Giả sử như nuôi dạy con của mình thì ở Việt Nam tốt hơn hay là ở Nhật Bản tốt hơn ? 自分の子供を育てるとしたらベトナムがいいのか、それとも日本がいいのかどっちでしょうか? Mọi người hãy để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận cho PPK biết nhé. みなさんの意見をコメント欄で教えてください😄
Em thì nghĩ mỗi nơi có một điểm mạnh riêng: 1. Nếu nuôi dạy con ở Nhật: các bé sẽ được giáo dục tự lập, xây dựng ý thức, kỷ luật từ nhỏ để sau này lớn lên phải làm người có ích cho xã hội... Tuy nhiên, giáo dục Nhật hơi thiên vị về việc "mỗi cá nhân phải vì cộng đồng" mà quên mất việc "một cộng đồng lớn được hình thành từ những cá nhân nhỏ bé", ví dụ như các bậc phụ huynh Nhật hay căn dặn con không nên làm phiền người khác, phải luôn cẩn trọng trong hành động để không ảnh hưởng tới mn xung quanh. Về vấn đề này, người VN bọn em hay gọi là "một người vì mọi người, mọi người vì một người", nếu để giúp đỡ một ai đó, việc ôm phiền vào người đối với bọn em là một điều vô cùng nhỏ nhặt, không đáng bận tâm 2. Nếu nuôi dạy con ở VN: Theo em giáo dục VN vẫn nên học hỏi Nhật về những phép tắc ứng xử, trách nhiệm xã hội! Nhưng ở VN, các bé sẽ luôn được nuôi dạy, nâng niu, giáo dục bằng tình yêu không chỉ riêng của bố mẹ mà là của cả cộng đồng. Phụ huynh VN cũng hay dặn con cái phải chú ý tới mọi thứ xung quanh, nhưng các bé là trẻ con, việc hiếu động gây ảnh hưởng tới người khác là điều không thể tránh khỏi! Nhưng thay vì nghiêm khắc nhắc nhở các bé như "không được làm phiền mn xung quanh", "điều tiết cảm xúc", "tiết chế hành động" như phụ huynh Nhật thì em thấy hầu hết người lớn ở VN sẽ chỉ rõ cho các bé lỗi sai của các bé ở đâu và tại sao không nên làm vậy! Bởi các bé vẫn là trẻ con, "học hỏi từ sai sót" cũng là một cách hay để trưởng thành chứ không phải "né tránh phạm sai sót" như ở Nhật! ^^
Mỗi một nơi đều có ưu nhược điểm của riêng mình, mỗi nơi đều có người này người kia, mỗi nơi đều có Đặc tính tốt và xấu của Dân tộc, đặc biệt là 2 xã hội khác nhau dù có chung văn hóa Á Đông. Nhưng nhìn nhận khách quan của CÁ NHÂN mình thì thấy, Nhật Bản đã đạt Đỉnh của sự Phát Triển rồi và Nhật Bản ngày càng già hóa còn giới trẻ Nhật hiện tại ngày càng nhiều bệnh xã hội, cuộc sống khá áp lực, buồn tẻ và thiếu sự sôi động, nhộn nhịp và gò bó (đôi khi nếu có thì đó chỉ là sự vội vã). Còn Việt Nam hiện tại đang phát triển rất nhanh, có sự hội nhập sâu rộng với quốc tế, giới trẻ đông và người Việt thường kết hôn sớm đồng thời sẽ đẻ con sau khi kết hôn, vì vậy trẻ con, người trẻ xuất hiện ở mọi nơi, luôn có tiếng cười nói. Ở Việt Nam hiện tại cũng có cơ hội để bản thân phát triển như khởi nghiệp, buôn bán, làm việc tại các Doanh nghiệp quốc tế hoặc Việt Nam, chán chán thì đổi việc chứ không gò bó, bên cạnh đó nhiều loại hình để tận hưởng thư giãn và cân bằng tâm trạng chứ không chỉ có CÔNG VIỆC, người Việt học cách cân bằng GIA ĐÌNH+ CÔNG VIỆC+ GIẢI TRÍ. Du lịch Việt Nam cũng ngày càng phát triển và thu hút được đông đảo quốc tế, người Việt không thiếu chỗ đi du lịch và nghỉ dưỡng bởi sự đa dạng của thiên nhiên và đa dạng loại hình du lịch (như nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, trải nghiệm, khám phá, tâm linh v.v). Với tính cách người Việt ngàn đời nay thì "tình cảm gia đình", "tình làng nghĩa xóm", hay những truyền thống lâu đời như "thờ cúng tổ tiên", "uống nước nhớ nguồn", "biết ơn" sẽ luôn được lưu truyền cho thế hệ sau vì vậy người Việt luôn thân thiện, hiếu khách, sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ mọi người. Thêm nữa tập quán người Việt là luôn đoàn kết nhất là khi gặp khó khăn (như chiến tranh, hay Đại dịch Covid 19 vừa ròi) đó là lý do hơn 4000 năm lịch sử Việt Nam không thể bị đánh bại ( từ Trung, Mông Cổ, Pháp, Nhật, Mỹ, Polpot,v.v), bên cạnh đó luôn kế thừa, học hỏi những điều tốt đẹp của các nền văn hóa khác biến nó thành của mình đồng thời giữ gìn thật tốt để không phai nhạt văn hóa của chính mình. Điều đó giúp Việt Nam luôn thấm đẫm TÌNH NGƯỜI, sự TÌNH CẢM, luôn HƯỚNG VỀ GIA ĐÌNH NGUỒN CỘI. TRẺ EM CHÍNH LÀ TƯƠNG LAI
PPK vừa cho chúng ta thấy được ưu và nhược của phương pháp dạy con ở hai quốc gia. Ngoài ra, PPK cho thấy là: bản thân PPK cũng khao khát được thể hiện bản thân. Tuy nhiên, cái mong muốn đó lại bị kìm lại. Do hồi còn nhỏ được dạy như thế. Có lẽ do PPK cũng có dịp tiếp cận với văn hoá Việt Nam. Nên PPK bây giờ mới có sự lưỡng lự về cách dạy con. Sự lưỡng lự này cho thấy: PPK muốn người con của mình phát triển một cách tự tin. PPK không muốn lặp lại quá trình trưởng thành của bản thân, lên người con của mình. Điều duy nhất có thể khuyên PPK là: hãy giao thoa cách dạy con giữa hai nền văn hoá. Không cần phải chọn một bên nào. Cứ đơn giản là giao thoa cả 2 phương pháp. Việc PPK làm UA-cam, cũng là cách PPK thể hiện nhiều hơn về bản thân. Cũng như cuộc sống ở Nhật.
Nhưng tôi nghĩ nếu ở Nhật thì cách dạy con với sự giao thoa của hai nền văn hóa là ko thể nhé bạn. Bởi vì khi bạn ở Nhật, bạn sẽ luôn tiếp xúc với người Nhật và văn hóa Nhật... nên bạn ko thể làm được điều khác hơn được....
Thực ra tuỳ từng môi trường mà sẽ đào tạo ra cho mỗi người một kiểu tính cách khác nhau. Mình thấy ở Nhật hầu như mọi người đều có tính hướng nội, thích được yên tĩnh và không bị làm phiền, còn ở VN thì mọi người thường sẽ có tính hướng ngoại nhiều hơn, thích kết giao và nói chuyện với mọi người xung quanh hơn
Con mình 1 bé qua Nhật từ lớp 1, 1 bé từ lớp 4. Mình ở Nhật 5 năm rồi. Mình ở VN cuộc sống khá giả, là trưởng phòng của 1 kênh truyền hình nhưng qua đây mình chỉ làm việc baito thôi, phải hi sinh bản thân rất nhiều. Cá nhân mình thì thấy cuộc sống ở Nhật phù hợp cho con hơn. Nhật giúp con mình tự lập, tự do bày tỏ ý kiến trong trường học, nhiều kiến thức thực tế hơn, yêu thiên nhiên động thực vật. Môi trường cũng trong sạch an toàn. Ở VN cũng rất tốt nhưng mình ở TP lớn nên rất sợ tai nạn giao thông và ô nhiễm, kẹt xe, ngập nước. Nhưng ở VN thì bản thân mình có nhiều cơ hội phát triển và có tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, mang tính chất cộng đồng hơn. Mình đã định về VN sau 1-2 năm nhưng cả 2 con đều muốn sống ở Nhật và thích đi học ở Nhật. Mặc dù ở VN mình cho con học trường dân lập cơ sở vật chất khá tốt. Lúc mới sang Nhật 2 đứa khóc lóc đòi về VN, nhưng giờ đã yêu mến Nhật lắm rồi. Mình cũng là mẹ đơn thân, nhưng vì con và vì mình cũng thích Nhật Bản nên mình đã ở lại đến giờ. Gửi PPK: tuỳ mỗi gia đình sẽ có lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên đứa con thích sống với ai và sống ở môi trường nào con thấy tự tin thì đó là nơi phù hợp cho con. Đây chỉ là khó khăn tạm thời thôi. Chúc bạn và những người thân mọi điều tốt đẹp dù có ở đâu nha!
Nếu cho con học ở nhật xác định ở nhật hẳn và sau này con cái sang 1 nước khác khá khó với văn hóa khép kín ở nhật. Nếu có điều kiện hơn thì nên đưa con sang mỹ úc hay thụy sỹ.
@@hungtienbuio8093 tuỳ quan niệm mỗi người à bạn! Mình thì thấy Nhật rất phù hợp và tốt cho gia đình mình nên vẫn định hướng ở Nhật luôn. Còn chuyện sang nước thứ 3 là của tương lai, chứ hiện tại cũng như du học rồi kkkkk
Văn hóa của VN là con cái phụng dưỡng cha mẹ khi về già,gia đình về cơ bản là vui vẻ,trẻ con thì dc sống đúng nghĩa của trẻ con,vô tư nô đùa thậm chí gào thét bất kề nơi nào,tất nhiên mặt khác VN cũng có nhiều cái chưa tốt nhưng đảm bảo 1 điều là đứa trẻ dc sống và lớn lên ở VN sẽ tình cảm vô tư,thoải mái hơn rất nhiều
Cá nhân mình thì cảm thấy môi trường để dạy cho trẻ nhỏ ở Việt Nam tốt hơn ở Nhật, mặc dù có thể môi trường lao động, sinh sống và học tập ở Nhật Bản rất tốt. Trẻ con hồn nhiên, vui tươi, người lớn có nhiệm vụ giáo dục và uốn nắn các em, nhưng không vì thế mà áp dụng những suy nghĩ của mình lên các bé. Ở Nhật thì bởi vì môi trường các em ai cũng đều như thế, nên nếu PPK dạy Kai làm khác đi, rất dễ khiến Kai trở nên cá biệt. Môi trường nào cũng đều có hai mặt, nhưng ở Việt Nam, miễn là một đứa bé không quá nghịch, có gia đình tốt, thì khả năng hầu như đứa bé ấy sẽ trưởng thành một người tốt. Như trường hợp của Kai, ở Việt Nam có thể sẽ có bạn vì điểm kém mà khó chịu, ganh tỵ, nhưng hoàn toàn không phải lỗi của Kai. Vì bạn ấy lười học, xấu tính, vậy nên người lớn sẽ đốc thúc bạn học, dạy bạn sống rộng lượng, không nên ghen tỵ. Kai có quyền vui vẻ, có quyền ngây thơ, quyền hoạt bát, vì Kai là trẻ con, cô giáo sao có thể tước đoạt những quyền đấy của Kai. Nếu Kai lớn lên thì sẽ khác, nhưng cũng chẳng ai vì người khác điểm tốt hơn mình mà khó chịu, nếu có thì là do mình nhỏ mọn, hoặc người kia thích khoe khoang. Tóm lại là việc quá mức phán xét ngừơi khác, để ý đến người khác để rồi tự gò bó bản thân là không tốt, dễ khiến bản thân trong ngoài khác nhau, tự tạo áp lực cho mình và người xung quanh. Nếu PPK chịu đánh đổi nếp sống tiện lợi, văn minh, tự tin bản thân có thể uốn nắn dạy bảo con cái, thì môi trường ở Việt Nam sẽ tốt hơn Nhật. Mình nghĩ hai bé Kai và Mi nếu sống ở Việt Nam sẽ giàu tình cảm, hoạt bát, thân thiện hơn so với lớn lên ở Nhật, dù gì thì đó cũng là mặt tốt của người Việt. Lớn lên thì về Nhật sinh sống cũng tốt.
Ở đâu cũng vậy, dù ở Nhật hay Việt Nam thì cũng đều có ưu và nhược điểm. Những người thích yên tĩnh sẽ thích sống ở Nhật hơn, những người thích náo nhiệt sẽ ưu tiên Việt Nam hơn, không có nơi nào tốt nhất cả, chỉ có nơi phù hợp với bản thân và gia đình nhất thôi. Còn về vấn đề an toàn thì cũng tùy người nghĩ, ở Nhật thì có biến thái, ở Việt Nam thì có trộm cắp nhiều. Vậy nên người Nhật mới có văn hóa không thích bị làm phiền, bị quay phim chụp ảnh, nên ưu điểm là bản thân cũng không bị làm phiền. Còn ở Việt Nam thì sẽ tập được thói quen nâng cao cảnh giác ở mọi nơi cũng như ý thức tự giác bảo quản tài sản cao. Và đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân thôi.
@@PAPAKEN4 ở vietnam thì không lo cái này lắm nhé . Khi bị gặp biến thái chỉ cần hét lên là mọi người sẽ xúm vào cứu và đánh , chứ k có chuyện mọi ng sẽ đứng nhìn và “sợ phiền “ đâu Ken nhé
@@PAPAKEN4 Ở Việt Nam chỉ sợ trộm cắp vặt thôi, nhưng mình đánh giá cao Miền Bắc an toàn hơn Miền Nam nhất là Hà Nội, bởi tính người Bắc sẽ nóng tính hơn, đặc biệt ở Hà Nội nhiều Sở, Ban, Ngành, cơ quan Chính Phủ vì vậy công an và bộ đội rất nhiều. Có thể anh chưa biết ở Hà Nội rất nhiều công an ngầm cải trang là Shiper, grab, thợ điện, bán hàng rong v.v Và mỗi khi trộm cắp bị dân Hà Nội bắt thì phải gọi Công An bảo vệ trộm cướp nếu không sẽ bị người dân đánh.
Đúng là Việt Nam náo nhiệt, dễ cởi mở với nhau hơn nhỉ. Tính mình không giỏi kết giao, trò chuyện nhiều với mọi người nên mình vẫn thích sự cởi mở, vui vẻ, thân thiện ở Việt Nam nhất. Vì dễ kết bạn hơn, mọi người quan tâm tới nhau, giúp đỡ nhau nhiều hơn, dù đôi khi sự "quan tâm" hơi quá sẽ khiến mình hơi phiền, nhưng mình không thấy ghét. Học và nghiên cứu về văn hóa Việt Nam sẽ càng hiểu vì sao người Việt Nam có những tính cách đó, và càng cảm thấy yêu đặc trưng đó hơn ^^
2 роки тому+8
Sống ở Nhật , an toàn thực phẩm , an toàn giao thông , khí hậu ít ô nhiễm , đó là điều tuyệt vời cho con trẻ và mọi người . Ở VN sống vui vẻ thoải mái không áp lực nhưng cũng không thể bằng Nhật xét riêng đối với 2 con của bạn. Nếu là mình nhỏ sẽ để con ở Nhật lớn cho chúng về VN sống để chúng tự lựa chọn
Bạn sai rôi... Minh qtich mỹ... Những cách trẻ con mỹ thick đc hoạt động, giải trí, khám phá rất thoải mái.. Và khá giống việt nam.. Lơn lên sẽ có cách sống tự di hơn...
Hôm nay mình mới biết đến kênh của papaken , thực ra mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau , ở đâu cũng có mặt này mặt kia , nhưng ở nhật như mình thấy họ sống rất có trách nhiệm ,ý thức cao và môi trường sạch sẽ , nhưng vì họ luôn lúc nào cũng phải ko làm phiền người khác ,và để ý cảm xúc của người khác ko để người khác buồn , vậy lên mình có cảm giác ko được thoải mái ko được bộc lộ cảm xúc ,ko được là chính mình nữa ..., lên như vậy ở nhật rất buồn , còn về việt nam mình gia đình luôn sống quây quần anh em bà con hàng xóm rất vui vẻ , trẻ em lớn lên rất thoải mái chỉ cần gia đình có nề nếp giáo dục tốt là trẻ rất ngoan , ôi những ngày tết truyền thống của việt nam thì thôi khỏi phải nói cho dù giàu hay nghèo thì tết vẫn vui , và xem những trận bóng đá của việt nam thì biết người việt nam vui vẻ thân thiện đến nhường nào , và khi miền trung ko may bị lũ lụt cả đất nước hướng về , lên ở việt nam mình thấy rất tốt mà , sau này lớn lên các bé lại sang nhật sinh sống vẫn ok , chúc gđ bạn luôn vui vẻ 🇻🇳
Đúng rồi! Không có nơi nào là hoàn toàn chỉ là chọn một nơi phù hợp với gia đình mình thôi. Tự dưng nhớ đến một câu trong cuốn " Ami cậu bé của các vì sao" có nói đến một hành tinh nơi mà trẻ con thì sống đến 100 tuổi còn người già thì chỉ sống đến 4 tuổi thôi. Vậy chắc là nơi đâu có nhiều trẻ con thì nơi đó nhiều hạnh phúc hơn vì trẻ em thì vô tư thuần khiết và nhiều tiếng cười 😉 Kỷ luật là điều cần thiết để phát triển kinh tế và tư duy logic nhưng tình yêu thì chỉ xuất phát từ trái tim thôi 💗💗💗
Thật ra, văn hóa "sợ làm phiền người khác" có lẽ xuất phát từ tình yêu thương người khác. Tuy nhiên, để sống hạnh phúc, ta cần phải yêu thương bản thân nữa. Yêu thương bản thân là hiểu rõ về bản thân, tôn trọng cảm xúc, nhu cầu của chính mình, bao dung, chấp nhận chính mình, khác với ích kỷ. Mình có cảm giác người Nhật cho dù có rất tốt, luôn nghĩ cho người khác nhưng không hạnh phúc vì họ đối xử tệ với chính mình, không tôn trọng chính mình, không thể hiện được con người thật của mình, không yêu thương bản thân ạ. Dù là dân tộc nào, 1 người chỉ hạnh phúc khi họ biết kết hợp hài hòa giữa YÊU BẢN THÂN & YÊU NGƯỜI KHÁC, YÊU THIÊN NHIÊN thôi ạ.
