có biện tài rất lớn. Trong cuộc biện luận có nhiều vị tai mắt của giới trí thức ở kinh đô. Thầy Tăng Hội không nao núng. Kiến thức Lão và Nho của thầy cũng rất vững chãi. Thầy ứng đối một cách dễ dàng. Cuộc biện luận kéo dài từ ban sáng đến tối mịt, vậy mà Trương Dục không thể bắt bẻ được một lời nào của thầy Tăng Hội. Trương Dục về tâu lại với vua Tôn Hạo. Ông nói : “ Người này rất sáng suốt, rất tài ba, thần không đủ sức đương đầu. Xin bệ hạ xem xét và định liệu ”. Vua Tôn Hạo mới gửi xe song mã tới chùa mời thầy Tăng Hội vào cung. Sau khi được đối đáp với thầy và nghe thầy thuyết pháp, vua cũng phải tuân phục, không làm gì được thầy. Thời gian dằng co kéo dài. Cuối cùng, thấm được những lời thuyết pháp của thầy Tăng Hội, vua xin quy y và thọ năm giới với thầy. Vua lại cho trùng tu mở rộng chùa Kiến Sơ và cho phép tái thiết các chùa đã bị phá hoại. Chùa Kiến Sơ tiếp tục đóng vai trò trung tâm hoằng dương Phật pháp qua các triều đại Tây Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần và Tùy, và tên chùa đã từng được đổi là Trường Khánh Tự, Phụng Hiến Tự, Thiên Hỷ Tự, Đại Báo Ân Tự, v.v… Cho mãi đến đời Minh chùa cũng vẫn còn là trung tâm hoằng pháp quan trọng nhất của miền Giang Nam. Vào năm đầu của nhà Đông Tấn, thiền sư Tăng Hựu, lúc ấy còn nhỏ tuổi, đã xuất gia ở chùa này. Thầy Tăng Hựu ( 445 - 518 ) là người đầu tiên viết về lịch sử và hành trạng của tổ sư Tăng Hội. Tài liệu này đã được giữ lại trong các tác phẩm Xuất Tam Tạng Ký Tập ( T. 2145 ) và Cao Tăng Truyện của thiền sư Huệ Hạo ( 496 - 553 ). Sau khi được đào tạo thành tài, thầy Tăng Hựu tiếp tục ở lại Kiến Sơ để dạy đồ chúng, hoằng pháp và sáng tác. Thầy cũng là con cháu của thầy Tăng Hội. Thầy Minh Triệt đời Tề, năm 492 cũng đã đến đây học, tiếp nhận luật Thập Tụng từ thầy Tăng Hội, và tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp tại đây. Các thiền sư đã thành lập Pháp Nhãn Tông như Khuông Dật, Huyền Tắc và Pháp An cũng đã tu học và hoằng pháp tại đây. Vua Thành Tổ đời Minh cũng đã xây một ngọn tháp bát giác chín tầng trong khung viên chùa, một ngọn tháp nguy nga và rực rỡ. Tiếc thay trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, binh lửa đã hủy hoại tất cả, hiện nay chỉ còn di tích. Một Vị Thiền Sư Lớn : Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của thầy, ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu ( Việt Nam ) và tại trung tâm Kiến Nghiệp ( Trung Quốc ) ngày xưa. Tư tưởng Thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. Tuy nhiên, thiền pháp của thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bổng trong vòm trời lý thuyết. Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thỉ. Nhân cách của thiền sư Tăng Hội là một nhân cách vĩ đại. Ta chỉ cần đọc bài kệ mà Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô đề lên tranh tượng của thầy sau đây thì đủ thấy được nhân cách ấy : Lặng lẽ, một mình, Đó là khí chất Tâm không bận bịu Tình không vướng mắc Đêm đen soi đường Lay người thức giấc Vượt cao, đi xa Thoát ngoài cõi tục. ......
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật " Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 6 ) : Tư tưởng thiền của Ngài Sáng Tổ Thiền sư Khương Tăng Hội : Danh từ thiền định ta thấy được nhắc một lần trong kinh Tứ Thập Nhị Chương ngay trong câu đầu. Những người trích dịch kinh này lại dùng những chữ có thể thay cho danh từ thiền, như danh từ “hành đạo” chẳng hạn. Kinh có nói “ quán thiên địa, niệm vô thường ”; đây là một phép thiền gọi là vô thường quán… Sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử không nói đến thiền, có lẽ vì sách này chú trọng về việc biện luân hơn kinh Tứ Thập Nhị Chương, một cuốn sách gối đầu gường của Tăng sĩ. Sự có mặt của những cuốn kinh về thiền đem xuống từ Lạc Dương vào đầu thế kỷ thứ ba và cái học đại thừa của Tăng Hội đã là những yếu tố đẩy mạnh phong trào Thiền học. Thiền học đối với Tăng Hội không phải chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn có cả một căn bản triết học về tâm học. Trong bài tựa An Ban Thủ Ý Kinh, Tăng Hội nói: “ Trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể chuyển qua 960 lần chuyển niệm: trong thời gian một ngày một đêm, ta có thể trải qua 13 ức ý niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở… ta có thể khử bỏ 13 ức ý niệm không trong sach ấy ”. An Ban tức là Anapana ( An Na Ba Na ), nghĩa là hơi thở, Thủ Ý là sự nhiếp tâm, định tâm. An Ban Thủ Ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm ý. Có sáu pháp gọi là lục diệu môn : 1) Sổ Tức Môn : điều phục thân thể, đếm hơi thở từ một đến mười, tập trung tâm tư vào sự đếm để trừ diệt loạn tâm, đi vào định. 2) Tùy Môn : theo dõi hơi thở, ý thức được trong từng giây sự ra vào của hơi thở. Bỏ con số mà theo hẳn hơi thở. 3) Chỉ môn : bỏ sự theo dõi hơi thở để thực hiện sự ngưng lặng ( chỉ ) 4) Quán Môn : tuy là ở trong định nhưng tuệ giác chưa phát hiện. Phải quán về tâm, về ngũ ấm và những điểm sai lạc như ngã, ngã sở… để khơi mở tuệ giác. 5) Hoàn Môn : Xoay về quán sát tự tâm để phá trừ quan điểm nhị nguyên về chủ thể, quán sát đối tượng, phá trừ ngã chấp. 6) Tịnh Môn : Trạng thái vô phân biệt chủ thể và đối tượng kia vẫn chưa phải là chứng ngộ, hành giả không nên vướng mắc vào đó. Phải vượt thoát trạng thái này để trí tuệ chân minh hoàn toàn hiển lộ. Tăng Hội định nghĩa tâm là “ không có hình, không có tiếng, không có trước, không có sau, thâm diệu, vi tế, không có tóc tơ hình thức : Phạm Thiên, Ðế Thích và tiên thánh cũng không thấy rõ được; những hạt giống của tâm khi thì ẩn khi thì hiện, cái này hóa sinh thành cái kia, người phàm không thể thấy được; đó gọi là ấm ”. Chúng sinh phiêu trầm vì tâm ấy bị lôi kéo theo lục tình và mười ba ức uế niệm. Lục tình gồm có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm ( ý ), gòi là nội tình; và sắc, thanh, hương, vị tế hoạt, ( xúc ) và tà niệm ( pháp ) tức là ngoại tình. Những tà hạnh của lục tình nhiều như nước muôn sông chảy về biển, bất tận, do đó phương pháp an ban thủ ý là để đối phó lục tình và ngăn chặn tà hạnh. Tăng Hội nói tiếp “ người hành giả đã chứng đắc được phép An Ban, thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy …” ( tựa kinh An Ban Thủ Ý ). Quan trọng nhất là đoạn Tăng Hội viết trong Lục Ðộ Tập Kinh về Thiền. Ông nói về bốn trình tự của thiền ( tứ thiền ) như phương pháp để “ chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn để mà khử diệt ”: Phương Pháp Thực Hành Của Nhất Thiền : khử bỏ tham ái, ngũ yêu tà sự, như khi mắt thấy sắc đẹp tâm sinh dâm cuồng, khử bỏ những thanh, hương vị và xúc thường gây tai hại. Người có chí hành đạo ắt phải xa lánh chúng. Lại còn phải diệt trừ năm sự ngân che : sự tham dục, sự giận dữ, sự mê ngủ, sự dâm lạc và sự hối hận nghi ngờ. Ðối với những vấn đề như có đạo hay không có đạo, có Phật hay không có Phật, có kinh hay không có kinh… tâm ý đạt đến hiểu biết, trở nên thanh tịnh không dơ bẩn, tâm sáng thấy được chân lý, đạt tới trình độ không gì là không biết, các loài trời, rồng và quỷ mị không thể nào đánh lừa được. Ðạt được nhất thiền cũng như người có mười loại oán thù đã thoát ly thân thuộc, một mình ở trên núi chẳng ai hay biết, không còn sợ ai. Vì xa lìa được tính dục mà nội tâm vắng lặng. Phương Pháp Nhị Thiền : như người đã thoát ly oán thù tìm tới chốn thâm sơn để cư trú nhưng còn sợ oán thù có thể tìm tới, kẻ hành giả tuy đã xa mười thứ dục tình nhưng còn sợ những thứ này tìm theo để lung lạc chí hành đạo của mình. Vì vậy kẻ hành giả không nên vui cái vui đã dùng thiện để diệt ác, thiện tiến thì ác lui; bởi cái vui này là mầm của sự lo sợ. Phải diệt trừ quan niệm thiện ác chống nhau, do đó ý niệm vui và sợ đều tiêu diệt, mười điều ác tuyệt dứt, không còn ngoại duyên nào có thể tới xâm nhập tâm mình. Cũng như khi ở trên đỉnh núi cao thì không còn dòng nước nào có thể làm cho mình bị ngập lụt, cũng không sợ mưa và rồng làm cho chìm đắm. Chính là từ đỉnh núi đó mà các dòng suối lưu xuất; từ sự hành đạo này mà các điều thiện do tâm xuất hiện và điều ác không còn do đâu phát sinh được nữa. Phương Pháp Tam Thiền : Giữ gìn tâm ý một cách kiên cố, cả thiện và ác cũng đều không thâm nhập được, tâm an ổn như núi Tu Di; từ bên trong thiện cũng không phát xuất mà từ bên ngoài thiện, ác và tịch diệt cũng không xâm nhập được. Tâm như hoa sen, rễ hoa trong bùn, khi hoa chưa mọc thì còn bị lấp dưới nước. Người thực hành tam thiền thanh tịnh như hoa, lìa xa ác niệm, cả thân và tâm đều an ổn, để hướng về tứ thiền. ......
