Làng quảng phúc yên phong yên mô mở hội 2024 (phần 1)

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 20 січ 2025

КОМЕНТАРІ • 10

  • @LongMjnh
    @LongMjnh 9 місяців тому +1

    Hay quá anh em ơi🎉🎉😂😂

  • @LongMjnh
    @LongMjnh 9 місяців тому +1

    Hay quá😊🎉🎉😊🎉🎉😊

  • @kỷphạm-h8d
    @kỷphạm-h8d 9 місяців тому +1

    lễ hội làng quảng phúc - lịch sử Đền Quảng Phúc và các quan thời Lê Trung Hưng
    Đền hiện nay còn ba toà: Tiền đường, Trung đường và Hậu cung. Trong di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như các tài liệu Hán Nôm, các đồ thờ tự. Toà Tiền đường có diện tích khoảng 60m2 gồm ba gian chính và hai chái. Tiền đường có 8 cột chính và 8 cột phụ đường kính nhỏ hơn. Tất cả các cột gỗ lim đều đặt trên bệ đá. Mặt trước Tiền đường là hệ thống cửa cái bằng lim, mặt sau Tiền đường để trống thông với toà Trung đường. Tất cả các vì kèo gỗ xà nách, đầu vượt, con chồng đều được chạm khắc cách điệu. Giữa Tiền đường và Trung đường là một khoảng sân rộng. Giáp với sân là toà Trung đường. Trung đường có ba gian, do có hiên rộng 2m nên thêm một hàng cột. Tất cả các cột ở Trung đường có đường kính khoảng 25cm đều được đặt trên bệ đá tròn. Giữa hiên và lòng nhà chính của Trung đường là hệ thống cửa hội bằng gỗ lim. Tất cả các chi tiết kiến trúc đều được chạm khảm công phu theo kiểu kiến trúc thời Hậu Lê. Trung đường đặt bàn thờ công đồng và hai gian bên phối thờ các đức Đông Tây phối Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần( Quan lớn đông Họ phạm - Quan lớn Tây Họ Lê) . Hậu cung ở trong cùng, nối với gian giữa của Trung đường. Được kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Ở giữa là hương án trên có long ngai, bài vị, áo mũ thờ ba vị thánh Tam Minh Ngọ Đại Vương.
    Theo các tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ trong đền và theo truyền thuyết, ngôi đền này thờ ba vị tướng Tam Minh Ngọ Đại Vương - Thời vua Hùng. Đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18), có ông Hùng Trạc là cháu gọi Hùng Duệ Vương bằng bác. Bà Hùng Trạc mang thai 12 tháng, đến giờ Ngọ, ngày Ngọ (ngày mùng 5), tháng Ngọ (tháng 5), năm canh Ngọ (290 - TCN). Sinh ra một bọc ba người con trai đặt tên là: Trưởng Minh Ngọ, Thứ Minh Ngọ, Quý Minh Ngọ. Ba anh em càng lớn càng thông minh, đĩnh ngộ, trí dũng hơn người. Bấy giờ vua Hùng Duệ Vương tuổi đã cao. Ở biên giới phía Nam, nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) luôn cho quân sang cướp phá, vượt biển, xâm phạm bờ cõi nước ta. Để đối phó với giặc ngoại xâm, vua Hùng phong cho ba anh em làm tướng trấn giữ Bồ Trang để chia nhau đánh giặc. Chỉ vài năm sau, nhân dân lại được hưởng thái bình. Nhưng ít lâu sau, giặc cướp lại nổi lên ở đất Hoài Nam (vùng Nghệ An ngày nay). Vua Hùng ban chiếu triệu ba tướng về triều lĩnh thêm binh sĩ vào Hoài Nam đánh dẹp. Ba tướng vâng lệnh mang quân tiến thẳng vào đất Hoài Nam đánh một trận lớn, dẹp tan quân giặc. Sau khi dẹp yên quân giặc, ba tướng trên đường trở về đã đóng quân tại Bồ Trang và hành doanh Quảng Phúc, mở tiệc khao quân. Trong những ngày dừng chân, ba tướng đã tổ chức đi thăm các vị tướng Sùng Công, Ngọc Thọ - Đô