chào ad. mình có xem clip talk anh nói trên nhưng rành tiếng anh chỉ đọc sub việt mà không hiểu hết clip nổi. ad có thể làm tóm tắt đoạn talk đó không. thanks ad nhiều
Mình rất thích đoạn gần cuối của cuốn sách: Loài người cần phải có 2 thứ: 1. Niềm tin vào tương lai tươi sáng 2. Luôn chấp nhận mình ngu ngốc Niềm tin vào tương lai xuất phát từ các hoạt động đầu tư thuyền bè để khám phá những vùng đất mới cách đây 500 năm, đó là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản, và luôn chấp nhận mình ngu ngốc đó là nguồn gốc của khoa học hiện đại khác với tôn giáo ngày xưa, tôn giáo mọi thứ được cho là biết hết tất cả, chúng ta chỉ cần tìm trong kinh Thánh hay kinh Phật là có câu trả lời nhưng thực tế thì không phải vậy...
Mình rất thích sách của tác giả Y.V.Harari. Hai cuốn còn lại của ông mình cũng đã đọc cả, cá nhân mình nghĩ nên đọc cuốn 21 bài học cho thế kỉ 21 hơn vì những vấn đề đặt ra trong cuốn sách rất gần với chúng ta hiện tại, người đọc dễ cảm nhận và liên tưởng tới nó hơn. Ngoài ra, sách viết về chủ đề lịch sử một cách tổng quát còn có Súng, vi trùng và Thép của Jared Diamond nữa. Tác giả này còn là tiền bối của Harari, trong một cuộc nói chuyện Harari nói rằng chính Diamond đã tạo cảm hứng cho ông viết Sapiens. Link tham khảo: ua-cam.com/video/VLXHnGVp7ZU/v-deo.html
Mình thấy Sapiens tập hợp những kiến thức không mới, nhưng góc nhìn của tác giả lại rất đặc sắc (hay nhất vẫn là chủ đề: Tại sao con người lại thống trị? Chìa khóa chính là phần intersubjective reality mà Linh đề cập). Do đó, mình hoàn toàn đồng ý với Linh về nhược điểm của sách, đó là nhiều khi nó có phần nghiệp dư (vì ý kiến chủ quan hơi nhiều). Thế nên hồi mới đọc Sapiens, mình đánh giá Harari không cao, có lẽ làm hiệu ứng truyền thông tốt, và sách cũng khá dễ đọc, nên nổi tiếng, chứ về đẳng cấp thì ông này chỉ là học trò của những tác giả non-fiction tầm cỡ như Jared Diamond. Nhưng đến Homo Deus thì mình thay đổi hẳn quan điểm luôn, nhận ra sở trường của Harari không phải lịch sử tự nhiên, mà là lịch sử về chuyển biến tâm lý con người, cũng như tôn giáo (từ vô thần, đa thần, độc thần, cho đến thần tượng hóa chính mình). Và mình phải ghi chú trong quyển này chi chít. Nói chung là hết sức tâm đắc! Với "21 bài học" thì đúng kiểu ông này đang ăn khách, nên nhà xuất bản giục viết cho nhanh để tranh thủ "cá kiếm" ^^ Vì quyển này lại hết sức tầm thường, hụt hơi, không có kiến thức hoặc góc nhìn cá tính như trước, mà chỉ là những nhận định vu vơ về tương lai (gần). Nếu Linh thích chủ đề tương tự, mình xin recommend: Collapsed và Guns, Germs and Steel, đều của Jared Diamond, cùng với The Seekers của Daniel Boorstin.
Riêng mình lại thấy quyển Germs and Steel có lối viết khá thô cứng, có thể nó đúng ( khách quan) nhưng ko lôi cuốn. 😌 Còn mình đồng ý với bạn 2 quyển Homo, Từ Sapiens chuyển sang Deus thì giống như từ tiểu thuyết viễn tưởng sang phân tích tâm lí xã hội. Mình vẫn băn khoăn tại sao 2 quyển này lại được xếp thành tập 1 và 2
@@nu6363 : Tùy gout mỗi người thôi bạn. Mình nghĩ là non-fiction phải dày như cái gối, nó mới đủ phê ^^ Hay là bạn cứ thử xem, có khi không dứt được đâu, vì ông này viết cuốn lắm, nhờ ông ý mà mình biết thêm nhiều cái hay ho, VD như nguyên lý: "Khẩu súng của Chekov", rồi cả "Hạnh phúc gia đình theo kiểu Anna Karenina". Hồi trước mình cũng chỉ đọc tiểu thuyết, nhưng từ khi đọc Diamond thì thấy một chân trời khác hẳn.
@@littlestar2080: Hoàn toàn chính xác bạn ạ, được cái này thì mất cái kia thôi, chính vì thế mà mình thấy nhận định của Linh trong video rất sắc sảo ^^ Dù sao Sapiens và Homo Deus là những quyển sách hay, có tác dụng khơi gợi cho các bạn trẻ tìm hiểu về dòng sách này nhiều hơn! Còn lý do tại sao Sapiens là quyển 1 và Homo Deus là quyển 2 thì theo mình cũng đơn giản thôi: + Sapiens mô tả quá trình con người nắm quyền lực tuyệt đối, trở thành "chủ nhân ông" của muôn loàn. + Homo Deus mô tả con người khi đã ở vị thế đỉnh cao, từ đó nhận định liệu con người có phải một "chủ nhân ông" tốt đẹp, thiện lành. Câu trả lời tất nhiên là không, chúng ta là một giống loài tàn nhẫn, bất nhất, nhu nhược, vẫn đang loay hoay tranh cãi trong mớ bùng nhùng Triết học cũng như Tôn giáo, và nói chung, loài người có tương lai khá là tăm tối: trở thành nô lệ thờ phụng những siêu nhân mới, hoặc trở thành những hạt cát hòa vào dòng chảy dữ liệu!
@@GiangPaven mình đọc Nicholas Taleb và idol luôn, nên chưa dám đọc ông nào dày cui khác nữa. Còn Sapiens đọc xong thấy văn vẻ qá nên không hợp. Cám ơn bạn.
Giữa cuốn Homo Deus và 21 điều thì mình thích 21 điều hơn vì tác giả phỏng đoán về tương lai gần và cho mình thấy những điều có khả năng xảy ra nhất ngay trog thế giới mình đang sống. Còn nếu muốn tìm hiểu về tương lai xa, về nhiều topic hơn thì Homo Deus nói nhiều hơn. Nói chug là quyển 21 điều là quyển đào sâu hơn của Homo Deus ^^
yay cuốn này mở mang tầm óc mình bởi trc này mình rất ít tìm hiểu về lịch sử, đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về vị trí của mình trong toàn bộ lịch sử loài người
chị thấy Homodeus thú vị hơn cuốn này đó Linh. Nó cho mình nhiều góc nhìn, suy nghĩ thú vị về những điều có thể sẽ xảy ra trong tương lai. 21 bài học thì chị mới nghe một vài chương thôi thấy cũng được nhưng chưa đánh giá được.