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả. Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật " Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả. + Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở. Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành : 1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa. 2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa. 4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập. 5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập. 6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch. 7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập. Nam Mô Tăng. Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng. Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) : Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 7 ) : Phương Pháp Tứ Thiền : Tới đây cả thiện và ác đều bỏ, tâm không nhớ ác; trong tâm yên và sáng như ngọc lưu ly; như nàng công chúa tự tắm gội và lấy hương thơm ướp mình, mặc xiêm y mới. Bồ Tát khi đã đạt được thứ thiền thì các loại tà cấu không còn làm hư tệ tâm minh… Ðạt được tứ thiền thì muốn gì cũng được, phi hành nhẹ nhàng trên không, đi dưới nước, phân tâm tán thể, biến hóa vạn cách, ra vào không ngăn cách, tồn vong tự do, có cả mặt trời, mặt trăng, động tới cả thiên địa, đắc nhất thiết trí…” Mở đầu bài kinh An Ban Thủ Ý, Tăng Hội đã nói “ An Ban là đại thừa của chư Phật để tế độ chúng sinh phiêu trầm…: Câu nói này đủ để chứng tỏ khuynh hướng đại thừa hóa Thiền học của Tăng Hội. Những chú giải của Tăng Hội về kinh An Ban Thủ Ý tuy không còn nhưng cách thức biên tập Lục Ðộ Tập Kinh của Tăng Hội cũng cho ta thấy rõ ràng khuynh hướng ấy. Ta không biết Tăng Hội đã học Thiền học đại thừa với ai ở Giao Châu; sự gặp gỡ giữa Tăng Hội với Trần Tuệ không thể làm phát tinh thần đại thừa đó, bởi vì cư sĩ Trần Tuệ cũng như thầy của ông là An Thế Cao đều theo hệ thống thiền tiểu thừa. Ta biết Tăng Hội đã dịch Tiểu Phẩm Bát Nhã ( tức là Ðạo Hành hay Bát Thiên Tụng Bát Nhã ), kinh căn bản và xuất hiện sớm nhất của đại thừa. Bản dịch này Khai Nguyên Thích Giáo Lục có nói tới, tuy rằng trong khi viết tựa cho kinh Ðạo Hành Bát Nhã, Ðạo An, Chi Tuần và Lương Võ Ðế, đều không nhắc gì tới. Ta có thể nói rằng vào thế kỷ thứ hai tại Giao Chỉ thế nào cũng có mặt những Tăng sĩ Ấn Ðộ đã mang đạo Phật đại thừa tới cùng những bản kinh đại thừa căn bản như Bát Thiên Tụng Bát Nhã. Trong kinh này các quan niệm không và chân như của đại thừa đã được diễn tả một cách đầy đủ và chu đáo. Thiền học tại Việt Nam do đó đã khởi nguyên bằng Thiền đại thừa, không phải là Thiền tiểu thừa như ở trung tâm Lạc Dương vậy. Chính vì ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý không và chân như của đại thừa mà Tăng Hội đã diễn tả về tâm như sau trong bài kinh An Ban Thủ Ý : “ Tâm không hình sắc, không có âm thanh, không có tiền hậu; tâm thâm sâu vi tế không tóc tơ hình tướng, cho nên Phạm Thiên, Ðế Thích và các tiên thánh khác cũng không thể thấy được; kẻ phàm tục không thể thấy được sự hóa sinh từ hình thức này sang hình thức khác của các chủng tử khi thì minh hiển khi thì trầm mặc trong tâm. Ðó gọi là “ ấm ”, “ vậy ” ( Tâm vô hình vô thanh, vô hậu tiền, thâm vi tế hảo, hình vô ti phát, Phạm Thích tiên thánh sở bất năng chiếu; minh mặc chủng tử, thử hóa sinh hồ bỉ, phi phàm sở đồ, vị chi ấm giả ). Danh từ ấm ở đây có nghĩa là tích tụ, có thể là do dịch từ chữ skandha mà cũng có thể đã được dịch từ chữ alaya. Theo chúng tôi, đây là dịch từ chữ alaya ( tạng thức ) - bởi vì ở đây Tăng Hội đang đích thực nói về tâm mà nói về tâm mà không nói về năm sự tổ hợp tích tụ gọi là ngũ ấm ( hay ngũ uẩn ). Trong bài tựa kinh An Ban Thủ Ý, Tăng Hội nói : “ Tâm ấy thâm sâu và vi diệu, không chút tóc tơ hình tướng cả đến Phạm Thiên, Ðế Thích và các bậc tiên thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy… ” Danh từ “ hạt giống ” ở đây cho ta thấy ý niệm về thức Alaya như “ nhất thiết chủng thức ” ( Sarva Bijaka ) đã có trong tư tưởng Tăng Hội, và điều này làm cho ta chắc tin thêm ở điều vừa nói. Như vậy là Tăng Hội đã chịu ảnh hưởng không những tư tưởng Bát Nhã mà còn chịu ảnh hưởng tư tưởng duy thức nữa. Mà tư tưởng duy thức ở thời này chưa được hệ thống hóa: chính kinh Lăng Già ( Lankavatara ) mà Bồ Ðề Ðạt Ma trao cho Huệ Khả ( vào khoảng đầu thế kỷ thứ sáu ) cũng chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ tư. Ta biết rằng Thiền đại thừa khác với Thiền tiểu thừa ở chỗ, Thiền đại thừa xem diệu tâm chân như là bản thể của giác ngộ. Tăng Hội đã thực sự khơi mở cho Thiền học đại thừa bằng cách nói với tâm như uyên nguyên và chân như của vạn pháp.
Phật Pháp giúp thoát khỏi khổ đau bệnh tật. Giúp thoát khỏi sinh tử luân hồi. LÀ CÓ THẬT,LÀ SỰ THẬT
Nguyện cho tất cả con nhà phật sớm đạt được ĐỊNH TÂM, ĐỊNH THẦN. TÂM ĐƯỢC HẾT LOẠN
PHẬT LÀ VUA THẦY THUỐC LÀ SỰ THẬT
NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG LƯU LY QUANG PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nếu mọi người ở thời mạt pháp này mà tu hành được như HT thì quý biết bao nhiêu, con rất tiếc là được nghe pháp của HT quá trễ, nhưng vẫn còn có duyên nên dù có muộn vẫn hơn là không được nghe , nhằm tu thân dưỡng tánh mong thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Con chân thành ghi nhận và cố gắng thực hiện những lời vàng ngọc của HT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT
NAM MÔ A D ĐÀ PHÂT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT
Con kính lễ NGÀI hòa thượng thích Giác Khang ...👀🙏🙏🙏👀👀NAM MÔ A DI DA PHAT..NAM MÔ A DI DA PHAT. NAM MÔ A DI DA PHAT. 👀🌸🌸
Thật là Minh Triết 🙏
A Di Đà Phật 🙏❤️🙏❤️🙏❤️
🙏🙏🙏NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
Nam mô A Di Đà Phật ,Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô công đức Thánh tăng luân chuyển bánh xe Pháp.
