Trò chuyện cùng nghệ sĩ | Artist Talk with Lê Hiền Minh

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 12 січ 2025
  • PHỤ NỮ LÀ AI? PHỤ NỮ LÀ GÌ? PHỤ NỮ Ở ĐÂU? TẠI SAO LÀ PHỤ NỮ? KHI NÀO LÀ PHỤ NỮ?
    Tiếp tục chủ đề về nữ quyền mà The Factory đã bắt đầu đào sâu từ năm 2020, ở buổi trò chuyện này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhìn, cách tiếp cận của Lê Hiền Minh trước vấn đề phụ nữ; cũng như các các chiến thuật thị giác mà nghệ sĩ sử dụng để xoay chuyển và mở rộng cuộc hội thoại về giới.
    Một trong những mối quan tâm xuyên suốt trong thực hành nghệ thuật của Lê Hiền Minh (sn. 1979, nghệ sĩ thị giác) là vấn đề của phụ nữ. Bằng các tác phẩm điêu khắc khổ lớn sử dụng giấy Dó làm chất liệu chính được thực hiện tính theo năm, Lê Hiền Minh liên tục và bền bỉ công kích những thành luỹ mà xã hội và mô hình gia đình truyền thống vẫn dựng và áp lên cho người phụ nữ. Trong tác phẩm ‘Các Thánh của Kỳ Vọng (Mẫu Vòng Lặp, Mẫu Bất Tận, Mẫu Giống Nòi), số 1’ thuộc sê-ri ‘Năm Câu hỏi’, một lần nữa, Lê Hiền Minh dõng dạc đặt ra những câu hỏi tưởng như hiển nhiên về sự kiến tạo xã hội của người phụ nữ. Đồng thời, sự xuất hiện của những vật dụng thường thấy trong gia đình và thường được gắn với người phụ nữa (máy giặt, bồn rửa bát, tấm phản) cũng là một cách nghệ sĩ nhấn mạnh: Liệu có phải phụ nữ luôn bị gán với hình ảnh nữ công gia chánh, nội trợ, gắn với căn bếp, không gian nhà ở? Thế còn các biểu thị, hình ảnh mang tính tâm linh, gắn liền với sức mạnh sâu xa của nữ giới (chẳng hạn các bà Thánh và Mẫu, được cho là có nguồn gốc từ xã hội mẫu hệ của Việt Nam cổ đại, từ xa xưa đã bị thay thế bởi chế độ phụ hệ) thì sao? Sự xuất hiện của các biểu tượng này; cũng như sa sát được tạo ra bởi hai thái cực hình ảnh, ẩn chứa ngụ ý gì từ phía nghệ sĩ?
    ////
    WHO IS WOMAN? WHAT IS WOMAN? WHERE IS WOMAN? WHY IS WOMAN? WHEN IS WOMAN?
    Continuing The Factory’s focus on women since 2020, in this talk, Lê Hiền Minh’s artistic vision and approach is explored as well as her desire to open broader dialogue surrounding gender issues and inequality in Vietnam.
    Female identity and labour, and gender inequality issues - these concepts have grounded, interwoven, and driven the artistic practice of Lê Hiền Minh (b. 1979) since the beginning of her career. Mounting larger-than-life structures in seemingly fragile Dó paper, Hiền Minh playfully challenges our collective understanding of monumentality and femininity, whilst persistently criticizing the social/gender hierarchy deeply embedded in all aspects of life - both traditional and contemporary - in Vietnam. In her latest work ‘The Gods of Expectation: Divine Cycle, Divine Constant, Divine Source, no. 1’ from the ‘Five Questions’ series, the artist poses the five questions ‘Who is woman? What is woman? Where is woman? Why is woman? When is woman?’ In their simple straightforwardness, these questions seek to dismantle social constructs and gender stereotypes in the definition of ‘woman’ today. Intriguingly, her use of everyday objects that are commonly found in the home (such as a washing machine, a kitchen sink and a bed) sparks another set of questions: Why are women still associated with household work, situated within the sphere of the domestic? What of the inclusion of symbols of different goddesses associated with indigenous beliefs? What is the meaning between the expected duties of our gender and the beliefs that hold such labor in place?

КОМЕНТАРІ •