Cho con học ở Nhật là phương án tối ưu anh ạ.Còn về tự tin thì bố mẹ sẽ luôn khuyến khích,động viên tạo điều kiện cho con thể hiện bản thân trong gia đình.Anh đã nhìn ra mặt hạn chế của Nhật thì anh sẽ điều chỉnh nó cho con.Nói gì thì nói gia đình vẫn đóng góp quan trọng hơn việc hình thành tính cách con cái.
Mỗi một nơi sẽ có những đặc điểm văn hóa, giáo dục khác nhau, có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Người Nhật rất để tâm đến thái độ của người khác nên thường tránh làm phiền đến người khác đồng thời cũng ít bày tỏ thái độ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Đó vừa là điều tốt vì chính từ những cách ứng xử như vậy tạo nên sự tinh tế trong giao tiếp đồng thời tạo nên một môi trường mà tất cả đều tôn trọng nhau từ đó xây dựng nên một xã hội kỷ luật, chính từ đặc điểm đó mới có thể tạo nên đất nước Nhật giàu có như hiện nay. Nhưng đó cũng là điều xấu vì hệ quả của việc quá kỷ luật như vậy nên người Nhật thường được cho là cứng nhắc, thiếu khả năng thích ứng linh hoạt và ngại bày tỏ ý kiến cá nhân. Việt Nam thì ngược lại, người Việt rất phóng khoáng, hào sảng tạo ra ấn tượng cho người nước ngoài rằng người Việt thân thiện, mến khách, sống ở Việt Nam tự do, thoải mái. Điều đó đúng khi đem so với một xã hội đầy kỷ luật như ở Nhật nhưng mặt xấu của sự to do đó là một lối sống bừa bãi, ít để tâm đến xung quanh như không biết giữ vệ sinh chung, gây ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh...và hệ quả tầm vĩ mô là từ tư duy tự do thái quá như vậy, người Việt làm việc thiếu hiệu quả, nền kinh tế khó mà có thể có những bước phát triển thần kỳ như Nhật Bản. Mình là một người Việt đang sống ở Nhật, cá nhân mình để lựa chọn cho con học tập ở Nhật hay Việt thì mình sẽ chọn Nhật, sau khi cân đối tất cả các yếu tố lợi hại.
Vui khi giải được một câu hỏi còn không được thì quá sai rồi , em nhớ lúc tiểu học còn đâu cả lớp cùng nhau tranh giành giải câu hỏi của cô , cả lớp vui biết dường nào , như cái chợ vậy á . Vui thôi đừng vui quá lố là được , không ai cấm được niềm vui , niềm vui có thể truyền nhiễm đó anh .
PKK là 1 người tình cảm nên mình nghĩ cho con sống ở môi trường VN thì sẽ giúp trẻ con lớn lên sẽ có nhiều cảm xúc và quan tâm đối với những người xung quanh hơn
Nếu muốn con tự lập và có trật tự nề nếp, học trong môi trường tiện ích thì nên chọn Nhật. còn muốn con tự do lớn lên không ngò bó và tình cảm thì chọn Việt Nam.... Mình thấy ở Việt Nam gia đình có điều kiện 1 chút, bố mẹ thường xuyên tâm sự chia sẻ với con vừa là bố mẹ vừa là bạn của con hầu hết đều là những đứa trẻ tốt và tình cảm.
Mình rất thích cách người Nhật dạy con. Đi đâu chúng cũng có thể tự lập, im lặng làm mọi thứ. Người Việt mình dạy con theo cách nuông chiều lắm, muốn gì được đó nên làm hư đứa trẻ. Đi mấy chỗ đông người cứ thả chúng chạy rong, la hét làm phiền mọi người tự do. Bởi mình rất ngại cho con ra mấy chỗ như vậy, ngoại trừ sân chơi cho trẻ em. Hi vọng PPK làm nhiều vlog hướng dẫn dạy con theo cách của người Nhật để mình có thể học hỏi theo nhé. 😀
Nếu muốn con mình tự tin, vui vẻ hoạt bát, năng động với các sự thay đổi thì môi trường VN là phù hợp. Nếu muốn con phát triển 1 cách độc lập, nề nếp, trầm tính thì môi trường Nhật là phù hợp. Mỗi 1 lứa tuổi sẽ có 1 đặc điểm riêng. Trẻ con cần fai đc sống đúng tuổi của chúng: hồn nhiên, vui vẻ, ko thể bắt chúng ko đc thể hiện cảm xúc quá mức trước người khác. Ko fai là ng VN thì khen VN nhưng e vẫn thích cách giáo dục của VN hơn Nhật
Một người trưởng thành và tới Nhật bản sinh sống và làm việc nhiều năm thì mình cũng cảm thấy rõ ràng tâm lý ngại làm phiền người khác , chần chừ thiếu tự tin và thiếu quyết đoán của một bộ phận người Nhật . Cùng với một sự việc nếu như người việt nam nghĩ là oke cứ làm thử đi sai thì thôi làm lại thì người Nhật sẽ nghĩ rằng “ tôi không biết , tôi không nên động vào “ tâm lý này ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân rất là nhiều vì người Nhật đã tự khống chế và kìm nén bản thân từ trong suy nghĩ đến tư duy khiến cho nhiều thứ đơn giản trở nên phức tạp và nghiêm trọng một mức độ không cần thiết . Việt Nam thì công nhận lại thiếu an toàn , tính cẩn thận hơn so với nhật bản hơn nhưng cuộc sống luôn nhiều biến số không ngờ tới được mà người việt nam luôn biết cách thích nghi tốt hơn so với người Nhật . Vì trong lối sống suy nghĩ cũng có nhiều sự tự do hơn người Nhật bản . Mỗi quốc gia đều có những đặc chưng riêng và không đâu là hoàn hảo cả nhưng nếu mình chọn thì mình sẽ chọn Việt Nam
@@vutran1160:…. Đúng, NB bỏ xa rất nhiều nhiều nhiều quốc gia hàng trăm năm là đang khác. Tâm lý “tôi không biết, tôi không nên động vào, vv” nếu để ý kỹ, van hoá Mỹ cũng có cái này. Vậy thì đây có phải là vì sự thiếu tự tin của người Mỹ hoặc Nhật?? Nếu nhận xét/đánh giá sự việc theo nhân sinh quan của người VN thì có lý. (Tuy nhiên, phải coi lại coi nhân sinh quan của người V mình đã chuẩn chưa?) Còn nếu phân tích theo cách nhìn của người Mỹ (xin lỗi các bạn nhé, biết có một số không thích so sánh với Âu Mỹ nhưng cũng phải so sánh khách quan thì mới thấy được sự tương phản , và từ đó mới nhận ra được đâu là mấu chốt của vấn đề. Còn nếu các bạn không cho là nhân-sinh-quan Viet có vấn đề, thì xin bỏ qua phần này. Xin lỗi nhé.) thì đây là thể hiện sự can trọng/thận trọng trong suy nghĩ/lời nói/hành động. Đây không phải là sự cố tình tỏ vẻ/làm màu ra sự khiêm nhường, nhưng đây là sự thể hiện sự khiêm nhường một cách tự nhiên từ trong cách suy nghĩ/hành động. Mình nói đây là nhân sinh quan tổng quan của văn hoá Mỹ nhé. Đương nhiên là có sự ngoại lệ, tuy nhiên, đại đa số họ không muốn áp đặt ý kiến/cách làm/cách nghĩ/cách hành xử lên một người khác (không gia trưởng). Đ ây là nói đến net văn hoá, còn những trường hợp ngoại lệ cá nhân thì cũng không hiếm đâu. Nếu tư duy/hành xử như vầy (Mỹ , Nhật, vv) thì xã hội sẽ rất có quy củ, vận hành rất khoa học, trật tự, ngan nap về lâu dài, tuy nhiên trong nhất thời có vẻ chậm chạp, rườm rà mất thời gian. Một thí dụ điển hình, trong dịch COVID-19, vì chính quyền TQ là trung ương tập quyền, cho nên đã có những phản ứng rất quyết đoán, nhanh lẹ như xây bệnh viện to lớn trong một thời gian kỷ lục, vv. Trong nhất thời ngăn hạn như nguy cấp, đây rõ ràng là một lợi thế, nhưng các bạn hãy nhìn kỹ nhé, TQ từ hàng mấy ngàn năm nay là một thể chế trung ương tập quyền và xã hội luôn luôn loạn lạc, xáo trộn, bất ổn, tiêu diệt nhau để tranh sống. Còn nếu muốn một xã hội thịnh trị về lâu về dài thì phải bắt chước những xã hội như NB thôi. Và một thí dụ điển hình khác của xã hội Nhật mà tất cả trên thế giới khâm phục là cách người dân trong thị trấn no bị động đất, bị lo hat nhân ro ri vv, nhưng dân chúng vẫn giữ trật tự, sắp hàng không chen lấn để nhận cứu trợ. Không có sự hỗn loạn, xáo trộn, hoi của, giành giật. Đấy là kết quả của cái nhân-sinh-quan nói trên và kết quả là sự nhường nhịn lẫn nhau một cách tự nhiên không gắng gượng. Một số người không quen với phong cách này thì cho rằng đây là một sự khách sáo/không tự tin/làm màu không cần thiết, vv. Nếu được, các bạn thu tìm hiểu/nghiên cứu thêm xem sao. Cũng lý thú lắm. @Tiktok TikTok: nhận xét quá hời hợt vậy bạn :(
@@vutran1160 Mình thấy như vậy nhưng thực tế trên quốc tế người ta vẫn nể phục người Nhật, và thích đất nước Nhật, cách sống và làm việc hơn Việt Nam nhiều. Ở châu âu mấy năm thấy họ chẳng biết đến Việt Nam, rất tủi.
Cách giáo dục nên Nhật khá là tốt ạ, về khía cạnh tiết chế cảm xúc, nghĩ đến mọi người xung quanh không làm phiền người khác, tiết kiệm, … được này mất kia ạ! Việt Nam thì có phần đa không giáo dục chị tiết như vậy, và có phần thoải mái hơn !
ngày trước xã hội việt nam chưa phát triển như bây giờ.chúng mình cũng tự đi bộ đến trường cùng các bạn.đi theo nhóm khá vui vẻ.tuy nhiên bây giờ phương tiện đi lại nhiều.giao thông cũng trở nên phức tạp hơn.thêm lữa trẻ em ở việt nam thì luôn được ưu ái.lên các bé nhỏ sẽ được đưa đón.còn bé lớn có thể tự đi bằng xe đạp.
m thì m thấy là ở nhật còn có nhiều công viên chỗ vui chơi cho các em học sinh chứ o vn chật chội các em ko có khu vui chơi ! giáo viên thì ko đồng bộ trong trình độ và ý thức dạy ít chửi nhiều bệnh thành tích ! tất nhiên ở đâu cũng có cái dc cái mất nhưng nếu dc lựa chọn thì m chọn nhật bản hơn ! chất luọng cs giáo dục! m lại thích sự ko làm phiền ng khác như vậy ! có dự tế nhị và tinh tế !
video này thực sự hay luôn anh ơi ! em mong video thật nhiều view để người Nhật thấy sự e dè trong suy nghĩ của bản thân là không cần thiết lắm , và người Việt biết về văn hoá của người Nhật , để k nghĩ người Nhật khó tính hay nhát .
Mình là người lớn lên ở Việt Nam và hiện đang sống và làm việc tại Nhật thì theo như mình cảm thấy mỗi nơi đều có mặt tốt riêng. Tuỳ theo bạn muốn con bạn trở thành người như thế nào thì hãy để con lớn lên ở đấy. Nhưng mình nghĩ nếu con bạn được giáo dục tại Nhật sẽ học được rất nhiều tính tốt của người Nhật như tính kĩ luật, tính độc lập, tính giữ gìn vệ sinh và trật tự an toàn giao thông…
You can still raise them in Japan. If u want them to have much soul, emotions and their own opinions, u can talk to them, guide them, give them perspective and experience. While living in Japan society in general they still need to be discreet bc thats the protocol of the society, but they can still express themselves in situations that they are allowed to
mình nghĩ ở đâu cũng được miễn là yêu nơi mình sống . 2 con của bạn rất thông minh và đáng yêu . chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc . chúc 2 bé lớn lên khỏe mạnh học giỏi thành công và làm được nhiều việc tốt đẹp cho xã hội và cho bản thân ❤️
Cảm ơn anh vì video rất hay ạ! Đúng là đều có mặt tốt và mặt xấu trong cách nuôi dạy con của người Việt Nam hay người Nhật. Cá nhân em là người Việt Nam, được nuôi dạy trong môi trường Việt Nam. Công nhận là người Việt Nam gần gũi với nhau hơn so với người Nhật, nhưng điều này cũng có mặt trái của nó. Vì bất cứ việc gì mình làm cũng sẽ có sự "can thiệp", " ý kiến" của người ngoài. Ví dụ: Khi đến tuổi mà chưa lấy chồng sẽ bị nói là ế, hay kén cá chọn canh,...rồi lại bị so sánh với người này người kia. Điều đó cũng gây nên những áp lực riêng. Khi em sống ở Nhật Bản, em cảm thấy thoải mái vì sự ngại làm phiền của người khác, mỗi người có quyền cá nhân riêng, không ai so sánh với ai. Còn nhiều mặt khác nữa nhưng mà comment thì không đủ nên em chỉ nêu 1 khía cạnh nhỏ này thôi ạ. Ý kiến cá nhân ạ !
Mình nghĩ người Nhật hay người Việt đều có nguyên tắc riêng theo từng quy chuẩn của mình. Mỗi cách sống đều có cái hay riêng. Cách sống của người Nhật Bản có rất nhiểu điểm hay mà người Việt cần học hỏi.Và ngược lại nữa ^^. Mình thấy gia đính PPK dung hoà rất tốt giữa 2 nền văn hoá và có lẽ cũng có thể thành hình mẫu ông bố, bà mẹ lý tưởng đáng để mọi người khen ngợi thậm chí học hỏi 😃😃
@@phamnem2697 Mỗi một quốc gia và dân tộc đều có thịnh và suy. Lịch sử loài người luôn ghi nhận những nền văn mình rực rỡ rồi thoái trào. Nhật Bản đã đạt đỉnh của sự phát triển. Xã hội ở Nhật cũng có khá nhiều "bệnh". Kỷ luật trước đây là sức mạnh, nhưng ở một xã hội mở mang tính toàn cầu hiện tại đó chính là sự áp lực, sự gò bó, sự buồn tẻ v.v Nhật bản hiện tại so với các nước phát triển đang khá thiếu năng động, thiếu sự đổi mới, cũng may Nhật Bản vẫn có những công ty nắm giữ Công nghệ lõi và những sáng chế điều đó sẽ khiến Nhật Bản vẫn giữ được Top đầu dù không còn đi lên nữa. Nhưng đó là sức mạnh và quyền lực của Đất nước, còn xã hội và nội tại trong Nhật Bản thì là già hóa dân số, tỷ lệ sinh đẻ ít, áp lực, tự tử, bệnh xã hội, biến thái v.v
E nghĩ là nên cho qua VN sống một thời gian. Sau này bé lên Đại học muốn học đâu thì để bé quyết định, còn chuyện thành tích con nhà người ta thì đó là do ba mẹ, ba mẹ thoải mái thì con cái cũng thoải mái thôi. Vấn đề an toàn thì e nghĩ như một số bạn nói, sẽ rèn tính cảnh giác, biết quan sát và nhạy bén hơn cho bé, an toàn quá thì lại ngu ngơ, chậm chạp.
Thực tế ở Việt Nam có nhiều ông bố bà mẹ học theo cách nuôi dậy con của người nhật mà, theo mình ở đâu cũng có ưu nhược điểm, Nhật Bản là nước phát triển có nhiều thành tựu về kinh tế, là đất nước người Việt Nam mình rất nên học hỏi nhiều điều nữa.
Học theo để mà trẻ e làm cái gì cũng sợ sệt. Thiếu năng động, đất nước đang phát triển là sinh thế hệ thiếu năng động để mà thụt lùi à. Sang Nhật đi rồi biết.
@@陳成-o3v ơ thế mình đã hơn người ta chưa, học ở đây là học cái hay của họ, đầy sách nuôi dậy con của người nhật đấy, cũng đầy trường liên kết kiểu Việt Nhật, ơ thế thì thụt lùi hết ah.
sau 4 năm ở nhật và mình đã hiểu được ra rằng người nhật họ rất sợ làm sai vì nếu làm sai gây ảnh hưởng tiến độ công việc, sẽ bị trách mắng trước mặt người khác . Người nhật vs nhau thì mình thấy hầu như họ k có an ủi nhau trong công việc mà việc ai người đó làm, công việc gì cũng theo 1 cách làm duy nhất để ít gây ra sai sót nhất, tuy rất hiệu quả và an toàn nhưng về mặt linh hoạt và độ nhạy bén trong công việc, sáng tạo ra nhiều cách làm nhanh hơn thì người việt nam luôn làm tốt hơn. kết luận là : nếu muốn an toàn, hiện đại và sống bình yên với cuộc sống của mình, k bận tâm đến gì khác thì nhật bản là lựa chọn tốt nhưng nếu muốn con cái và bố mẹ gần gũi nhau hơn, nhìn cuộc sống bằng con mắt yêu đời hơn, giảm tính tự kỉ , tăng tinh thần đoàn kết giữa người với người... thì việt nam luôn tự tin hơn nhật rất nhiều. mỗi nước có bản chất riêng nên k thể so sánh hơn thua mà do cha mẹ lựa chọn cho con mình đi hướng nào là đúng đắn hơn mà thôi. p/s: ý kiến cá nhân của bản thân thì mình chọn việt nam vì mình không muốn lúc trẻ con đã phải học 3 chữ " không làm phiền" rồi về già lại thêm hai chữ " cô đơn ", thà sống nghèo nhưng hạnh phúc, lạc quan còn hơn giàu mà ngại tiếp xúc, cô đơn tới già nên là" i don't like japan life" !!!!