🙏🙏🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
Con xin thành kính tri ân công đức của Hòa Thượng Thích Giác Khang ạ! Na mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
A
... Thoát khỏi bệnh tật khổ đau.Thoát khỏi sinh tử luân hồi.LÀ SỰ THẬT
Cầu cho tất cả niệm Phật được nhất tâm bất loạn. Được định tâm định thần
NAM MÔ BỔN SƯ THICH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG LƯU LY QUANG PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô quán thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn
NGÀI GIẢNG HAY QUÁ! THẬT Ý NGHĨA Ạ! CON XIN THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ VÀ TRI ÂN CÔNG ĐỨC NGÀI! 🙏🙏🙏CON XIN TRI ÂN KÊNH ĐÃ TRUYỀN TẢI PHẬT PHÁP CỦA NGÀI THẬT Ý NGHĨA! A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin thành tâm tán thán công đức giảng pháp của ngài, nam mô a Di Đà Phật
NAMMOADIDAPHAT
🙏🙏🙏🙇♀️🙇♀️🙇♀️
Con xin thành kính đảnh lễ tạ Ngài.
🙏🙏🙏🙇♀️🙇♀️🙇♀️
Nam mô a di đà phật !
Con thành kính tri ân công đức của sư thầy ! Con luôn tự dăn dậy ! Mình. Rằng sống luôn đơn giản. Không tham đắm. Buông bỏ ngũ dục. Lục trần ! Để diệt bớt đi nghiệp do thân khẩu ý. Tạo nên! Nam mô a di đà phật !
A Di Đà Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻🌷🌷🌷🩷🩷🩷
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
NAM MÔ BÔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ BÔ TAT QUAN THẾ ÂM
NAM MÔ HT BÔN SƯ THÍCH GIÁC KHANG
A di đà phật
Nam mô A Di Đà Phật
❤ Nam mô Đại từ Đại Bi quán thế âm bồ tát ma ha tát ❤
Con nam mô a di đà phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật .
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam Mô A Di Đà Phật.Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Cảm ơn người đã khai sáng
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật
Nam mô a di đà Phật
A di đà phật 🙏🙏🙏
A Di Đà Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻
❤ Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật ❤
Nam Mô Bổn Sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT _ Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát 🙏🙏🙏
Adidaphat
Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏
❤ Nam mô a Di Đà Phật ❤️
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Da Phat
A MI ĐÀ PHẬT
Con xin cảm ơn sư ông THÍCH GIÁC KHANG Ạ .
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật...
A DI ĐÀ PHẬT
🪷🙏🏻🙏🏻🙏🏻🪷
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏🍀🍀🍀
❤️A MI ĐÀ PHẬT🙏🕉️🌷🧘♂️
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
🙏🙏🙏
Nam Mô A Di Đà Phật.
🙏🙏🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
🙏🙏🙏
Nam Mô Pháp Giới Tạng THÂN A Di Da Phật
Nam Mô ÂN Sư Hòa Thượng Thích Giác Khang
🙏🙏🙏
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
🙏🙏🙏
Con sợ luân hồi lắm.... nhưng con ngồi kiết già không nổi..con chỉ có thể ngồi bán già tầm 50 phút 😭😭😭
cứ tập rồi được b ơi
Tập khởi lên ghiền,đam mê là ngồi nhiều à kk
Bạn hãy niiem Phật càu sinh Cực Lạc ,Thầy cũng xiển dương pháp này.
Thưa Thầy nếu dung thân người để vượt luân hồi cực kỳ khó, không riêng người tu Phật và tất cả mọi chúng sinh, thư thách thu 1 là phải vượt chúa tể ảo giác tức mà hôn trầm, thứ 2 ma vương pháp tu, 2 vị này là những người giữ ngục Trần gian ạ 🙏🙏🙏Nam mô a Di Đà Phật
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 1 ) :
Cha Mẹ Tăng Hội là người nước Khương Cư ( Sogdiane ) cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán. Tăng Hội sinh trên đất Giao Chỉ; cha và mẹ Ngài mất năm Ngài lên mười tuổi. Sau khi cha mẹ Ngài mất, khi Ngài lớn lên Ngài đi xuất gia và tu học rất tinh tiến ( Cao Tăng Truyện ). Ngài giỏi cả Phạn ngữ lẫn Hán tự.
Sách Cao Tăng Truyện nói rằng Ngài đến Kiến Nghiệp thủ đô nước Ngô ( nay là Nam Kinh ) vào năm Xích Ô thứ mười, tức là năm 247. Ngài mất vào năm 280, niên hiệu Thái Khương nguyên niên đời nhà Tấn. Như vậy Ngài đã ở trên đất Trung Hoa 33 năm. Nhiều người cho rằng Ngài đã trước tác và dịch thuật tại đây, nhưng kỳ thực một phần quan trọng của công việc này đã được Ngài làm tại Giao Chỉ.
Trong bài tựa kinh Kinh An Ban Thủ Ý do Ngài viết, ta thấy có một chứng cớ tỏ rằng Ngài đã viết bài tựa này trước năm 229, nghĩa là hồi Ngài còn hành đạo tại Giao Chỉ. Ðó là chi tiết An Thế Cao, người đã dịch kinh An Ban Thủ Ý : “ Có vị bồ tát tên An Thanh, tự là Thế Cao, con đích của vua An Tức, sau khi nhường ngôi cho chú lánh qua đất này, sau bèn về kinh sư…” Kinh sư ở đây là Lạc Dương, chính ở Lạc Dương mà An Thế Cao đã dịch nhiều kinh vào hậu bán thế kỷ thứ hai. Nếu bài tựa này viết sau năm 229, tức là năm Ngô Tôn Quyền xưng đế, thì kinh sư phải là Kiến Nghiệp chứ không phải là Lạc Dương nữa, bởi vì sau ngày Ngô Tôn Quyền xưng đế, nước ta đã nội thuộc Ðông Ngô rồi mà không theo Bắc Ngụy.
Chi tiết quan trọng trên còn cho ta một dữ kiện lịch sử nữa : những cuốn kinh mà An Thế Cao dịch tại Lạc Dương đã được mang tới và lưu hành tại Giao Chỉ trong thời gian Tăng Hội hành đạo tại đây. Những kinh này ví dụ kinh Kinh An Ban Thủ Ý, đã được mang xuống do những người Phật tử Lạc Dương tới tỵ nạn tại Giao Chỉ. Trong số người Phật tử này có cư sĩ Trần Tuệ, học trò của An Thế Cao, người mà Tăng Hội đã gặp và cùng cộng tác để chú sớ kinh Kinh An Ban Thủ Ý. Ta có thể nói rằng chính Trần Tuệ đã mang kinh này từ Lạc Dương xuống. An Thế Cao tại Lạc Dương đã dịch một số kinh về thiền như kinh Kinh An Ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Những kinh này thuộc về thiền nhưng có khuynh hướng tiểu thừa. Chính Tăng Hội đã giới thiệu kinh này theo tinh thần đại thừa. Chính ông đã soạn Lục Ðộ Tập Kinh và phát huy Thiền học trong tinh thần đại thừa.
Khương Tăng Hội là người rất thông minh, có biện tài, chuyên trì giới luật, tinh làu Tam tạng Thánh điển, được Tăng chúng tại Trung tâm Phật giáo Luy Lâu vô cùng ngưỡng mộ. Đại sư còn tinh thông cả Tứ thư Ngũ kinh ( Nho giáo ), giỏi thiên văn, toán số, đồ thư, văn chương lưu loát, lại hay biện luận về chính trị. Nhưng sự nghiệp Tăng sĩ của Đại sư mới thật là quan trọng : đó là công đức viết lời tự cho kinh An ban thủ ý (Anapànasàtisutta), kinh điển căn bản của Phật giáo Nguyên thủy Nam tông, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh, trong đó phần viết về Tứ niệm xứ, đạt đến được tinh hoa của tinh thần Thiền thời bấy giờ. Ngoài ra, Khương Tăng Hội còn viết lời tự cho Pháp cảnh kinh ( do An Huyền và Nghiêm Phật Điều ) dịch, và Đạo thọ kinh ( do Chi Kiêm dịch ), đều là những kinh thuộc Thiền quán Nam tông.