Mình rất thích series phê sách này, tuy view hơi ít vì ko phải ai cũng đọc sách nhưng đổi lại chất lượng ng xem rất cao. Mong các bạn duy trì đc series và giới thiệu nhiều quyển fiction hay bên cạnh non-fiction😊
Chào Linh, tớ vì thích Linh nên video nào có Linh xuất hiện cũng cảm thấy vui như gặp nguời quen vậy. Có thiện cảm từ hồi Linh xin vào Phê team, rồi Linh thường xuyên quay ba cái "vớ vẩn" but I really like them. Chúc Linh gặp nhiều may mắn và những nỗ lực của Linh sẽ được nhiều thành công xứng đáng nghen.
Thật ra, nếu cho rằng Harari chủ quan, thì nhận định đó không hoàn toàn... khách quan. Vấn đề của Harari là thái độ chứ không phải là tư tưởng hay quan điểm khi mà chính ông đã khẳng định các hệ tư tưởng và tôn giáo đều là các trật tự tưởng tượng. Cái duy nhất Harari kêu gọi (mà hẳn cũng là hệ quả từ việc tách góc nhìn ra khỏi tư cách con người) chính là sự công bằng cho các loài sinh vật khác ngoài con người. Thứ duy nhất có thể khiến người ta hoài nghi về giá trị của quyển sách này không phải sự vắn tắt (vì ngay từ đầu vắn tắt là tiêu chí chủ đề của sách), mà là thái độ thờ ơ của Harari với phát triển của loài người. Ở gần cuối chương 4, ông cũng đã phần nào giải thích cho thái độ này của mình. Với ông, đó là sự khách quan, "làm hài lòng những người lạc quan lẫn bi quan". Harari không khen ngợi cũng không chống đối, ông phê bình (chứ không phê phán) toàn bộ các giá trị cốt lõi tạo nên thế giới con người (hệ tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, đạo đức, các giá trị truyền thống trong cộng đồng và gia đình, dân tộc và nhà nước... toàn bộ các lĩnh vực nhân văn, không chừa cái nào). Tuy nhiên, sự phê bình đó có xác đáng hay không thì lại cần những tranh luận chi tiết để đánh giá. Đó là lí do vì sao người đọc cảm thấy sự hời hợt trong sách. Do đó, sẽ thật tuyệt vời nếu người đọc a) hoàn toàn cùng trải nghiệm và cảm nhận với Harari hoặc b) dùng các luận điểm trong sách của ông như một chủ đề để thảo luận sâu hơn. Tóm lại một cục, không nên đọc Homo Deus nếu không chấp nhận được thái độ phê bình dửng dưng trong Sapiens, và không nên đọc Sapiens khi đang có một niềm tin mãnh liệt vào một "trật tự tưởng tượng" nào đó.
Mình khá ấn tượng vs cmt của b, vì lúc đầu đọc Sapiens mình cũng ấn tượng nhưng cũng cố gắng lắm mới đọc hết, cơ mà sau 2 lần đọc Sapiens thì mình thấy ông phê bình vì ông biết con đường đấy là điều tất nhiên loài người sẽ trải qua, như cái bẫy trong cách mạng nông nghiệp vậy. Còn ông k đồng ý với các trật tự tưởng tượng vì xuyên suốt trong sách là ông đang cho thấy rằng các trật tự tưởng tượng k làm cho muôn loài tốt lên (ngay việc xét ở loài người, đặc biệt là sự phân chia) chỉ mang lại lợi ích và những sự “trên cơ” cho những người ở tầng cao hơn là chủ yếu (và điều này là k công bằng). 2 lần đọc của mình 1 là trước khi tìm hiểu Phật giáo, 2 là sau khi tìm hiểu. Và mình thấy sau khi tìm hiểu Phật giáo thì dễ chấp nhận được thái độ phê bình của ông trong cuốn Sapiens. 1 góc nhìn của mình❤
Trong 1 thoáng tui đã nhận ra là anh Linh xinh trai thiệc, miệng duyên ghê :)) Ổng mà nhìu tóc thì mặt tiền chắc xịn đỉnh :))) Em xin lỗi vì đã cmt klq đến nội dung video :)))))
E đã đọc cuốn sách này ở bản tiếng anh và thấy cuốn sách này khá hay. Như anh đã nói, chuyên môn của Harari là về sử học và cuốn sách này lại về luợc sử của loài người, bao gồm rất nhiều yếu tố và chuyên môn khác nhau nên chỉ với khoảng 500 trang sách thì tác giả khó có thể đưa cái nhìn khách quan về mọi thứ. Phần đầu tiên đã rất lôi cuốn và cho em nhiều kiến thức thú vị về loài người từ khi còn là hunter-gatherer đến hiện tại, các sự thống nhất về ý tưởng giữa nhiều con người với nhau đã tạo nên nền móng cho kinh tế, tiền bạc và tôn giáo, vân vân. Nhưng dần dần về nửa sau của cuốn sách khi tác giả xen vào rất nhiều ý kiến cá nhân và chủ quan của ông, em mất đi sự hứng thú ban đầu và bỏ dở một thời gian trước khi ép mình đọc hết. Đúng là ta không nên lấy cuốn sách này làm kim chỉ nam cho nhiều suy nghĩ của bản thân mà chỉ nên dùng làm một tài liệu để tăng thêm nhận biết và góc nhìn về thế giới. Em đã phải dừng lại khá nhiều xuyên suốt cuốn sách để đối chiếu với thông tin khoa học mới được phát hiện gần đây để xem kiến thức trong sách có còn relevant và đáng tin cậy hay không. Tuy vậy, phần đầu của cuốn sách vẫn rất là đáng đọc và mở mang đầu óc, phần sau thì sẽ lan man và khó để cảm thụ hơn cho những ai mới tập đọc sách.
