BẬC GIÁC NGỘ ĐƯƠNG CƠ PHÁ MÊ KHAI NGỘ CHO SƯ CÔ "CHẤP PHÁP" NAM TÔNG | Thiền sư Thích Diệu Thiện

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 3 гру 2024

КОМЕНТАРІ • 9

  • @TuThay-k7t
    @TuThay-k7t 25 днів тому

    Bất động Hon Nhiên Tâm Sáng Trong ,
    Đối Duyên Xúc Cảnh Chẳng Ưu Phiền ,
    Tu Tánh Viên Minh Nơi Thực Tại ,
    An Nhiên Thanh Thản Sống Như Nhiên .❤

  • @TuThay-k7t
    @TuThay-k7t 25 днів тому

    Với Tâm Thanh Tịnh Sáng Trong ,
    Bo Mê Ben Giác Thong Dong Đi Về .❤

  • @TuThay-k7t
    @TuThay-k7t 25 днів тому

    Tu Tánh Giới Không Loi ,
    Tu Tánh Định Không Loạn ,
    Tu Tánh Tuệ Không Mê .❤

  • @sunguyen5069
    @sunguyen5069 4 місяці тому

    Con nghe video nào cũng thấy nói đến cái tâm rổn rang, thanh tịnh. Vậy sao không ai có cái đó ngoài hai vị vậy trời.

  • @nhungnguyen5746
    @nhungnguyen5746 10 місяців тому

    Con xin tri ân sự khai mở của Bậc Giác Ngộ.