Theo tôi thì bất cứ điều gì ở Nhật đều có một khuôn khổ đã định sẵn nên thông thường mọi người đều phải tuân thủ.Nếu bạn làm khác là sai theo nguyên tắc.Đó là lý do người Nhật sống trong tổ chức rất giữ kỷ luật.Họ phát triển lên nhất nhì thế giới cũng nhờ điều này. Còn về cuộc sống gia đình thì rõ ràng người Nhật từ lập hơn và không muốn làm phiền con cái nên đa phần họ sẽ sống riêng lúc về già.Nói chung mỗi dân tộc có một nhân sinh quan khác nhau.Không có gì đúng hay sai mà nó chỉ là chọn lựa.
Khi chúng ta chấp nhận mạo hiểm thì đương nhiên đồng nghĩa sẽ có cơ hội tốt để bắt đầu , giống vs du học sinh vn qua nhật vậy đó. Nhưng nếu mà kết hợp được giữa cách nuôi dạy trẻ của vn và nhật bản để điều phối cái nhưng điều tốt nhất cho trẻ nhỏ cũng tốt.
Sức ép trở thành cường quốc đã đẩy người dân tự đề ra nhiều nguyên tắc để con người trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó có mặt tốt, nhưng mục tiêu trở thành cường quốc là cho người dân hạnh phúc hơn mới đúng tiêu chí cường quốc. Cách nào làm cho anh hạnh phúc thì hãy tiến hành sau khi suy xét nên làm ngay đừng chần chừ
Bài chia sẽ của bạn rất hay, tuy nhiên tùy theo suy nghỉ, cảm nhận của mỗi người và đặc biệt là văn hóa của mỗi nước nữa. Với tôi nếu có sự lựa chọn thì tôi sẽ cho con tôi học ở Việt Nam sau này lớn lên sẽ sang Nhật Bản du học đó là sự kết hợp phát triển tốt.
Mong anh PPK làm nhiều video về văn hoá con người Nhật Bản để mọi người cùng học hỏi nhé! Mình rất ngưỡng mộ con người ,văn hoá Nhật Bản! ありがとうございます😊😊😊
Đối với người VN họ sống trong gian khó, khi họ nhìn ra thế giới họ thấy cuộc sống các nước đủ đầy hơn, họ luôn luôn cố gắng có tầm nhìn vươn xa hơn, Và người VN luôn nghĩ cho những người thân nhiều hơn. Bởi vậy Họ dễ dàng thích nghi hơn với mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nói trên góc độ gia đình, khi về già các bậc cha mẹ ko cảm thấy mình cô đơn, đó là miền hạnh phúc lớn nhất của người già. Văn hoá người Nhật cũng tốt, là luôn luôn tôn trọng người thâm niên, những người sáng tạo họ luôn có một tâm lý ngại cấp trên.
Khi con được điểm tốt, hoặc được cô khen trước lớp học sinh giỏi của tháng, trẻ em thấy hãnh diện bản thân vui quá đi chứ lúc đó em còn muốn các bạn vui cùng với mình . Cô giáo khuyến khích cả lớp vỗ tay mừng cho bạn, dạy cho trẻ không ích kỷ không đố kỵ khi người khác giỏi hơn, thành công hơn. Trong trường Việt Nam hiện nay có còn phong trào đôi bạn cùng tiến bộ , đó là bạn học giỏi được giao kèm bạn học kém hơn . Vui thì nói vui, buồn cũng vậy nên cởi mở chia sẻ để biết được mà giúp đỡ nhau kịp thời. Việt Nam sống tình cảm và dễ tha thứ.
T cũng có con đang học tiểu học bẻn Nhật nên thấy nhiều điều ppk nói đúng Mặc dù biết VN có nhiều cái chưa được hoàn hoả như bên Nhật nhưng t vẫn quyết định đưa con về VN sinh sống
Góc nhìn của PPK cũng rất tích cực, tuy nhiên điều gì cũng có tính hai mặt. Việc cho con tự do quá cũng dẫn đến những hệ quả không tốt. Tuy nhiên việc lúc nào cũng để ý đến suy nghĩ của người khác thì quả thật là bào mòn đi tính cách độc đáo của mỗi đứa trẻ. Vậy nên tôi nghĩ vẫn nên khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của bản thân song song đó cũng dạy con nên quan tâm đến cảm xúc của người khác. Cả hai điều này đều quan trọng như nhau. Bất cứ điều gì cực đoan đều không tốt.
Một gợi ý cho Papaken là có thể đưa gia đình về Nha Trang sống. Hà Nội hay Sài Gòn thì giao thông quá đông đúc, nguy hiểm, không khí ô nhiễm, vật giá đắt đỏ. Nha Trang quê của mình, mặc dù cũng là thành phố lớn nhưng không khí trong lành ( có biển đẹp), giao thông ko quá đông đúc, hỗn loạn, các cơ sở giáo dục ở Nha Trang cũng phát triển không kém các thành phố lớn. Mình nghĩ để con sống ở một nơi vừa có sự năng động, phát triển vừa có thiên nhiên sẽ giúp trẻ cởi mở và phát triển tốt hơn.
video thật sự bổ ích, đọc comment của mọi người cũng thấy rõ hơn về hai môi trường ở hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. chúc cho PAPAKEN đạt được nhiều subcribe và luôn ủng hộ kênh của PAPAKEN 😊
Mình thấy ở Nhật làm rất tốt việc “ tiên học lễ hậu học văn “ cho trẻ em hầu hết trẻ con của Nhật đều rất lễ phép và tự lập từ nhỏ , điều này ở việt nam không làm được
Ở các thành phố của Việt Nam tình trạng giao thông phức tạp , không an toàn cho lắm nên phụ huynh phải đưa đón con nhỏ đi học . Còn nói chung môi trường học tập và kiến thức học đều tốt . Cho con học ở đâu để con phát triễn toàn diện là tùy theo cảm nhận và điều kiện của từng gia đình.
Về vấn đề thể hiện cảm xúc và ý kiến cá nhân thì em thấy nền giáo dục và văn hóa phương Tây sẽ là tốt nhất. Về lựa chọn mang con sang Việt Nam sống hay vẫn ở lại Nhật thì cả 2 lựa chọn đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, cân đo đong đếm rồi cũng vẫn hoài phân vân thôi ạ. Nếu nhà PapaKen quyết định rồi thì sẽ có cách giải quyết khó khăn cho phù hợp với môi trường thôi. Ở Việt Nam em thấy một bộ phận cha mẹ tiên tiến cũng học hỏi cách giáo dục khoa học (chủ yếu của phương Tây) kết hợp giáo dục truyền thống nữa. Việt Nam có tinh thần hội nhập cao nên việc chấp nhận khác biệt cũng không quá khó khăn như Nhật Bản.
Bạn cha mình có 1 đứa con học cấp 2 ở Mỹ, nó được thể hiện cảm xúc và ý kiến nhân theo kiểu " tao ko muốn học nữa" và giáo viên n mặc kệ cho nó quậy trong lớn, đến lúc nó đánh bạn thì đuổi nó ra thế là xong. Bạn ba tôi rất lo lắng nên mang nó về VN học cho đến xong cấp 3 mới mang trở về Mỹ. Tôi thấy chả hay ho gì các dạy kiểu phương Tây
Video của anh làm rất hay . Em chỉ muốn nói 1 điều e cảm thấy khi là du học sinh nhật . Khi tiếp xúc vs ng nhật thật sự ko cảm nhận được tính cách thật sự của họ . Vì những gì họ được giáo dục từ bé rằng là ko được nói những điều làm tổn thương đến người khác hay là ko đc làm phiền tới người khác . Điều đó giữa ng nhật vs ng nhật thì là bình thường còn vs ng nước ngoài như e thì cảm thấy luôn có khoảng cách . Thay vì cảm thấy có lỗi khi làm phiền ng khác thì hãy cảm thấy biết ơn khi đc ng khác giúp đỡ . Thoả mái nói ra những điều ko thích điều đó sẽ giúp cả 2 nhìn nhận lại được bản thân
Thật khó em nhỉ! Dung hoà giữa một nữa Việt Nam và một nữa Nhật bản thì tốt. Có nghĩa là cũng nên để ý là mình có đang làm phiền người khác không, nhưng không phải là quá để ý đến nó. Trong một giới hạn có thể chấp nhận thì làm phiền nhau cũng thể hiện là hai bên đang quan tâm đến nhau.
Theo ý kiến riêng mỗi nước có cái hay: môi trường VN sẽ thích hợp kiểu thư giãn, tận hưởng, sự giao tiếp của trẻ em và người lớn dễ dàng hơn . Còn việc làm "phiền" cũng sẽ theo những chiều hướng mà bản thân tự cảm nhận rồi rút ra kinh nghiệm là nó tốt hay xấu. Vì việc " phiền" tùy theo việc đó có ảnh hưởng đến người khác không? Hoặc người bị làm phiền sẽ vui hay tạm thời nhận lời ( bản thân lại cảm thấy khó chịu) . Môi trường Nhật Bản lại rất tốt cho những học sinh cần sự trưởng thành và phát triển tư duy để tự tạo cho bản thân trưởng thành, tự lập, ý thức bảo vệ môi trường cao . Nếu biết dung hòa những điều tốt thì sẽ không cảm thấy bản thân thiếu tự tin. Thầy giáo ở trường đã nói đúng chứ không sai, vì thành tích của mỗi em sẽ không như nhau ( sự tiếp thu khác nhau) nên việc Kai Kun bộc lộ niềm vui tại lớp hơi quá mà không chú ý đến xung quanh, chứ ở VN thì chuyện đó dễ bị ảnh hưởng
Điều em băn khoăn cũng là giống anh.Gia đình em cũng chồng Nhật - vợ Việt. Em thật lòng muốn về Việt Nam nhưng nghĩ về việc học của con thì em lại đắn đo vô cùng. Em thấy ở Nhật tuy con không được tự do thoải mái phát triển như ở Việt Nam nhưng bù lại học được tính tự giác, kỉ luật.Khó quá anh nhỉ,em cũng đang rất đau đầu suy nghĩ về việc ở lại hay về Việt Nam sinh sống.
Đúng là suy nghĩ của bậc cha mẹ nhiều cái phải lo nghĩ chăn chở thật. Nhiều ng lại muốn con đc dạy ở NB vì đc dạy nhiều tiểu tiết cư xử ở cộng đồng. Bản thân mình thì mong muốn cho con học ở trường Quốc tế hoặc Vint 😅. Suy nghĩ của 1 bà mẹ tương lai.
Mình có bạn lấy chồng NB có 2 con nay đã lớn đai học và cấp 3 rồi nhưng lúc nhỏ có một đứa có lẽ lai máu VN nhiều hơn nên khi về VN tiếp xúc với anh em họ bên Ngoại em nói chuyện hoạt bát một chút còn cậu em cứ im lặng ít thể hiện nên nhìn như bị tự kỹ vậy....Khi về thăm nhà Nội chơi cũng vậy mọi người kiểu cứ im lặng ít nói ít thể hiện ....Khác VN là khi con cháu về thăm thì không khí trong gia đình sẽ rộn ràng cho đến khi chúng rời mới thôi...Theo mình cách giáo dục nhân cách cho trẻ em bên Nhật thì rất tốt rồi đó, nhưng nếu kiềm nén cảm xúc quá mức thì cũng không nên....Ở VN thì Cha Mẹ cũng thường dạy con cái phải luôn có ý tứ trong ứng xử nhưng cũng tùy nơi tùy lúc chứ không cứng nhắc lắm...hy vọng PPK sẽ có phương án phù hợp cho các con củ mình.
Theo em thì nên kết hợp những ưu điểm của cả 2 nền văn hoá với nhau. Cái nào hay của Vn, của Nhật thì dạy cho con. Còn việc sống ở đâu ko quan trọng. Mình phải tự biết tạo môi trường cho chính mình, khi mà cuộc sống có những thứ khách quan ko cho phép như . ( công việc, gia đình …)
Ở Việt Nam ồn ào náo nhiệt trẻ con sẽ đc làm những điều trong phạm vi quản lý của bố mẹ. Nếu cứ bắt đứa trẻ ko đc làm phiền người khác thì trong tâm trí nó sẽ chỉ biết trong phạm vi của mình xử lý việc của mình và ít qtam và nghĩ cho người khác . Còn ở Việt Nam được trải nghiệm mới cũng bậc của cảm xúc nên đứa trẻ sẽ hiểu đc trong tình huống đó người khác cần gì và dễ dàng thấu hiểu và giúp đỡ
Em nghĩ PPK hãy hỏi ý kiến 2 bé nhỏ, cũng có thể cho 2 bé về Việt Nam chơi một thời gian dài để tiếp xúc kỹ hơn nền văn hoá của Việt Nam rồi đưa ra quyết định.
Ở việt nam trẻ con nô đùa trong nhà hàng là chuyện bình thường.mình từng làm cho 1 nhà hàng , công việc của mình là ngồi xem mọi người ăn thiếu gì thì lấy giúp cho khách . Hôm đấy 1 đại gia đình vào ăn là bạn của chủ nhà hàng , bao gồm cả con nít . Tôi là người rất yêu trẻ con , thấy mấy đứa đáng yêu nên đùa tí , trông trẻ cho khách ăn .có vẻ khách rất thích ,ông chủ có vẻ hài lòng nhưng k nói . Dù ở đâu khi có trẻ con nó sẽ có thêm sự vui vẻ hơn nó bé nghịch là chuyện bt
Mình nghĩ có những cái mà nếu bạn không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và không có mạng lưới gia đình bà con rộng sẽ không thấy. Ví dụ như là việc “so sánh” giữa con cái trong một họ hàng có thể kiến đứa trẻ bị tự ti. Hoặc là khi đi học, tuỳ trường mà đứa trẻ học, sẽ có việc bé bị “so sánh” với bạn bè. Mình sống ở Việt Nam 21 năm sau đó khi nước ngoài thì mất một khoảng thời gian để mình lấy lại sự tự tin mà hồi nhỏ mình đã không có. Nếu bạn có chọn ở Việt Nam thì bạn có thể để ý việc “so sánh” này để bé không bị như mình mà mất tự tin nhé. 😊
mình từng học tập và làm việc ở nhật 6 năm . theo ý kiến chủ quan của mình thì môi trường làm việc ở nhật tốt hơn ở việt nam. còn môi trường giáo dục thì về điều kiện cơ sở vật chất của nhật tốt hơn việt nam nhưng trái lại văn hoá của người nhật rất quy củ, khắt khe, chỉ làm theo cái dc dạy giống như robot vậy nên muốn thể hiện bản thân rất khó .còn ở vn vì là nc đag phát triển nên cơ sở vật chất ko dc như ở nhật nhưg bù lại các con dc tự do thể hiện bản thân, môi trường giáo dục cũng khá tốt, nói về các giải thi olympic quốc tế thì vn là một trong những nc top đầu thế giới. bạn là người nhật chắc chắc bn cũg hiểu ở đâu cũg có cái tốt và cái chưa hoàn thiện điều quan trọng hơn tất cả là bạn dành tình yêu của mih cho các con
Mình thì thấy cách giáo dục của Nhật 100% hợp lý, tạo môi trường cho cái tốt phát triển, tự lập và riêng tư. Ở VN nhiều khi quá tự do lại thành ra vô duyên, sổ sàng, nhiều lúc gây ức chế không thoải mái khi không gian riêng thường xuyên bị quấy rối. Nhưng có 1 điều là chủ nghĩa hoàn hảo sẽ không tốt, không nên đạt 10, chỉ nên ở mức 6-7-8-9. Ví dụ như về vấn đề không được thể hiện niềm vui, cái này giáo viên nói có lý do đúng, nhưng mặt khác khi không được thể hiện niềm vui, liệu có hạnh phúc không? Tại sao luôn luôn vì người khác mà không thể tận hưởng niềm vui của bản thân mình? Đặt trên bàn cân thì việc ngăn cấm cảm xúc, dù vui hay buồn, đều sai nhiều hơn đúng. Phần lớn những điều khác về cách giáo dục, mình rất ủng hộ Nhật Bản, chỉ bảo khuyên răn, hướng đến xây dựng con người có ý thức xã hội là điều đáng học hỏi. Có đoạn so sánh VN và Ấn Độ, mình không hài lòng chút nào. Người Ấn hiện tại rất tệ về cách ứng xử cũng như nhân cách con người, ra sao và thế nào, gặp người Ấn các bạn sẽ biết. Nếu so sánh với người Trung Nam Á, thì người Pakistan dễ mến và có nét giống tính cách người Việt ở nhiều điểm hơn.