Mình biết là lâu rồi nhưng phải ở đây để "thanh minh" cho quyển sách. Công bằng mà nói, Harari không hề theo một quan điểm hay tư tưởng nào cả vì đó là cái mà ông đang truyền bá: tất cả mọi tư tưởng, quan điểm hay chuẩn mực đều là do con người "tưởng tượng" ra. Kì vọng của Harari là con người sẽ có một cái nhìn xuyên suốt, vượt ra bên ngoài các định kiến và niềm tin. Do đó, nói rằng sách có cái nhìn chủ quan là một đánh giá không chính xác. Quyển sách khó đọc ở những đoạn bắt buộc chúng ta phải nhận thức rằng cái mình tin tưởng là không có thật, bắt chúng ta buông bỏ gần như mọi giá trị làm nên con người. Nhưng nó vẫn đáng để đọc, vì cũng theo lập luận của tác giả việc thừa nhận ta không biết gì hết lại là sự chuẩn bị tốt cho tương lai. Nếu không đồng ý, ta có thể không đồng ý ở quan điểm này, khi ta vẫn tin rằng các hiện tượng nhân văn (hệ tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, v.v...) là sự thật khách quan chứ không phải sản phẩm của trí tưởng tượng chủ quan. Ta có thể phản đối Harari và chỉ ra rằng khoa học nhân văn có tồn tại với những đối tượng nghiên cứu cụ thể và... có thật.
+ Nếu muốn mở rộng thế giới quan một cách ít chủ quan nhất thì nên đọc loạt sách của Jared Diamond. Ông cũng là người đã ảnh hưởng tư tưởng lên Yuval Noah Harari và vì sách ông hàn lâm hơn nên đọc hơi chán 😅 + Cá nhân mình thấy Homo Deus hay nhất trong 3 quyển sách chữ của ông + Nếu a Linh xem thêm những buổi talk show khác của Harari (cụ thể là với Natalie Portman) có thể thấy thái độ của Harari vs Zuckerberg khá căng thẳng và không hài hoà vì ông là một người không thích mạng xã hội nói chung và không ưa Facebook nói riêng. Ông cũng chỉ ra nhiều điều về mxh trong Homo Deus nếu mn đọc thêm
Mình chia sẻ tí nhé! Mình là người liên tục vote cho việc lập Phê sách. Lí do là vì Phê team review mọi thứ luôn rất khách quan và chịu đào sâu. Việt Nam hiện tại, cần một kênh sách như vậy. Dù rằng qua những Phê Vlog đọc gì trước đó, mình cũng biết Phê team không phải là dân đọc sách hạng nặng. Nên chắc chắn không tránh khỏi việc đọc sách thị trường. Dân mới xem phim cũng vậy thôi, Phê hiểu mình mà đúng không? Cho nên mình rất hy vọng phê phim sẽ cân nhắc thêm những quyển văn học cao hơn tí mà tiêu biểu nhất là của những tác gia đoạt Nobel. Mình cam đoan Phê sẽ thích chúng. Vì trải nghiệm ấy hoàn toàn tương tự như việc xem những bộ phim Oscars ngày xưa vậy đó ^^ Mình recommend Phê team 2 quyển nhé, cả hai đều có ‘chất điện ảnh’ trong đó, Phê team đọc sẽ nhận ra ngay. Và cả hai đều dưới 200 trang, rất nhẹ ^^ Là: Xứ Tuyết và Của Chuột Và Người. Rất mong có ngày sẽ thấy được review của 2 quyển này và nhiều quyển Nobel khác từ Phê Team. Thân,
Cùng ý nghĩ ai nên đọc quyển này của anh. Em cũng vì lí do nó nên mua đọc, em mê anh từ phê phim vì cách review cách nói chuyện rất hay và cuốn hút. Mong anh sẽ ra thêm nhiều video về review sách để mọi người có thể xem tham khảo thêm
Phê Phim có thể tìm hiểu cuốn Bản Sắc của Francis Fukuyama ạ. Đây là cuốn sách đi sâu về cội nguồn của mọi xu hướng chính trị hiện thời trên nhiều quốc gia (trong đó có nói đến sự trỗi dậy của người ủng hộ Trump).
chào ad. mình có xem clip talk anh nói trên nhưng rành tiếng anh chỉ đọc sub việt mà không hiểu hết clip nổi. ad có thể làm tóm tắt đoạn talk đó không. thanks ad nhiều
Mình vừa đọc xong bộ Homo Dues và 21 bài học xong. Thực sự hay và đáng đọc đó Linh ơi. Đương nhiên là khi đọc sẽ có những góc nhìn riêng của mỗi ng nữa. Cơ mà với những viễn cảnh tg lai và liên tưởng sang các bộ phim mà Phê hay review thì hay ho ra phết và cũng có sự liên quan nho nhỏ :))
2 cuốn còn lại là: 21 bài học của tk 21 và Homos Deus cũng hay...nên đọc nhé Linh 😃. By the way, Phê Phim thêm kênh Phê Nhạc nữa đi...làm về các bài hát, bản nhạc đã làm phê bao thế hệ, có tính xuyên quốc gia bla bla... 😃
Thế giới này là tưởng tượng hay thế giới này là ảo mộng, cuốn sách này phân tích thế giới theo cách nhìn 1 cách lịch sử và khoa học, Hồng lâu mộng cũng chia sẻ góc nhìn này theo cách văn học
Tư duy con người không bao giờ khách quan thuần túy được. Nó lúc nào cũng thống nhất giữa chủ quan và khách quan cả. Thêm nữa không thể tách tư duy ra khỏi cuộc sống xung quanh, xã hội nên nếu đòi hỏi 1 cuốn sách hay một nghiên cứu mà thuần túy khách quan sẽ thật sự khó.
Nếu được chọn một quyển sách mà bạn thích nhất, tâm ý nhất và là cuốn mà thay đổi tư duy của bạn thì sẽ là cuốn nào ? Bạn có thể làm vlog về một cuốn được không ?
Mình cũng có quan điểm giống anh Linh. Thấy cuốn sách này khá chủ quan nhưng cũng là một cuốn sách hay và đáng đọc. Mình nghĩ đọc sách thì ko nên tin hoàn toàn 100% mà nên xem xét nó kỹ lưỡng và mình có thể học được gì từ nó
Huhu đọc thì hay quá mà hơi hàn lâm đâm ra không hợp với kiểu người chỉ đọc sách lúc đi ngủ như e anh ạ. Trần đời chưa đọc quyển nào hàn lâm mà hay như z luôn ấy mn
kênh phê sách rất có ý nghĩa, mình rất thích ý tưởng này, tuy nhiên, trên góc độ của 1 người xem, mình có vài góp ý, Bản thân mình là người thích đọc sách và đọc sách mỗi ngày, mình nhận thấy phê phim làm rất tốt ở lĩnh vực phê bình phim, nhưng đối với sách, có thể nó đòi hỏi phải thực sự có 1 nền tảng, sách thì không như phim và đôi khi cần phải có kiến thức "uyên bác" 1 chút để bình phẩm. Các bạn phải thực sự là người đọc nhiều và trải nghiệm nhiều thì lời bình phẩm mới thật sự đáng nghe. Có thể mình thấy hơi phí khi chưa thật sự lột tả hết cái hay của 1 quyển sách, có thể mình quá khắt khe nhưng hy vọng có thể đóng góp thêm cho các bạn 1 góc nhìn nữa. Nhân tiện mình rất ngưỡng mộ đội ngũ tài năng của phê phim.
Riêng việc review đã là rất chủ quan rồi, mỗi người có 1 trải nghiệm khác nhau thì sẽ review khác nhau. Bạn chỉ nên nghe review như là 1 góc nhìn từ 1 reviewer thôi kể cả họ uyên bác với nhiều trải nghiệm đến mấy. Việc bạn mong chờ reviewer lột tả cái hay của 1 cuốn sách là bạn áp đặt mong muốn của bạn vào bài review rồi. Bạn nên nhìn nhận lại.
@@cthai721 cảm ơn bạn, đúng là mình đã kỳ vọng cao theo ý kiến chủ quan của mình thật. thêm 1 góc nhìn chủ quan nữa :v :v mình tin là phê sách làm tốt nhất ở mảng phê bình truyện và tiểu thuyết
Cảm ơn ý kiến của Trâm Anh rất nhiều. Mình thấy bạn nói rất đúng. Nếu là một độc giả lâu năm của sách mình cũng sẽ yêu cầu nhiều hơn. Chuyên mục Phê Sách được tạo ra để chia sẻ những cuốn sách hay mà chúng mình đã đọc và để lan toả văn hoá đọc đến nhiều người hơn nữa, chứ không phải để bình phẩm từ góc độ chuyên môn. Đấy cũng chính là lý do nó là 1 playlist trong channel Phê Vlogs chứ chưa phải 1 kênh riêng. Chúng mình sẽ cố gắng nâng cao vốn kiến thức của bản thân để đem đến nhiều giá trị hơn nữa không chỉ ở Phê Sách mà ở tất cả các đầu nội dung khác. Cái đó Trâm Anh có thể yên tâm nhé. Số Phê Sách thứ 20 chắc chắn sẽ chất lượng hơn nữa. Linh
Ý kiến cá nhân mình thấy cuốn này hay nhưng ko phải dễ đọc vì khối lượng kiến thức khá nhiều và rộng, người đọc nên có 1 chút kiến thức cơ bản trước nêu ko muốn loạn não =)) với có nhiều đoạn bản tiếng anh sử dụng từ chuyên môn nên dịch ra tiếng việt đọc cứ lủng củng ko sát nghĩa
Chuyên mục phê sách này rất hay và tiềm năng nhưng sẽ tuyệt hơn nếu các bạn làm clip có góc nhìn từ 2-3 người về cuốn sách chủ đề đó Làm video 1 người nói theo các ý kiến cá nhân và được liệt kê lại ntn sẽ hơi khô khan :)) như 1 clip vlog trc đây của Phê team, có các đoạn như a Giang giới thiệu về những cuốn sách a thích rồi nhiều thành viên cùng giới thiệu về sách họ thích mình rất thích vlog đó và cx xem lại vài lần để xem tên các quyển sách đc recommend
Mng xem video cuộc đối thoại giữa Yuval Noah Harari và Mark Zuckerberg ở đây nhé: ua-cam.com/video/Boj9eD0Wug8/v-deo.html
chào ad. mình có xem clip talk anh nói trên nhưng rành tiếng anh chỉ đọc sub việt mà không hiểu hết clip nổi. ad có thể làm tóm tắt đoạn talk đó không. thanks ad nhiều
Mình rất thích đoạn gần cuối của cuốn sách:
Loài người cần phải có 2 thứ:
1. Niềm tin vào tương lai tươi sáng
2. Luôn chấp nhận mình ngu ngốc
Niềm tin vào tương lai xuất phát từ các hoạt động đầu tư thuyền bè để khám phá những vùng đất mới cách đây 500 năm, đó là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản, và luôn chấp nhận mình ngu ngốc đó là nguồn gốc của khoa học hiện đại khác với tôn giáo ngày xưa, tôn giáo mọi thứ được cho là biết hết tất cả, chúng ta chỉ cần tìm trong kinh Thánh hay kinh Phật là có câu trả lời nhưng thực tế thì không phải vậy...
Mình rất thích sách của tác giả Y.V.Harari. Hai cuốn còn lại của ông mình cũng đã đọc cả, cá nhân mình nghĩ nên đọc cuốn 21 bài học cho thế kỉ 21 hơn vì những vấn đề đặt ra trong cuốn sách rất gần với chúng ta hiện tại, người đọc dễ cảm nhận và liên tưởng tới nó hơn.
Ngoài ra, sách viết về chủ đề lịch sử một cách tổng quát còn có Súng, vi trùng và Thép của Jared Diamond nữa. Tác giả này còn là tiền bối của Harari, trong một cuộc nói chuyện Harari nói rằng chính Diamond đã tạo cảm hứng cho ông viết Sapiens.
Link tham khảo: ua-cam.com/video/VLXHnGVp7ZU/v-deo.html
Mình thấy Sapiens tập hợp những kiến thức không mới, nhưng góc nhìn của tác giả lại rất đặc sắc (hay nhất vẫn là chủ đề: Tại sao con người lại thống trị? Chìa khóa chính là phần intersubjective reality mà Linh đề cập). Do đó, mình hoàn toàn đồng ý với Linh về nhược điểm của sách, đó là nhiều khi nó có phần nghiệp dư (vì ý kiến chủ quan hơi nhiều). Thế nên hồi mới đọc Sapiens, mình đánh giá Harari không cao, có lẽ làm hiệu ứng truyền thông tốt, và sách cũng khá dễ đọc, nên nổi tiếng, chứ về đẳng cấp thì ông này chỉ là học trò của những tác giả non-fiction tầm cỡ như Jared Diamond.
Nhưng đến Homo Deus thì mình thay đổi hẳn quan điểm luôn, nhận ra sở trường của Harari không phải lịch sử tự nhiên, mà là lịch sử về chuyển biến tâm lý con người, cũng như tôn giáo (từ vô thần, đa thần, độc thần, cho đến thần tượng hóa chính mình). Và mình phải ghi chú trong quyển này chi chít. Nói chung là hết sức tâm đắc!
Với "21 bài học" thì đúng kiểu ông này đang ăn khách, nên nhà xuất bản giục viết cho nhanh để tranh thủ "cá kiếm" ^^ Vì quyển này lại hết sức tầm thường, hụt hơi, không có kiến thức hoặc góc nhìn cá tính như trước, mà chỉ là những nhận định vu vơ về tương lai (gần).
Nếu Linh thích chủ đề tương tự, mình xin recommend: Collapsed và Guns, Germs and Steel, đều của Jared Diamond, cùng với The Seekers của Daniel Boorstin.