Trong hai bài tự cho An ban thủ ý và Pháp cảnh kinh, Đại sư Khương Tăng Hội có nhắc đến ba vị thầy mà Phật Điển Hành Tư đã chứng minh chính là An Thế Cao, An Huyền và Nghiêm Phật Điều. An Thế Cao là người đã dịch kinh An ban thủ ý từ Phạn ngữ ra Hán văn. An Huyền và Nghiêm Phật Điều đồng dịch Pháp cảnh kinh. An Thế Cao lại được xem là vị Tăng sĩ đầu tiên trong lịch sử Phật giáo sơ thời Trung Hoa, và cũng là Sơ tổ Thiền Nam tông tại đây. Giáo sư Thang Dụng Đồng, trong sách Hán Ngụy lưỡng tần Nam Bắc triều Phật giáo sử, đã thẩm định rằng ảnh hưởng Thiền học của An Thế Cao nằm ở vùng Bắc phương của Phật giáo Trung Hoa, tức là từ dòng Dương Tử giang trở lên. Sau này, ta có câu “ Nam Năng Bắc Tú ” cũng chính là dùng để chỉ địa bàn ảnh hưởng phía Nam và Bắc của Trung Hoa, lấy dòng sông Dương Tử làm giới hạn.
Kinh An ban thủ ý ( Anapànasàtisutta ) là quyển kinh căn bản về Thiền quán của Phật giáo Nam tông mà qua hơn hai ngàn năm, từ thế hệ này đến thế hệ khác, chư Tăng các nước Phật giáo Nguyên thủy như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan v.v… đều thực tập hành trì làm nền tảng cho đời sống tịnh tu. Ngày nay, tại các nước Âu Mỹ, các thiền sư Nam tông xiển dương hai phương pháp Samatha ( dừng chỉ loạn tâm ) và Vipassana ( quán sát tự tánh ) là dựa trên ý chỉ của kinh này và kinh Tứ niệm xứ. Trí Giả đại sư của Thiên Thai tông, viết luận Đại thừa Chỉ Quán làm nền tảng thực tập Thiền quán cho Đại thừa nói chung và tông Pháp Hoa nói riêng cũng là dựa trên ý chỉ của Samatha ( Chỉ ) và Vipassana ( Quán ) này. An ban thủ ý kinh được dịch ra Việt ngữ và gọi là kinh Quán niệm hơi thở, cũng vậy. Ta có thể nói kinh này là nền tảng căn bản chung cho tiến trình thực tập Thiền quán, siêu việt cả Nam và Bắc tông, bao gồm mọi hệ phái chú trọng về pháp hành trong Phật giáo.
......
NAMMÔADIĐAPHÂT
NAMMÔADIĐAPHÂT
NAMMÔADIĐAPHÂT
CON CÚI ĐẦU ĐẢNH LỄ NGÌA
🙏🙏🙏NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
Nam mô Bổn sư thích ca mâu ni Phật
🙏🙏🙏NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🙏
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ❤❤❤
A Di Đà Phật
Nam Mô A Mi Đà Phật🙏🙏🙏🙇🏻♀️🙇🏻♀️🙇🏻♀️
A Di Đà Phật
Nam mô a Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Năm Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
A di đà phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 2 ) :
Nói tóm lại, qua công đức viết bài tự cho kinh An ban thủ ý, quyển kinh Thiền căn bản của Phật giáo Nguyên thủy, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh, mà địa vị của Đại sư Khương Tăng Hội trong Thiền học Phật giáo Việt Nam không còn có ai có thể phủ nhận được nữa. Địa vị đó là: Đại sư Khương Tăng Hội chính là Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam, tức thuộc Quán tông ( pháp hành ). Ở đây, chúng ta cũng cần điều chỉnh một nhầm lẫn trong Đại Nam Thiền uyển truyền đăng tập lục ( còn gọi là Thiền uyển tập anh, viết tắt là ĐNTU ) khi ghi rằng Đại sư Thông Biện ( mất năm 1134 ) trả lời Thái hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân là Khương Tăng Hội thuộc Giáo tông ( pháp học ). Thiền tông của Đại sư Khương Tăng Hội ở đây cần được hiểu là vào sơ thời trước khi được phát triển thành một tông phái lớn sau đời Đại sư Huệ Năng ( 638 - 713 ). Thật ra, chính Thần Hội ( đệ tử lớn của Huệ Năng ) mới là người vận động để Huệ Năng được chính thức thừa nhận và sắc tứ là Lục tổ vào năm 815, giành lại ngôi vị mà trước đó, Đại sưThần Tú ( mất năm 705 ) đã một thời được xem như là người thừa kế Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Chính nhờ Thần Hội mà Thiền tông mới được hệ thống hóa và phát triển thành năm hệ phái tại Trung Hoa, rồi truyền sang Nhật Bổn, Hàn Quốc và Việt Nam, mà nổi tiếng nhất là hai phái Lâm Tế và Tào Động, với đặc trưng là những phương pháp đánh, hét, thoại đầu, công án v.v… Nhưng căn bản thì hành giả vẫn phải ngồi thiền, theo dõi, đếm hay quán sát hơi thở như An ban thủ ý chỉ dạy.
Đây là phương pháp hành trì chân chính, căn bản duy nhất, mà ngay chính Thái tử Sĩ Đạt Ta khi chưa giác ngộ cũng đã phải trải qua một thời gian 49 ngày dưới cội Bồ Đề, mới có thể thực chứng, giác ngộ, thành Phật. Còn những cách đánh, hét, thoại đầu, công án, biện giải v.v… đều là những kỹ thuật được sử dụng vào giây phút chót, sau một quá trình thực tập Chỉ Quán, để đập phá cánh cửa chướng ngại cuối cùng cho hành giả bừng ngộ; không có quá trình này thì những kỹ thuật đó cũng chỉ vô dụng mà thôi.
Ngày nay, chúng ta cứ ca tụng tánh thể uyên nguyên mà Đại sư Huệ Năng đã thực chứng và cho là đốn ngộ, quên rằng suốt trọn cuộc đời chúng ta vẫn còn là phải hành trì từng bước tiệm tu theo phương pháp của Đại sư Thần Tú mà thôi. Vì thế, chúng ta cần phải nghiêm chỉnh chấp nhận rằng thực tập Thiền quán phải bắt đầu bằng bước thứ nhất, là quán sát, đếm, theo dõi… hơi thở để tịnh tâm và chánh niệm ( Chỉ và Quán = Định ) rồi mới có thể thấy rõ tự tánh vạn pháp ( Tuệ ) để đạt được giác ngộ. Có nghĩa là bất kỳ thời nào và ở đâu, An ban thủ ý hay Quán niệm hơi thở hoặc Chỉ Quán cũng vẫn là nền tảng căn bản độc nhất mà hành giả phải hành trì, nếu muốn đi theo con đường Đức Phật đã đi qua. Do đó, tôn xưng Đại sư Khương Tăng Hội chính là tôn xưng giáo pháp Thiền quán mà chính Đức Phật đã chỉ dạy cho hậu thế chúng ta ( Như Lai Thiền ), là trở lại cội nguồn căn bản mà Thiền Bắc tông ( Tổ Sư Thiền ) vì chạy theo ngọn lá xum xuê phất phơ trước gió đã đánh mất đi gốc rễ khô khan nhưng vững chắc trên mặt đất.
Đây là một việc làm trong việc đi tìm một sắc thái đặc biệt cho Phật giáo Việt Nam.
Tiểu sử của Đại sư Khương Tăng Hội cho biết rằng tuy gốc người Khương Cư ( Sogdian ) nhưng được sanh trưởng tại vùng Bắc Ninh, đến tuổi trưởng thành xuất gia tu học tại một đạo tràng ( Trung tâm Luy Lâu ) ở đây; và cũng chính nơi đây mà Đại sư thành danh với bài tự cho kinh An ban thủ ý cũng như các công trình viết lách khác; bởi vì khi chống tích trượng sang Ngô năm 247 Tây lịch thì Đại sư đã hơn 50 tuổi rồi. Điều này chứng tỏ rằng Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam trước thời Khương Tăng Hội rất lâu, và đạo tràng nơi Khương Tăng Hội tu hành lại được xác chứng là sớm nhất, sớm hơn cả hai Trung tâm Lạc Dương và Bành Thành của Trung Hoa; cả ba là những trung tâm Phật giáo đầu tiên tại phía Đông của Ấn Độ. Do đó, tôn xưng Đại sư Khương Tăng Hội là Sơ tổ của Phật giáo Việt Nam nói chung còn có nghĩa là thẩm định một lần quyết chắc rằng Phật giáo Việt Nam ngay từ lúc đầu đã không vay mượn và nợ nần ơn nghĩa gì với Phật giáo Trung Hoa cả. Thật ra, chính Trung Hoa, miền Nam Kiến Nghiệp của nhà Ngô mới thật là chịu ơn giáo hóa của Đại sư Khương Tăng Hội khi Đại sư chống tích trượng sang đó hành đạo vào năm 247 Tây lịch.