Ko gì là 100% cả. Bạn mình dạy theo kiểu Nhật nào cả cho con tự ăn thích ăn thì ăn, ko thích thì thôi và con nó chỉ 10kg khi đa gần 2t. Môi trường phát triển ở Nhật tốt thế nào cho trẻ con mình ko biết nhưng cứ thấy các bạn 18_20t mà có thể ở trong phòng 1 tháng, 2 tháng ko bước ra và ko có ý định ra khỏi phòng là mình thấy lo lắng lắm Ở youtube của bạn HOC người Nhật có nói trước khi sang VN anh ấy vài tháng mới gọi về gia đình 1 lần, sang VN anh ấy mới cảm nha6n được gia đình rất quan trọng. Còn việc tự lập hay ko thì tùy gđ, bạn mình cũng chả học theo Nhật hay gì cả, thích dạy sao thì dạy nhưng con nó 4t đã biết bắt nồi cơm điện, nấu mì gói, luộc trứng, tự ăn cơm. 5t đã biết pha trà sữa, 6t đã đạp được xe đạp mini đi học vậy đủ tự lập chưa? 1 bé khác mình quen 7t đã biết cầm dao cắt rau, biết trả treo việc có cần học ngoại ngữ hay không, biết cần yên lặng cho mẹ ngủ vì chăm em gái mới sinh. Các bạn của mình đều ko đặt nặng thành tích con phãi học sinh giỏi, xuất sắc nên bọn trẻ cực kỳ vui vẽ và thân thiện
Theo mình thấy tuổi thơ của những đứa trẻ là vô cũng quan trọng nó là 1 phần để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Nếu lúc bé bị chi phối quá nhiều bởi môi trường xung quanh thì khả năng giảo hoạt của trẻ cũng bị hạn chế. Mình thấy trẻ em ở Việt Nam năng động hơn ở Nhật. Hãy nuôi dưỡng 1 tâm hồn tuổi thơ đẹp khi còn bé thì tốt hơn lớn rồi mới đc dạy. Như thế trẻ sẽ khó hoà nhập hơn rất nhiều. VN là 1 nước đang phát triển mọi vật chất có thể yếu kém hơn so với Nhật nhưng trong giáo dục thì ko thua kém 1 đất nước nào cả. Đặc biệt là đc học cách đối nhân xử thế, được học cách yêu thương con người và thể hiện bản thân. 5 điều bác Hồ dạy cũng là 1 trong số mình đc học và theo mình suốt đời.
Theo mình thì điều kiện ở đâu cũng tốt nhưng ở Vn có thể cho con phát triển cho con tuổi thơ đẹp nhất và cũng cho con học được tiếng Anh từ khi còn nhỏ thì hơn Còn ở Nhật thì con gần mình đấy môi trường an toàn nhưng sẽ không phát triển hết toàn năng vốn có của chúng và tuổi thơ đẹp bao kỷ niệm lưu lại đến cuối đời của chúng
Nếu như anh không thích sự gò bó thì anh có thể đưa các con về Việt Nam để nuôi dạy chúng ở đây. Ở Việt Nam cũng có trường quốc tế , anh cũng sẽ không sợ mấy đứa con của mình không biết tiếng Nhật.Nhưng nếu như anh muốn con mình phát triển trong môi trường kỷ luật , và có sự riêng tư hơn thì cứ để chúng ở Nhật Bản.
Các cụ việt nam hay bảo gập gềnh sóng gió thuyền mới chạy . Cái gì càng an toàn thì dễ chịu thì càng khiến con người ta chủ quan và yếu đuối . Theo em thì môi trường việt nam cũng đã đáp ứng nhiều yếu tố . Sao anh không thử để chính con cái trải nghiệm và thu được kết quả .
Có 1 thứ người Nhật cực kỳ không thích ở người Việt đó là việc nói chuyện trong bữa ăn và nhai chóp chép. Thói ăn nhai chóp chép mình cũng rất khó chị vì thi thoảng họ còn làm bắn cơm ra cơ, một số lần mình đã chế giễu họ. Có lần mình được 1 anh bạn bảo rằng: trong bữa ăn điều quan trọng nhất là thấy thoải mái, nếu không cảm thấy thoải mái ăn sẽ mất ngon, nói chuyện để gia đình bạn bè thêm gắn bó và VN có câu "Trời đánh tránh bữa ăn" cho thấy được sự cần thiết phải thoải mái trong bữa ăn như thế nào. Mình cảm thấy anh ấy nói đúng. Nhưng nếu được thì những bạn ăn có thói nhai chóp chép nên nuốt hết trước khi nói sẽ đỡ bắn vào mâm cơm hơb
e ơi , VN lại rất muốn con cái được hưởng nền giáo dục của các nước phát triển e ah . môi trường của trẻ a thấy gồm 2 yếu tố chính - gia đình VS xã hội . về mặt xã hội thì ở VN xuề xoà quá , thế nào cũng được. . Còn ở Nhật thì quy củ nề nếp , trẻ e được giáo dục tốt hơn nhiều , nhưng nhược điểm là nghiêm khắc quá gây áp lực .
Người Mỹ luôn để trẻ nhỏ phát triển cảm xúc rất tự do, họ khuyên ko nên để cảm xúc bị kềm nén, vì như vậy rất nguy hiểm vì lâu ngày sẽ bị ức chế, sẽ ra bệnh tâm thần. Nên trẻ nhỏ hoặc ngay cả người lớn đều biểu hiện cảm xúc của mình rất tự nhiên, rất thật , ko cần phải đóng kịch hay giả vờ trong nhiều trường hợp. Họ thường sống thật với chính mình .
Cuộc sống quan trọng nhất là vui vẽ và hạnh phúc, có bạn bè, người thân và gia đình luôn ở bên cạnh quan tâm và chăm sóc cho nhau...tôi thật sự ko muốn 1 đứa trẻ lớn lên sống 1 cuộc sống ko cảm xúc, thiếu tình thương từ gia đình và phải sống 1 cuộc sống thiếu tự tin, phải luôn nhìn vào ánh mắt và suy nghĩ của người khác...cuộc sống phải tràng đầy năng lượng và 1 tinh thần lạc quan..
Người Việt Nam thì coi trọng gia đình là số 1 nên bọn trẻ nó được thoải mái nghịch trong khuôn khổ, người lớn dù là người lạ cũng quý bọn nhỏ vì mọi người coi trẻ con mà, còn người Nhật thì sạch sẽ cẩn thận quá và áp lực công việc nhiều nên mặt lúc nào cũng căng thẳng như tượng phật vậy không được vui vẻ như người Việt Nam
Cách dạy con ở mỗi nước mỗi khác anh ạ. Lúc nhỏ em sang nghịch ở nhà hàng xóm xong cô hàng xóm qua mắng vốn mẹ em. Và mẹ em cầm roi, bắt em quỳ dưới đất và đánh em 3 cái. Tuy đau nhưng em nhớ mãi đến bây giờ
Ở đâu cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt ,sống ở VN moi ng cởi mở vui vẻ ,nên trẻ em cũng vui vẻ ,tự do bộc lộ cảm xúc nên tâm hồn phòng phú ,và mọi việc vấp váp đều vượt qua ,ở Nhật ở trường học bạn ko đc nổi trội lúc nào cũng cào bằng nên nhiều khi hay bị ức chế dẫn đến bế tắc và đi vào đường quan ko giám tâm sự với ai ,ở VN trẻ em hơi bị giỏi ,vui vẻ hoà đồng ,giúp đỡ mọi ng vô điều kiện ,lòng nhân ái của ng VN đc dạy từ trong trứng ,bạn có thể đi dọc chiều dài đất NC ko cần tiền vẫn có ng cho ăn ,đi nhờ xe ,ở nhật anh ,chị em ruột mà 5 năm ko gọi điên cho nhau ,VN tuyêt đỉnh
Mình nghĩ câu trả lời là hãy dạy con theo cách của riêng bạn. Bạn đã có 1 ưu thế rất lớn là được trải nghiệm phương pháp dạy con của cả 2 nền văn hóa có tính cách gần như trái ngược nhau hoàn toàn, hi vọng bạn có thể hài hòa lấy những ưu điểm của mỗi bên để nuôi dạy cho con
Mình nuôi con ở nhật và đã từng gặp.con mình năng động vào nhà thuốc mua bỉm cà chạy chọn bỉm rồi hét lơn bỉm anpanman rồi 1 ông nhật tự dưng hét vào còn mình おまえうるさい mình giật cả mình.nhưng sau đó mình đã chưởi ng nhật đó. Đó cũng chỉ là trẻ em sao mày lại hét lớn thế xong người nhật đó chạy đi. Giờ thì mình đã hiểu nhưng mà hơi thất vọng về lối suy nghĩ của người nhât. Và mình quyết định 2 năm nữa sẽ cho con về việt nam học tập
trẻ ngoan thì chắc chắn k phiền ai cả mọi người cũng sẽ vui vẻ nhưng nếu trẻ mà cái kiểu "con nít nó có biết gì đâu" thì phải coi lại, môi trường đất nước nào cũng vậy đều nằm phần lớn ở cha mẹ, cha mẹ dạy con tốt thì ở đất nước nào cũng không là vấn đề ạ.
Ở đâu cũng có mặt tốt xấu bạn ah. Môi trường, xã hội, nhận thức mỗi con người khác nhau, có chút tác động ở môi trường lên con người. Hãy thích nghi hòa nhập một cách tích cực...tự bản thân nhận ra điều tốt đẹp cuộc sống.
Có lẽ điểm khác là người Nhật thường đảm bảo mọi thứ luôn luôn đi theo đúng kế hoạch và quy tắc. Ngoài ra tư tưởng cá nhân và lòng tự trọng khá cao. Vậy nên người Nhật khá sợ mọi thứ không theo đúng lịch trình và quy định, họ sợ những thứ ngoài vòng an toàn. Trong khi người Việt Nam thường quen với rủi ro lâu dài và tính chất biến đổi của tình huống. Vậy nên người Việt không quá khép mình vào một quy tắc ,không sợ làm phiền/hoặc bị làm phiền (vì tính chất cộng đồng liên kết không nhất quán,ít quy củ), bản chất người Việt ít khi quan trọng hoá vấn đề. Vì vậy nên họ rất lạc quan và ít bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng nó lại có vấn đề khác khi dễ có xích mích nội bộ và tự do quá mức trong một cộng đồng
Đó cũng là trăn trăn trở của em nói riêng và nhiều bà mẹ đua con sang nhật sinh sống ạ,ppken có thể làm sâu hơn và phân tích sâu hơn về cách nuôi dạy con ở nhật bản được không ạ
Đc điểm cao mà còn ko đc vui nữa hả, nghe áp lực quá. Dù gì cũng phải biết tôn trọng bản thân trc chứ nhờ, ít nhất mình phải vui vẻ thoải mái miễn ko làm hại ai thì thôi chứ, sống rón rén từng chút một vậy thì stress lắm, nhất là trẻ em nữa.
Với mình, mình thấy việc dạy dỗ con cái ở Nhật tốt hơn nhiều so với Việt vì lý do này: 1. Đứa trẻ được hưởng nền giáo dục cơ bản tốt, môi trường phát triển an toàn, việc người dân có sự nghiêm túc cao cũng khiến trẻ trở nên độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề cá nhân và xã hội So với Việt nam tuy cũng rất độc lập nhưng thực sự là rất khó và môi trường cũng không đủ tốt để phát triển tâm hồn mạnh mẽ cho trẻ. 2. Sau 18 tuổi, khi trẻ nhận hết các chương trình học tập, xác định ước mơ và mong muốn. Có thể cho trẻ thử với môi trường nhật việt và trẻ sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình.
Mỗi đất nước đều có mỗi nét văn hoá khác nhau đc hình thành từ xa xưa Nhưng mà Việt Nam vẫn nên học theo Nhật Bản cách giáo dục cho trẻ em ý thức bảo về môi trường cách xử lý rác, ko vứt rác bừa bãi …từ nhỏ sẽ rất tốt cho tương lai cuộc sống.
Đúng là ở VN thì dễ hơn bên Nhật rất nhiều đấy PPK, nhưng mà cũng không tránh khỏi được những rắc rối. Em ở VN cũng khó lòng để học hỏi được nhiều thứ, về phần chính trị của VN, về phần bị những người xung quanh làm phiền nữa!! Những người xung quanh hát karaoke với cải nhau um sùm và mình cũng kh ý kiến gì được, cho dù mình ý kiến thì cũng bị chửi luôn đấy PPK!! Ở đâu cũng chịu đựng những cái khó khăn khác nhau thôi à..
Ở nhật tốt hơn rất nhiều về cả cơ sở giáo đục chất lượng giảng dạy. Trẻ ở nhật đc học tính kỷ luật tự lập tiên học lễ. Còn ở vn thường chú trọng đến kết quả học tập học học học ở lớp chưa đủ học thêm t7 rồi học ở nhà cô.
Sống được thoải mái tự do với cảm xúc của mình là tốt nhất. Ở Nhật mình thấy nhiều cái thật vô lý. Ví dụ như con của a được điểm cao con vui mừng thì cứ vui mừng ra cho những bạn điểm kém thấy vậy mà phấn đấu lên để được điểm cao chứ. Lại còn phải tự vui trong lòng. Chả hiểu nổi.
Thật ra mình cũng k biết cách dạy con thế nào cho tốt, nhưng đúng một đứa trẻ hạnh phúc tự tin và thể hiện được điều mình mong muốn đôi khi lại sẽ khó để tâm đến cảm xúc người khác. Nói chung, con người vừa tự tin, vừa làm được điều mình muốn lại còn tinh tế không khiến ngkhac buồn mình nghĩ sẽ rất khó và nếu có thì người đó không hạnh phúc nổi đâu. Nên cái gì cũng phải vừa đủ, tự tin vào bản thân vừa đủ để không tự kiêu, làm điều mình thích trong phạm vi hợp lý và vừa đủ để không ảnh hưởng đến những người thân xung quanh mình. Mọi tính cách theo mình thấy nếu có giới hạn thì sẽ rất tốt. Đơn giản, ai tốt quá cứ thích giúp đỡ ngkhac dù người kia không muốn thì cũng xem là một dạng làm phiền rồi! Nên cái gì cũng phải đủ và đừng vượt quá giới hạn. Khi ở 1 mình thì thích làm gì thể hiện gì cũng được 😂
Ở VN thì, thích thì nói là thích không thích thì nói k thích hoặc có thể cười không nói vì sợ người khác không vui. Nhưng sẽ không nói là thích nghe giả tạo nên thoải mái hơn vì sẽ k phải dối lòng. Người Nhật lúc nào cũng sợ mất lòng sẽ nói lời giả tạo lâu thành quen. Bức xúc giữ trong lòng sẽ khép kín lâu thành trầm cảm không tốt
Thì cứ nuôi bên nhật đến 18t rồi đưa về vn cho trãi nghiệm và tự chọn thôi. Lúc đó cũng chưa muộn để con thay đổi suy nghĩ, như ppk cũng trưởng thành rồi mới tiếp xúc văn hóa việt nam và bị ảnh hưởng mà.
Giả sử như nuôi dạy con của mình thì ở Việt Nam tốt hơn hay là ở Nhật Bản tốt hơn ?
自分の子供を育てるとしたらベトナムがいいのか、それとも日本がいいのかどっちでしょうか?
Mọi người hãy để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận cho PPK biết nhé.
みなさんの意見をコメント欄で教えてください😄
Em thì nghĩ mỗi nơi có một điểm mạnh riêng:
1. Nếu nuôi dạy con ở Nhật: các bé sẽ được giáo dục tự lập, xây dựng ý thức, kỷ luật từ nhỏ để sau này lớn lên phải làm người có ích cho xã hội... Tuy nhiên, giáo dục Nhật hơi thiên vị về việc "mỗi cá nhân phải vì cộng đồng" mà quên mất việc "một cộng đồng lớn được hình thành từ những cá nhân nhỏ bé", ví dụ như các bậc phụ huynh Nhật hay căn dặn con không nên làm phiền người khác, phải luôn cẩn trọng trong hành động để không ảnh hưởng tới mn xung quanh. Về vấn đề này, người VN bọn em hay gọi là "một người vì mọi người, mọi người vì một người", nếu để giúp đỡ một ai đó, việc ôm phiền vào người đối với bọn em là một điều vô cùng nhỏ nhặt, không đáng bận tâm
2. Nếu nuôi dạy con ở VN: Theo em giáo dục VN vẫn nên học hỏi Nhật về những phép tắc ứng xử, trách nhiệm xã hội! Nhưng ở VN, các bé sẽ luôn được nuôi dạy, nâng niu, giáo dục bằng tình yêu không chỉ riêng của bố mẹ mà là của cả cộng đồng. Phụ huynh VN cũng hay dặn con cái phải chú ý tới mọi thứ xung quanh, nhưng các bé là trẻ con, việc hiếu động gây ảnh hưởng tới người khác là điều không thể tránh khỏi! Nhưng thay vì nghiêm khắc nhắc nhở các bé như "không được làm phiền mn xung quanh", "điều tiết cảm xúc", "tiết chế hành động" như phụ huynh Nhật thì em thấy hầu hết người lớn ở VN sẽ chỉ rõ cho các bé lỗi sai của các bé ở đâu và tại sao không nên làm vậy! Bởi các bé vẫn là trẻ con, "học hỏi từ sai sót" cũng là một cách hay để trưởng thành chứ không phải "né tránh phạm sai sót" như ở Nhật!
^^
@@leetuninjapan1678
Cảm ơn bạn chia sẻ ý kiến của bạn nhé !
