14. Số phức - KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 лют 2025
  • Bất chấp vai trò cốt yếu của số thực trong các lí thuyết mô tả tự nhiên, nhưng nó dường như vẫn chưa đủ. Trong tập này, bằng cách giới thiệu một đơn vị ảo i, ta sẽ mở rộng từ tập số thực sang tập số phức. Ta sẽ thấy rằng, mặc dù số phức không tồn tại trong thực tế - điều tương tự như số thực, nhưng hoá ra nó cũng tìm thấy cho mình vai trò quan trọng các các lí thuyết toán học lẫn khoa học.
    Tài liệu tham khảo: anphia.co/ng0I4Op
    ___________________
    ỦNG HỘ ANPHIA ❤️ donate.anphia.com
    UA-cam: anphia.co/youtube
    Facebook: anphia.co/face...
    Instagram: anphia.co/inst...
    Tiktok: anphia.co/tiktok
    ___________________
    #anphia #khamphatunhien #kptn

КОМЕНТАРІ •

  • @Unvalid_Zenithhhh
    @Unvalid_Zenithhhh 4 місяці тому +4

    Xem Admin Từ Ngày Đầu,Giờ Admin Lên Được 2K Sub Rồi, Cố Gắng Ra Thêm Nhiều Video Nữa Nhé Admin, Hóng 1 Ngày Admin Làm Sang Vật Lý Và Vật Lý Lượng Tử

  • @hungdang3239
    @hungdang3239 4 місяці тому

    Kênh hay như vậy mà ít lượt sub quá, thua gì mấy kênh nước ngoài đâu

  • @longnguyen-by4tt
    @longnguyen-by4tt 4 місяці тому +1

    Bình phương hàm sóng \psi ta có xác xuất tìm thấy nó trong không gian thực 😅, coi clip này rất thích cách ad giải thích ideal về mặt toán học và vật lý, hồi học lý các thầy cũng chỉ giảng phần toán thôi, còn muốn hiểu phần lý thỉ phải hiểu phần toán nữa 😅 thế nên lý hồi c3 và lý quan sát được là vật lý thực nghiệm còn vật lý lý thuyết là toán ứng dụng, toán học trá hình 😅

  • @HanaFan
    @HanaFan 4 місяці тому

    Mới xem đến phần 12 bóng ma vô hạn. Có vẻ vũ trụ đơn giản hơn trình độ này, chỉ là ta chọn góc tọa độ ở giữa nên không thể dễ dàng hiểu toàn cảnh. Như một người đang bơi trên biển chỉ nhìn đâu cũng thấy mặt nước. Nếu nhận định ta đang sống trên mặt cầu S2 thì sẽ dễ dàng hơn để tìm cấu trúc tổng thể

  • @HieuNguyen-qj3ce
    @HieuNguyen-qj3ce 3 місяці тому

    tôi nghiện kênh này r, nai xừ 👍👍👍

  • @HoangNguyen-py3hu
    @HoangNguyen-py3hu 4 місяці тому

    Trang này thật tuyệt vời

  • @khiêmnguyễn-r4s
    @khiêmnguyễn-r4s 2 місяці тому

    Dẫu sói phức là ảo nhưng nó hoàn toàn tương tác với số thực như kiểu lúc số thực nghỉ ngơi thì nó hoạt động

  • @haianh4311
    @haianh4311 4 місяці тому +4

    Kí hiệu toán học vốn cần thiết mừ, tui thấy nó rất ngầu :>

    • @isaacnewton394
      @isaacnewton394 4 місяці тому

      nếu khó chịu vì mấy cái đó thì đã không xem kênh này=))

  • @anhhoanghuy1956
    @anhhoanghuy1956 4 місяці тому

    Vid rất chất lượng

  • @TranHoangDuc2708
    @TranHoangDuc2708 4 місяці тому

    hay quá ạ

  • @atnguyentien9601
    @atnguyentien9601 4 місяці тому

    hay

  • @attran720f
    @attran720f 4 місяці тому

    Làm mấy video chơi chơi về cấu trúc đại số ad

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому

      Nghiên cứu về cấu trúc đại số không phải là mục tiêu của loạt phim KPTN. Tuy nhiên, đâu đó trên hành trình KPTN, bạn sẽ thấy chúng tôi có nhắc đến vài khái niệm liên quan đến nó.