  • @AnhNguyen-dd1vx
    @AnhNguyen-dd1vx 10 місяців тому +1

    NAMO AMITABBHA BUDDHA.
    🌷🙏🌷

  • @LuatNguyen-wm1me
    @LuatNguyen-wm1me 17 днів тому

    CÕI PHẬT Ở ĐÂY
    1- Quán chiếu thật sâu vào vạn pháp, trời, trăng, mây, nước, cỏ cây, hoa lá, động vật, thật vật, khoáng vật, phi vật thể, rất mầu nhiệm và tuyệt đẹp ở chung với ta hàng ngày. Chúng ta cũng có vàng, bạc, xa cừ, mã não, san hô v.v. Các tiếng nhạc trời của chim hót, thông reo, gà gáy, suối chảy, sóng vỗ và các âm thanh phi vật thể khác v.v. Khoa học đã lên mặt trăng mấy mươi năm rồi, lên thêm các hành tinh khác nữa v.v. Nhưng chẳng có hành tinh nào có sự sống và đầy đủ vạn pháp đẹp tuyệt vời như hành tinh chúng ta đang ở.
    Đức Phật dạy: Lạ thay không ngờ rằng tất cả chúng sanh điều có phật tánh, ta là Phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành. Trái đất chúng ta đang sống hàng ngày đây là cõi Phật tuyệt đẹp mầu nhiệm của đức Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni không thua kém bất cứ cõi Phật nào. Đức Phật bổn sư, chư Hiền, Thánh Tăng vô số kể đệ tử của Ngài từ xưa tới nay sống trên hành tinh này ngày nào cũng có niết bàn và vô thượng niết bàn cả, vì mười phương pháp giới là nhất chơn "giống nhau" không phải đợi sau khi chết mới thấy cõi Phật, khi sống không thấy thì chết rồi khó thấy luôn. Sau đây xin kính trích các kinh điển của Phật, của Tổ và chư tôn thiền đức giảng dạy để làm chứng cứ.
    2-"TRÍCH KINH DUY MA CẬT"
    CÕI NƯỚC PHẬT
    Như thế đó Bảo Tích! Bồ Tát muốn có cõi Phật thanh tịnh thì phải tu sửa tâm mình thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh. Lúc bấy giờ Ông Xá Lợi Phất khởi ý hoài nghi rằng:
    Nếu tâm Bồ Tát thanh tịnh thì có cõi nước Phật thanh tịnh, vậy Thế Tôn ta xưa kia khi tu nhân, hành Bồ Tát hạnh có lẽ nào tâm không thanh tịnh hay sao mà cõi Phật ngày nay không thanh tịnh như thế này.
    Phật biết ý niệm hoài nghi của Ông Xá Lợi Phất, liền bảo:
    Xá Lợi Phất! Ông nghĩ thế nào? Mặt trời, mặt trăng há chẳng sáng sao? Thế mà những người mù không thấy?
    Ông Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn, có. Mặt trời, mặt trăng vẫn sáng nhưng người mù không thấy, lỗi tại mắt họ mù!
    Phật dạy: Xá Lợi Phất! Do vì tội chướng của chúng sanh làm cho chúng sanh không thấy cõi nước thanh tịnh trang nghiêm của Phật; chứ không phải cõi nước của Phật không thanh tịnh trang nghiêm.
    Xá Lợi Phất! cõi nước của Phật vốn thanh tịnh tại Ông không thấy.
    Bấy giờ Trời Loa Kế Phạm Vương nói với Ông Xá Lợi Phất: Ông đừng nghĩ như vậy, không nên cho rằng cõi Phật của Thế Tôn ta không thanh tịnh. Chính tôi thấy cõi Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh như cung của Trời Tự Tại; như cõi nước của chư Phật trong mười phương.
    Ông Xá Lợi Phất nói:
    Tôi thấy cõi này gò nỗng, gai gốc, núi non, rừng rú và nhiều những thứ cấu uế.
    Loa Kế Phạm Vương nói: Tại vì tâm của Ngài còn phân biệt thấp cao cho nên Ngài thấy cảnh giới có thấp cao, gò nỗng. Tại Ngài không xử dụng tuệ nhãn cho nên Ngài thấy cõi nước Phật không thanh tịnh! Thưa Ngài Xá Lợi Phật! Bồ Tát nhìn thấy tất cả chúng sanh bằng cái thấy bình đẳng. Phát xuất từ thâm tâm thanh tịnh và xử dụng trí tuệ thanh tịnh thì Ngài sẽ thấy cõi nước Phật thanh tịnh.
    Bấy giờ đức Phất dùng ngón chân ấn xuống đất, tức thì ba ngàn đại thiên thế giới hiển hiện trang nghiêm đẹp đẽ như muôn ngàn thứ trân bảo hợp thành, chẳng khác gì cõi nước của đức Phật Bảo Trang nghiêm kết hợp bằng vô lượng bảo trang nghiêm công đức.
    Đại chúng xem thấy hớn hở vui mừng và tán thán là việc thế gian chưa từng có. Mọi người bỗng nhiên tự thấy mình đang ngồi trên tòa sen báu.
    Phật bảo: Xá Lợi Phất! Ông đã thấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh ấy chưa?
    Bạch Thế Tôn! Ông Xá Lợi Phất thưa: Đúng vậy. Thế Tôn, việc này từ trước đến nay con chưa từng thấy và cũng chưa được nghe.
    Xá Lợi Phất: Cõi nước của ta thường thanh tịnh trang nghiêm như thế. Chỉ vì người nghiệp chướng nặng nề, phước đức mỏng manh mà thấy toàn những cảnh bất tịnh nhơ xấu. Cũng như số chư Thiên cùng thọ dụng một bát quí đựng cơm, vậy mà tùy phước đức của mỗi chư Thiên mà màu cơm và mùi hương có khác.
    Xá Lợi Phất! Nếu tâm của người thanh tịnh thì nhìn thấy cõi nầy là cõi vô lượng công đức trang nghiêm thanh tịnh.
    Đang lúc Phật hiện cõi nước trang nghiêm thanh tịnh và dạy về chân lý liễu nghĩa thượng thừa này thì Bảo Tích và năm trăm trưởng giả tử cùng thể nhập được vô sanh pháp nhẫn. Rất nhiều người phát tâm cầu vô thượng Bồ Đề; nhiều hàng Trời, người tỏ ngộ pháp hữu vi vô thường, xa lìa trần cấu, tâm ý rỗng rang trong sáng.
    TRỰC CHỈ:
    - Phật quốc là cõi nước Phật. Nói cách khác là cảnh giới của người tỉnh thức hoàn toàn và giác ngộ chân lý trọn vẹn.
    Cõi nước Phật không ở cao cũng chẳng phải ở xa. Cõi nước Phật tại tâm người. Tâm người dứt hết các vô minh phiền não, tâm người sáng suốt giác ngộ chân lý trọn vẹn và sống đúng chân lý thì tâm đó là Phật. Người có tâm Phật ở đâu thì cõi nước đó trở thành cõi nước Phật là Phật quốc.
    Thế cho nên cõi Ta bà đối với chúng sanh là cõi chúng sanh phải chịu nhiều khổ lụy bất bình. Vậy mà đối với đức Thích Ca Mâu Ni Phật thì ngay nơi cõi Ta bà trở thành Phật quốc đẹp đẻ trang nghiêm thanh tịnh: “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”. Hể tâm người thanh tịnh thì có cõi Phật thanh tịnh.
    Thật tướng vạn pháp là CHƠN THƯỜNG. Vì các pháp sanh không thật sanh. Các pháp diệt không thật diệt. Sanh diệt là hiện tượng tùy duyên, nhìn bên mặt pháp tướng. Không sanh không diệt là thật tướng các pháp nhìn bên mặt pháp tánh.
    Vì thật tướng “VÔ” tướng.
    Vì thấy vạn pháp sanh diệt VÔ THƯỜNG cho nên KHỔ.
    Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ cho nên thấy vạn pháp KHÔNG.
    Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, cho nên thấy vạn pháp VÔ NGÃ.
    Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, VÔ NGÃ, cho nên thấy TỊCH DIỆT NIẾT BÀN cầu mong chứng đắc.
    Nhìn qua cái nhìn pháp nhãn của Thanh văn là thế.
    Nhận biết thật tướng vạn pháp không sanh diệt, cho nên biết vạn pháp THƯỜNG.
    Vì biết vạn pháp THƯỜNG, cho nên có CHƠN LẠC.
    Vì biết vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, cho nên có CHƠN NGÃ.
    Vì biết vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, cho nên có CHƠN TỊNH.
    Với tuệ nhãn của Bồ Tát thì vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH.
    Nhìn vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH thì NIẾT BÀN TỊCH DIỆT còn dùng vào đâu mà cầu mong “chứng” với “đắc”."trích kinh Duy Ma Cật giảng giải, HT: Thích Từ Thông".