Riêng mình lại thấy quyển Germs and Steel có lối viết khá thô cứng, có thể nó đúng ( khách quan) nhưng ko lôi cuốn. 😌
Còn mình đồng ý với bạn 2 quyển Homo, Từ Sapiens chuyển sang Deus thì giống như từ tiểu thuyết viễn tưởng sang phân tích tâm lí xã hội. Mình vẫn băn khoăn tại sao 2 quyển này lại được xếp thành tập 1 và 2
Người anh em, xin hãy đề cử 1 quyển ít dày nhất của Jared Diamond được không? Mình chưa đọc quyển nào của ông í vì nhìn dày như cái gối vậy :((
@@nu6363 : Tùy gout mỗi người thôi bạn. Mình nghĩ là non-fiction phải dày như cái gối, nó mới đủ phê ^^
Hay là bạn cứ thử xem, có khi không dứt được đâu, vì ông này viết cuốn lắm, nhờ ông ý mà mình biết thêm nhiều cái hay ho, VD như nguyên lý: "Khẩu súng của Chekov", rồi cả "Hạnh phúc gia đình theo kiểu Anna Karenina".
Hồi trước mình cũng chỉ đọc tiểu thuyết, nhưng từ khi đọc Diamond thì thấy một chân trời khác hẳn.
@@littlestar2080: Hoàn toàn chính xác bạn ạ, được cái này thì mất cái kia thôi, chính vì thế mà mình thấy nhận định của Linh trong video rất sắc sảo ^^
Dù sao Sapiens và Homo Deus là những quyển sách hay, có tác dụng khơi gợi cho các bạn trẻ tìm hiểu về dòng sách này nhiều hơn!
Còn lý do tại sao Sapiens là quyển 1 và Homo Deus là quyển 2 thì theo mình cũng đơn giản thôi:
+ Sapiens mô tả quá trình con người nắm quyền lực tuyệt đối, trở thành "chủ nhân ông" của muôn loàn.
+ Homo Deus mô tả con người khi đã ở vị thế đỉnh cao, từ đó nhận định liệu con người có phải một "chủ nhân ông" tốt đẹp, thiện lành.
Câu trả lời tất nhiên là không, chúng ta là một giống loài tàn nhẫn, bất nhất, nhu nhược, vẫn đang loay hoay tranh cãi trong mớ bùng nhùng Triết học cũng như Tôn giáo, và nói chung, loài người có tương lai khá là tăm tối: trở thành nô lệ thờ phụng những siêu nhân mới, hoặc trở thành những hạt cát hòa vào dòng chảy dữ liệu!
@@GiangPaven mình đọc Nicholas Taleb và idol luôn, nên chưa dám đọc ông nào dày cui khác nữa. Còn Sapiens đọc xong thấy văn vẻ qá nên không hợp. Cám ơn bạn.
Giữa cuốn Homo Deus và 21 điều thì mình thích 21 điều hơn vì tác giả phỏng đoán về tương lai gần và cho mình thấy những điều có khả năng xảy ra nhất ngay trog thế giới mình đang sống. Còn nếu muốn tìm hiểu về tương lai xa, về nhiều topic hơn thì Homo Deus nói nhiều hơn. Nói chug là quyển 21 điều là quyển đào sâu hơn của Homo Deus ^^
yay
cuốn này mở mang tầm óc mình bởi trc này mình rất ít tìm hiểu về lịch sử, đưa ra 1 cái nhìn tổng quan về vị trí của mình trong toàn bộ lịch sử loài người
anh Linh có một style chào mà lần nào mình xem cũng cười hết =))) kiểu mở đầu dang tay ra í, hớn hở phết
🙌🏻
Cẩn thận iêu đấy :
chị thấy Homodeus thú vị hơn cuốn này đó Linh. Nó cho mình nhiều góc nhìn, suy nghĩ thú vị về những điều có thể sẽ xảy ra trong tương lai. 21 bài học thì chị mới nghe một vài chương thôi thấy cũng được nhưng chưa đánh giá được.
Để e note lại xong đọc dần. Thanks chịiiii
Mình rất thích series phê sách này, tuy view hơi ít vì ko phải ai cũng đọc sách nhưng đổi lại chất lượng ng xem rất cao. Mong các bạn duy trì đc series và giới thiệu nhiều quyển fiction hay bên cạnh non-fiction😊
WOWWW!! E rất thích xem những bình luận , review về sách. Thật tuyệt vời!!!
Mong sẽ có cuốn Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
tác giả nhìn y hệt anh Linh =))
Y chang :)))
K sai haha
như 2 giọt nước :))
Một con mọt sách hay bất cứ ai yêu sách nên ghé qua đây. Đây là ấn tượng đầu tiên của mình về kênh.
Chào Linh, tớ vì thích Linh nên video nào có Linh xuất hiện cũng cảm thấy vui như gặp nguời quen vậy. Có thiện cảm từ hồi Linh xin vào Phê team, rồi Linh thường xuyên quay ba cái "vớ vẩn" but I really like them. Chúc Linh gặp nhiều may mắn và những nỗ lực của Linh sẽ được nhiều thành công xứng đáng nghen.
Thật ra, nếu cho rằng Harari chủ quan, thì nhận định đó không hoàn toàn... khách quan. Vấn đề của Harari là thái độ chứ không phải là tư tưởng hay quan điểm khi mà chính ông đã khẳng định các hệ tư tưởng và tôn giáo đều là các trật tự tưởng tượng. Cái duy nhất Harari kêu gọi (mà hẳn cũng là hệ quả từ việc tách góc nhìn ra khỏi tư cách con người) chính là sự công bằng cho các loài sinh vật khác ngoài con người. Thứ duy nhất có thể khiến người ta hoài nghi về giá trị của quyển sách này không phải sự vắn tắt (vì ngay từ đầu vắn tắt là tiêu chí chủ đề của sách), mà là thái độ thờ ơ của Harari với phát triển của loài người. Ở gần cuối chương 4, ông cũng đã phần nào giải thích cho thái độ này của mình. Với ông, đó là sự khách quan, "làm hài lòng những người lạc quan lẫn bi quan". Harari không khen ngợi cũng không chống đối, ông phê bình (chứ không phê phán) toàn bộ các giá trị cốt lõi tạo nên thế giới con người (hệ tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, đạo đức, các giá trị truyền thống trong cộng đồng và gia đình, dân tộc và nhà nước... toàn bộ các lĩnh vực nhân văn, không chừa cái nào). Tuy nhiên, sự phê bình đó có xác đáng hay không thì lại cần những tranh luận chi tiết để đánh giá. Đó là lí do vì sao người đọc cảm thấy sự hời hợt trong sách. Do đó, sẽ thật tuyệt vời nếu người đọc a) hoàn toàn cùng trải nghiệm và cảm nhận với Harari hoặc b) dùng các luận điểm trong sách của ông như một chủ đề để thảo luận sâu hơn. Tóm lại một cục, không nên đọc Homo Deus nếu không chấp nhận được thái độ phê bình dửng dưng trong Sapiens, và không nên đọc Sapiens khi đang có một niềm tin mãnh liệt vào một "trật tự tưởng tượng" nào đó.
Thích nhận xét của bạn
Mình khá ấn tượng vs cmt của b, vì lúc đầu đọc Sapiens mình cũng ấn tượng nhưng cũng cố gắng lắm mới đọc hết, cơ mà sau 2 lần đọc Sapiens thì mình thấy ông phê bình vì ông biết con đường đấy là điều tất nhiên loài người sẽ trải qua, như cái bẫy trong cách mạng nông nghiệp vậy. Còn ông k đồng ý với các trật tự tưởng tượng vì xuyên suốt trong sách là ông đang cho thấy rằng các trật tự tưởng tượng k làm cho muôn loài tốt lên (ngay việc xét ở loài người, đặc biệt là sự phân chia) chỉ mang lại lợi ích và những sự “trên cơ” cho những người ở tầng cao hơn là chủ yếu (và điều này là k công bằng). 2 lần đọc của mình 1 là trước khi tìm hiểu Phật giáo, 2 là sau khi tìm hiểu. Và mình thấy sau khi tìm hiểu Phật giáo thì dễ chấp nhận được thái độ phê bình của ông trong cuốn Sapiens. 1 góc nhìn của mình❤
Trong 1 thoáng tui đã nhận ra là anh Linh xinh trai thiệc, miệng duyên ghê :)) Ổng mà nhìu tóc thì mặt tiền chắc xịn đỉnh :))) Em xin lỗi vì đã cmt klq đến nội dung video :)))))
E đã đọc cuốn sách này ở bản tiếng anh và thấy cuốn sách này khá hay. Như anh đã nói, chuyên môn của Harari là về sử học và cuốn sách này lại về luợc sử của loài người, bao gồm rất nhiều yếu tố và chuyên môn khác nhau nên chỉ với khoảng 500 trang sách thì tác giả khó có thể đưa cái nhìn khách quan về mọi thứ. Phần đầu tiên đã rất lôi cuốn và cho em nhiều kiến thức thú vị về loài người từ khi còn là hunter-gatherer đến hiện tại, các sự thống nhất về ý tưởng giữa nhiều con người với nhau đã tạo nên nền móng cho kinh tế, tiền bạc và tôn giáo, vân vân. Nhưng dần dần về nửa sau của cuốn sách khi tác giả xen vào rất nhiều ý kiến cá nhân và chủ quan của ông, em mất đi sự hứng thú ban đầu và bỏ dở một thời gian trước khi ép mình đọc hết. Đúng là ta không nên lấy cuốn sách này làm kim chỉ nam cho nhiều suy nghĩ của bản thân mà chỉ nên dùng làm một tài liệu để tăng thêm nhận biết và góc nhìn về thế giới. Em đã phải dừng lại khá nhiều xuyên suốt cuốn sách để đối chiếu với thông tin khoa học mới được phát hiện gần đây để xem kiến thức trong sách có còn relevant và đáng tin cậy hay không. Tuy vậy, phần đầu của cuốn sách vẫn rất là đáng đọc và mở mang đầu óc, phần sau thì sẽ lan man và khó để cảm thụ hơn cho những ai mới tập đọc sách.
Mình biết là lâu rồi nhưng phải ở đây để "thanh minh" cho quyển sách. Công bằng mà nói, Harari không hề theo một quan điểm hay tư tưởng nào cả vì đó là cái mà ông đang truyền bá: tất cả mọi tư tưởng, quan điểm hay chuẩn mực đều là do con người "tưởng tượng" ra. Kì vọng của Harari là con người sẽ có một cái nhìn xuyên suốt, vượt ra bên ngoài các định kiến và niềm tin. Do đó, nói rằng sách có cái nhìn chủ quan là một đánh giá không chính xác. Quyển sách khó đọc ở những đoạn bắt buộc chúng ta phải nhận thức rằng cái mình tin tưởng là không có thật, bắt chúng ta buông bỏ gần như mọi giá trị làm nên con người. Nhưng nó vẫn đáng để đọc, vì cũng theo lập luận của tác giả việc thừa nhận ta không biết gì hết lại là sự chuẩn bị tốt cho tương lai. Nếu không đồng ý, ta có thể không đồng ý ở quan điểm này, khi ta vẫn tin rằng các hiện tượng nhân văn (hệ tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, v.v...) là sự thật khách quan chứ không phải sản phẩm của trí tưởng tượng chủ quan. Ta có thể phản đối Harari và chỉ ra rằng khoa học nhân văn có tồn tại với những đối tượng nghiên cứu cụ thể và... có thật.
Từ phê phim qua quả Phê sách. Bao giờ mới có phê ke đây
Duyên dáng, thú vị quá!
+ Nếu muốn mở rộng thế giới quan một cách ít chủ quan nhất thì nên đọc loạt sách của Jared Diamond. Ông cũng là người đã ảnh hưởng tư tưởng lên Yuval Noah Harari và vì sách ông hàn lâm hơn nên đọc hơi chán 😅
+ Cá nhân mình thấy Homo Deus hay nhất trong 3 quyển sách chữ của ông
+ Nếu a Linh xem thêm những buổi talk show khác của Harari (cụ thể là với Natalie Portman) có thể thấy thái độ của Harari vs Zuckerberg khá căng thẳng và không hài hoà vì ông là một người không thích mạng xã hội nói chung và không ưa Facebook nói riêng. Ông cũng chỉ ra nhiều điều về mxh trong Homo Deus nếu mn đọc thêm
Cám ơn bạn đã chia sẻ, mình rất thích cuốn sách này, chúc kênh ngày càng lớn mạnh 😁
Lược sử loài người, vũ trụ, vạn vật, tương lai, nguyên 1 combo luôn 😁
Mình chia sẻ tí nhé!
Mình là người liên tục vote cho việc lập Phê sách. Lí do là vì Phê team review mọi thứ luôn rất khách quan và chịu đào sâu. Việt Nam hiện tại, cần một kênh sách như vậy.
Dù rằng qua những Phê Vlog đọc gì trước đó, mình cũng biết Phê team không phải là dân đọc sách hạng nặng. Nên chắc chắn không tránh khỏi việc đọc sách thị trường. Dân mới xem phim cũng vậy thôi, Phê hiểu mình mà đúng không?
Cho nên mình rất hy vọng phê phim sẽ cân nhắc thêm những quyển văn học cao hơn tí mà tiêu biểu nhất là của những tác gia đoạt Nobel. Mình cam đoan Phê sẽ thích chúng. Vì trải nghiệm ấy hoàn toàn tương tự như việc xem những bộ phim Oscars ngày xưa vậy đó ^^
Mình recommend Phê team 2 quyển nhé, cả hai đều có ‘chất điện ảnh’ trong đó, Phê team đọc sẽ nhận ra ngay. Và cả hai đều dưới 200 trang, rất nhẹ ^^ Là: Xứ Tuyết và Của Chuột Và Người.