  • @Cuong-ux6oq
    @Cuong-ux6oq 4 місяці тому

    Video do kênh đầu tư từ đầu tới cuối ạ?

  • @SangNguyen-wy6te
    @SangNguyen-wy6te 4 місяці тому

    Làm hết về toán thì ad làm về vật lý nhá 😋😋

  • @Ai-e7227
    @Ai-e7227 17 днів тому

    Ad cho hỏi
    Nếu số phức có dạng a+bi
    Thì => i đơn vị có dạng 0+1i
    Vì i đơn vị có dạng như thế nên i=0+1(0+1(i))
    Tiếp tục áp dụng đến vô cùng có 0+1(0+1(0+1(0+1(0+1(0+1(0+1(0+1(....
    Mà 0+1= n32n thành1.1.1.1.1.1....1^vô cùng
    Vậy có phải đơn vị ảo =1^vô cùng không

    • @TienNguyen-rj4ds
      @TienNguyen-rj4ds 3 дні тому

      i là đơn vị ảo .
      Số phức ký hiệu là “z” và biểu thị là theo đại số là
      z= a+b.i
      Trong đó “a” phần thực, “b” phần ảo.
      Nên không thể triển khai như bạn nghĩ được.

  • @michelbui2206
    @michelbui2206 4 місяці тому

    Cho hỏi ứng dụng số phức trong tính toán cụ thể ntn bạn? Số phức để làm gì?

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +5

      Có thể nói, một trong những ứng dụng thiết thực nhất của số phức là đơn giản hoá quá trình tính toán. Chẳng hạn như trong kĩ thuật điện, mà cụ thể trong cái được gọi là giải tích mạch (circuit analysis), trở kháng của cuộn cảm và tụ điện được được viết dưới dạng tương ứng sau jωL và 1/jωC (với j ở đây là đơn vị ảo, để tránh nhầm lẫn với dòng điện (AC) được kí hiệu là i). Khi làm như vậy, thay vì phải giải các phương trình vi phân rất phức tạp để tìm ra điện áp (u) hay dòng điện (i), người ta chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản trên trường số phức.
      Tất nhiên, vai trò của số phức rộng hơn nhiều so với việc chỉ giúp chúng ta đơn giản hóa quá trình tính toán. Bạn sẽ thấy rõ hơn ở các tập sau.

  • @-TCTL-
    @-TCTL- 4 місяці тому

    😮

  • @Hoductruong
    @Hoductruong 4 місяці тому

    Số thực có thật mà ad, ví dụ như đường chéo của một vật thể hình vuông có cạnh bằng 1 thì độ dài đường chéo sẽ là căn 2 hay như độ dài đường chéo của tivi thường là số thực

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +2

      Số thực, mà cụ thể là số vô tỉ, là không tồn tại trong tự nhiên. Làm sao bạn có thể đo ĐÚNG căn 2 trong thực tế? Bạn vui lòng xem lại phần cuối của tập 11 để hiểu rõ hơn.

    • @Chonggriseo
      @Chonggriseo 4 місяці тому

      một số vô tỉ thì ông biểu diễn nó thế nào ?
      ví dụ 1,(3) hay pi, ông đặt nó ở đâu trên trục số ?

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +2

      Các số thực nói chung được định nghĩa bằng vết cắt Dedekind. Một lần nữa, bạn vui lòng xem lại tập 11 để hiểu rõ hơn về vết cắt này.

    • @Hoductruong
      @Hoductruong 3 місяці тому

      @@Anphiacom Nhưng đường chéo của một chiếc tivi thường là số vô tỉ, thể tích của một quả bóng đá cũng là số vô tỉ...

