11 KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAI

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 28 вер 2024
  • Nay Ngày 22/5 Năm Giáp Thìn Tức là 27/06/2024
    Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
    Phật Nói Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
    Chú Ý Trang 13 hàng Đầu Bài số 11
    Hán dịch: Nhà Tào Ngụy, Pháp Sư Khương Tăng Khải
    Việt dịch: Việt Nam, Tỳ kheo Thích Trí Tịnh
    (Dịch từ Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Như Lai Kinh
    “Hán dịch: Tào Ngụy, Pháp Sư Khương Tăng Khải”
    Tào Ngụy là nước Ngụy trong thời đại Tam Quốc. Đối với Tam Quốc, Tào Tháo là kẻ được mọi người biết đến nhiều nhất. Con Tào Tháo là Tào Phi đã soán ngôi nhà Hán, đặt quốc hiệu là Ngụy. Vì sao còn thêm chữ Tào vào đây? Vì cuối đời Tấn, thiên hạ đại loạn, người Hồ ở phương Bắc [Trung Hoa] là Thác Bạt Khuê [vào Trung Nguyên] lập quốc, cũng lấy hiệu là Ngụy. Nhằm phân biệt chẳng phải là nước Ngụy nào khác, mà là nước Ngụy trong thời đại Tam Quốc, nên gọi là Tào Ngụy[3].
    Khang Tăng Khải Ngài đến Lạc Dương vào năm Gia Bình thứ tư (252, Quí Dậu, 253) nhà Tào Ngụy (nhằm đời vua Tào Phương, tức Ngụy Phế Đế), ở chùa Bạch Mã.
    là vị sa-môn dịch kinh, tiếng Phạn là Tăng Già Bạt Ma.Vào thời cổ, nhằm lúc dịch kinh, do người Hoa tôn trọng dòng họ, mà người xuất gia chẳng có họ, xã hội thấy vậy cho là chuyện rất lạ lùng, họ nói: “Cớ sao người xuất gia các vị chẳng có họ?” Do đó, rất nhiều vị xuất gia cũng phải miễn cưỡng đặt họ trước pháp danh. Về sau, kinh Niết Bàn truyền đến [Trung Hoa], [pháp sư Thích Đạo An chủ trương] “hễ là đệ tử xuất gia của Thích Ca Mâu Ni Phật thì đều mang họ Thích Ca”, nói đơn giản là họ Thích. Trước khi kinh Niết Bàn xuất hiện [tại Trung Hoa], người xuất gia từ chỗ nào đến bèn lấy chỗ đó làm họ. Chẳng hạn như ngài Khang Tăng Khải đến từ nước Khang Cư , nên được coi là họ Khang. Trên thực tế, Ngài chỉ là theo đường từ xứ đó (Khang Cư) đến xứ này.
    Ngài là người Ấn Độ, tên tiếng Phạn là Tăng Già Bạt Ma, dịch sang tiếng Hán thành Tăng Khải. Khải là áo giáp, mặc áo giáp, có ý nghĩa tinh tấn, tức là nếu muốn đoạn phiền não, chứng Bồ Đề, thì phải tinh tấn, chẳng thể giải đãi, buông lung, giống như khoác áo giáp đánh giặc. Do đó, dịch thành Khải. Tên Ngài là Tăng Khải, trên thực tế là danh xưng tiếng Phạn (Tăng - Saṃgha) ghép chung với tiếng Hán. Theo ghi chép trong Cao Tăng Truyện, ngài Khang Tăng Khải là người Ấn Độ, học rộng các kinh, thông suốt nghĩa lý và ý chỉ sâu kín. Ngài đến Trung Hoa vào cuối niên hiệu Gia Bình nhà Tào Ngụy, trụ tại chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, dịch kinh Vô Lượng Thọ.

КОМЕНТАРІ • 8

  • @huongdinh389
    @huongdinh389 3 місяці тому +1

    Nam Mô A Di Đà Phât

  • @Nhiem0511
    @Nhiem0511 3 місяці тому +1

    NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT.

  • @beangthi2716
    @beangthi2716 3 місяці тому +1

    Nam mô a di đà phật

  • @quocnguyenchanh4151
    @quocnguyenchanh4151 3 місяці тому +1

    Nam mô A Mi Đà Phật Thích Giác Man (Thuong toa ân sư)! Muôn đời vĩnh kiếp tri ân Tam bảo cùng Ngài đã hoàng dương Giáo nghĩa: Phật thuyết Vô lượng Thọ Như Lai kinh! Thật là bất khả tư nghị! 28/6/2024- TP HCM.

  • @caovominhkhoi8a266
    @caovominhkhoi8a266 3 місяці тому

    Nam Mô vô lượng thọ vô lượng quang vô lượng công đức A Di Đà Phật

  • @ngokieuoanh7741
    @ngokieuoanh7741 3 місяці тому

    Bài giảng hôm nay hay quá thầy ơi, con nghe đi nghe lại mấy lần vẫn thấy hay. Con kính tri ân Sư phụ 🙏
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏

  • @AnhPham-vc3dy
    @AnhPham-vc3dy 3 місяці тому

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

  • @thonglam8419
    @thonglam8419 3 місяці тому

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT