Thời điểm nhất định phải khám sàng lọc ung thư tiêu hóa

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 26 січ 2021
  • Hệ thống tiêu hóa được thiết kế độc nhất vô nhị để tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng này để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
    Hệ tiêu hóa bao gồm: Miệng, hầu, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Hiện nay, sàng lọc ung thư đường tiêu hóa chính là chìa khóa để phát hiện, ngăn chặn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh ung thư hiệu quả.
    Việc điều trị ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm hoặc rất sớm mang lại cơ hội thành công cao. Ngược lại, điều trị ung thư ở giai đoạn cuối có khả năng trị khỏi rất thấp. Do đó, bên cạnh việc phòng ngừa ung thư, sàng lọc ung thư để kịp thời phát hiện bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
    Nếu được tầm soát và phát hiện sớm, những loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại tràng... đều có khả năng chữa trị thành công cao. Tuy nhiên thói quen tầm soát, sàng lọc ung thư thường xuyên và định kỳ của người Việt Nam chưa được phổi biến, con số những người đi tầm soát ung thư rất thấp.
    Ngoài việc thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì mỗi người cần thực hiện sàng lọc ung thư đường tiêu hóa khi có biểu hiện:
    Cảm giác khó chịu bụng nhẹ như buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng;
    Khó nuốt do khối u liên quan đến phần trên của dạ dày, gần thực quản;
    Cảm giác đầy bụng sau khi chỉ dùng một lượng nhỏ thức ăn;
    Các triệu chứng sau đây có thể cho thấy bệnh tiến triển:
    Mệt mỏi;
    Giảm cân;
    Thiếu máu thiếu sắt;
    Mất máu - Nôn ra máu hoặc chất giống bã cafe hoặc đại tiện phân đen;
    Buồn nôn và nôn - Triệu chứng muộn do sự tắc nghẽn lưu thông dạ dày do ung thư tiến triển.
    Ngoài ra, những đối tượng sau cần sàng lọc ung thư đường tiêu hóa sớm:
    Nam/Nữ, lớn hơn 18 tuổi nên khám định kỳ để sàng lọc bệnh lý về ung thư dạ dày;
    Chế độ ăn uống thiếu trái cây tươi và rau củ, thói quen ăn đồ muối chua mặn, thịt muối hoặc hun khói và những thực phẩm được bảo quản kém chất lượng;
    Hút thuốc lá thường xuyên;
    Những người đã được điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc loét tá tràng bằng cắt đoạn dạ dày có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư phát triển ở phần dạ dày còn lại, đặc biệt là ít nhất 15 năm sau khi phẫu thuật
    Tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa;
    Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: / @vinmechospital
    Liên hệ với Vinmec:
    Fanpage: / vinmec
    Website: www.vinmec.com
    TikTok: / benhvienvinmec
    Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc: vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
    ------------------------
    Bản quyền thuộc về Vinmec
    Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

КОМЕНТАРІ • 8

  • @myy2897
    @myy2897 2 роки тому

    Cám ơn Bác sĩ.

  • @phuoctran8608
    @phuoctran8608 Рік тому

    E cảm ơn bs ạ.

  • @NgaTran-fz4rh
    @NgaTran-fz4rh 2 роки тому +1

    Cám ơn bs cám ơn chương trình

  • @cuongphan5111
    @cuongphan5111 Рік тому

    Chào bác sĩ

  • @duocphamtruongtho4462
    @duocphamtruongtho4462 2 роки тому +1

    Bác sĩ nói rất hay ạ, cảm ơn!

  • @phuoctran8608
    @phuoctran8608 Рік тому

    Chào bs.em 43 tuổi.e nội soi đại tràng có polip.bs cho e hỏi e nên cắt polip ở đâu ạ.

    • @VinmecHospital
      @VinmecHospital  Рік тому

      Chào bạn, Vinmec có các cơ sở tại các tỉnh thành, bạn vui lòng truy cập link để tìm hiểu thông tin tại cơ sở gần nhất và chủ động liên hệ hotline Vinmec gần nhất để được CSKH hỗ trợ nhé vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/coso-benh-vien-v-phong-kham/