    • @Hoductruong
      @Hoductruong 3 місяці тому

      @@Chonggriseo 1,(3) = 1,333... = 4/3 là số hữu tỉ đó bạn. Số vô tỉ là số thập phân vô hạn KHÔNG tuần hoàn, ví như π = 3,1415926535.... Về cách biểu diễn thì khá dễ, ta dùng phần mềm vẽ một đường tròn có đường kính bằng 1 thì chu vi của nó sẽ bằng π, ta lăn đường tròn đó từ điểm 0 đến khi điểm tiếp xúc túc với trục số quay lại điểm ban đầu thì ta được 1 vòng bằng chu vi đường tròn đó và bằng π

  • @DuongKha-vt5ns
    @DuongKha-vt5ns 4 місяці тому

    Làm về số siêu phức di ad 🐧😋

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +1

      Tập 16 sẽ bàn về số siêu phức nha bạn.

  • @trikhanh7955
    @trikhanh7955 4 місяці тому

    Vậy bao giờ thì series Khám phá tự nhiên này sẽ kết thúc vậy ad?

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +1

      "Khám phá tự nhiên" còn một chặng đường dài phía trước. Như đã đề cập trong video, ta sẽ đi xa và sâu hơn nữa, nhưng để làm vậy, chúng ta cần toán học làm cơ sở cho mọi lập luận.

  • @hoangdang607
    @hoangdang607 4 місяці тому

    Tại sao chúng ta k dc học cách giải pt bậc 3 nhỉ
    Trc giờ cứ nghĩ k có cách giải luôn
    Thời đi học các pt bậc 3 toàn ở dạng đoán dc ít nhất 1 nghiệm để đưa về bậc 2. Vẫn luôn thắc mắc nếu k đoán dc thì thế nào (bấm máy k ra nghiệm đẹp để tách) hoá ra cách giải khoai như vậy😅

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +1

      Việc phải phương trình bậc 3 thường yêu cầu ta phải lấy căn của số phức - vốn không được dạy nhiều ở chương trình phổ thông. Tuy nhiên, trong tập 15, ta sẽ bàn chi tiết về nó.

  • @KietPhamTuan-mq5cm
    @KietPhamTuan-mq5cm 4 місяці тому +1

    e^(pi*i) +1=0 có đúng không ad 🧐 #1

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  4 місяці тому +3

      Đó chỉ là trường hợp θ = π trong công thức nổi tiếng của Euler. Chúng ta sẽ nói kĩ hơn về nó trong tập 15. Bạn nhớ đón xem nhé!

    • @KietPhamTuan-mq5cm
      @KietPhamTuan-mq5cm 4 місяці тому +2

      Rất mong chờ❤

  • @hoangfanmu
    @hoangfanmu 3 місяці тому

    tại sao ra đc t1 t2 t3 khi áp dụng vào số phức?

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  3 місяці тому

      Bạn vui lòng xem mũ phức ở tập 15 để biết rõ hơn cách tính.

  • @hungcao4687
    @hungcao4687 3 місяці тому

    Làm sao mà mất x^2 đc vậy ạ

    • @Anphiacom
      @Anphiacom  3 місяці тому

      Có vẻ như bạn đang hỏi ở 5:28. Ở đó, một phương trình bậc 3 luôn có thể chuyển về dạng mất x², nếu t được đặt theo một công thức (vui lòng xem thêm ở tài liệu tham khảo). Ở khoảng phút 7:00, thay vì sử dụng công thức, ta khéo léo nhóm vế trái theo hằng đẳng thức và như vậy, ta cũng có thể làm mất x².

  • @haopham5917
    @haopham5917 4 місяці тому

    Zi=a+ibi🎯⌛🙋‍♂️🇻🇳

  • @pykaiturn
    @pykaiturn 4 місяці тому

    rồi cuối cùng mấy số này cũng thành vector hết

  • @haopham5917
    @haopham5917 4 місяці тому

    1+i^2=a^2+b^2=1-1=0=C^2😂😂😂