Mỗi một nơi đều có ưu nhược điểm của riêng mình, mỗi nơi đều có người này người kia, mỗi nơi đều có Đặc tính tốt và xấu của Dân tộc, đặc biệt là 2 xã hội khác nhau dù có chung văn hóa Á Đông. Nhưng nhìn nhận khách quan của CÁ NHÂN mình thì thấy, Nhật Bản đã đạt Đỉnh của sự Phát Triển rồi và Nhật Bản ngày càng già hóa còn giới trẻ Nhật hiện tại ngày càng nhiều bệnh xã hội, cuộc sống khá áp lực, buồn tẻ và thiếu sự sôi động, nhộn nhịp và gò bó (đôi khi nếu có thì đó chỉ là sự vội vã). Còn Việt Nam hiện tại đang phát triển rất nhanh, có sự hội nhập sâu rộng với quốc tế, giới trẻ đông và người Việt thường kết hôn sớm đồng thời sẽ đẻ con sau khi kết hôn, vì vậy trẻ con, người trẻ xuất hiện ở mọi nơi, luôn có tiếng cười nói. Ở Việt Nam hiện tại cũng có cơ hội để bản thân phát triển như khởi nghiệp, buôn bán, làm việc tại các Doanh nghiệp quốc tế hoặc Việt Nam, chán chán thì đổi việc chứ không gò bó, bên cạnh đó nhiều loại hình để tận hưởng thư giãn và cân bằng tâm trạng chứ không chỉ có CÔNG VIỆC, người Việt học cách cân bằng GIA ĐÌNH+ CÔNG VIỆC+ GIẢI TRÍ. Du lịch Việt Nam cũng ngày càng phát triển và thu hút được đông đảo quốc tế, người Việt không thiếu chỗ đi du lịch và nghỉ dưỡng bởi sự đa dạng của thiên nhiên và đa dạng loại hình du lịch (như nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, trải nghiệm, khám phá, tâm linh v.v). Với tính cách người Việt ngàn đời nay thì "tình cảm gia đình", "tình làng nghĩa xóm", hay những truyền thống lâu đời như "thờ cúng tổ tiên", "uống nước nhớ nguồn", "biết ơn" sẽ luôn được lưu truyền cho thế hệ sau vì vậy người Việt luôn thân thiện, hiếu khách, sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ mọi người. Thêm nữa tập quán người Việt là luôn đoàn kết nhất là khi gặp khó khăn (như chiến tranh, hay Đại dịch Covid 19 vừa ròi) đó là lý do hơn 4000 năm lịch sử Việt Nam không thể bị đánh bại ( từ Trung, Mông Cổ, Pháp, Nhật, Mỹ, Polpot,v.v), bên cạnh đó luôn kế thừa, học hỏi những điều tốt đẹp của các nền văn hóa khác biến nó thành của mình đồng thời giữ gìn thật tốt để không phai nhạt văn hóa của chính mình. Điều đó giúp Việt Nam luôn thấm đẫm TÌNH NGƯỜI, sự TÌNH CẢM, luôn HƯỚNG VỀ GIA ĐÌNH NGUỒN CỘI. TRẺ EM CHÍNH LÀ TƯƠNG LAI
@@atnb8148 bạn nói hay quá , mong cho ppk đọc hiểu
日本にマインに住む、一時的にベトナムに住むとかですね。両方の国の文化や性格も吸収できたらどう思いますか?
ただし、こういうやり方でも不便なところもありますね。親の仕事の影響が与える可能性があるからです。また、子供達に対して、どっちの国の文化や性格でも、充分に吸収できず、結局何パーセント日本人、何パーセントベトナム人なのかになりますね。
そう言った違うところで、いじめられる可能性があると思います
上記の考えはやはりいい面も、悪い面も並行に存在するかもしれません。
もし日本で子育てする場合は、多分以下の意見でいいかもしれません
1)よく交流会に行かせる(国際交流会であればいいなと思います)
学校でそういうように教えられましたが、交流会で他の国の子供達に接したら、他の子が自分の表情や意見などちゃんと見せるようにするから、もしかしてカイ君とミちゃんもそういうことだんだんなれて行くかもしれません。
また、交流だから、自分のこと皆に教えたり、他人のことを聞いたりとかではないですか。受け身の改善でアクティブになるはずです。
2)絶対スポーツをやらせてあげたほうがものすごくいいと思います。
バスケ、サッカー、野球。。。何でもいいですね。健康のためだけではなく、チームワークも鍛えられ、目標達成するため、チームメンバの強い面を発揮するや弱い面をサポートするなどということを通ると相手のことちゃんと関心するの練習ですかね。
さらに、きついな練習でメンタルのトレニングも繋がるきっと強くなれる。大変のことがある時、簡単に諦める人間にならないと思います。
また、チームで皆で勝つの目標で練習一生懸命したから、優勝できたら、心で喜ぶではなく、絶対外に表現すると思います。
学校で学んだことは絶対足りないので、親としてはどうすれば、子供の気づいた欠点や不足のところを補うのか考えないといけないですね。
ちょっと長いですが、不明な日本語も存在するかもしれません。ごめんなさい。PapaKenに参考できたら、幸いです。
PPK vừa cho chúng ta thấy được ưu và nhược của phương pháp dạy con ở hai quốc gia.
Ngoài ra, PPK cho thấy là: bản thân PPK cũng khao khát được thể hiện bản thân.
Tuy nhiên, cái mong muốn đó lại bị kìm lại.
Do hồi còn nhỏ được dạy như thế.
Có lẽ do PPK cũng có dịp tiếp cận với văn hoá Việt Nam.
Nên PPK bây giờ mới có sự lưỡng lự về cách dạy con.
Sự lưỡng lự này cho thấy: PPK muốn người con của mình phát triển một cách tự tin.
PPK không muốn lặp lại quá trình trưởng thành của bản thân, lên người con của mình.
Điều duy nhất có thể khuyên PPK là: hãy giao thoa cách dạy con giữa hai nền văn hoá.
Không cần phải chọn một bên nào.
Cứ đơn giản là giao thoa cả 2 phương pháp.
Việc PPK làm UA-cam, cũng là cách PPK thể hiện nhiều hơn về bản thân.
Cũng như cuộc sống ở Nhật.
việc thể hiện bản thân ở Nhật có vẻ như là hơi khó nhỉ
Cmt chất lượng quá bác ơi
Nhưng tôi nghĩ nếu ở Nhật thì cách dạy con với sự giao thoa của hai nền văn hóa là ko thể nhé bạn. Bởi vì khi bạn ở Nhật, bạn sẽ luôn tiếp xúc với người Nhật và văn hóa Nhật... nên bạn ko thể làm được điều khác hơn được....
B giống như 1 gv dạy văn vậy. Phân tích rất hay
Thực ra tuỳ từng môi trường mà sẽ đào tạo ra cho mỗi người một kiểu tính cách khác nhau. Mình thấy ở Nhật hầu như mọi người đều có tính hướng nội, thích được yên tĩnh và không bị làm phiền, còn ở VN thì mọi người thường sẽ có tính hướng ngoại nhiều hơn, thích kết giao và nói chuyện với mọi người xung quanh hơn
Con mình 1 bé qua Nhật từ lớp 1, 1 bé từ lớp 4. Mình ở Nhật 5 năm rồi. Mình ở VN cuộc sống khá giả, là trưởng phòng của 1 kênh truyền hình nhưng qua đây mình chỉ làm việc baito thôi, phải hi sinh bản thân rất nhiều. Cá nhân mình thì thấy cuộc sống ở Nhật phù hợp cho con hơn. Nhật giúp con mình tự lập, tự do bày tỏ ý kiến trong trường học, nhiều kiến thức thực tế hơn, yêu thiên nhiên động thực vật. Môi trường cũng trong sạch an toàn. Ở VN cũng rất tốt nhưng mình ở TP lớn nên rất sợ tai nạn giao thông và ô nhiễm, kẹt xe, ngập nước. Nhưng ở VN thì bản thân mình có nhiều cơ hội phát triển và có tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, mang tính chất cộng đồng hơn.
Mình đã định về VN sau 1-2 năm nhưng cả 2 con đều muốn sống ở Nhật và thích đi học ở Nhật. Mặc dù ở VN mình cho con học trường dân lập cơ sở vật chất khá tốt. Lúc mới sang Nhật 2 đứa khóc lóc đòi về VN, nhưng giờ đã yêu mến Nhật lắm rồi. Mình cũng là mẹ đơn thân, nhưng vì con và vì mình cũng thích Nhật Bản nên mình đã ở lại đến giờ.
Gửi PPK: tuỳ mỗi gia đình sẽ có lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên đứa con thích sống với ai và sống ở môi trường nào con thấy tự tin thì đó là nơi phù hợp cho con. Đây chỉ là khó khăn tạm thời thôi.
Chúc bạn và những người thân mọi điều tốt đẹp dù có ở đâu nha!
Nếu cho con học ở nhật xác định ở nhật hẳn và sau này con cái sang 1 nước khác khá khó với văn hóa khép kín ở nhật. Nếu có điều kiện hơn thì nên đưa con sang mỹ úc hay thụy sỹ.
@@hungtienbuio8093 tuỳ quan niệm mỗi người à bạn! Mình thì thấy Nhật rất phù hợp và tốt cho gia đình mình nên vẫn định hướng ở Nhật luôn. Còn chuyện sang nước thứ 3 là của tương lai, chứ hiện tại cũng như du học rồi kkkkk
Văn hóa của VN là con cái phụng dưỡng cha mẹ khi về già,gia đình về cơ bản là vui vẻ,trẻ con thì dc sống đúng nghĩa của trẻ con,vô tư nô đùa thậm chí gào thét bất kề nơi nào,tất nhiên mặt khác VN cũng có nhiều cái chưa tốt nhưng đảm bảo 1 điều là đứa trẻ dc sống và lớn lên ở VN sẽ tình cảm vô tư,thoải mái hơn rất nhiều
Cá nhân mình thì cảm thấy môi trường để dạy cho trẻ nhỏ ở Việt Nam tốt hơn ở Nhật, mặc dù có thể môi trường lao động, sinh sống và học tập ở Nhật Bản rất tốt.
Trẻ con hồn nhiên, vui tươi, người lớn có nhiệm vụ giáo dục và uốn nắn các em, nhưng không vì thế mà áp dụng những suy nghĩ của mình lên các bé.
Ở Nhật thì bởi vì môi trường các em ai cũng đều như thế, nên nếu PPK dạy Kai làm khác đi, rất dễ khiến Kai trở nên cá biệt.
Môi trường nào cũng đều có hai mặt, nhưng ở Việt Nam, miễn là một đứa bé không quá nghịch, có gia đình tốt, thì khả năng hầu như đứa bé ấy sẽ trưởng thành một người tốt.
Như trường hợp của Kai, ở Việt Nam có thể sẽ có bạn vì điểm kém mà khó chịu, ganh tỵ, nhưng hoàn toàn không phải lỗi của Kai. Vì bạn ấy lười học, xấu tính, vậy nên người lớn sẽ đốc thúc bạn học, dạy bạn sống rộng lượng, không nên ghen tỵ.
Kai có quyền vui vẻ, có quyền ngây thơ, quyền hoạt bát, vì Kai là trẻ con, cô giáo sao có thể tước đoạt những quyền đấy của Kai.
Nếu Kai lớn lên thì sẽ khác, nhưng cũng chẳng ai vì người khác điểm tốt hơn mình mà khó chịu, nếu có thì là do mình nhỏ mọn, hoặc người kia thích khoe khoang. Tóm lại là việc quá mức phán xét ngừơi khác, để ý đến người khác để rồi tự gò bó bản thân là không tốt, dễ khiến bản thân trong ngoài khác nhau, tự tạo áp lực cho mình và người xung quanh.
Nếu PPK chịu đánh đổi nếp sống tiện lợi, văn minh, tự tin bản thân có thể uốn nắn dạy bảo con cái, thì môi trường ở Việt Nam sẽ tốt hơn Nhật.
Mình nghĩ hai bé Kai và Mi nếu sống ở Việt Nam sẽ giàu tình cảm, hoạt bát, thân thiện hơn so với lớn lên ở Nhật, dù gì thì đó cũng là mặt tốt của người Việt.
Lớn lên thì về Nhật sinh sống cũng tốt.
coi video của PPK vừa giải trí, vừa học tiếng Nhật, vừa mở mang góc nhìn giữa 2 xã hội, 2 đất nước. Quá bổ ích ạ! Sẽ luôn theo dõi và ủng hộ anh!
Ở đâu cũng vậy, dù ở Nhật hay Việt Nam thì cũng đều có ưu và nhược điểm. Những người thích yên tĩnh sẽ thích sống ở Nhật hơn, những người thích náo nhiệt sẽ ưu tiên Việt Nam hơn, không có nơi nào tốt nhất cả, chỉ có nơi phù hợp với bản thân và gia đình nhất thôi.
Còn về vấn đề an toàn thì cũng tùy người nghĩ, ở Nhật thì có biến thái, ở Việt Nam thì có trộm cắp nhiều. Vậy nên người Nhật mới có văn hóa không thích bị làm phiền, bị quay phim chụp ảnh, nên ưu điểm là bản thân cũng không bị làm phiền. Còn ở Việt Nam thì sẽ tập được thói quen nâng cao cảnh giác ở mọi nơi cũng như ý thức tự giác bảo quản tài sản cao.
Và đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân thôi.
Vâng, tôi cũng lo lắng về biến thái của Nhật khi Mi lớn lên
@@PAPAKEN4 ở vietnam thì không lo cái này lắm nhé . Khi bị gặp biến thái chỉ cần hét lên là mọi người sẽ xúm vào cứu và đánh , chứ k có chuyện mọi ng sẽ đứng nhìn và “sợ phiền “ đâu Ken nhé
@@PAPAKEN4 Ở Việt Nam chỉ sợ trộm cắp vặt thôi, nhưng mình đánh giá cao Miền Bắc an toàn hơn Miền Nam nhất là Hà Nội, bởi tính người Bắc sẽ nóng tính hơn, đặc biệt ở Hà Nội nhiều Sở, Ban, Ngành, cơ quan Chính Phủ vì vậy công an và bộ đội rất nhiều. Có thể anh chưa biết ở Hà Nội rất nhiều công an ngầm cải trang là Shiper, grab, thợ điện, bán hàng rong v.v Và mỗi khi trộm cắp bị dân Hà Nội bắt thì phải gọi Công An bảo vệ trộm cướp nếu không sẽ bị người dân đánh.
@@PAPAKEN4 học võ thôi
Đúng là Việt Nam náo nhiệt, dễ cởi mở với nhau hơn nhỉ. Tính mình không giỏi kết giao, trò chuyện nhiều với mọi người nên mình vẫn thích sự cởi mở, vui vẻ, thân thiện ở Việt Nam nhất. Vì dễ kết bạn hơn, mọi người quan tâm tới nhau, giúp đỡ nhau nhiều hơn, dù đôi khi sự "quan tâm" hơi quá sẽ khiến mình hơi phiền, nhưng mình không thấy ghét. Học và nghiên cứu về văn hóa Việt Nam sẽ càng hiểu vì sao người Việt Nam có những tính cách đó, và càng cảm thấy yêu đặc trưng đó hơn ^^
Sống ở Nhật , an toàn thực phẩm , an toàn giao thông , khí hậu ít ô nhiễm , đó là điều tuyệt vời cho con trẻ và mọi người . Ở VN sống vui vẻ thoải mái không áp lực nhưng cũng không thể bằng Nhật xét riêng đối với 2 con của bạn. Nếu là mình nhỏ sẽ để con ở Nhật lớn cho chúng về VN sống để chúng tự lựa chọn
Bạn sai rôi... Minh qtich mỹ... Những cách trẻ con mỹ thick đc hoạt động, giải trí, khám phá rất thoải mái.. Và khá giống việt nam.. Lơn lên sẽ có cách sống tự di hơn...
Hôm nay mình mới biết đến kênh của papaken , thực ra mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau , ở đâu cũng có mặt này mặt kia , nhưng ở nhật như mình thấy họ sống rất có trách nhiệm ,ý thức cao và môi trường sạch sẽ , nhưng vì họ luôn lúc nào cũng phải ko làm phiền người khác ,và để ý cảm xúc của người khác ko để người khác buồn , vậy lên mình có cảm giác ko được thoải mái ko được bộc lộ cảm xúc ,ko được là chính mình nữa ..., lên như vậy ở nhật rất buồn , còn về việt nam mình gia đình luôn sống quây quần anh em bà con hàng xóm rất vui vẻ , trẻ em lớn lên rất thoải mái chỉ cần gia đình có nề nếp giáo dục tốt là trẻ rất ngoan , ôi những ngày tết truyền thống của việt nam thì thôi khỏi phải nói cho dù giàu hay nghèo thì tết vẫn vui , và xem những trận bóng đá của việt nam thì biết người việt nam vui vẻ thân thiện đến nhường nào , và khi miền trung ko may bị lũ lụt cả đất nước hướng về , lên ở việt nam mình thấy rất tốt mà , sau này lớn lên các bé lại sang nhật sinh sống vẫn ok , chúc gđ bạn luôn vui vẻ 🇻🇳
Đúng rồi! Không có nơi nào là hoàn toàn chỉ là chọn một nơi phù hợp với gia đình mình thôi. Tự dưng nhớ đến một câu trong cuốn " Ami cậu bé của các vì sao" có nói đến một hành tinh nơi mà trẻ con thì sống đến 100 tuổi còn người già thì chỉ sống đến 4 tuổi thôi. Vậy chắc là nơi đâu có nhiều trẻ con thì nơi đó nhiều hạnh phúc hơn vì trẻ em thì vô tư thuần khiết và nhiều tiếng cười 😉 Kỷ luật là điều cần thiết để phát triển kinh tế và tư duy logic nhưng tình yêu thì chỉ xuất phát từ trái tim thôi 💗💗💗
Rất tiếc hai cái này lại khó xong hành
Thật ra, văn hóa "sợ làm phiền người khác" có lẽ xuất phát từ tình yêu thương người khác. Tuy nhiên, để sống hạnh phúc, ta cần phải yêu thương bản thân nữa. Yêu thương bản thân là hiểu rõ về bản thân, tôn trọng cảm xúc, nhu cầu của chính mình, bao dung, chấp nhận chính mình, khác với ích kỷ. Mình có cảm giác người Nhật cho dù có rất tốt, luôn nghĩ cho người khác nhưng không hạnh phúc vì họ đối xử tệ với chính mình, không tôn trọng chính mình, không thể hiện được con người thật của mình, không yêu thương bản thân ạ. Dù là dân tộc nào, 1 người chỉ hạnh phúc khi họ biết kết hợp hài hòa giữa YÊU BẢN THÂN & YÊU NGƯỜI KHÁC, YÊU THIÊN NHIÊN thôi ạ.