......
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏🙏🙏
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật "
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 3 ) :
Ở vào buổi sơ thời, khi dân cư di chuyển khắp nơi để lập nghiệp, cũng như tổ tiên chúng ta nguyên là Bách Việt, ta lại có được một vị Tăng với cái tên vỏn vẹn là Hội, tuy gốc người Khương Cư, nhưng sanh tại Việt Nam và lớn lên cũng như thành danh tại Việt Nam, thì Đại sư phải được nhìn nhận là người Việt Nam và đã mang lại một hãnh diện lớn lao cho đất nước Việt Nam. ( theo lập luận của GS. Lê Mạnh Thát, mẹ của Tăng Hội là người Việt, bởi: Cả Tăng Hựu lẫn Huệ Hạo đều nói chỉ một mình cha Hội đến Giao Chỉ buôn bán ( kỳ phụ nhân thương cổ, di vu Giao Chỉ ). Vậy, phải chăng khi đến Giao Chỉ buôn bán một thời gian, cha Hội mới lập gia đình và cưới một cô gái người Việt bản xứ làm vợ và sau đó trở thành mẹ của Hội ? )
Đại sư Thông Biện lại còn trình bày với Thái hậu Cảm Linh Nhân là : “ Hiện nay ( tức vào năm 1096 ), truyền thừa của dòng Vô Ngôn Thông là Thiền sư Mai Viên và Nhan Quảng Trí; truyền thừa của dòng Khương Tăng Hội là Lôi Hà Trạch…”. Như thế chứng minh rằng Khương Tăng Hội đã có truyền thừa và dòng thiền đó vẫn còn hiện diện và sinh hoạt mạnh mẽ cho đến cuối thế kỷ thứ XI. Nhờ vào những lời này mà Thông Biện mới được tấn phong làm quốc sư; cho nên những gì ngài trình bày đều phải được trân trọng và chấp nhận là đúng. Do vậy, qua lời nói của Quốc sư Thông Biện, ta đã có chứng cứ là dòng Thiền Khương Tăng Hội vẫn còn hiện diện và hoạt động mạnh cho đến thế kỷ thứ XI; sau đó vì thiếu tài liệu do những biến cố lịch sử khắc nghiệt, cho nên ta không còn nghe nói đến nữa; nhưng điều đó cũng không có nghĩa là dòng truyền thừa Khương Tăng Hội đã bị mai một.
Việc nghiên cứu về vị Sơ tổ Thiền Việt Nam nói riêng và lịch sử Phật giáo dân tộc nói chung là rất cần thiết. Vì chỉ khi hiểu đúng về quá khứ của mình, xác định được bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua lịch sử của Phật giáo tại Việt Nam, chúng ta mới có thể có tự tin trong đối thoại và hội nhập với nền Phật giáo toàn cầu, mà hiện nay đang được Tây phương chú ý nghiên cứu trong vài thập niên qua.
Vai Trò Của Ngài Sáng Tổ Cho Thiền Tông Việt Nam :
Vai trò xướng minh Thiền học của Tăng Hội ăn sâu vào cả trong tuyền thuyết. Cao Tăng Truyện chép câu chuyện An Thế Cao để lại một bức cẩm nang, trong đó ông tiên đoán như sau: “Tôn Ngộ đạo giả, cư sĩ Trần Tuệ; truyền thiền kinh giả, tỷ kheo Tăng Hội”. Nghĩa là cư sĩ Trần Tuệ là người làm tôn giá trị đạo học của tôi, còn Tỳ khưu Tăng Hội là người truyền dạy kinh thiền”. Câu chuyện này có thể cho ta một ý niệm về sự cộng tác của Tăng Hội và Trần Tuệ trong việc truyền bá thiền pháp trước tiên tại Giao Chỉ và sau đó ở miền Giang Tả. Trong bài tựa An Ban Thủ Ý, Tăng Hội viết: “Trần Tuệ chú giải, còn tôi giúp sửa chữa thêm bớt” ( Trần Tuệ chú giải, dư trợ châm chước ). Tăng Hội còn nói rằng những sửa chữa đó nằm trong tinh thần đạo học của An Thế Cao, ông không tự do thêm vào những điều trái với tinh thần này ( phi sư bất truyền bất cảm tự do giả ). Nhưng đây chẳng qua là lời khiêm nhường đối với thầy của người cộng tác với mình; trong công việc, thực ra Tăng Hội đã đại thừa hóa Thiền học của An Thế Cao. Cùng có mặt với Trần Tuệ lúc ấy, còn có hai người cư sĩ khác, cũng có thể là học trò của An Thế Cao; đó là Hàn Lâm và Bì Nghiệp. Ta thấy học trò của An Thế Cao đều là cư sĩ, kể cả An Huyền và Nghiêm Phù Ðiều ( trong bài tựa An Ban Thủ Ý, Tăng Hội gọi ba cư sĩ Trần Tuệ, Hàn Lâm và Bì Nghiệp là tam hiền; trong bài tựa Pháp Cảnh, ông cũng gọi An Huyền và Nghiêm Phù Ðiều là nhị hiền; trong bài tựa Pháp Cảnh, ông cũng gọi An Huyền và Nghiêm Phù Ðiều là nhị hiền. Không biết sau này Nghiêm Phù Ðiều có được làm Sa di không, bởi vì ông có viết cuốn Sa Di Thập Tuệ Chương Cú. Chắc chắn là Trần Tuệ có kể cho Tăng Hội về cách thức dịch kinh ở Lạc Dương, bởi vì Tăng Hội có nói trong bài tựa Pháp Cảnh là An Huyền dịch miệng và Nghiêm Phù Ðiều, vốn người Hán, chép lên giấy thành chữ. Ðó là trường hợp kinh Pháp Cảnh.
......
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật🙏🙏🙏
Nam mô a di đà phật 🙏🏻
❤Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật ❤❤❤
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật "
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 4 ) :
Thiết lập đạo tràng tu học Luy Lâu :
Thầy đã thiết lập đạo tràng, huấn luyện đồ chúng và phiên dịch kinh điển tại Giao Chỉ. Trung tâm hành đạo của thầy có thể đã được thiết lập ở chùa Diên Ứng, còn gọi là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân, ở thủ phủ Luy Lâu, tức phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Chùa Pháp Vân dựng gần nha môn của quan thái thú Sĩ Nhiếp, đã là một trung tâm hành đạo phồn thịnh cho đến triều nhà Lý, dù rằng sau đó Luy Lâu không còn là thủ phủ của Giao Châu nữa. Tăng sĩ người Giao Châu cư trú đông đảo ở đây và tu tập hành đạo dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm này cũng có hai vị cư sĩ từ kinh đô Lạc Dương tỵ nạn chạy về, đó là Trần Tuệ và Bì Nghiệp. Cả hai đều là đệ tử tại gia của thiền sư An Thế Cao ở Lạc Dương. Thầy An Thế Cao là người An Tức ( Parthia ) cũng Bắc Ấn. Hồi đó bên nhà Hán, người Hán chưa được phép xuất gia làm tăng sĩ. Chỉ ở Giao Châu mới có tăng đoàn địa phương, ngoài một số ít tăng sĩ người Ấn độ. Hai vị cư sĩ này đã mang theo về Luy Lâu một số kinh thiền do thiền sư An Thế Cao dịch. Thầy Tăng Hội đã mời các vị này gia nhập vào ban nghiên cứu phiên dịch và chú giải kinh điển của trung tâm Luy Lâu. Cư sĩ Trần Tuệ đã chú giải kinh An Ban Thủ Ý. Thầy Tăng Hội đã đọc lại bản chú giải, thêm bớt, và viết bài tựa. Bài tựa của kinh An Ban Thủ Ý, theo tài liệu chắc chắn, đã được viết tại Giao Châu, và nhiều kinh khác mang tên thầy là dịch giả chắc hẳn cũng đã được dịch tại Giao Châu.