Rất mong có ngày sẽ thấy được review của 2 quyển này và nhiều quyển Nobel khác từ Phê Team.
Thân,
Cùng ý nghĩ ai nên đọc quyển này của anh. Em cũng vì lí do nó nên mua đọc, em mê anh từ phê phim vì cách review cách nói chuyện rất hay và cuốn hút. Mong anh sẽ ra thêm nhiều video về review sách để mọi người có thể xem tham khảo thêm
Mình rất thích mục về sách của Phê phim, mình lười đọc sách lắm, nhưng từ khi có mục này thì mình thấy có động lực đọc sách hơn. Thanks Phê Team nhiều
3 cuốn sách em luôn mang theo: Sapiens, Life 3.0 và Superintelligence
Supperintelligence của nick bostrom ạ ?
Coi gợi ý của Linh phát vào tìm coi ngay vid buổi nói chuyện của Mark và Yuval :))
1 seri tuyệt vời cảm ơn các anh
Phê Phim có thể tìm hiểu cuốn Bản Sắc của Francis Fukuyama ạ. Đây là cuốn sách đi sâu về cội nguồn của mọi xu hướng chính trị hiện thời trên nhiều quốc gia (trong đó có nói đến sự trỗi dậy của người ủng hộ Trump).
chào ad. mình có xem clip talk anh nói trên nhưng rành tiếng anh chỉ đọc sub việt mà không hiểu hết clip nổi. ad có thể làm tóm tắt đoạn talk đó không. thanks ad nhiều
Chờ Phê Sách ra đời từ đợt Phê Vlog phỏng vấn a Giang về những quyển sách a đang đọc. Cuối cùng cũng chào sân
Mình vừa đọc xong bộ Homo Dues và 21 bài học xong. Thực sự hay và đáng đọc đó Linh ơi. Đương nhiên là khi đọc sẽ có những góc nhìn riêng của mỗi ng nữa. Cơ mà với những viễn cảnh tg lai và liên tưởng sang các bộ phim mà Phê hay review thì hay ho ra phết và cũng có sự liên quan nho nhỏ :))
Trời ơi tui thực sự đang đọc cuốn này luôn và omg lại gặp ông Linh vetter review luôn :))
Nói không đùa chứ tối hôm trc xem video của anh hôm sau đi thi có bài " 21 bài học của thế kỉ 21 " :))
homo deus nữa ông ơi, tôi thề với ông luôn. đã thích kiểu sách này thì đọc mãi không biết chán ấy
Tương lai có Kênh riêng cho Phê Sách không ạ. Em rất thích chuyên mục này. Chúc Phê Phim luôn thành công ạ
Nghe có vẻ rất hợp với mình. Cảm ơn Phê ... :)
có quyển sách nào 100% khách quan ???
Ad có thể review hay giới thiệu sách nào mà kém phổ biến hơn k?
cho mình hỏi sao Linh sử dụng air quotes nhiều vậy... không biết nên hiểu theo ý nghĩa nào
Nhóm có clip bản dịch của video talk có nhắc trong video k ạ
2 cuốn còn lại là: 21 bài học của tk 21 và Homos Deus cũng hay...nên đọc nhé Linh 😃. By the way, Phê Phim thêm kênh Phê Nhạc nữa đi...làm về các bài hát, bản nhạc đã làm phê bao thế hệ, có tính xuyên quốc gia bla bla... 😃
Mr Linh có từng đọc tác phẩm nào của cụ Thu Giang chưa?
Thế giới này là tưởng tượng hay thế giới này là ảo mộng, cuốn sách này phân tích thế giới theo cách nhìn 1 cách lịch sử và khoa học, Hồng lâu mộng cũng chia sẻ góc nhìn này theo cách văn học
Tư duy con người không bao giờ khách quan thuần túy được. Nó lúc nào cũng thống nhất giữa chủ quan và khách quan cả. Thêm nữa không thể tách tư duy ra khỏi cuộc sống xung quanh, xã hội nên nếu đòi hỏi 1 cuốn sách hay một nghiên cứu mà thuần túy khách quan sẽ thật sự khó.
Rất đồng ý với bạn về cái nhìn chủ quan của tác giả, khi đọc mình có lúc không đồng ý với tác giả, mình dừng ở chương cuối.
Anh có đọc về thể loại tâm lý học nào không ạ.
Cuốn duy nhất mình từng đọc là Cái Tôi & Cái Nó của Sigmund Freud
@@phevlogs9443em cảm ơn ạ, em sẽ sớm tìm đọc
@@phevlogs9443 đề nghị review quyển ấy, bạn ơiii! Mình đọc 2 lần trong 5 năm và vẫn chưa hiểu gì cả ahuhu
yeahhhh cuối cùng đã có chuyên mục phê sách :)))
Nên làm để mọi người chăm đọc hơn
Có phải bản dịch của omega+ có chút thay đổi so với bản gốc (chủ yếu thay đổi các ví dụ của bản gốc) phải không ạ
làm về muôn kiếp nhân sinh đi anh ơi 😍😍😍
Nếu được chọn một quyển sách mà bạn thích nhất, tâm ý nhất và là cuốn mà thay đổi tư duy của bạn thì sẽ là cuốn nào ? Bạn có thể làm vlog về một cuốn được không ?
Muôn kiếp nhân sinh!
Cuốn này hay! Làm thêm về Sách đi bạn, thấy chuyên mục phê sách hơi ít 🙂
saooo dạooo này kênh này ko update gì nữa vậy ta ?
Phê phim đọc cuốn fact full ness đi ạ
Đã mua ròi bạn ạ, hehe
A ơi e đang muốn tìm hiểu thêm về điện ảnh thì nên đọc sách j ạ?
Mọi người làm phê sách đi , mình thấy thú vị lắm
01:49 Sếp Linh thâm thúy thật.