Đồng ý suy nghĩ của bạn
Người Nhật suy nghĩ không làm phiền người khác và cũng không muốn bị làm phiền.Đó là sự khác biệt có đi có lại.
Cho con học ở Nhật là phương án tối ưu anh ạ.Còn về tự tin thì bố mẹ sẽ luôn khuyến khích,động viên tạo điều kiện cho con thể hiện bản thân trong gia đình.Anh đã nhìn ra mặt hạn chế của Nhật thì anh sẽ điều chỉnh nó cho con.Nói gì thì nói gia đình vẫn đóng góp quan trọng hơn việc hình thành tính cách con cái.
Video của ppk ngày càng cuốn hút và chất lượng. Thực sự là 1 kênh chất lượng. Từ tiếng nhật đến văn hóa, suy nghĩ đều rất chất lượng lắm luôn
Mỗi một nơi sẽ có những đặc điểm văn hóa, giáo dục khác nhau, có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Người Nhật rất để tâm đến thái độ của người khác nên thường tránh làm phiền đến người khác đồng thời cũng ít bày tỏ thái độ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Đó vừa là điều tốt vì chính từ những cách ứng xử như vậy tạo nên sự tinh tế trong giao tiếp đồng thời tạo nên một môi trường mà tất cả đều tôn trọng nhau từ đó xây dựng nên một xã hội kỷ luật, chính từ đặc điểm đó mới có thể tạo nên đất nước Nhật giàu có như hiện nay. Nhưng đó cũng là điều xấu vì hệ quả của việc quá kỷ luật như vậy nên người Nhật thường được cho là cứng nhắc, thiếu khả năng thích ứng linh hoạt và ngại bày tỏ ý kiến cá nhân. Việt Nam thì ngược lại, người Việt rất phóng khoáng, hào sảng tạo ra ấn tượng cho người nước ngoài rằng người Việt thân thiện, mến khách, sống ở Việt Nam tự do, thoải mái. Điều đó đúng khi đem so với một xã hội đầy kỷ luật như ở Nhật nhưng mặt xấu của sự to do đó là một lối sống bừa bãi, ít để tâm đến xung quanh như không biết giữ vệ sinh chung, gây ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh...và hệ quả tầm vĩ mô là từ tư duy tự do thái quá như vậy, người Việt làm việc thiếu hiệu quả, nền kinh tế khó mà có thể có những bước phát triển thần kỳ như Nhật Bản. Mình là một người Việt đang sống ở Nhật, cá nhân mình để lựa chọn cho con học tập ở Nhật hay Việt thì mình sẽ chọn Nhật, sau khi cân đối tất cả các yếu tố lợi hại.
Vui khi giải được một câu hỏi còn không được thì quá sai rồi , em nhớ lúc tiểu học còn đâu cả lớp cùng nhau tranh giành giải câu hỏi của cô , cả lớp vui biết dường nào , như cái chợ vậy á . Vui thôi đừng vui quá lố là được , không ai cấm được niềm vui , niềm vui có thể truyền nhiễm đó anh .
PKK là 1 người tình cảm nên mình nghĩ cho con sống ở môi trường VN thì sẽ giúp trẻ con lớn lên sẽ có nhiều cảm xúc và quan tâm đối với những người xung quanh hơn
Nếu muốn con tự lập và có trật tự nề nếp, học trong môi trường tiện ích thì nên chọn Nhật. còn muốn con tự do lớn lên không ngò bó và tình cảm thì chọn Việt Nam.... Mình thấy ở Việt Nam gia đình có điều kiện 1 chút, bố mẹ thường xuyên tâm sự chia sẻ với con vừa là bố mẹ vừa là bạn của con hầu hết đều là những đứa trẻ tốt và tình cảm.
Video sâu sắc quá ppk ơi🥰
Cảm ơn ppk đã chia sẻ những nỗi niềm của người cha 🥰
Mình rất thích cách người Nhật dạy con. Đi đâu chúng cũng có thể tự lập, im lặng làm mọi thứ. Người Việt mình dạy con theo cách nuông chiều lắm, muốn gì được đó nên làm hư đứa trẻ. Đi mấy chỗ đông người cứ thả chúng chạy rong, la hét làm phiền mọi người tự do. Bởi mình rất ngại cho con ra mấy chỗ như vậy, ngoại trừ sân chơi cho trẻ em. Hi vọng PPK làm nhiều vlog hướng dẫn dạy con theo cách của người Nhật để mình có thể học hỏi theo nhé. 😀
Nếu muốn con mình tự tin, vui vẻ hoạt bát, năng động với các sự thay đổi thì môi trường VN là phù hợp. Nếu muốn con phát triển 1 cách độc lập, nề nếp, trầm tính thì môi trường Nhật là phù hợp. Mỗi 1 lứa tuổi sẽ có 1 đặc điểm riêng. Trẻ con cần fai đc sống đúng tuổi của chúng: hồn nhiên, vui vẻ, ko thể bắt chúng ko đc thể hiện cảm xúc quá mức trước người khác. Ko fai là ng VN thì khen VN nhưng e vẫn thích cách giáo dục của VN hơn Nhật
Một người trưởng thành và tới Nhật bản sinh sống và làm việc nhiều năm thì mình cũng cảm thấy rõ ràng tâm lý ngại làm phiền người khác , chần chừ thiếu tự tin và thiếu quyết đoán của một bộ phận người Nhật . Cùng với một sự việc nếu như người việt nam nghĩ là oke cứ làm thử đi sai thì thôi làm lại thì người Nhật sẽ nghĩ rằng “ tôi không biết , tôi không nên động vào “ tâm lý này ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân rất là nhiều vì người Nhật đã tự khống chế và kìm nén bản thân từ trong suy nghĩ đến tư duy khiến cho nhiều thứ đơn giản trở nên phức tạp và nghiêm trọng một mức độ không cần thiết . Việt Nam thì công nhận lại thiếu an toàn , tính cẩn thận hơn so với nhật bản hơn nhưng cuộc sống luôn nhiều biến số không ngờ tới được mà người việt nam luôn biết cách thích nghi tốt hơn so với người Nhật . Vì trong lối sống suy nghĩ cũng có nhiều sự tự do hơn người Nhật bản . Mỗi quốc gia đều có những đặc chưng riêng và không đâu là hoàn hảo cả nhưng nếu mình chọn thì mình sẽ chọn Việt Nam
Không phải là cẩn thận mà là thiếu tự tin.
Một nền văn hoá máy móc - không có tính sáng tạo và đột phá . Nhật Bản đang đi lùi so với thế giới
@@tiktoktiktok7958 bạn đang đánh giá quá thiếu khách quan vì trước khi đi lùi thì họ đã bỏ xa nhiều nước hàng chục năm phát triển rồi bạn ah
@@vutran1160:…. Đúng, NB bỏ xa rất nhiều nhiều nhiều quốc gia hàng trăm năm là đang khác.
Tâm lý “tôi không biết, tôi không nên động vào, vv” nếu để ý kỹ, van hoá Mỹ cũng có cái này. Vậy thì đây có phải là vì sự thiếu tự tin của người Mỹ hoặc Nhật?? Nếu nhận xét/đánh giá sự việc theo nhân sinh quan của người VN thì có lý. (Tuy nhiên, phải coi lại coi nhân sinh quan của người V mình đã chuẩn chưa?)
Còn nếu phân tích theo cách nhìn của người Mỹ (xin lỗi các bạn nhé, biết có một số không thích so sánh với Âu Mỹ nhưng cũng phải so sánh khách quan thì mới thấy được sự tương phản , và từ đó mới nhận ra được đâu là mấu chốt của vấn đề. Còn nếu các bạn không cho là nhân-sinh-quan Viet có vấn đề, thì xin bỏ qua phần này. Xin lỗi nhé.) thì đây là thể hiện sự can trọng/thận trọng trong suy nghĩ/lời nói/hành động. Đây không phải là sự cố tình tỏ vẻ/làm màu ra sự khiêm nhường, nhưng đây là sự thể hiện sự khiêm nhường một cách tự nhiên từ trong cách suy nghĩ/hành động. Mình nói đây là nhân sinh quan tổng quan của văn hoá Mỹ nhé. Đương nhiên là có sự ngoại lệ, tuy nhiên, đại đa số họ không muốn áp đặt ý kiến/cách làm/cách nghĩ/cách hành xử lên một người khác (không gia trưởng). Đ ây là nói đến net văn hoá, còn những trường hợp ngoại lệ cá nhân thì cũng không hiếm đâu. Nếu tư duy/hành xử như vầy (Mỹ , Nhật, vv) thì xã hội sẽ rất có quy củ, vận hành rất khoa học, trật tự, ngan nap về lâu dài, tuy nhiên trong nhất thời có vẻ chậm chạp, rườm rà mất thời gian. Một thí dụ điển hình, trong dịch COVID-19, vì chính quyền TQ là trung ương tập quyền, cho nên đã có những phản ứng rất quyết đoán, nhanh lẹ như xây bệnh viện to lớn trong một thời gian kỷ lục, vv. Trong nhất thời ngăn hạn như nguy cấp, đây rõ ràng là một lợi thế, nhưng các bạn hãy nhìn kỹ nhé, TQ từ hàng mấy ngàn năm nay là một thể chế trung ương tập quyền và xã hội luôn luôn loạn lạc, xáo trộn, bất ổn, tiêu diệt nhau để tranh sống.
Còn nếu muốn một xã hội thịnh trị về lâu về dài thì phải bắt chước những xã hội như NB thôi. Và một thí dụ điển hình khác của xã hội Nhật mà tất cả trên thế giới khâm phục là cách người dân trong thị trấn no bị động đất, bị lo hat nhân ro ri vv, nhưng dân chúng vẫn giữ trật tự, sắp hàng không chen lấn để nhận cứu trợ. Không có sự hỗn loạn, xáo trộn, hoi của, giành giật. Đấy là kết quả của cái nhân-sinh-quan nói trên và kết quả là sự nhường nhịn lẫn nhau một cách tự nhiên không gắng gượng. Một số người không quen với phong cách này thì cho rằng đây là một sự khách sáo/không tự tin/làm màu không cần thiết, vv.
Nếu được, các bạn thu tìm hiểu/nghiên cứu thêm xem sao. Cũng lý thú lắm.
@Tiktok TikTok: nhận xét quá hời hợt vậy bạn :(
@@vutran1160 Mình thấy như vậy nhưng thực tế trên quốc tế người ta vẫn nể phục người Nhật, và thích đất nước Nhật, cách sống và làm việc hơn Việt Nam nhiều. Ở châu âu mấy năm thấy họ chẳng biết đến Việt Nam, rất tủi.
Cách giáo dục nên Nhật khá là tốt ạ, về khía cạnh tiết chế cảm xúc, nghĩ đến mọi người xung quanh không làm phiền người khác, tiết kiệm, … được này mất kia ạ! Việt Nam thì có phần đa không giáo dục chị tiết như vậy, và có phần thoải mái hơn !
May mà kai kun vẫn kể lại cho PPK từ đó PPK có thể hiểu con và định hướng đúng đắn giúp con phát triển cân bằng
Ở Nhật nhưng hãy trò chuyện cùng con về nhiều những nền văn hoá khác nhau. Giúp trẻ hiểu được những nét tốt đẹp khác ở các nền văn hóa khác.
ngày trước xã hội việt nam chưa phát triển như bây giờ.chúng mình cũng tự đi bộ đến trường cùng các bạn.đi theo nhóm khá vui vẻ.tuy nhiên bây giờ phương tiện đi lại nhiều.giao thông cũng trở nên phức tạp hơn.thêm lữa trẻ em ở việt nam thì luôn được ưu ái.lên các bé nhỏ sẽ được đưa đón.còn bé lớn có thể tự đi bằng xe đạp.
m thì m thấy là ở nhật còn có nhiều công viên chỗ vui chơi cho các em học sinh chứ o vn chật chội các em ko có khu vui chơi ! giáo viên thì ko đồng bộ trong trình độ và ý thức dạy ít chửi nhiều bệnh thành tích ! tất nhiên ở đâu cũng có cái dc cái mất nhưng nếu dc lựa chọn thì m chọn nhật bản hơn ! chất luọng cs giáo dục! m lại thích sự ko làm phiền ng khác như vậy ! có dự tế nhị và tinh tế !
video này thực sự hay luôn anh ơi ! em mong video thật nhiều view để người Nhật thấy sự e dè trong suy nghĩ của bản thân là không cần thiết lắm , và người Việt biết về văn hoá của người Nhật , để k nghĩ người Nhật khó tính hay nhát .
Mình là người lớn lên ở Việt Nam và hiện đang sống và làm việc tại Nhật thì theo như mình cảm thấy mỗi nơi đều có mặt tốt riêng. Tuỳ theo bạn muốn con bạn trở thành người như thế nào thì hãy để con lớn lên ở đấy. Nhưng mình nghĩ nếu con bạn được giáo dục tại Nhật sẽ học được rất nhiều tính tốt của người Nhật như tính kĩ luật, tính độc lập, tính giữ gìn vệ sinh và trật tự an toàn giao thông…
Học hết c2 r c3 cho qua VN cày IQ là ổn a nhỉ 😛😛
You can still raise them in Japan. If u want them to have much soul, emotions and their own opinions, u can talk to them, guide them, give them perspective and experience. While living in Japan society in general they still need to be discreet bc thats the protocol of the society, but they can still express themselves in situations that they are allowed to
mình nghĩ ở đâu cũng được miễn là yêu nơi mình sống . 2 con của bạn rất thông minh và đáng yêu . chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc . chúc 2 bé lớn lên khỏe mạnh học giỏi thành công và làm được nhiều việc tốt đẹp cho xã hội và cho bản thân ❤️
Cảm ơn anh vì video rất hay ạ! Đúng là đều có mặt tốt và mặt xấu trong cách nuôi dạy con của người Việt Nam hay người Nhật. Cá nhân em là người Việt Nam, được nuôi dạy trong môi trường Việt Nam. Công nhận là người Việt Nam gần gũi với nhau hơn so với người Nhật, nhưng điều này cũng có mặt trái của nó. Vì bất cứ việc gì mình làm cũng sẽ có sự "can thiệp", " ý kiến" của người ngoài. Ví dụ: Khi đến tuổi mà chưa lấy chồng sẽ bị nói là ế, hay kén cá chọn canh,...rồi lại bị so sánh với người này người kia. Điều đó cũng gây nên những áp lực riêng. Khi em sống ở Nhật Bản, em cảm thấy thoải mái vì sự ngại làm phiền của người khác, mỗi người có quyền cá nhân riêng, không ai so sánh với ai. Còn nhiều mặt khác nữa nhưng mà comment thì không đủ nên em chỉ nêu 1 khía cạnh nhỏ này thôi ạ. Ý kiến cá nhân ạ !
Mình nghĩ người Nhật hay người Việt đều có nguyên tắc riêng theo từng quy chuẩn của mình. Mỗi cách sống đều có cái hay riêng.
Cách sống của người Nhật Bản có rất nhiểu điểm hay mà người Việt cần học hỏi.Và ngược lại nữa ^^. Mình thấy gia đính PPK dung hoà rất tốt giữa 2 nền văn hoá và có lẽ cũng có thể thành hình mẫu ông bố, bà mẹ lý tưởng đáng để mọi người khen ngợi thậm chí học hỏi 😃😃
Ở jp sẽ học đc sự tự lập , cứng cáp , kỷ luật . Ở vietnam sẽ dạy đc sự tự do , yêu thương , quan tâm chăm sóc
Cảm thấy cần gì hơn thì sẽ đặt mình ở đó
Có lẽ nước có kỷ luật thì sẽ phát triển hơn
@@23le09pha giờ ng Nhật sang vietnam sống nhiều lắm . Họ gọi vietnam là thiên đường
@@23le09pha thực tế , gần 30 năm nay Nhật k có 1 bước phát triển nào mới , và đang dần đi xuống . Nếu trc đó thì đúng , còn giờ thì k
Tự lập cưng cáp kỉ luật điều tạo lên một con người tôi thích chung suy nghĩ
@@phamnem2697 Mỗi một quốc gia và dân tộc đều có thịnh và suy. Lịch sử loài người luôn ghi nhận những nền văn mình rực rỡ rồi thoái trào. Nhật Bản đã đạt đỉnh của sự phát triển. Xã hội ở Nhật cũng có khá nhiều "bệnh". Kỷ luật trước đây là sức mạnh, nhưng ở một xã hội mở mang tính toàn cầu hiện tại đó chính là sự áp lực, sự gò bó, sự buồn tẻ v.v Nhật bản hiện tại so với các nước phát triển đang khá thiếu năng động, thiếu sự đổi mới, cũng may Nhật Bản vẫn có những công ty nắm giữ Công nghệ lõi và những sáng chế điều đó sẽ khiến Nhật Bản vẫn giữ được Top đầu dù không còn đi lên nữa. Nhưng đó là sức mạnh và quyền lực của Đất nước, còn xã hội và nội tại trong Nhật Bản thì là già hóa dân số, tỷ lệ sinh đẻ ít, áp lực, tự tử, bệnh xã hội, biến thái v.v
E nghĩ là nên cho qua VN sống một thời gian. Sau này bé lên Đại học muốn học đâu thì để bé quyết định, còn chuyện thành tích con nhà người ta thì đó là do ba mẹ, ba mẹ thoải mái thì con cái cũng thoải mái thôi. Vấn đề an toàn thì e nghĩ như một số bạn nói, sẽ rèn tính cảnh giác, biết quan sát và nhạy bén hơn cho bé, an toàn quá thì lại ngu ngơ, chậm chạp.
Thực tế ở Việt Nam có nhiều ông bố bà mẹ học theo cách nuôi dậy con của người nhật mà, theo mình ở đâu cũng có ưu nhược điểm, Nhật Bản là nước phát triển có nhiều thành tựu về kinh tế, là đất nước người Việt Nam mình rất nên học hỏi nhiều điều nữa.