Truyền thống của thầy Tăng Hội thành lập đã trở nên một thiền phái vững mạnh, tồn tại mãi tới đời Lý và sau đó đến đời Trần mới hòa nhập cùng các thiền phái như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, v.v… vào thiền phái Trúc Lâm. Sách Thiền Uyển Tập Anh có cho biết là người đại diện cho thiền phái Tăng Hội ở thế kỷ thứ 12 là thiền sư Lôi Hà Trạch. Rất tiếc là ta không có tài liệu gì thêm về thiền phái này. Tại Luy Lâu hồi ấy, giới trí thức nhà Hán về tỵ nạn đông lắm và vì vậy giáo pháp của đạo Bụt đã phải được trình bày theo một phương cách để người có Lão học và Khổng học có thể dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Hán về đạo Bụt đã được viết tại Luy Lâu. Mâu Tử tác giả sách này đã mở đường cho công trình hoằng pháp theo phương hướng ấy. Mâu Tử có thể đã là một trong những vị thân giáo sư của thiền sư Tăng Hội. Tại trung tâm Luy Lâu, tăng sĩ người Giao Châu đã được học hỏi cả kinh điển chữ Phạn và chữ Hán, đã phải học hỏi cả Lão giáo và Khổng giáo để có thể hoằng pháp với giới trí thức. Thầy Tăng Hội là một mẫu người lý tưởng cho giới xuất gia thời đó, bởi vì ngoài Phật học, thầy còn lão thông Nho học, Lão học và những khoa học khác như đồ vỹ, thiên văn, địa lý, v.v… Sử dụng Tứ thư và Ngũ kinh để diễn bày Phật học, đó là việc rất thông dụng trong thời ấy. Có những danh từ Phật học mà sau đó mấy trăm năm không còn được dùng, như danh từ Đức Chúng Hựu chỉ cho Đức Thế Tôn, danh từ Tông Miếu chỉ cho tự viện, danh từ Đạo chỉ cho Pháp và Bồ Đề, danh từ Tang Môn chỉ cho Sa Môn, danh từ vô ngô chỉ cho vô ngã, danh từ vô vi chỉ cho Niết Bàn. Ngoài các thiền kinh căn bản như kinh An Ban Thủ Ý, kinh Ấm Trì Nhập, kinh Pháp Cảnh, kinh Đạo Thọ, kinh Niệm Xứ, kinh Tứ Thập Nhị Chương, còn có các kinh đại thừa như kinh Đạo Hành Bát Nhã, kinh Lục Độ Tập. Tăng sĩ Giao Châu thọ trì 250 giới theo giới bản Thập Tụng của Nhất Thiết Hữu Bộ ( Sarvastivada ), tuy nhiên tất cả đều thực tập theo truyền thống đại thừa và tất cả đều ăn chay. Lúc ấy chưa có giáo đoàn tỳ khưu ni. Các thầy còn quấn y tăng già lê, chưa mặc áo tràng, vì áo tràng chỉ xuất hiện vào đầu đời Đường. Thầy Tăng Hội sang Ngô cũng đắp y tăng già lê màu vàng. Chắc chắn là hồi ấy dân ta đã gọi Buddha là Bụt, đã biết đọc tam quy ngũ giới và xưng tán tam bảo bằng tiếng Sanskrit, cũng có thể đã biết tụng đọc bằng tiếng Việt. Các thầy đã học hỏi và sử dụng các thiền kinh nguyên thỉ theo tinh thần đại thừa. Giáo lý của thầy Tăng Hội chứng tỏ một cách rõ ràng khuynh hướng ấy. Giáo lý Lục Độ là giáo lý đại thừa căn bản. Ngoài việc biên tập kinh Lục Độ Tập, thầy Tăng Hội còn sáng tác Lục Độ Yếu Mục để làm sách giáo khoa cho đạo tràng Luy Lâu.
Chùa Pháp Vân tại Luy Lâu là một đạo tràng hưng thịnh thực tập thiền học. Đến thế kỷ thứ 6, khi thiền sư Vinitaruci vân du tới Giao Châu ( 562 ), ông đã tới cư trú tại chùa này và đã gặp thiền sư Quán Duyên người đang chủ trì sự giảng dạy và hướng dẫn thiền tập tại đây. Thiền sư Pháp Hiền là một trong những đệ tử xuất sắc của thiền sư Quán Duyên, sau này lại được đắc pháp với thiền sư Vinitaruci nữa. Ta có nhiều lý do để tin tưởng rằng các thiền sư Huệ Thắng ( chùa Tiên Châu Sơn ) của Giao Châu, người đã qua dạy thiền ở chùa U Thê ở Bành Thành, cũng như thiền sư Quán Duyên ( chùa Pháp Vân ) đều là những người thuộc hệ phái thiền Tăng Hội.
Sau một thời gian hành đạo tại Luy Lâu, thầy sang nước Ngô. Thầy tới Kiến Nghiệp kinh đô nước Ngô năm 247, nghĩa là vào năm thứ 10 của niên hiệu Xích Ộ Tại Kiến Nghiệp, thầy đã xây dựng trung tâm hoằng pháp Kiến Sơ, tổ chức giới đàn, và độ người xuất gia. Đây là lần đầu tiên tại Trung Quốc người bản xứ được phép xuất gia để thành sa môn. Thể thức truyền giới của thầy là thể thức tam sư thất chứng. Tam sư là ba vị thầy : hòa thượng, yết ma và giáo thọ. Thất chứng là bảy vị chứng minh. Để có được hội đồng truyền giới, thầy đã cho gửi mời các vị sa môn từ Giao Chỉ qua, tại vì hồi ấy ở Đông Ngô không có sa môn, kể cả sa môn người Ấn Độ.
......
Nam mô A DI Đà Phật.
A di đà phật
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật "
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 5 ) :
Trung Tâm Kiến Nghiệp :
Chùa Kiến Sơ đã do vua Tôn Quyền nước Đông Ngô yểm trợ xây dựng lên làm cơ sở hoằng pháp cho thầy Tăng Hội. Chùa cũng được gọi là Phật Đà Lý ( Trung Tâm Phật - Buddha Center ). Đây là ngôi chùa đầu tiên được thành lập tại Giang Nam. Cạnh chùa Kiến Sơ còn được xây một ngôi tháp gọi là tháp A Dục. Tháp này chắc chắn là để thờ xá lợi Bụt. Truyền kỳ cho rằng xá lợi xuất hiện là do chú nguyện và định lực của thầy Tăng Hội và các vị đệ tử, nhưng ta có thể đoán định rằng xá lợi này thầy Tăng Hội đã có do bổn sư của mình ở Giao Châu trao truyền, và thầy đã mang theo trên đường hoằng pháp. Sách Cao Tăng Truyện của thiền sư Huệ Hạo nói : “ Từ đây đạo Bụt được hưng thạnh ở miền Giang Tả ”. Miền Giang Tả là lĩnh thổ Trung Quốc từ sông Dương Tử trở xuống.
Thầy Tăng Hội đã được phép vua Ngô Tôn Quyền tổ chức truyền giới xuất gia cho người Ngô, từ đấy mới có các vị xuất gia người Trung Quốc. Chùa Kiến Sơ là trung tâm đào tạo các vị tăng sĩ này, và sau đó, nhiều ngôi chùa khác đã được tạo dựng trong nước. Khi Tôn Hạo, con của Tôn Quyền, lên ngôi, đạo Bụt bị đàn áp, bởi vì Tôn Hạo nghe lời một số các vị cố vấn, cho đạo Bụt là tà đạo từ ngoại quốc đem tới. Hầu hết các chùa đều bị phá bỏ, tuy nhiên vua quan nhà Ngô đã không dám đụng tới chùa Kiến Sơ vì uy tín của đạo tràng Tổ sư Tăng Hội rất lớn. Tuy không phá chùa nhưng vua lại ép đổi tên chùa thành chùa Thiên Tử. Vua sai nhà trí thức Trương Dục đến chùa để vấn nạn thầy Tăng Hội, cố dồn thầy vào chỗ bí. Trương Dục là một nhà trí thức thông hiểu Lão và Nho, có biện tài rất lớn. Trong cuộc biện luận có nhiều vị tai mắt của giới trí thức ở kinh đô. Thầy Tăng Hội không nao núng. Kiến thức Lão và Nho của thầy cũng rất vững chãi. Thầy ứng đối một cách dễ dàng. Cuộc biện luận kéo dài từ ban sáng đến tối mịt, vậy mà Trương Dục không thể bắt bẻ được một lời nào của thầy Tăng Hội. Trương Dục về tâu lại với vua Tôn Hạo. Ông nói : “ Người này rất sáng suốt, rất tài ba, thần không đủ sức đương đầu. Xin bệ hạ xem xét và định liệu ”. Vua Tôn Hạo mới gửi xe song mã tới chùa mời thầy Tăng Hội vào cung. Sau khi được đối đáp với thầy và nghe thầy thuyết pháp, vua cũng phải tuân phục, không làm gì được thầy. Thời gian dằng co kéo dài. Cuối cùng, thấm được những lời thuyết pháp của thầy Tăng Hội, vua xin quy y và thọ năm giới với thầy. Vua lại cho trùng tu mở rộng chùa Kiến Sơ và cho phép tái thiết các chùa đã bị phá hoại. Chùa Kiến Sơ tiếp tục đóng vai trò trung tâm hoằng dương Phật pháp qua các triều đại Tây Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần và Tùy, và tên chùa đã từng được đổi là Trường Khánh Tự, Phụng Hiến Tự, Thiên Hỷ Tự, Đại Báo Ân Tự, v.v… Cho mãi đến đời Minh chùa cũng vẫn còn là trung tâm hoằng pháp quan trọng nhất của miền Giang Nam. Vào năm đầu của nhà Đông Tấn, thiền sư Tăng Hựu, lúc ấy còn nhỏ tuổi, đã xuất gia ở chùa này.