Ước gì được anh Giang share sách để đọc :3 Cho tui lên top điii ạ 😅😅😅
Mình cũng có quan điểm giống anh Linh. Thấy cuốn sách này khá chủ quan nhưng cũng là một cuốn sách hay và đáng đọc. Mình nghĩ đọc sách thì ko nên tin hoàn toàn 100% mà nên xem xét nó kỹ lưỡng và mình có thể học được gì từ nó
Làm kênh riêng luôn nào, mảnh này luôn rộng mở
Ấy mình đang định mua cuốn này định tối nay mua luôn :))
những bạn người công giáo sẽ không thích sách này :))
Mong Anh review cuốn Lịch Sử Do Thái :))
Mình mua hồi nó phát hành lần đầu năm 2016 thì phải mà giờ không nhớ ai mượn rồi mất tiêu :(((
em thích cái cuốn nho nhỏ ở phía sau a hơn :)) ko bik có ai giống mình ko
lúc trước ông này có một course trên coursera giảng về cuốn này mà h close lớp rồi :(
cuốn thứ 2 trên chồng sách là gì nhỉ
Huhu đọc thì hay quá mà hơi hàn lâm đâm ra không hợp với kiểu người chỉ đọc sách lúc đi ngủ như e anh ạ. Trần đời chưa đọc quyển nào hàn lâm mà hay như z luôn ấy mn
vì là phê quyển sách này
nên phê team nên phê thêm con game ancestors của ubisoft đi nhỉ
kênh phê sách rất có ý nghĩa, mình rất thích ý tưởng này, tuy nhiên, trên góc độ của 1 người xem, mình có vài góp ý, Bản thân mình là người thích đọc sách và đọc sách mỗi ngày, mình nhận thấy phê phim làm rất tốt ở lĩnh vực phê bình phim, nhưng đối với sách, có thể nó đòi hỏi phải thực sự có 1 nền tảng, sách thì không như phim và đôi khi cần phải có kiến thức "uyên bác" 1 chút để bình phẩm. Các bạn phải thực sự là người đọc nhiều và trải nghiệm nhiều thì lời bình phẩm mới thật sự đáng nghe. Có thể mình thấy hơi phí khi chưa thật sự lột tả hết cái hay của 1 quyển sách, có thể mình quá khắt khe nhưng hy vọng có thể đóng góp thêm cho các bạn 1 góc nhìn nữa. Nhân tiện mình rất ngưỡng mộ đội ngũ tài năng của phê phim.
Riêng việc review đã là rất chủ quan rồi, mỗi người có 1 trải nghiệm khác nhau thì sẽ review khác nhau. Bạn chỉ nên nghe review như là 1 góc nhìn từ 1 reviewer thôi kể cả họ uyên bác với nhiều trải nghiệm đến mấy. Việc bạn mong chờ reviewer lột tả cái hay của 1 cuốn sách là bạn áp đặt mong muốn của bạn vào bài review rồi. Bạn nên nhìn nhận lại.
@@cthai721 cảm ơn bạn, đúng là mình đã kỳ vọng cao theo ý kiến chủ quan của mình thật. thêm 1 góc nhìn chủ quan nữa :v :v mình tin là phê sách làm tốt nhất ở mảng phê bình truyện và tiểu thuyết
Cảm ơn ý kiến của Trâm Anh rất nhiều. Mình thấy bạn nói rất đúng. Nếu là một độc giả lâu năm của sách mình cũng sẽ yêu cầu nhiều hơn.
Chuyên mục Phê Sách được tạo ra để chia sẻ những cuốn sách hay mà chúng mình đã đọc và để lan toả văn hoá đọc đến nhiều người hơn nữa, chứ không phải để bình phẩm từ góc độ chuyên môn. Đấy cũng chính là lý do nó là 1 playlist trong channel Phê Vlogs chứ chưa phải 1 kênh riêng.
Chúng mình sẽ cố gắng nâng cao vốn kiến thức của bản thân để đem đến nhiều giá trị hơn nữa không chỉ ở Phê Sách mà ở tất cả các đầu nội dung khác. Cái đó Trâm Anh có thể yên tâm nhé. Số Phê Sách thứ 20 chắc chắn sẽ chất lượng hơn nữa.
Linh
@@phevlogs9443 à giờ mình hiểu tường tận, nhân tiện mình rất thích ý tưởng lan toả văn hoá đọc. Ủng hộ các bạn!
Mình mới đọc 1/3 nhưng cảm thấy quá nhiêù thông tin nên phải nghỉ 1 time đọc mấy quyển khác
A đáng yêu quá
Đang đọc dở cuốn này luon😋 Hay qua
Còn mình thấy quyển này đề xuất trên tiki nên mua
Chào Anh, anh có thích The Coffee House ko ?
Đang đọc cuốn này luôn. :))
Có ai đọc mấy cuốn về lĩnh vực như xe Henry Ford chưa ạ?
Ý kiến cá nhân mình thấy cuốn này hay nhưng ko phải dễ đọc vì khối lượng kiến thức khá nhiều và rộng, người đọc nên có 1 chút kiến thức cơ bản trước nêu ko muốn loạn não =)) với có nhiều đoạn bản tiếng anh sử dụng từ chuyên môn nên dịch ra tiếng việt đọc cứ lủng củng ko sát nghĩa
Buổi talk mà a Linh nhắc tới ở cuối vid có thể xem đc ở đâu ạ?
Mình có comment dưới video rồi bạn nhé!
Sách này có bản tiếng Việt ko a Linh
discuss về the catcher in the rye đi anh Linh :v
Quyển này nhiều nội dung lập luận chủ quan một chiều chỉ đọc để thêm thông tin chém gió thì ok 😂
:))) có linh thì mình click vào hihi
Có ai có bản dịch tiếng việt mark vs yuval tranh luận k vậy
Thích mắt mũi miệng của anh Linh gê =))))
Có anh Linh là fl
Sách rất hay nhá, chửa mất ngủ rất ok. :D
Anh có biết cuốn kinh thánh kh anh
Nhìn mặt anh giống tác giả quá :v
bạn nhắc tới ở đầu video là nữ ạ?
Mới mua xong :)) đọc đc 100 trang thì a Linh review
Ủng hộ phê team lập phê sách 👍👍
Anh Linh xăm hình gì nhìn lạ thế ạ? :v
nhìn chú hói đầu giống như ông Yurri Noah Harrari đấy
Linh ơi, góp ý nhẹ là Deus trong Homo Deus đọc là Day-Us chứ không phải là Dous nhé :)
Wow có cả phê sách
Không biết các loài động vật trên trái đất bao gồm cả con người được tạo ra như thế nào nj ?. Phải chăng có đấng tối cao nào đã tạo ra muôn vật ? 🤔🤔
nhing ông tác giả viết sách giống ông mc ghê
Chuyên mục phê sách này rất hay và tiềm năng nhưng sẽ tuyệt hơn nếu các bạn làm clip có góc nhìn từ 2-3 người về cuốn sách chủ đề đó
Làm video 1 người nói theo các ý kiến cá nhân và được liệt kê lại ntn sẽ hơi khô khan :))
như 1 clip vlog trc đây của Phê team, có các đoạn như a Giang giới thiệu về những cuốn sách a thích rồi nhiều thành viên cùng giới thiệu về sách họ thích
mình rất thích vlog đó và cx xem lại vài lần để xem tên các quyển sách đc recommend