Học theo để mà trẻ e làm cái gì cũng sợ sệt. Thiếu năng động, đất nước đang phát triển là sinh thế hệ thiếu năng động để mà thụt lùi à. Sang Nhật đi rồi biết.
@@陳成-o3v ơ thế mình đã hơn người ta chưa, học ở đây là học cái hay của họ, đầy sách nuôi dậy con của người nhật đấy, cũng đầy trường liên kết kiểu Việt Nhật, ơ thế thì thụt lùi hết ah.
sau 4 năm ở nhật và mình đã hiểu được ra rằng người nhật họ rất sợ làm sai vì nếu làm sai gây ảnh hưởng tiến độ công việc, sẽ bị trách mắng trước mặt người khác . Người nhật vs nhau thì mình thấy hầu như họ k có an ủi nhau trong công việc mà việc ai người đó làm, công việc gì cũng theo 1 cách làm duy nhất để ít gây ra sai sót nhất, tuy rất hiệu quả và an toàn nhưng về mặt linh hoạt và độ nhạy bén trong công việc, sáng tạo ra nhiều cách làm nhanh hơn thì người việt nam luôn làm tốt hơn. kết luận là : nếu muốn an toàn, hiện đại và sống bình yên với cuộc sống của mình, k bận tâm đến gì khác thì nhật bản là lựa chọn tốt nhưng nếu muốn con cái và bố mẹ gần gũi nhau hơn, nhìn cuộc sống bằng con mắt yêu đời hơn, giảm tính tự kỉ , tăng tinh thần đoàn kết giữa người với người... thì việt nam luôn tự tin hơn nhật rất nhiều. mỗi nước có bản chất riêng nên k thể so sánh hơn thua mà do cha mẹ lựa chọn cho con mình đi hướng nào là đúng đắn hơn mà thôi.
p/s: ý kiến cá nhân của bản thân thì mình chọn việt nam vì mình không muốn lúc trẻ con đã phải học 3 chữ " không làm phiền" rồi về già lại thêm hai chữ " cô đơn ", thà sống nghèo nhưng hạnh phúc, lạc quan còn hơn giàu mà ngại tiếp xúc, cô đơn tới già nên là" i don't like japan life" !!!!
Theo tôi thì bất cứ điều gì ở Nhật đều có một khuôn khổ đã định sẵn nên thông thường mọi người đều phải tuân thủ.Nếu bạn làm khác là sai theo nguyên tắc.Đó là lý do người Nhật sống trong tổ chức rất giữ kỷ luật.Họ phát triển lên nhất nhì thế giới cũng nhờ điều này.
Còn về cuộc sống gia đình thì rõ ràng người Nhật từ lập hơn và không muốn làm phiền con cái nên đa phần họ sẽ sống riêng lúc về già.Nói chung mỗi dân tộc có một nhân sinh quan khác nhau.Không có gì đúng hay sai mà nó chỉ là chọn lựa.
Khi chúng ta chấp nhận mạo hiểm thì đương nhiên đồng nghĩa sẽ có cơ hội tốt để bắt đầu , giống vs du học sinh vn qua nhật vậy đó. Nhưng nếu mà kết hợp được giữa cách nuôi dạy trẻ của vn và nhật bản để điều phối cái nhưng điều tốt nhất cho trẻ nhỏ cũng tốt.
Sức ép trở thành cường quốc đã đẩy người dân tự đề ra nhiều nguyên tắc để con người trở nên mạnh mẽ hơn.
Điều đó có mặt tốt, nhưng mục tiêu trở thành cường quốc là cho người dân hạnh phúc hơn mới đúng tiêu chí cường quốc.
Cách nào làm cho anh hạnh phúc thì hãy tiến hành sau khi suy xét nên làm ngay đừng chần chừ
Bài chia sẽ của bạn rất hay, tuy nhiên tùy theo suy nghỉ, cảm nhận của mỗi người và đặc biệt là văn hóa của mỗi nước nữa. Với tôi nếu có sự lựa chọn thì tôi sẽ cho con tôi học ở Việt Nam sau này lớn lên sẽ sang Nhật Bản du học đó là sự kết hợp phát triển tốt.
Mong anh PPK làm nhiều video về văn hoá con người Nhật Bản để mọi người cùng học hỏi nhé! Mình rất ngưỡng mộ con người ,văn hoá Nhật Bản! ありがとうございます😊😊😊
Đối với người VN họ sống trong gian khó, khi họ nhìn ra thế giới họ thấy cuộc sống các nước đủ đầy hơn, họ luôn luôn cố gắng có tầm nhìn vươn xa hơn, Và người VN luôn nghĩ cho những người thân nhiều hơn. Bởi vậy Họ dễ dàng thích nghi hơn với mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nói trên góc độ gia đình, khi về già các bậc cha mẹ ko cảm thấy mình cô đơn, đó là miền hạnh phúc lớn nhất của người già. Văn hoá người Nhật cũng tốt, là luôn luôn tôn trọng người thâm niên, những người sáng tạo họ luôn có một tâm lý ngại cấp trên.
Khi con được điểm tốt, hoặc được cô khen trước lớp học sinh giỏi của tháng, trẻ em thấy hãnh diện bản thân vui quá đi chứ lúc đó em còn muốn các bạn vui cùng với mình .
Cô giáo khuyến khích cả lớp vỗ tay mừng cho bạn, dạy cho trẻ không ích kỷ không đố kỵ khi người khác giỏi hơn, thành công hơn.
Trong trường Việt Nam hiện nay có còn phong trào đôi bạn cùng tiến bộ , đó là bạn học giỏi được giao kèm bạn học kém hơn .
Vui thì nói vui, buồn cũng vậy nên cởi mở chia sẻ để biết được mà giúp đỡ nhau kịp thời. Việt Nam sống tình cảm và dễ tha thứ.
Ở Việt Nam các bé sẽ được học tình người và tình bạn . Có sự yêu thương … Còn ở Nhật điều học tốt hơn .
T cũng có con đang học tiểu học bẻn Nhật nên thấy nhiều điều ppk nói đúng
Mặc dù biết VN có nhiều cái chưa được hoàn hoả như bên Nhật nhưng t vẫn quyết định đưa con về VN sinh sống
Góc nhìn của PPK cũng rất tích cực, tuy nhiên điều gì cũng có tính hai mặt. Việc cho con tự do quá cũng dẫn đến những hệ quả không tốt. Tuy nhiên việc lúc nào cũng để ý đến suy nghĩ của người khác thì quả thật là bào mòn đi tính cách độc đáo của mỗi đứa trẻ. Vậy nên tôi nghĩ vẫn nên khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của bản thân song song đó cũng dạy con nên quan tâm đến cảm xúc của người khác. Cả hai điều này đều quan trọng như nhau. Bất cứ điều gì cực đoan đều không tốt.
Một gợi ý cho Papaken là có thể đưa gia đình về Nha Trang sống. Hà Nội hay Sài Gòn thì giao thông quá đông đúc, nguy hiểm, không khí ô nhiễm, vật giá đắt đỏ. Nha Trang quê của mình, mặc dù cũng là thành phố lớn nhưng không khí trong lành ( có biển đẹp), giao thông ko quá đông đúc, hỗn loạn, các cơ sở giáo dục ở Nha Trang cũng phát triển không kém các thành phố lớn. Mình nghĩ để con sống ở một nơi vừa có sự năng động, phát triển vừa có thiên nhiên sẽ giúp trẻ cởi mở và phát triển tốt hơn.
video thật sự bổ ích, đọc comment của mọi người cũng thấy rõ hơn về hai môi trường ở hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. chúc cho PAPAKEN đạt được nhiều subcribe và luôn ủng hộ kênh của PAPAKEN 😊
Mình thấy ở Nhật làm rất tốt việc “ tiên học lễ hậu học văn “ cho trẻ em hầu hết trẻ con của Nhật đều rất lễ phép và tự lập từ nhỏ , điều này ở việt nam không làm được
Mình yêu nước Nhật bản vì môi trường sống tốt và mọi thứ thuận tiện hơn lại giao thông an toàn
Ở các thành phố của Việt Nam tình trạng giao thông phức tạp , không an toàn cho lắm nên phụ huynh phải đưa đón con nhỏ đi học . Còn nói chung môi trường học tập và kiến thức học đều tốt . Cho con học ở đâu để con phát triễn toàn diện là tùy theo cảm nhận và điều kiện của từng gia đình.
Về vấn đề thể hiện cảm xúc và ý kiến cá nhân thì em thấy nền giáo dục và văn hóa phương Tây sẽ là tốt nhất. Về lựa chọn mang con sang Việt Nam sống hay vẫn ở lại Nhật thì cả 2 lựa chọn đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, cân đo đong đếm rồi cũng vẫn hoài phân vân thôi ạ. Nếu nhà PapaKen quyết định rồi thì sẽ có cách giải quyết khó khăn cho phù hợp với môi trường thôi. Ở Việt Nam em thấy một bộ phận cha mẹ tiên tiến cũng học hỏi cách giáo dục khoa học (chủ yếu của phương Tây) kết hợp giáo dục truyền thống nữa. Việt Nam có tinh thần hội nhập cao nên việc chấp nhận khác biệt cũng không quá khó khăn như Nhật Bản.
Bạn cha mình có 1 đứa con học cấp 2 ở Mỹ, nó được thể hiện cảm xúc và ý kiến nhân theo kiểu " tao ko muốn học nữa" và giáo viên n mặc kệ cho nó quậy trong lớn, đến lúc nó đánh bạn thì đuổi nó ra thế là xong. Bạn ba tôi rất lo lắng nên mang nó về VN học cho đến xong cấp 3 mới mang trở về Mỹ. Tôi thấy chả hay ho gì các dạy kiểu phương Tây
Video của anh làm rất hay . Em chỉ muốn nói 1 điều e cảm thấy khi là du học sinh nhật . Khi tiếp xúc vs ng nhật thật sự ko cảm nhận được tính cách thật sự của họ . Vì những gì họ được giáo dục từ bé rằng là ko được nói những điều làm tổn thương đến người khác hay là ko đc làm phiền tới người khác . Điều đó giữa ng nhật vs ng nhật thì là bình thường còn vs ng nước ngoài như e thì cảm thấy luôn có khoảng cách . Thay vì cảm thấy có lỗi khi làm phiền ng khác thì hãy cảm thấy biết ơn khi đc ng khác giúp đỡ . Thoả mái nói ra những điều ko thích điều đó sẽ giúp cả 2 nhìn nhận lại được bản thân
Bạn hãy cho trẻ đến việt nam trải nghiệm 1 thời gian. Mình nghĩ sau đó sẽ có câu trả lời.
Thật khó em nhỉ! Dung hoà giữa một nữa Việt Nam và một nữa Nhật bản thì tốt. Có nghĩa là cũng nên để ý là mình có đang làm phiền người khác không, nhưng không phải là quá để ý đến nó. Trong một giới hạn có thể chấp nhận thì làm phiền nhau cũng thể hiện là hai bên đang quan tâm đến nhau.
Theo ý kiến riêng mỗi nước có cái hay: môi trường VN sẽ thích hợp kiểu thư giãn, tận hưởng, sự giao tiếp của trẻ em và người lớn dễ dàng hơn . Còn việc làm "phiền" cũng sẽ theo những chiều hướng mà bản thân tự cảm nhận rồi rút ra kinh nghiệm là nó tốt hay xấu. Vì việc " phiền" tùy theo việc đó có ảnh hưởng đến người khác không? Hoặc người bị làm phiền sẽ vui hay tạm thời nhận lời ( bản thân lại cảm thấy khó chịu) .
Môi trường Nhật Bản lại rất tốt cho những học sinh cần sự trưởng thành và phát triển tư duy để tự tạo cho bản thân trưởng thành, tự lập, ý thức bảo vệ môi trường cao . Nếu biết dung hòa những điều tốt thì sẽ không cảm thấy bản thân thiếu tự tin. Thầy giáo ở trường đã nói đúng chứ không sai, vì thành tích của mỗi em sẽ không như nhau ( sự tiếp thu khác nhau) nên việc Kai Kun bộc lộ niềm vui tại lớp hơi quá mà không chú ý đến xung quanh, chứ ở VN thì chuyện đó dễ bị ảnh hưởng
Điều em băn khoăn cũng là giống anh.Gia đình em cũng chồng Nhật - vợ Việt. Em thật lòng muốn về Việt Nam nhưng nghĩ về việc học của con thì em lại đắn đo vô cùng. Em thấy ở Nhật tuy con không được tự do thoải mái phát triển như ở Việt Nam nhưng bù lại học được tính tự giác, kỉ luật.Khó quá anh nhỉ,em cũng đang rất đau đầu suy nghĩ về việc ở lại hay về Việt Nam sinh sống.
Sống ở vn và cho học trường nhật đấy là lựa chọn của mình!
Đúng là suy nghĩ của bậc cha mẹ nhiều cái phải lo nghĩ chăn chở thật. Nhiều ng lại muốn con đc dạy ở NB vì đc dạy nhiều tiểu tiết cư xử ở cộng đồng.
Bản thân mình thì mong muốn cho con học ở trường Quốc tế hoặc Vint 😅.
Suy nghĩ của 1 bà mẹ tương lai.
Tự mình học cách dạy con để sống khỏe , chăm học chăm làm và tự tin vào mình.
Mình có bạn lấy chồng NB có 2 con nay đã lớn đai học và cấp 3 rồi nhưng lúc nhỏ có một đứa có lẽ lai máu VN nhiều hơn nên khi về VN tiếp xúc với anh em họ bên Ngoại em nói chuyện hoạt bát một chút còn cậu em cứ im lặng ít thể hiện nên nhìn như bị tự kỹ vậy....Khi về thăm nhà Nội chơi cũng vậy mọi người kiểu cứ im lặng ít nói ít thể hiện ....Khác VN là khi con cháu về thăm thì không khí trong gia đình sẽ rộn ràng cho đến khi chúng rời mới thôi...Theo mình cách giáo dục nhân cách cho trẻ em bên Nhật thì rất tốt rồi đó, nhưng nếu kiềm nén cảm xúc quá mức thì cũng không nên....Ở VN thì Cha Mẹ cũng thường dạy con cái phải luôn có ý tứ trong ứng xử nhưng cũng tùy nơi tùy lúc chứ không cứng nhắc lắm...hy vọng PPK sẽ có phương án phù hợp cho các con củ mình.
Theo em thì nên kết hợp những ưu điểm của cả 2 nền văn hoá với nhau. Cái nào hay của Vn, của Nhật thì dạy cho con. Còn việc sống ở đâu ko quan trọng. Mình phải tự biết tạo môi trường cho chính mình, khi mà cuộc sống có những thứ khách quan ko cho phép như . ( công việc, gia đình …)
Bạn có suy nghĩ thật. Sâu xắc 👍
Nói chung cũng khó quyết định , ở Nhật cũng có cái tốt và ở VN cũng có mặt tốt , nếu chọn an toàn thì cho con ở Nhật
Người Nhật Bản dạy con như vậy là đúng đấy bạn ơi ..
Ở Việt Nam ồn ào náo nhiệt trẻ con sẽ đc làm những điều trong phạm vi quản lý của bố mẹ. Nếu cứ bắt đứa trẻ ko đc làm phiền người khác thì trong tâm trí nó sẽ chỉ biết trong phạm vi của mình xử lý việc của mình và ít qtam và nghĩ cho người khác . Còn ở Việt Nam được trải nghiệm mới cũng bậc của cảm xúc nên đứa trẻ sẽ hiểu đc trong tình huống đó người khác cần gì và dễ dàng thấu hiểu và giúp đỡ
Em nghĩ PPK hãy hỏi ý kiến 2 bé nhỏ, cũng có thể cho 2 bé về Việt Nam chơi một thời gian dài để tiếp xúc kỹ hơn nền văn hoá của Việt Nam rồi đưa ra quyết định.
Ở việt nam trẻ con nô đùa trong nhà hàng là chuyện bình thường.mình từng làm cho 1 nhà hàng , công việc của mình là ngồi xem mọi người ăn thiếu gì thì lấy giúp cho khách . Hôm đấy 1 đại gia đình vào ăn là bạn của chủ nhà hàng , bao gồm cả con nít . Tôi là người rất yêu trẻ con , thấy mấy đứa đáng yêu nên đùa tí , trông trẻ cho khách ăn .có vẻ khách rất thích ,ông chủ có vẻ hài lòng nhưng k nói . Dù ở đâu khi có trẻ con nó sẽ có thêm sự vui vẻ hơn nó bé nghịch là chuyện bt
Mình nghĩ có những cái mà nếu bạn không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và không có mạng lưới gia đình bà con rộng sẽ không thấy. Ví dụ như là việc “so sánh” giữa con cái trong một họ hàng có thể kiến đứa trẻ bị tự ti. Hoặc là khi đi học, tuỳ trường mà đứa trẻ học, sẽ có việc bé bị “so sánh” với bạn bè. Mình sống ở Việt Nam 21 năm sau đó khi nước ngoài thì mất một khoảng thời gian để mình lấy lại sự tự tin mà hồi nhỏ mình đã không có. Nếu bạn có chọn ở Việt Nam thì bạn có thể để ý việc “so sánh” này để bé không bị như mình mà mất tự tin nhé. 😊
mình từng học tập và làm việc ở nhật 6 năm . theo ý kiến chủ quan của mình thì môi trường làm việc ở nhật tốt hơn ở việt nam. còn môi trường giáo dục thì về điều kiện cơ sở vật chất của nhật tốt hơn việt nam nhưng trái lại văn hoá của người nhật rất quy củ, khắt khe, chỉ làm theo cái dc dạy giống như robot vậy nên muốn thể hiện bản thân rất khó .còn ở vn vì là nc đag phát triển nên cơ sở vật chất ko dc như ở nhật nhưg bù lại các con dc tự do thể hiện bản thân, môi trường giáo dục cũng khá tốt, nói về các giải thi olympic quốc tế thì vn là một trong những nc top đầu thế giới. bạn là người nhật chắc chắc bn cũg hiểu ở đâu cũg có cái tốt và cái chưa hoàn thiện điều quan trọng hơn tất cả là bạn dành tình yêu của mih cho các con
Mình thì thấy cách giáo dục của Nhật 100% hợp lý, tạo môi trường cho cái tốt phát triển, tự lập và riêng tư.