Thầy Tăng Hựu ( 445 - 518 ) là người đầu tiên viết về lịch sử và hành trạng của tổ sư Tăng Hội. Tài liệu này đã được giữ lại trong các tác phẩm Xuất Tam Tạng Ký Tập ( T. 2145 ) và Cao Tăng Truyện của thiền sư Huệ Hạo ( 496 - 553 ). Sau khi được đào tạo thành tài, thầy Tăng Hựu tiếp tục ở lại Kiến Sơ để dạy đồ chúng, hoằng pháp và sáng tác. Thầy cũng là con cháu của thầy Tăng Hội. Thầy Minh Triệt đời Tề, năm 492 cũng đã đến đây học, tiếp nhận luật Thập Tụng từ thầy Tăng Hội, và tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp tại đây. Các thiền sư đã thành lập Pháp Nhãn Tông như Khuông Dật, Huyền Tắc và Pháp An cũng đã tu học và hoằng pháp tại đây. Vua Thành Tổ đời Minh cũng đã xây một ngọn tháp bát giác chín tầng trong khung viên chùa, một ngọn tháp nguy nga và rực rỡ. Tiếc thay trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, binh lửa đã hủy hoại tất cả, hiện nay chỉ còn di tích.
Một Vị Thiền Sư Lớn :
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của thầy, ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu ( Việt Nam ) và tại trung tâm Kiến Nghiệp ( Trung Quốc ) ngày xưa. Tư tưởng Thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. Tuy nhiên, thiền pháp của thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bổng trong vòm trời lý thuyết. Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thỉ. Nhân cách của thiền sư Tăng Hội là một nhân cách vĩ đại. Ta chỉ cần đọc bài kệ mà Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô đề lên tranh tượng của thầy sau đây thì đủ thấy được nhân cách ấy :
Lặng lẽ, một mình,
Đó là khí chất
Tâm không bận bịu
Tình không vướng mắc
Đêm đen soi đường
Lay người thức giấc
Vượt cao, đi xa
Thoát ngoài cõi tục.
......
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🏼🙏🏼🙏🏼
Nam mô a di đà Phật
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật "
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 6 ) :
Tư tưởng thiền của Ngài Sáng Tổ Thiền sư Khương Tăng Hội :
Danh từ thiền định ta thấy được nhắc một lần trong kinh Tứ Thập Nhị Chương ngay trong câu đầu. Những người trích dịch kinh này lại dùng những chữ có thể thay cho danh từ thiền, như danh từ “hành đạo” chẳng hạn. Kinh có nói “ quán thiên địa, niệm vô thường ”; đây là một phép thiền gọi là vô thường quán… Sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử không nói đến thiền, có lẽ vì sách này chú trọng về việc biện luân hơn kinh Tứ Thập Nhị Chương, một cuốn sách gối đầu gường của Tăng sĩ. Sự có mặt của những cuốn kinh về thiền đem xuống từ Lạc Dương vào đầu thế kỷ thứ ba và cái học đại thừa của Tăng Hội đã là những yếu tố đẩy mạnh phong trào Thiền học.
Thiền học đối với Tăng Hội không phải chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn có cả một căn bản triết học về tâm học. Trong bài tựa An Ban Thủ Ý Kinh, Tăng Hội nói: “ Trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể chuyển qua 960 lần chuyển niệm: trong thời gian một ngày một đêm, ta có thể trải qua 13 ức ý niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở… ta có thể khử bỏ 13 ức ý niệm không trong sach ấy ”.
An Ban tức là Anapana ( An Na Ba Na ), nghĩa là hơi thở, Thủ Ý là sự nhiếp tâm, định tâm. An Ban Thủ Ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm ý. Có sáu pháp gọi là lục diệu môn :
1) Sổ Tức Môn : điều phục thân thể, đếm hơi thở từ một đến mười, tập trung tâm tư vào sự đếm để trừ diệt loạn tâm, đi vào định.
2) Tùy Môn : theo dõi hơi thở, ý thức được trong từng giây sự ra vào của hơi thở. Bỏ con số mà theo hẳn hơi thở.
3) Chỉ môn : bỏ sự theo dõi hơi thở để thực hiện sự ngưng lặng ( chỉ )
4) Quán Môn : tuy là ở trong định nhưng tuệ giác chưa phát hiện. Phải quán về tâm, về ngũ ấm và những điểm sai lạc như ngã, ngã sở… để khơi mở tuệ giác.
5) Hoàn Môn : Xoay về quán sát tự tâm để phá trừ quan điểm nhị nguyên về chủ thể, quán sát đối tượng, phá trừ ngã chấp.
6) Tịnh Môn : Trạng thái vô phân biệt chủ thể và đối tượng kia vẫn chưa phải là chứng ngộ, hành giả không nên vướng mắc vào đó. Phải vượt thoát trạng thái này để trí tuệ chân minh hoàn toàn hiển lộ.
Tăng Hội định nghĩa tâm là “ không có hình, không có tiếng, không có trước, không có sau, thâm diệu, vi tế, không có tóc tơ hình thức : Phạm Thiên, Ðế Thích và tiên thánh cũng không thấy rõ được; những hạt giống của tâm khi thì ẩn khi thì hiện, cái này hóa sinh thành cái kia, người phàm không thể thấy được; đó gọi là ấm ”. Chúng sinh phiêu trầm vì tâm ấy bị lôi kéo theo lục tình và mười ba ức uế niệm. Lục tình gồm có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm ( ý ), gòi là nội tình; và sắc, thanh, hương, vị tế hoạt, ( xúc ) và tà niệm ( pháp ) tức là ngoại tình. Những tà hạnh của lục tình nhiều như nước muôn sông chảy về biển, bất tận, do đó phương pháp an ban thủ ý là để đối phó lục tình và ngăn chặn tà hạnh. Tăng Hội nói tiếp “ người hành giả đã chứng đắc được phép An Ban, thì tâm bừng sáng, dùng cái sáng ấy để quán chiếu thì không gì tối tăm mà không thấy …” ( tựa kinh An Ban Thủ Ý ).
Quan trọng nhất là đoạn Tăng Hội viết trong Lục Ðộ Tập Kinh về Thiền. Ông nói về bốn trình tự của thiền ( tứ thiền ) như phương pháp để “ chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn để mà khử diệt ”:
Phương Pháp Thực Hành Của Nhất Thiền : khử bỏ tham ái, ngũ yêu tà sự, như khi mắt thấy sắc đẹp tâm sinh dâm cuồng, khử bỏ những thanh, hương vị và xúc thường gây tai hại. Người có chí hành đạo ắt phải xa lánh chúng. Lại còn phải diệt trừ năm sự ngân che : sự tham dục, sự giận dữ, sự mê ngủ, sự dâm lạc và sự hối hận nghi ngờ. Ðối với những vấn đề như có đạo hay không có đạo, có Phật hay không có Phật, có kinh hay không có kinh… tâm ý đạt đến hiểu biết, trở nên thanh tịnh không dơ bẩn, tâm sáng thấy được chân lý, đạt tới trình độ không gì là không biết, các loài trời, rồng và quỷ mị không thể nào đánh lừa được. Ðạt được nhất thiền cũng như người có mười loại oán thù đã thoát ly thân thuộc, một mình ở trên núi chẳng ai hay biết, không còn sợ ai. Vì xa lìa được tính dục mà nội tâm vắng lặng.
Phương Pháp Nhị Thiền : như người đã thoát ly oán thù tìm tới chốn thâm sơn để cư trú nhưng còn sợ oán thù có thể tìm tới, kẻ hành giả tuy đã xa mười thứ dục tình nhưng còn sợ những thứ này tìm theo để lung lạc chí hành đạo của mình. Vì vậy kẻ hành giả không nên vui cái vui đã dùng thiện để diệt ác, thiện tiến thì ác lui; bởi cái vui này là mầm của sự lo sợ. Phải diệt trừ quan niệm thiện ác chống nhau, do đó ý niệm vui và sợ đều tiêu diệt, mười điều ác tuyệt dứt, không còn ngoại duyên nào có thể tới xâm nhập tâm mình. Cũng như khi ở trên đỉnh núi cao thì không còn dòng nước nào có thể làm cho mình bị ngập lụt, cũng không sợ mưa và rồng làm cho chìm đắm. Chính là từ đỉnh núi đó mà các dòng suối lưu xuất; từ sự hành đạo này mà các điều thiện do tâm xuất hiện và điều ác không còn do đâu phát sinh được nữa.
