Bến Xuân & Đàn chim Việt (Văn Cao) - Thái Thanh, Hoài Trung, Thúy Lan & Thu Phương

Поділитися
Вставка
  • Опубліковано 9 лис 2024
  • Bến Xuân (Văn Cao, 1943), lời 1 - Thái Thanh.
    Bến Xuân (Văn Cao, 1943), lời 2 - Hoài Trung.
    Đàn chim Việt (Văn Cao, 1946) - Thúy Lan & Thu Phương.
    Về mối liên quan với Phạm Duy ở ca khúc này mà nhiều bản nhạc đều ghi là sáng tác chung của Văn Cao và Phạm Duy, theo họa sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao kể chính thức trong đêm nhạc giao lưu tại Ơ Kìa Hà Nội ngày 15/11/2019 kỷ niệm sinh nhật Văn Cao, thì khi gặp Phạm Duy lần đầu năm 1944, Văn Cao đã "sáng tác tất cả các ca khúc lãng mạn xong rồi". Phạm Duy là người đã có công đi phổ biến những bài hát ấy. Văn Thao kể, Văn Cao vốn là một chàng trai nhút nhát, nên sáng tác rồi mà chỉ để lưu truyền trong nhóm anh em văn nghệ Hải Phòng.
    Khi Phạm Duy đi lưu diễn cùng gánh hát xuống Hải Phòng, Phạm Duy được đưa một bản nhạc tên là Buồn tàn thu hay còn có tên Chinh phụ khúc, mà chưa ai biết tác giả. Bạn bè đi xem về mới bảo Văn Cao là có một giọng ca hát Buồn tàn thu ở nhà hát hay lắm. Thế là mấy hôm sau hai người trai trẻ hội ngộ, và Văn Cao đề tặng cho Phạm Duy: "Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã reo (gieo) nỗi buồn của tôi khắp chốn".
    Cũng có người cho rằng Phạm Duy có tham gia góp ý chỉnh sửa một số ca từ hay nốt nhạc cho các bài Suối mơ, Bến Xuân. Tuy nhiên về chính thức thì hai ông chưa nói đến chuyện này bao giờ, và trong các tuyển tập âm nhạc hay chương trình băng đĩa/nhạc hội chính thức của mình, Phạm Duy dường như không đưa Suối mơ và Bến Xuân/Đàn chim Việt vào. Đó cũng là một sự xác nhận có thể làm căn cứ.
    Bản thân Phạm Duy cũng rất ngưỡng mộ tài năng của người bạn kém mình 2 tuổi. So về màu sắc âm nhạc và ca từ, những lối diễn đạt trong Suối mơ hay Bến Xuân là những bài Phạm Duy được ghi là đồng tác giả trên các ấn phẩm khá khác biệt với các bài còn lại của Phạm Duy, trong khi rất nhất quán về thẩm mỹ âm nhạc với Buồn tàn thu, Thiên Thai, Thu cô liêu, Cung đàn xưa hay Trương Chi là những ca khúc lãng mạn khác của Văn Cao.
    Bến Xuân và Đàn chim Việt rất được phổ biến trong cao trào 1945-1946 và trải qua nhiều giai đoạn, được hát ở các vùng tạm chiếm và miền Nam, trong khi một thời gian ở miền Bắc gần như chỉ lưu hành Đàn chim Việt là phiên bản "Cách mạng" của ca khúc.
    Bến Xuân được ca sĩ Hoài Trung (Phạm Đình Viêm (1920-2002), anh cùng cha khác mẹ với ca sĩ Thái Hằng, Thái Thanh và Hoài Bắc Phạm Đình Chương, cùng trong ban hợp ca Thăng Long) thu đĩa Philips thập niên 1950, và được nhiều ca sĩ hát trên các đài phát thanh Hà Nội như Phương Liên, Minh Đỗ cũng như Huế và Sài Gòn. Sau đó Bến Xuân là tiết mục gắn với tên tuổi Thái Thanh và ban hợp ca Tiếng Tơ Đồng, cũng như nhiều danh ca như Anh Ngọc, Hà Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu. Rất nhiều ca sĩ đã thử sức với ca khúc này, cho đến gần đây vẫn là một bài hát được yêu thích đặc biệt. Bằng một âm giai nhẹ nhàng, có chút lẩy giai điệu quan họ Bắc Ninh, bài ca mang một cảm giác Việt Nam đặc sắc.
    Xin giới thiệu các bản thu của Thái Thanh và Hoài Trung với Bến Xuân, và song ca Thúy Lan - Thu Phương cùng dàn nhạc Đài TNVN với Đàn chim Việt. Trong khi Thái Thanh và Hoài Trung gợi cảm giác dân gian đặc trưng thì Thúy Lan và Thu Phương đem lại không khí dạt dào lạc quan của cách hát thính phòng đi cùng dàn nhạc dây đặc trưng thập niên 1970-1980 ở Hà Nội.

КОМЕНТАРІ • 2

  • @thucthangle1785
    @thucthangle1785 2 роки тому +1

    Rất hay

  • @nghiemvu4442
    @nghiemvu4442 Рік тому

    Tách riêng từng bản thì chỉ có ns thu phương và thúy lan là hay hơn thái thanh nhiều