HOÀNG THỊ THẾ, con gái út HOÀNG HOA THÁM

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 8 бер 2024
  • Trong khuân khổ lễ hội HOÀNG HOA THÁM từ ngày 14 - 17/3 dương lịch hàng năm (hội chính ngày 16/3)
    Là một người con YÊN THẾ, Tôi đã chẩy nước mắt khi xem lại thước phim này . Thật sự rất xúc động về quê hương đất nước tôi, những địa linh nhân kiệt, những nhân vật lịch sử đã gây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước ...
    Tôi xin phép được tóm lược vắn tắt về một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới chính trị lúc bấy giờ
    Bà : HOÀNG THỊ THẾ, con gái út người anh hùng áo vải, vị lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế : HOÀNG HOA THÁM
    Đúng như nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Claude Gendre đã nói : "Nếu cuộc đời Đề Thám là một khúc tráng ca, thì cuộc đời con gái ông là một cuộc phiêu lưu, vừa thống thiết lại vừa mỹ lệ. Chỉ bằng yếu tố là con gái của ông thôi, thì bà đã trở thành quân bài của những sách lược chính trị, vừa trâng tráo, lại vừa khôi hài và không bao giờ khoan nhượng,..."
    Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài ngót 30 năm (1884 - 1913) sau khi tan dã thì ĐỀ THÁM mất tích bí ẩn trong rừng .
    Năm 1909 vợ ba và con gái út mới lên 9 tuổi HOÀNG THỊ THẾ của ông bị bắt, bà vợ ba bị đưa đi lưu đầy sang khu tị nạn châu phi và đã reo mình xuống biển mất tích . Con gái út là bà THẾ được đào tạo tại trường tây ở Bắc Kỳ để huấn luyện trở thành người của Pháp, năm 1917 bà được đưa sang Pháp hoa lệ và được ngài đặc sứ toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Albert Sarraut nhận làm con nuôi, ông cung cấp một khoản trợ cấp cực lớn gây tranh cãi trong nước Pháp lúc đó là 2500 Francs mỗi tháng, số tiền lớn gấp dưỡi khoản trợ cấp mà nữ hoàng Raanvalona của quốc đảo Madagasca nhận mỗi tháng khi ấy . Năm 1927 bà được ngài tổng thống Pháp cũng là một cựu toàn quyền Đông Dương khác Paul Doumer nhận làm con nuôi, khi còn đương nhiệm tại Đông Dương ông đã gặp ĐỀ THÁM từ lúc bà THẾ mới được 6 tháng tuổi . Sau này ông Paul Doumer lần lượt kinh qua các chức vụ Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng, Chủ tịch hạ viện, và cuối cùng là Tổng thống của nước Pháp . Có thể thấy Albert Sarraut và Paul Doumer đều là những nhà lãnh đạo cao cấp của nước Pháp, được cả thế giới biết đến, bà Hoàng Thị Thế là con nuôi của cả 2 nhân vật nổi tiếng đó, có thể xem là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử thế giới . Bà được mệnh danh là CÔNG CHÚA TRUNG HOA (Khi mới 3 tuổi bà đã được bố mẹ hứa hôn với một hoàng tử Trung Hoa thời nhà Thanh) . Từ năm 1930 bà đã tham gia đóng một vài bộ phim khá nổi tiếng ở Pháp, bà được mệnh danh là minh tinh điện ảnh đầu tiên của người Việt thành công tại nước ngoài, bà lấy chồng là doanh nhân người Pháp gốc Bỉ, khi trên thiếp mời cưới có ghi tên của cả 2 người cha nuôi cùng với danh xưng công chúa Hoàng Thị Thế, bà sinh được 2 con . tháng 5/1932 sau khi kết hôn được gần 1 năm, bà trở lại Paris theo lời mời của cha nuôi là đương kim tổng thống Pháp Paul Doumer, để rồi sau đó bà tận mắt chứng kiến một sự kiện trấn động thế giới : Tổng thống Pháp bị áp sát tại lễ khai mạc vinh danh các nhà văn lớn. Chính bà Thế là người ở bên cạnh ông Doumer và là người đầu tiên sơ cứu cho ông, trước khi ông ra đi tại bệnh viện . Sau đo bà tiếp tục đóng phim rồi liên hệ và tham gia vào các hoạt động yêu nước, ủng hộ việc quê hương của mình sẽ thoát khỏi sự đô hộ của Pháp . Các hoạt động này đến tai gia đình nhà chồng thì bà bị nhà chồng cắt đứt quan hệ . Năm 1940 bà ly hôn chồng và cũng là thời điểm bà bị cắt hết trợ cấp từ chính phủ . Năm 1941 bà gặp và làm bạn với tướng de Gaulle, người đã trở thành tổng thống nước cộng hòa Pháp năm 1944 . Khi lên nắm quyền de Gaulle đã khôi phục khoản trợ cấp giám hộ của nhà nước cho bà Hoàng Thị Thế, năm 1947 nền cộng hòa Pháp bị xóa bỏ và bà chính thức bị cắt hết trợ cấp, kể từ đây bà lâm vào một cuộc sống vô cùng khốn khó với thêm nghề xem chỉ tay boi toán để kiếm sống . Năm 1949 bà viết đơn kiện yêu cầu chính phủ Pháp bồi thường 228.000 francs, nhưng kết quả các vụ kiện bà không được gì và càng thêm khánh kiệt . Năm 1950 bà được đích thân TRẦN LỆ XUÂN vợ của NGÔ ĐÌNH NHU em trai tổng thống miền nam VN NGÔ ĐÌNH DIỆM gặp tại Pháp và mời bà về Sài Gòn sinh sống . Nhưng bà đã từ trối, vì bà yêu quê hương mình là miền bắc, lúc đó đang đối đầu với miền nam . Năm 1961 được sự ủy thác của chủ tịch HỒ CHÍ MINH, bà được phó thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ là ông PHAN KẾ TOẠI sang Pháp đưa bà về Hà Nội, bà phải đi qua Nga, đi tầu sang Trung Quốc, rồi mới về Việt Nam . Được phó thủ tướng, ông TOẠI cùng cháu của bà là con của anh trai lớn Cả Trọng ra đón về Hà Nội . Bà được cấp nhà và phụ cấp sinh sống tại Hà Nội, sau đó bà về thư viện Bắc Giang làm việc và bắt đầu viết hồi ký bằng tiếng Pháp về thời thơ ấu tại quê hương Yên Thế, Bắc Giang . Cuốn hồi ký được nhà thơ HOÀNG CẦM dịch sang tiếng việt . Bà mất ngày 9/12/1988, hưởng thọ 87 tuổi . Mộ phần được trôn cất tại đồn Phồn Xương, tại chính nơi bà được sinh ra, nơi cha của bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa được lưu danh muôn đời trong sử sách . Ngày nay chính là khuôn viên đại bản doanh khu tưởng niệm nghĩa quân HOÀNG HOA THÁM tại quê nhà Yên Thế, Bắc Giang
    ST vắn tắt : NGUYỄN THÀNH NAM

КОМЕНТАРІ • 3

  • @huongnguyen-ed8ec
    @huongnguyen-ed8ec 4 місяці тому +2

    Con của một anh hùng, nên dù có thế nào vẫn hướng về quê hương!

    • @dienanquantri5557
      @dienanquantri5557  3 місяці тому +1

      Sang Pháp rồi bà vẫn tham gia các hoạt động yêu nước và mong muốn VN thoát khỏi ách đô hộ của Pháp . Cuối đời bà đã trở về quê hương thành công . Có những năm tháng cuối đời thật ý nghĩa, nặng tình quê hương, ❤