Phương Pháp Tam Thiền : Giữ gìn tâm ý một cách kiên cố, cả thiện và ác cũng đều không thâm nhập được, tâm an ổn như núi Tu Di; từ bên trong thiện cũng không phát xuất mà từ bên ngoài thiện, ác và tịch diệt cũng không xâm nhập được. Tâm như hoa sen, rễ hoa trong bùn, khi hoa chưa mọc thì còn bị lấp dưới nước. Người thực hành tam thiền thanh tịnh như hoa, lìa xa ác niệm, cả thân và tâm đều an ổn, để hướng về tứ thiền.
......
Nam mô a di đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Thường Tịch Quang Độ Thanh Tịnh Diệu Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
Nam Mô Thập Đại Thị Giả, Tôn Giả, Thập Tam Đại Tỳ Kheo Ni, Một Ngàn Hai Trăm Năm Mươi Năm Vị Tôn Giả, Trưởng Lão, Đại Đức, Sáu Ngàn Vị Sa Di Ni, Hòa Thượng, Ni Trưởng, Sư, Thượng Tọa, Ni Sư, Đại Đức, Sư Cô, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di Ni, Tứ Chúng, Tinh Xá, Đạo Tràng, Tăng Đoàn Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tăng Đoàn Của Các Đức Phật Khác Trong Ba Thời Qúa Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử ( Purnamaitrayaniputra - Punnamantaniputta ) Tôn Giả.
Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Bà Ly ( Upali ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện : " Lấy Giới, Luật Làm Thầy - Nghiêm Trì Giới, Luật "
Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề ( Subhuti ) Tôn Giả.
+ Chúng con nguyện cố gắng giữ cho thân, khẩu, ý được tỉnh thức, thanh tịnh trong từng sát na, hơi thở.
Nam Mô Pháp : Nhất tâm đảnh lễ : Chúng con nguyện y giáo phụng hành :
1) An Ban Thủ Ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
2) Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
3) Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
4) Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập.
5) Nê Hoàn Phạm Bối Tăng Hội biên tập.
6) Ngô Phẩm ( Ðạo Hành Bồ Tát ), Tăng Hội dịch.
7) Lục Ðộ Tập Kinh, Tăng Hội biên tập.
Nam Mô Tăng.
Nam Mô Phật. Nam Mô Pháp. Nam Mô Tăng.
Nam Mô Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam Khương Tăng Hội ( K’ang - Sen - Houci ) ( Chúng con thành tâm tri ân công đức của Ngài Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Nhất Hạ Hạnh, Thầy Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thanh Hạ Từ, Chư Qúy Tôn Đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tiền Giang; Ban Biên Tập Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác ) :
Tiểu Sử Sáng Tổ Thiền Tông Việt Nam và Các Giai Thoại Về Ngài : ( Hiện nay, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên chọn ngày 15 / 09 hằng năm là ngày giỗ Tổ Sư Khương Tăng Hội ) : ( đoạn 7 ) :
Phương Pháp Tứ Thiền : Tới đây cả thiện và ác đều bỏ, tâm không nhớ ác; trong tâm yên và sáng như ngọc lưu ly; như nàng công chúa tự tắm gội và lấy hương thơm ướp mình, mặc xiêm y mới. Bồ Tát khi đã đạt được thứ thiền thì các loại tà cấu không còn làm hư tệ tâm minh… Ðạt được tứ thiền thì muốn gì cũng được, phi hành nhẹ nhàng trên không, đi dưới nước, phân tâm tán thể, biến hóa vạn cách, ra vào không ngăn cách, tồn vong tự do, có cả mặt trời, mặt trăng, động tới cả thiên địa, đắc nhất thiết trí…”
Mở đầu bài kinh An Ban Thủ Ý, Tăng Hội đã nói “ An Ban là đại thừa của chư Phật để tế độ chúng sinh phiêu trầm…: Câu nói này đủ để chứng tỏ khuynh hướng đại thừa hóa Thiền học của Tăng Hội. Những chú giải của Tăng Hội về kinh An Ban Thủ Ý tuy không còn nhưng cách thức biên tập Lục Ðộ Tập Kinh của Tăng Hội cũng cho ta thấy rõ ràng khuynh hướng ấy. Ta không biết Tăng Hội đã học Thiền học đại thừa với ai ở Giao Châu; sự gặp gỡ giữa Tăng Hội với Trần Tuệ không thể làm phát tinh thần đại thừa đó, bởi vì cư sĩ Trần Tuệ cũng như thầy của ông là An Thế Cao đều theo hệ thống thiền tiểu thừa. Ta biết Tăng Hội đã dịch Tiểu Phẩm Bát Nhã ( tức là Ðạo Hành hay Bát Thiên Tụng Bát Nhã ), kinh căn bản và xuất hiện sớm nhất của đại thừa. Bản dịch này Khai Nguyên Thích Giáo Lục có nói tới, tuy rằng trong khi viết tựa cho kinh Ðạo Hành Bát Nhã, Ðạo An, Chi Tuần và Lương Võ Ðế, đều không nhắc gì tới. Ta có thể nói rằng vào thế kỷ thứ hai tại Giao Chỉ thế nào cũng có mặt những Tăng sĩ Ấn Ðộ đã mang đạo Phật đại thừa tới cùng những bản kinh đại thừa căn bản như Bát Thiên Tụng Bát Nhã. Trong kinh này các quan niệm không và chân như của đại thừa đã được diễn tả một cách đầy đủ và chu đáo. Thiền học tại Việt Nam do đó đã khởi nguyên bằng Thiền đại thừa, không phải là Thiền tiểu thừa như ở trung tâm Lạc Dương vậy.
Chính vì ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý không và chân như của đại thừa mà Tăng Hội đã diễn tả về tâm như sau trong bài kinh An Ban Thủ Ý : “ Tâm không hình sắc, không có âm thanh, không có tiền hậu; tâm thâm sâu vi tế không tóc tơ hình tướng, cho nên Phạm Thiên, Ðế Thích và các tiên thánh khác cũng không thể thấy được; kẻ phàm tục không thể thấy được sự hóa sinh từ hình thức này sang hình thức khác của các chủng tử khi thì minh hiển khi thì trầm mặc trong tâm. Ðó gọi là “ ấm ”, “ vậy ” ( Tâm vô hình vô thanh, vô hậu tiền, thâm vi tế hảo, hình vô ti phát, Phạm Thích tiên thánh sở bất năng chiếu; minh mặc chủng tử, thử hóa sinh hồ bỉ, phi phàm sở đồ, vị chi ấm giả ). Danh từ ấm ở đây có nghĩa là tích tụ, có thể là do dịch từ chữ skandha mà cũng có thể đã được dịch từ chữ alaya. Theo chúng tôi, đây là dịch từ chữ alaya ( tạng thức ) - bởi vì ở đây Tăng Hội đang đích thực nói về tâm mà nói về tâm mà không nói về năm sự tổ hợp tích tụ gọi là ngũ ấm ( hay ngũ uẩn ). Trong bài tựa kinh An Ban Thủ Ý, Tăng Hội nói : “ Tâm ấy thâm sâu và vi diệu, không chút tóc tơ hình tướng cả đến Phạm Thiên, Ðế Thích và các bậc tiên thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn tàng trong ấy… ” Danh từ “ hạt giống ” ở đây cho ta thấy ý niệm về thức Alaya như “ nhất thiết chủng thức ” ( Sarva Bijaka ) đã có trong tư tưởng Tăng Hội, và điều này làm cho ta chắc tin thêm ở điều vừa nói. Như vậy là Tăng Hội đã chịu ảnh hưởng không những tư tưởng Bát Nhã mà còn chịu ảnh hưởng tư tưởng duy thức nữa. Mà tư tưởng duy thức ở thời này chưa được hệ thống hóa: chính kinh Lăng Già ( Lankavatara ) mà Bồ Ðề Ðạt Ma trao cho Huệ Khả ( vào khoảng đầu thế kỷ thứ sáu ) cũng chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ tư.
Ta biết rằng Thiền đại thừa khác với Thiền tiểu thừa ở chỗ, Thiền đại thừa xem diệu tâm chân như là bản thể của giác ngộ. Tăng Hội đã thực sự khơi mở cho Thiền học đại thừa bằng cách nói với tâm như uyên nguyên và chân như của vạn pháp.
NAM Mô A DI ĐA PHẬT