Ở VN nhiều khi quá tự do lại thành ra vô duyên, sổ sàng, nhiều lúc gây ức chế không thoải mái khi không gian riêng thường xuyên bị quấy rối.
Nhưng có 1 điều là chủ nghĩa hoàn hảo sẽ không tốt, không nên đạt 10, chỉ nên ở mức 6-7-8-9.
Ví dụ như về vấn đề không được thể hiện niềm vui, cái này giáo viên nói có lý do đúng, nhưng mặt khác khi không được thể hiện niềm vui, liệu có hạnh phúc không? Tại sao luôn luôn vì người khác mà không thể tận hưởng niềm vui của bản thân mình? Đặt trên bàn cân thì việc ngăn cấm cảm xúc, dù vui hay buồn, đều sai nhiều hơn đúng.
Phần lớn những điều khác về cách giáo dục, mình rất ủng hộ Nhật Bản, chỉ bảo khuyên răn, hướng đến xây dựng con người có ý thức xã hội là điều đáng học hỏi.
Có đoạn so sánh VN và Ấn Độ, mình không hài lòng chút nào. Người Ấn hiện tại rất tệ về cách ứng xử cũng như nhân cách con người, ra sao và thế nào, gặp người Ấn các bạn sẽ biết.
Nếu so sánh với người Trung Nam Á, thì người Pakistan dễ mến và có nét giống tính cách người Việt ở nhiều điểm hơn.
Ko gì là 100% cả. Bạn mình dạy theo kiểu Nhật nào cả cho con tự ăn thích ăn thì ăn, ko thích thì thôi và con nó chỉ 10kg khi đa gần 2t. Môi trường phát triển ở Nhật tốt thế nào cho trẻ con mình ko biết nhưng cứ thấy các bạn 18_20t mà có thể ở trong phòng 1 tháng, 2 tháng ko bước ra và ko có ý định ra khỏi phòng là mình thấy lo lắng lắm
Ở youtube của bạn HOC người Nhật có nói trước khi sang VN anh ấy vài tháng mới gọi về gia đình 1 lần, sang VN anh ấy mới cảm nha6n được gia đình rất quan trọng.
Còn việc tự lập hay ko thì tùy gđ, bạn mình cũng chả học theo Nhật hay gì cả, thích dạy sao thì dạy nhưng con nó 4t đã biết bắt nồi cơm điện, nấu mì gói, luộc trứng, tự ăn cơm. 5t đã biết pha trà sữa, 6t đã đạp được xe đạp mini đi học vậy đủ tự lập chưa?
1 bé khác mình quen 7t đã biết cầm dao cắt rau, biết trả treo việc có cần học ngoại ngữ hay không, biết cần yên lặng cho mẹ ngủ vì chăm em gái mới sinh.
Các bạn của mình đều ko đặt nặng thành tích con phãi học sinh giỏi, xuất sắc nên bọn trẻ cực kỳ vui vẽ và thân thiện
Bạn có con đang học ở Nhật ko?
Theo mình thấy tuổi thơ của những đứa trẻ là vô cũng quan trọng nó là 1 phần để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Nếu lúc bé bị chi phối quá nhiều bởi môi trường xung quanh thì khả năng giảo hoạt của trẻ cũng bị hạn chế. Mình thấy trẻ em ở Việt Nam năng động hơn ở Nhật. Hãy nuôi dưỡng 1 tâm hồn tuổi thơ đẹp khi còn bé thì tốt hơn lớn rồi mới đc dạy. Như thế trẻ sẽ khó hoà nhập hơn rất nhiều. VN là 1 nước đang phát triển mọi vật chất có thể yếu kém hơn so với Nhật nhưng trong giáo dục thì ko thua kém 1 đất nước nào cả. Đặc biệt là đc học cách đối nhân xử thế, được học cách yêu thương con người và thể hiện bản thân. 5 điều bác Hồ dạy cũng là 1 trong số mình đc học và theo mình suốt đời.
Theo mình thì điều kiện ở đâu cũng tốt nhưng ở Vn có thể cho con phát triển cho con tuổi thơ đẹp nhất và cũng cho con học được tiếng Anh từ khi còn nhỏ thì hơn
Còn ở Nhật thì con gần mình đấy môi trường an toàn nhưng sẽ không phát triển hết toàn năng vốn có của chúng và tuổi thơ đẹp bao kỷ niệm lưu lại đến cuối đời của chúng
Nếu như anh không thích sự gò bó thì anh có thể đưa các con về Việt Nam để nuôi dạy chúng ở đây. Ở Việt Nam cũng có trường quốc tế , anh cũng sẽ không sợ mấy đứa con của mình không biết tiếng Nhật.Nhưng nếu như anh muốn con mình phát triển trong môi trường kỷ luật , và có sự riêng tư hơn thì cứ để chúng ở Nhật Bản.
Các cụ việt nam hay bảo gập gềnh sóng gió thuyền mới chạy . Cái gì càng an toàn thì dễ chịu thì càng khiến con người ta chủ quan và yếu đuối . Theo em thì môi trường việt nam cũng đã đáp ứng nhiều yếu tố . Sao anh không thử để chính con cái trải nghiệm và thu được kết quả .
Có 1 thứ người Nhật cực kỳ không thích ở người Việt đó là việc nói chuyện trong bữa ăn và nhai chóp chép.
Thói ăn nhai chóp chép mình cũng rất khó chị vì thi thoảng họ còn làm bắn cơm ra cơ, một số lần mình đã chế giễu họ.
Có lần mình được 1 anh bạn bảo rằng: trong bữa ăn điều quan trọng nhất là thấy thoải mái, nếu không cảm thấy thoải mái ăn sẽ mất ngon, nói chuyện để gia đình bạn bè thêm gắn bó và VN có câu "Trời đánh tránh bữa ăn" cho thấy được sự cần thiết phải thoải mái trong bữa ăn như thế nào. Mình cảm thấy anh ấy nói đúng. Nhưng nếu được thì những bạn ăn có thói nhai chóp chép nên nuốt hết trước khi nói sẽ đỡ bắn vào mâm cơm hơb
e ơi , VN lại rất muốn con cái được hưởng nền giáo dục của các nước phát triển e ah . môi trường của trẻ a thấy gồm 2 yếu tố chính - gia đình VS xã hội . về mặt xã hội thì ở VN xuề xoà quá , thế nào cũng được. . Còn ở Nhật thì quy củ nề nếp , trẻ e được giáo dục tốt hơn nhiều , nhưng nhược điểm là nghiêm khắc quá gây áp lực .
Người Mỹ luôn để trẻ nhỏ phát triển cảm xúc rất tự do, họ khuyên ko nên để cảm xúc bị kềm nén, vì như vậy rất nguy hiểm vì lâu ngày sẽ bị ức chế, sẽ ra bệnh tâm thần. Nên trẻ nhỏ hoặc ngay cả người lớn đều biểu hiện cảm xúc của mình rất tự nhiên, rất thật , ko cần phải đóng kịch hay giả vờ trong nhiều trường hợp. Họ thường sống thật với chính mình .
Cuộc sống quan trọng nhất là vui vẽ và hạnh phúc, có bạn bè, người thân và gia đình luôn ở bên cạnh quan tâm và chăm sóc cho nhau...tôi thật sự ko muốn 1 đứa trẻ lớn lên sống 1 cuộc sống ko cảm xúc, thiếu tình thương từ gia đình và phải sống 1 cuộc sống thiếu tự tin, phải luôn nhìn vào ánh mắt và suy nghĩ của người khác...cuộc sống phải tràng đầy năng lượng và 1 tinh thần lạc quan..
Người Việt Nam thì coi trọng gia đình là số 1 nên bọn trẻ nó được thoải mái nghịch trong khuôn khổ, người lớn dù là người lạ cũng quý bọn nhỏ vì mọi người coi trẻ con mà, còn người Nhật thì sạch sẽ cẩn thận quá và áp lực công việc nhiều nên mặt lúc nào cũng căng thẳng như tượng phật vậy không được vui vẻ như người Việt Nam
Cách dạy con ở mỗi nước mỗi khác anh ạ. Lúc nhỏ em sang nghịch ở nhà hàng xóm xong cô hàng xóm qua mắng vốn mẹ em. Và mẹ em cầm roi, bắt em quỳ dưới đất và đánh em 3 cái. Tuy đau nhưng em nhớ mãi đến bây giờ
Cám ơn PPK vì những chia sẻ rất hay
Ở đâu cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt ,sống ở VN moi ng cởi mở vui vẻ ,nên trẻ em cũng vui vẻ ,tự do bộc lộ cảm xúc nên tâm hồn phòng phú ,và mọi việc vấp váp đều vượt qua ,ở Nhật ở trường học bạn ko đc nổi trội lúc nào cũng cào bằng nên nhiều khi hay bị ức chế dẫn đến bế tắc và đi vào đường quan ko giám tâm sự với ai ,ở VN trẻ em hơi bị giỏi ,vui vẻ hoà đồng ,giúp đỡ mọi ng vô điều kiện ,lòng nhân ái của ng VN đc dạy từ trong trứng ,bạn có thể đi dọc chiều dài đất NC ko cần tiền vẫn có ng cho ăn ,đi nhờ xe ,ở nhật anh ,chị em ruột mà 5 năm ko gọi điên cho nhau ,VN tuyêt đỉnh
Mình nghĩ câu trả lời là hãy dạy con theo cách của riêng bạn. Bạn đã có 1 ưu thế rất lớn là được trải nghiệm phương pháp dạy con của cả 2 nền văn hóa có tính cách gần như trái ngược nhau hoàn toàn, hi vọng bạn có thể hài hòa lấy những ưu điểm của mỗi bên để nuôi dạy cho con
Cảm ơn chia sẻ rất thật của papaken.
Mình nuôi con ở nhật và đã từng gặp.con mình năng động vào nhà thuốc mua bỉm cà chạy chọn bỉm rồi hét lơn bỉm anpanman rồi 1 ông nhật tự dưng hét vào còn mình おまえうるさい mình giật cả mình.nhưng sau đó mình đã chưởi ng nhật đó. Đó cũng chỉ là trẻ em sao mày lại hét lớn thế xong người nhật đó chạy đi. Giờ thì mình đã hiểu nhưng mà hơi thất vọng về lối suy nghĩ của người nhât. Và mình quyết định 2 năm nữa sẽ cho con về việt nam học tập
trẻ ngoan thì chắc chắn k phiền ai cả mọi người cũng sẽ vui vẻ nhưng nếu trẻ mà cái kiểu "con nít nó có biết gì đâu" thì phải coi lại, môi trường đất nước nào cũng vậy đều nằm phần lớn ở cha mẹ, cha mẹ dạy con tốt thì ở đất nước nào cũng không là vấn đề ạ.
Ở đâu cũng có mặt tốt xấu bạn ah. Môi trường, xã hội, nhận thức mỗi con người khác nhau, có chút tác động ở môi trường lên con người. Hãy thích nghi hòa nhập một cách tích cực...tự bản thân nhận ra điều tốt đẹp cuộc sống.
Có lẽ điểm khác là người Nhật thường đảm bảo mọi thứ luôn luôn đi theo đúng kế hoạch và quy tắc. Ngoài ra tư tưởng cá nhân và lòng tự trọng khá cao. Vậy nên người Nhật khá sợ mọi thứ không theo đúng lịch trình và quy định, họ sợ những thứ ngoài vòng an toàn. Trong khi người Việt Nam thường quen với rủi ro lâu dài và tính chất biến đổi của tình huống. Vậy nên người Việt không quá khép mình vào một quy tắc ,không sợ làm phiền/hoặc bị làm phiền (vì tính chất cộng đồng liên kết không nhất quán,ít quy củ), bản chất người Việt ít khi quan trọng hoá vấn đề. Vì vậy nên họ rất lạc quan và ít bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng nó lại có vấn đề khác khi dễ có xích mích nội bộ và tự do quá mức trong một cộng đồng
Đó cũng là trăn trăn trở của em nói riêng và nhiều bà mẹ đua con sang nhật sinh sống ạ,ppken có thể làm sâu hơn và phân tích sâu hơn về cách nuôi dạy con ở nhật bản được không ạ
Chúc em có nhiều SK và làm nhiều líp mới
Đc điểm cao mà còn ko đc vui nữa hả, nghe áp lực quá. Dù gì cũng phải biết tôn trọng bản thân trc chứ nhờ, ít nhất mình phải vui vẻ thoải mái miễn ko làm hại ai thì thôi chứ, sống rón rén từng chút một vậy thì stress lắm, nhất là trẻ em nữa.
Với mình, mình thấy việc dạy dỗ con cái ở Nhật tốt hơn nhiều so với Việt vì lý do này:
1. Đứa trẻ được hưởng nền giáo dục cơ bản tốt, môi trường phát triển an toàn, việc người dân có sự nghiêm túc cao cũng khiến trẻ trở nên độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề cá nhân và xã hội
So với Việt nam tuy cũng rất độc lập nhưng thực sự là rất khó và môi trường cũng không đủ tốt để phát triển tâm hồn mạnh mẽ cho trẻ.
2. Sau 18 tuổi, khi trẻ nhận hết các chương trình học tập, xác định ước mơ và mong muốn. Có thể cho trẻ thử với môi trường nhật việt và trẻ sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình.
Mỗi đất nước đều có mỗi nét văn hoá khác nhau đc hình thành từ xa xưa
Nhưng mà Việt Nam vẫn nên học theo Nhật Bản cách giáo dục cho trẻ em ý thức bảo về môi trường cách xử lý rác, ko vứt rác bừa bãi …từ nhỏ sẽ rất tốt cho tương lai cuộc sống.
cái này ai cũng được dạy và được nhắc nhở. Nhưng không phải ai cũng làm, đó là sự vô ý thức. Mong tương lai sẽ có thể cải thiện
Đúng là ở VN thì dễ hơn bên Nhật rất nhiều đấy PPK, nhưng mà cũng không tránh khỏi được những rắc rối. Em ở VN cũng khó lòng để học hỏi được nhiều thứ, về phần chính trị của VN, về phần bị những người xung quanh làm phiền nữa!! Những người xung quanh hát karaoke với cải nhau um sùm và mình cũng kh ý kiến gì được, cho dù mình ý kiến thì cũng bị chửi luôn đấy PPK!! Ở đâu cũng chịu đựng những cái khó khăn khác nhau thôi à..
viet nam la đất nuoc đa văn hoá bạn ở đây sẽ cảm nhận và rat thú vị không phải đất nước nào đều có được
Ở nhật tốt hơn rất nhiều về cả cơ sở giáo đục chất lượng giảng dạy. Trẻ ở nhật đc học tính kỷ luật tự lập tiên học lễ. Còn ở vn thường chú trọng đến kết quả học tập học học học ở lớp chưa đủ học thêm t7 rồi học ở nhà cô.
Sống được thoải mái tự do với cảm xúc của mình là tốt nhất. Ở Nhật mình thấy nhiều cái thật vô lý.
Ví dụ như con của a được điểm cao con vui mừng thì cứ vui mừng ra cho những bạn điểm kém thấy vậy mà phấn đấu lên để được điểm cao chứ. Lại còn phải tự vui trong lòng. Chả hiểu nổi.
Không thật sự là vô lý đâu bạn.Đó cũng là cách để mấy em nhỏ biết tế nhị hơn thôi.Nền văn hóa khác nhau thì suy nghĩ khác nhau là điều dễ hiểu.
Thật ra mình cũng k biết cách dạy con thế nào cho tốt, nhưng đúng một đứa trẻ hạnh phúc tự tin và thể hiện được điều mình mong muốn đôi khi lại sẽ khó để tâm đến cảm xúc người khác. Nói chung, con người vừa tự tin, vừa làm được điều mình muốn lại còn tinh tế không khiến ngkhac buồn mình nghĩ sẽ rất khó và nếu có thì người đó không hạnh phúc nổi đâu. Nên cái gì cũng phải vừa đủ, tự tin vào bản thân vừa đủ để không tự kiêu, làm điều mình thích trong phạm vi hợp lý và vừa đủ để không ảnh hưởng đến những người thân xung quanh mình. Mọi tính cách theo mình thấy nếu có giới hạn thì sẽ rất tốt. Đơn giản, ai tốt quá cứ thích giúp đỡ ngkhac dù người kia không muốn thì cũng xem là một dạng làm phiền rồi! Nên cái gì cũng phải đủ và đừng vượt quá giới hạn. Khi ở 1 mình thì thích làm gì thể hiện gì cũng được 😂
Ở VN thì, thích thì nói là thích không thích thì nói k thích hoặc có thể cười không nói vì sợ người khác không vui. Nhưng sẽ không nói là thích nghe giả tạo nên thoải mái hơn vì sẽ k phải dối lòng. Người Nhật lúc nào cũng sợ mất lòng sẽ nói lời giả tạo lâu thành quen. Bức xúc giữ trong lòng sẽ khép kín lâu thành trầm cảm không tốt
Thì cứ nuôi bên nhật đến 18t rồi đưa về vn cho trãi nghiệm và tự chọn thôi. Lúc đó cũng chưa muộn để con thay đổi suy nghĩ, như ppk cũng trưởng thành rồi mới tiếp xúc văn hóa việt nam và bị ảnh hưởng mà.
私は6年以上日本に住んだのにベトナムに帰ったです。人間にとっては一番目の大事なことは健康、二番目は幸せだと思います。半年ぐらいベトナムに帰ったから、日本よりベトナムで嬉しいです。