Hồng, cả ba vị tướng này trấn giữ vùng biển Thần Phù. Truyền thuyết kể rằng, sau khi khao quân và thăm các vị tướng trấn giữ vùng biển Thần Phù, chỉ mấy ngày sau đó, cả ba vị tướng Minh Ngọ bỗng nhiên không bệnh mà hoá ở hành doanh Quảng Phúc. Vua Hùng được tin báo liền hạ chiếu phong tước Đại Vương cho ba tướng và hạ lệnh tất cả những nơi nào được ba tướng đóng quân đều lập đền thờ.Dân làng Quảng Phúc xây dựng ngôi đền thờ ba vị Đại Vương từ bấy đến nay. Đến thế kỉ 18, di tích này nhân dân còn phối thờ hai danh nhân của làng Quảng Phúc đó là các vị Phạm Lân 9 Quan lớn Đông (1661-1763), Lê Khắc Hài Quan Lớn Tây ( 1725-1814). Phạm Lân tự là Hữu Chí, người làng An Thái, xã Quảng Phúc. Ông sinh ngày 29 tháng1 năm Nhâm Tý, đỗ sinh đồ năm 19 tuổi. Mãi đến năm 47 tuổi mới đi thi Hội, khoa Mậu Tuất (1718) đỗ Tam trường. Từng làm tri huyện Yên Khang, Kim Bảng, sau thăng Hiến sát sứ Hải Dương, rồi tham nghi sứ Sơn tây. Dù tuổi cao nhưng vẫn mộ lính đóng đồn ở Càn Hải. Ông mất ngày 13 tháng 11 năm 1763 năm Cảnh Hưng 24 đời Lê Hiến tông. Nhân dân làng Quảng Phúc nhớ ơn nên năm Cảnh Hưng thứ 27, rước Hiệu duệ ông thờ phối hưởng ở đền làm Thành hoàng làng, tức Đức Đông phối Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần. Lê Khắc Hài tự là Hoà Ninh, sinh năm 1725 người làng An Thái, xã Quảng Phúc trong một gia đình nho giáo. Năm 22 tuổi đỗ sinh đồ, năm 25 tuổi đỗ Hương Cống khoa Nhâm Ngọ. Thi Hội khoa Kỷ Sửu (1769) chỉ đỗ Tam trường. Ông từng giữ chức Huấn đạo huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Bất bình trước cảnh chúa Trịnh Sâm chuyên quyền, tàn bạo, triều đình đổ nát, ông cáo quan về quê dạy học, được nhân dân bầu làm ấp trưởng. Ông tận tình giúp đỡ bà con, bênh vực quyền lợi dù tuổi cao sức yếu. Ông qua đời ngày 24 tháng 7 năm Giáp Tuất thọ 89 tuổi. Cảm kích trước công ơn, sau khi ông mất 3 năm, nhân dân rước thần bài của ông đưa về thờ tại đền Quảng Phúc làm Thành hoàng làng, tức Đức Tây phối Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần.Hằng năm, đền mở hội từ mùng 10 đến 15 tháng 3 (âm lịch). Lễ hội trước là lễ thánh thần, sau là cầu phúc cho mọi người. Từ trước đến nay nhân dân thường gọi là Hội Kỳ Phúc. Vào những ngày lễ hội, nhân dân tham gia các hội rồng, múa lân, hội chèo, hội cờ, chọi gà, đánh cờ… đông vui náo nhiệt. Con cháu trong làng dù đi xa cũng náo nức về quê dự hội, bái yết thánh thần, thăm viếng anh em họ hàng

    • @cuocsongnongdan84
      @cuocsongnongdan84  9 місяців тому +1

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ lịch sử hình thành lễ hội và ngôi đình làng quảng phúc🌷🥰

  • @kypham5486
    @kypham5486 9 місяців тому +1

    Ngày 13 âm lịch, mong bạn quay để bà con phương xa xem nhé. Trân trọng

    • @cuocsongnongdan84
      @cuocsongnongdan84  9 місяців тому +1

      Cảm ơn bạn đã xem và ủng hộ! Mình sẽ tiếp tục công việc chia sẻ hội làng để bà con ở xa dc xem về lễ hội quê hương mình! Chúc bạn và gia đình an lành☺️

  • @5Tram
    @5Tram 9 місяців тому +1

    Lễ hội vui quá bạn ơi! Ở yên phong yên mô ninh bình ah bạn?

  • @Khoa19-cq5ot
    @Khoa19-cq5ot 9 місяців тому

    Lễ hội quê bạn vui quá